HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
PHẠM HỒNG KIÊN
ĐảNG Bộ TỉNH BìNH DƯƠNG LãNH ĐạO
XÂY DựNG ĐộI NGũ CáN Bộ CHủ CHốT CấP CƠ Sở Từ NĂM 1997 ĐếN NĂM 2015
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HÀ NỘI - 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
PHẠM HỒNG KIÊN
ĐảNG Bộ TỉNH BìNH DƯƠNG LãNH ĐạO
XÂY DựNG ĐộI NGũ CáN Bộ CHủ CHốT CấP CƠ Sở Từ NĂM 1997 ĐếN NĂM 2015
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 62 22 03 15
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS, TS. Trần Thị Thu Hương
2. PGS, TS. Phạm Đức Kiên
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Phạm Hồng Kiên
MỤC LỤC
Trang | ||
MỞ ĐẦU | 1 | |
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN | 6 | |
1.1. | Các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án | 6 |
1.2. | Khái quát những vấn đề liên quan đến đề tài luận án các công trình trên đã giải quyết và những nội dung luận án tập trung nghiên cứu | 25 |
Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƯƠNG QUÁN TRIỆT CHỦ TRƯƠNG CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ (1997-2005) | 28 | |
2.1. | Yêu cầu khách quan đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của Đảng bộ tỉnh Bình Dương giai đoạn đầu tỉnh mới tái lập | 28 |
2.2. | Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2005 | 43 |
Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƯƠNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 | 64 | |
3.1. | Yêu cầu mới và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về đẩy mạnh xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở | 64 |
3.2. | Đảng bộ tỉnh Bình Dương chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở (2005-2015) | 76 |
Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM | 103 | |
4.1. | Nhận xét quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015 | 103 |
4.2. | Một số kinh nghiêm | 127 |
KẾT LUẬN | 146 | |
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN | 150 | |
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO | 151 | |
PHỤ LỤC |
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng Bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015 - 2
- Các Công Trình Khoa Học Đề Cập Đến Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Chủ Chốt Cấp Cơ Sở Ở Các Vùng, Miền, Địa Phương Trong Nước
- Các Công Trình Khoa Học Nghiên Cứu Liên Quan Đến Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Chủ Chốt Cấp Cơ Sở Ở Tỉnh Bình Dương
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ | Trang | |
2.1 | Lũy kế thu hút vốn FDI của tỉnh Bình Dương (1997-2015) | 36 |
2.2 | Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Dương (1997-2015) | 36 |
2.3 | Số xã, phường, thị trấn của tỉnh Bình Dương (1997-2015) | 38 |
2.4 | Tình hình phát triển dân số tỉnh Bình Dương (1997-2015) | 39 |
2.5 | Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bình Dương năm 1997 | 41 |
3.1 | Chất lượng cán bộ được quy hoạch các chức danh chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2005-2010 và 2010-2015 | 84 |
4.1 | Số lượng người tham gia tạo cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bình Dương giai đoạn 1998-2015 và 2005-2015 | 113 |
4.2 | Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bình Dương năm 2005 và 2015 | 117 |
4.3 | Trình độ lý luận chính trị, quản lý hành chính, tin học, ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở tỉnh Bình Dương năm 2005 và 2015 | 117 |
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong hệ thống chính trị Việt Nam thì xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở có vị trí, vai trò quan trọng. Điều này đã được Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX khẳng định: "các cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, sinh sống; có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước" và là nơi "phát huy quyền làm chủ của dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư" [29, tr. 166]. Để thực hiện tốt vai trò đó, trước hết cần có đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở có tâm huyết, có năng lực và sáng tạo, như Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn, "muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém", "cán bộ tốt, việc gì cũng xuôi", "đó là một chân lý nhất định" [65, tr. 280; 264]. Do vậy, một trong những nhiệm vụ trọng yếu của công tác cán bộ ở đảng bộ các tỉnh, thành phố chính là công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở xã, phường, thị trấn.
Quán triệt quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cụ thể hóa chủ trương của Đảng về công tác cán bộ, ngay sau khi tái lập năm 1997, Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã chú trọng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt ở cơ sở xã, phường, thị trấn và coi đó là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển của tỉnh. Vì vậy, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Bình Dương trong 18 năm (1997-2015) đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở của tỉnh Bình Dương ngày càng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa Bình Dương từ tỉnh nông nghiệp sớm thành tỉnh công nghiệp. Với những thành quả trên, Đảng bộ tỉnh Bình Dương được Ban Chấp hành Trung ương Đảng
đánh giá "là tỉnh năng động, vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không trông chờ, ỷ lại, hoàn thành tốt các nhiệm vụ" [24, tr. 16], [26, tr. 10]. Tuy nhiên, công tác xây dựng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của Đảng bộ tỉnh Bình Dương vẫn còn những hạn chế nhất định.
Do vậy, đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của Đảng bộ tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 1997-2015, từ đó, nhìn nhận một cách khách quan mặt đạt được cũng như những hạn chế khiếm khuyết để góp phần tiếp tục triển khai xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong giai đoạn tiếp theo có hiệu quả hơn.
Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài: "Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015", làm đề tài luận án tiến sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015, trên cơ sở đó đúc kết một số kinh nghiệm có thể vận dụng để tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay của tỉnh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận giải làm rõ những yêu cầu khách quan và chủ quan tác động đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của Đảng bộ tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2015.
Hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015.
Nhận xét một cách khách quan ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế trong quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015.
Đúc kết một số kinh nghiệm từ quá trình hoạch định chủ trương và chỉ đạo thực hiện xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của Đảng bộ tỉnh Bình Dương có giá trị tổng kết thực tiễn và có thể vận dụng trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: Đội ngũ cán bộ ở xã, phường, thị trấn (cấp cơ sở) là khái niệm rộng, gồm 11 chức vụ [13, tr. 1-2]: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu 4 chức danh chủ chốt cấp cơ sở, gồm: Bí thư Đảng ủy; Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Luận án tập trung làm rõ, chủ trương và quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở những nội dung chủ yếu trong công tác cán bộ: Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ và quy hoạch cán bộ; công tác đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ; công tác bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ; công tác quản lý cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ.
Về không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trên địa bàn xã, phường, thị trấn của tỉnh.