Về thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu trong 18 năm, mốc bắt đầu từ 1997 năm Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VI khi mới tái lập. Mốc kết thúc nghiên cứu của luận án năm 2015 là năm tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình số 20-CtrHĐ/TU ngày 20/7/2011, của Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015, tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 2868/2011/QĐ-UBND ngày 04/10/2011, về thực hiện đề án đào tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp ủy, chính quyền xã, phường, thị trấn tỉnh Bình Dương (2011-2015).
4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử để thu thập và phản ánh nội dung nghiên cứu của các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài luận án, nhằm dựng lại chân thực quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở (1997-2015) và phương pháp lôgíc để phân tích, đánh giá, khái quát, tổng hợp, thể hiện quan điểm, đánh giá của tác giả luận án. Đồng thời, sử dụng các phương pháp khác như: so sánh, phỏng vấn, nhằm làm nổi bật thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của Đảng bộ tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2015.
4.3. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu được sử dụng trong luận án: Văn kiện của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ; văn kiện và văn bản của Tỉnh ủy, của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, văn bản của các sở, ban, ngành có liên quan; các đề án, báo cáo hằng
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng Bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015 - 1
- Các Công Trình Khoa Học Đề Cập Đến Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Chủ Chốt Cấp Cơ Sở Ở Các Vùng, Miền, Địa Phương Trong Nước
- Các Công Trình Khoa Học Nghiên Cứu Liên Quan Đến Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Chủ Chốt Cấp Cơ Sở Ở Tỉnh Bình Dương
- Yêu Cầu Khách Quan Đối Với Công Tác Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Chủ Chốt Cấp Cơ Sở Của Đảng Bộ Tỉnh Bình Dương Giai Đoạn Đầu Tỉnh Mới Tái Lập
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
năm, báo cáo tổng kết chương trình, tổng kết giai đoạn có liên quan đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của các sở, ban, ngành và các địa phương trong tỉnh Bình Dương.
Luận án kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học, sách chuyên khảo, báo, tạp chí; các đề tài, luận văn, luận án đề cập đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong và ngoài nước.
5. Những đóng góp của luận án
Góp phần hệ thống chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương trong lãnh đạo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015.
Nhận xét quá trình Đảng tỉnh Bình Dương lãnh đạo thực hiện công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015.
Luận án góp phần tổng kết thực tiễn công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở của Đảng bộ tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997- 20l5.
Các kinh nghiệm luận án đưa ra có thể vận dụng vào công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Bình Dương trong thời kỳ tiếp theo.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy liên quan đến vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Bình Dương nói riêng, các tỉnh có điểm tương đồng nói chung.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương, 8 tiết.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Ở bất kỳ xã hội nào, đội ngũ cán bộ luôn là nhân tố quyết định đến sự thành bại của quốc gia và chế độ. Vì vậy, trong tiến trình cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ từ Trung ương đến cơ sở. Do đó, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình khoa học, với các thể loại: sách chuyên khảo, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án, bài viết công bố ở các tạp chí trong và ngoài nước. Có thể chia các nhóm công trình nghiên cứu khoa học theo các nội dung sau đây.
1.1.1. Các công trình khoa học nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng
Cuốn sách "Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" của các tác giả Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm [131]. Các tác giả đã chứng minh mỗi chế độ xã hội muốn đứng vững và phát triển đều phải được xây dựng nên bởi những con người có lòng trung thành với chế độ, có những phẩm chất và năng lực nhất định. Từ đó, các tác giả khẳng định, ở Việt Nam chính là đội ngũ cán bộ, công chức những người phục vụ chế độ chính trị nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân những người đại diện cho Nhà nước xây dựng và thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Chính đội ngũ cán bộ là nhân tố quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia và lý giải, hệ thống hóa các căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, trên cơ sở đó, đưa ra những kiến nghị về phương hướng,
giải pháp nhằm củng cố, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo về số lượng, chất lượng và cơ cấu phù hợp với yêu cầu hiện nay ở Việt Nam.
Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của nông thôn Việt Nam, Hoàng Chí Bảo, có công trình nghiên cứu về "Hệ thống chính trị cơ sở nông thôn nước ta hiện nay" [9]. Nội dung cuốn sách đã khái quát về những biến đổi của nông thôn và vai trò nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới; tập trung nghiên cứu sâu về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn hiện nay, nhận rõ thực trạng về tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở ở nông thôn nước ta và những vấn đề đặt ra. Cuốn sách dành phần nhỏ đề cập đến chất lượng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở, theo tác giả "chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền có chuyển biến, nâng cao" [9, tr. 344], bên cạnh đó, vẫn còn nhiều mặt hạn chế như "số lượng cán bộ chính quyền cơ sở khá đông; tuổi đời còn cao, trình độ còn thấp; số cán bộ nữ còn quá ít, một bộ phận cán bộ có chức, có quyền suy giảm về đạo đức" [9, tr. 345-350]. Từ đó, tác giả đề xuất 3 nhóm giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn. Trong đó, có "nhóm giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và chính sách cán bộ cơ sở" [9, tr. 455]. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu ở tầm khái quát chung và địa bàn là nông thôn trên phạm vi cả nước.
Cuốn sách "Kiện toàn và đổi mới tổ chức bộ máy của Đảng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới" của Nguyễn Hữu Tri [130]. Tác giả khẳng định, Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp, nhân dân lao động và cả dân tộc. Mục đích của Đảng là xây dựng Việt Nam thành quốc gia dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Để thực hiện được mục đích ấy, Đảng phải có sự thống nhất ý chí, thống nhất hành động, thống nhất kỷ luật và đặc biệt phải được tổ chức một cách thống nhất và chặt chẽ, cán bộ trong tổ chức đó phải được đào tạo để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ.
Công trình nghiên cứu nêu rõ những thành tựu đã đạt được, đồng thời chỉ ra những khiếm khuyết còn tồn tại trong hệ thống tổ chức bộ máy của Đảng Cộng sản Việt Nam như: năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng còn nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; dân chủ trong Đảng và xã hội còn bị vi phạm; kỷ cương, kỷ luật ở nhiều cấp, nhiều lĩnh vực không nghiêm, nhất là ở cơ sở; đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ hệ thống chính trị chưa đáp ứng yêu cầu. Từ đó, tác giả nêu lên những kiến nghị và giải pháp để kiện toàn, đổi mới tổ chức trong đó có các khâu của công tác cán bộ như: đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Cuốn sách "Luận cứ khoa học và một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ phường hiện nay" của nhóm tác giả Nguyễn Duy Hùng, Nguyễn Tuấn Phong, Võ Thành Nam, Vũ Thị Thu Hằng [49], góp phần làm rõ hơn quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ, cán bộ cấp cơ sở và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Khái quát chức năng, nhiệm vụ, vai trò của cán bộ lãnh đạo phường và những căn cứ khoa học của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường. Từ cơ sở thực tiễn của việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường, các tác giả kết luận, đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường hiện nay tuy đã có nhiều bước tiến mới, song vẫn tồn tại những bất cập so với yêu cầu của cuộc sống.
Ở chương 3, các tác giả đưa ra những giải pháp về xây dựng đội ngũ cán bộ phường như: Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo phường; chủ động tạo nguồn và xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ; tăng cường luân chuyển cán bộ phường để đào tạo, rèn luyện cán bộ; quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo và cán bộ dự nguồn; đổi mới việc lựa chọn, bố trí cán bộ lãnh đạo; bổ sung, hoàn thiện chính sách, chế độ đối với cán bộ phường; phát huy vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng và các đoàn thể trong xây dựng đội ngũ cán bộ; đề cao trách nhiệm và tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy; trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường.
Các tác giả kết luận, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường trong tình hình mới là công việc lớn, liên quan đến nhiều vấn đề. Vì vậy, cần kết hợp nhuần nhuyễn tất cả những giải pháp đưa ra, từng bước tạo một nền tảng chung bền vững, có như vậy những nội dung nghiên cứu trên lý thuyết và việc triển khai áp dụng ra thực tiễn mới khả thi; từng bước xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường những năm tiếp theo đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Đề cập đến các khâu của công tác cán bộ, cuốn sách "Đánh giá quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước"của Trần Đình Hoan [47] đã làm rõ cơ sở lý luận, những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ; nêu ra cơ sở khoa học của công tác đánh giá cán bộ, công tác quy hoạch cán bộ và công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý. Tác giả khẳng định: "Đánh giá cán bộ ảnh hưởng, tác động đến toàn bộ các khâu quy hoạch, bố trí, đào tạo, luân chuyển cán bộ" [47, tr. 75], trên cơ sở đó, đề ra 6 quan điểm đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ. Đó là: Tăng cường rèn luyện cán bộ; đổi mới đồng bộ các khâu của công tác cán bộ; phát huy tính chủ động, sáng tạo của từng địa phương, đơn vị; đề cao trách nhiệm của cấp ủy; động viên được sáng kiến và sự giám sát của nhân dân; kế thừa kinh nghiệm công tác cán bộ trong mỗi thời kỳ cách mạng. Bên cạnh những nội dung trên, cuốn sách còn đề cập đến vấn đề đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong lịch sử nước ta và một số nước trên thế giới. Có thể nói, đây là một đề tài còn khá mới mẻ, đề cập đến công tác cán bộ là một nhiệm vụ rất quan trọng, nhất là trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay.
Để có đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế, rất cần học hỏi kinh nghiệm các nước. Cuốn sách "Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ ở Trung Quốc" của Trịnh Cư - Nguyễn Duy Hùng -
Lê Văn Yên [17], đã nêu rõ những kinh nghiệm trong thực hiện: Chế độ cán bộ, công chức ở Trung Quốc; vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và việc nâng cao tố chất và năng lực đối với cán bộ lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc; cải cách công tác cán bộ, nhân sự giai đoạn 2001-2010; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tiến cử, lựa chọn, đề bạt, sử dụng và nhận xét, đánh giá cán bộ; công tác quản lý cán bộ ở Trung Quốc.
Cuốn sách "Bệnh quan liêu trong công tác cán bộ ở nước ta hiện nay: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp" của Trương Thị Thông và Lê Kim Việt [97] đã tập trung làm rõ quan niệm về quan liêu và bệnh quan liêu, chỉ ra nguồn gốc hình thành, bản chất và những biểu hiện chủ yếu của bệnh quan liêu trong công tác cán bộ, chỉ ra những biểu hiện bệnh quan liêu của các chủ thể tiến hành công tác cán bộ, bao gồm cấp ủy đảng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị và cơ quan tham mưu về công tác cán bộ và biểu hiện của bệnh quan liêu trong công tác cán bộ thông qua việc ban hành và thực hiện một số chủ trương, chính sách cán bộ, trong việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá, bố trí, sắp xếp, xây dựng và thực hiện chính sách cán bộ. Các tác giả đã chỉ ra 3 nguyên nhân khách quan, 5 nguyên nhân chủ quan và khẳng định, bệnh quan liêu trong công tác cán bộ do nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Đồng thời, các tác giả đưa ra mục tiêu, quan điểm, phương hướng và 6 giải pháp, kiến nghị để phòng, chống bệnh quan liêu trong công tác cán bộ ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung cuốn sách "Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước" của Trần Đình Thắng [84] đã khái quát công tác xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của Đảng trước và trong thời kỳ đổi mới, làm rõ sự lãnh đạo của Đảng trong cải tiến nền công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cuốn sách dành phần đề cập đến chủ trương của Đảng và cụ thể hóa của Nhà nước trong tổ chức thực hiện công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở ba thời kỳ: Trước đổi mới, thời kỳ đầu đổi mới và thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ đó, rút ra một số kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong những năm tiếp theo.
Cuốn sách "Vai trò của chính quyền cấp xã đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta" của Nguyễn Minh Phương [70], đã phân tích và khẳng định phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nông thôn là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài, mang tính tổng hợp cả về kinh tế, chính trị, xã hội. Để thực hiện được đồng bộ, hiệu quả thì cần phải thực hiện rất nhiều giải pháp, tác giả cho rằng "yêu cầu cấp thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, bầu cử, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã" [70, tr. 332; 285-296].
Các công trình khoa học nêu trên, đã cung cấp những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ nói chung. Đặc biệt, các tác giả đã tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn các khâu của công tác cán bộ và nhiệm vụ của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đưa ra những giải pháp ở tầm vĩ mô cho công tác này. Đó là những tài liệu có giá trị mà tác giả tham khảo trong quá trình thực hiện luận án của mình.
Luận án tiến sĩ chuyên ngành Triết học "Vai trò của tư duy biện chứng đối với cán bộ lãnh đạo kinh tế trong quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay" Nguyễn Thị Bích Thủy [99], đã góp phần làm rõ thêm vai trò của tư duy biện chứng mácxít đối với cán bộ lãnh đạo kinh tế, nêu lên một số đặc điểm về thực trạng tư duy của cán bộ lãnh đạo kinh tế, cũng như những tồn tại, hạn chế; từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ tư duy biện chứng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo kinh tế.