Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2020 - 30


Lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt cũng được nâng lên một tầm cao mới. Nhiều mô hình mới, áp dụng khoa học công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một số hàng hóa có thể mạnh của địa phương đã khẳng định được trên thị trường như: Gà đồi, Dê, Rừng kinh tế, chè, cây ăn quả (bưởi, nhãn, cam…). Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ dần được thay thế, kinh tế tập thể, HTX, tổ hợp tác gắn với sản phẩm thể mạnh của địa phương được hình thành. Đến nay, toàn huyện có 19 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tiêu biểu như: HTX nông nghiệp xanh, HTX chăn nuôi Dê và ong mật Hồng Kỳ, HTX Thân Trường…

Cũng từ phong trào xây dựng nông thôn mới, một số tiêu chí của huyện cũng được nâng cao và đạt cao như: 19/19 xã đạt tiêu chí về điện, giáo dục và lao động có việc làm; 18/19 xã đạt tiêu chí Nhà ở dân cư; 17/19 xã đạt tiêu chí về Y tế, thông tin và truyền thông và; 15/19 xã đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn. Yên Thế phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới giai đoạn 2026 - 2030.

5. Huyện Yên Dũng

Năm 2011 huyện Yên Dũng bình quân toàn huyện đạt 6,2 tiêu chí/xã. Trong đó, một số tiêu chí như: Giao thông, thủy lợi tỷ lệ cứng hóa ở nhiều xã đạt rất thấp so với quy định. Hệ thống cơ sở vật chất văn hóa như: Nhà văn hóa, khu trung tâm xã, thôn nhiều nơi chưa có hoặc chưa bảo đảm. Cơ sở vật chất trường học thiếu thốn, không đạt chuẩn theo quy định…

Đến tháng 8 - 2019, Yên Dũng có 12/19 xã đạt chuẩn NTM, bình quân toàn huyện đạt 16,89 tiêu chí/xã, phấn đấu trở thành huyện NTM vào năm 2020.

Yên Dũng đã huy động được tổng vốn hơn 1,4 nghìn tỷ đồng (trong đó vốn đối ứng từ nhân dân đạt hơn 238,9 tỷ đồng) đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp 576,46km đường giao thông các loại; cứng hóa 60,3km kênh mương; 68 công trình trường học; 10 trụ sở UBND xã, 109 nhà văn hóa khu trung tâm xã, thôn và khu thể thao thôn, liên thôn; 19 Trạm y tế xã...


Phát triển sản xuất đạt được nhiều kết quả tích cực, là địa phương đi đầu trong phong trào dồn điền, đổi thửa (4.673.69ha); triển khai 34 cánh đồng mẫu; thực hiện 19 mô hình ứng dụng công nghệ cao, 6 mô hình rau an toàn tập trung theo tiêu chuẩn VietGap diện tích 95ha; địa phương đi đầu trong tích tụ ruộng đất hình thành vùng ứng dụng công nghệ cao 30ha tại xã Tiến Dũng; một số sản phẩm được cấp sở hữu trí tuệ: Gạo thơm Yên Dũng, Tương Trí Yên, Rau an toàn…

Đời sống nhân dân được nâng cao số hộ nghèo còn 3,95% (giảm 5,65% so với năm 2011); thu nhập đạt 42,29 triệu đồng/người/năm, gấp 2,1 lần so với năm 2011; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 98,3%.

Huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn, đào tạo nghề; tập trung chỉ đạo các xã, thôn đăng ký đạt chuẩn theo mục tiêu đề ra. Tập trung duy trì và nâng cao các tiêu chí ở các xã đã đạt chuẩn. Mỗi năm có thêm từ 1 - 2 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao. Huyện Yên Dũng phấn đấu đạt huyện nông thôn mới vào năm 2021.

6. Huyện Hiệp Hòa

Triển khai xây dựng nông thôn mới với phương châm “Từ đồng về nhà, từ nhà ra thôn, từ thôn lên xã”. Là địa phương đi đầu triển khai thôn nông thôn mới, là cơ sở để tỉnh Bắc Giang triển khai trên địa bàn Tỉnh; đến nay đã có 71 thôn nông thôn mới (toàn tỉnh 84 thôn).

Thôn Tân Sơn, xã Đoan Bái (1 trong 9 thôn điểm triển khai nông thôn kiểu mẫu) đã cơ bản hoàn thành 7/7 tiêu chí thôn nông thôn kiểu mẫu; mô hình điểm phân loại rác thải từ hộ gia đình.

Khi triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM, bình quân toàn huyện Hiệp Hòa đạt 7,1 tiêu chí/xã. Đến nay có 16/24 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 66,7%. Bình quân tiêu chí/xã đạt 17 tiêu chí/xã, tăng 9,9 tiêu chí/xã so với năm 2011 (cao hơn mức toàn Tỉnh là 8,3 tiêu chí/xã); không còn xã dưới 15 tiêu chí.


Phong trào “Hiệp Hòa chung sức xây dựng nông thôn mới” người dân toàn Huyện tình nguyện hiến hơn 334,3 nghìn m2 đất, tháo dỡ hơn 87 nghìn m2 tường rào, ủng hộ gần 201,8 nghìn ngày công lao động... Toàn huyện đã huy động hơn 826,5 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn đóng góp từ cộng đồng dân cư hơn 188,7 tỷ đồng.

Các phong trào xây dựng, bảo vệ làng quê sạch đẹp được phát huy tối đa... Đặc biệt, trong nông nghiệp có mô hình rau Cần, xã Hoàng Lương; bưởi Diễn xã Lương Phong; gạo nếp cái hoa vàng, xã Thái Sơn đã được Cục sở hữu trí tuệ- Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Huyện xây dựng 33 cánh đồng mẫu, 19 mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao…

Hạ tầng, môi trường nông thôn thay đổi rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người gần 40 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 là 13,4%, đến nay giảm còn 4,7%; tỷ lệ người tham gia BHYT đạt 96,7%.

Huyện Hiệp Hòa phấn đấu đạt chuẩn Huyện NTM vào năm 2021.

7. Huyện Tân Yên

Triển khai xây dựng NTM với phương châm “Khó làm trước, dễ làm sau, không chạy theo thành tích, không để tình trạng nợ đọng xây dựng nông thôn mới”. Triển khai xây dựng nông thôn mới trên tất cả các xã, hàng năm đều có chính sách hỗ trợ tất cả các xã; chỉ đạo xã đạt chuẩn phải có khu xử lý rác thải tập trung của xã.

Thôn Hợp Tiến - xã Cao Thượng (1 trong 9 thôn triển khai thôn nông thôn mới kiểu mẫu) đã cơ bản hoàn thành 7/7 tiêu chí NTM kiểu mẫu; mô hình điển hình về chỉnh trang khu trung tâm thôn và cứng hóa đường giao thông. Ngoài ra huyện có 3 thôn NTM.

Sau 10 năm (2011 - 2020) triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM, bằng nguồn ngân sách, nguồn vốn từ các doanh nghiệp và đóng góp của nhân dân, Tân Yên đã huy động được gần 3.700 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hạ tầng KT- XH, phát triển sản xuất.


Đến nay, Tân Yên đã xây dựng và phát triển 7 nhãn hiệu hàng hoá chủ lực, đặc trưng, 2 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, giá trị sản xuất đạt 175,9% so với năm 2015, giá trị trị sản xuất trên 1ha canh tác đạt 153 triệu đồng, tăng 56 triệu đồng so với năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của huyện năm 2019 đạt 41,35 triệu đồng. Đến hết năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo (tính theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2015) là 2,96%; ước đến hết năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 2,08%.

Cùng với đó, huyện đã tập trung huy động nguồn lực, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; xây dựng, cải tạo, nâng cao chất lượng công trình văn hóa, giáo dục, y tế: Hệ thống trường mầm non, tiểu học, THCS đều đạt chuẩn quốc gia, 99,3% người dân tham gia bảo hiểm y tế, 99,5% hộ dân được cung cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh.

Tân Yên là huyện thứ 3 trong tỉnh Bắc Giang được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM.

8. Huyện Lạng Giang

Bắt đầu triển khai thực hiện huyện có xã Tân thịnh là 1 trang 11 xã điểm được Ban Bí thư lựa chọn; đến nay huyện đã có 21/21 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 100%; bình quân tiêu chí/xã đạt 19 tiêu chí, tăng 12 tiêu chí/xã so với năm 2011 (cao hơn mức tăng toàn tỉnh hiện là 8,3 tiêu chí/xã).

Huyện Lạng Giang đã được xét công nhận huyện nông thôn mới năm 2019.

Thôn Trằm - xã Nghĩa Hưng (1 trong 9 thôn xây dựng điểm của Tỉnh) đã cơ bản hoàn thành 7/7 tiêu chí thôn NTM kiểu mẫu; huyện chỉ đạo 16 xã đạt chuẩn chọn tối thiểu 1 thôn để thực hiện thôn NTM kiểu mẫu.

Sau 10 năm xây dựng NTM, huyện đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, trở thành huyện thứ 2 của tỉnh Bắc Giang đạt huyện chuẩn NTM. Với quyết tâm chính trị cao, cùng sự chung sức chung lòng, huyện về đích sớm hơn so với kế hoạch đề ra 1 năm.


Tổng nguồn vốn huy động xây dựng trên địa bàn đạt 1,9 nghìn tỷ đồng. Trong đó, vốn của cộng đồng dân cư chiếm 30% và hiến hàng trăm nghìn m2 đất, hàng nghìn ngày công để xây dựng các công trình phúc lợi. Huyện không có nợ đọng xây dựng cơ bản. Hạ tầng giao thông được nâng cấp, tỷ lệ đường xã, liên xã được cứng hóa đạt 99%; là huyện đầu tiên có tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 100%; 100% thôn, xã có nhà văn hóa; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 99,2%.

Cùng đó, huyện đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô tập trung có liên kết sản xuất. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2019 đạt 41 triệu đồng/người/năm, tăng 3 lần so với năm 2011. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,12%...

Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, huyện sẽ xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM đã đạt được theo hướng đồng bộ và bền vững. Cùng đó xây dựng thêm nhiều thôn NTM kiểu mẫu, xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu và từng bước xây dựng huyện NTM kiểu mẫu.

9. Huyện Việt Yên

Huyện Việt Yên đã có 17/17 xã đạt chuẩn NTM, đạt 100%; bình quân tiêu chí/xã đạt 19 tiêu chí/xã, tăng 11,4 tiêu chí/xã so với năm 2011 (cao hơn mức tăng toàn tỉnh là 8,3 tiêu chí/xã). Luôn đi đầu trong phong trào xây dựng NTM.

Huyện Việt Yên đạt chuẩn NTM năm 2018 (huyện đầu tiên của tỉnh, huyện thứ 2 khu vực miền núi phía Bắc, huyện thứ 56 của cả nước); huyện đang thực hiện nâng cao tiêu chí huyện NTM và chỉ đạo các xã đã đạt chuẩn hàng năm đăng ký nâng cao từ 1 - 2 tiêu chí.

Thôn Nội Ninh - xã Ninh Sơn (1 trong 9 thôn điểm của tỉnh) đã cơ bản hoàn thành 7/7 tiêu chí thôn NTM kiểu mẫu; mô hình về cảnh quan môi trường và thiết chế văn hóa; huyện đã chỉ đạo các xã đạt chuẩn lựa chọn tối thiểu 1 thôn để thực hiện NTM kiểu mẫu.


Khi bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, số tiêu chí các xã hoàn thành khá thấp, trung bình mỗi xã hoàn thành 7 tiêu chí, có 02 xã đạt trên 10 tiêu chí, còn lại 15 xã trong nhóm xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn mới đạt 15,6 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 11,16%, tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 42,9%, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt 12,5%.

Việt Yên luôn đi đầu trong ban hành chính sách hỗ trọ xây dựng NTM (hỗ trợ mỗi xã 1 tỷ đồng/xã; huyện làm chủ đầu tư các công trình Trường học; trích lại 100% tiền đấu giá quyền sử dụng đất cho xã; tập trung xử lý cơ sở gây ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng). Tổng huy động nguồn lực sau 10 năm đạt kết quả tích cực: Từ 2011 - 2019, huy động được 3.033 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương chiếm 4,1%, ngân sách địa phương chiếm 30%, huy động cộng đồng chiếm 7,4%, nguồn vốn khác 58,5%. Huyện không có nợ đọng thuộc Chương trình xây dựng NTM.

Phong trào “Việt Yên chung sức xây dựng nông thôn mới” toàn huyện có 21.429 hộ tham gia chung sức xây dựng nông thôn mới với tổng trị giá trên 225 tỷ đồng. Trong đó tự nguyện hiến hơn 344.000m2 đất, 31. 590 ngày công lao động, tự giác tháo dỡ 14.312m2 tường rào, đóng góp tiền của, vật tư trị giá 101,7 tỷ đồng.

Huyện được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018, sớm hơn 2 năm so với mục tiêu đề ra. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 39 triệu đồng/người/năm (tăng 34% so với năm 2015). Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,13% (giảm 4,29% so với năm 2015), tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 99,97% (tăng 24,27% so với năm 2015), tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt 66% (tăng 21% so với năm 2015).

10. Thành phố Bắc Giang

Thôn Đồng Quang, xã Đông Sơn (1 trong 9 thôn điểm của tỉnh) đã cơ bản hoàn thành 7/7 tiêu chí thôn NTM kiểu mẫu; mô hình điểm về thu gom, xử lý tác thải.


Thành phố Bắc Giang đã hoàn thành 6/6 xã đạt chuẩn NTM từ năm 2017 (địa phương đầu tiên trong tỉnh hoàn thành 100% số xã); bình quân tiêu chí tăng thêm 8,0 tiêu chí/xã so với năm 2011.

Thành phố Bắc Giang đã ban hành cơ chế chính sách và tập trung nguồn lực hỗ trợ các xã. Tổng nguồn vốn huy động sau 10 năm đạt kết quả tích cực: Từ năm 2011 đến nay thành phố đã huy động được trên 666.233 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương chiếm 3,4%, ngân sách địa phương chiếm 60,9%, cộng đồng dân cư chiếm 10%, nguồn vốn khách chiếm 25,7%. Thành phố Bắc Giang không có nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình xây dựng NTM.

Sáng tạo trong phát động phong trào “Thành phố Bắc Giang chung sức xây dựng nông thôn mới” để huy động sự hỗ trợ bằng kinh phí, tặng công trình hoặc hỗ trợ chi phí lập dự toán các công trình từ cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, quân đội, phường, xã trên địa bàn với tổng giá trị 14,2 tỷ đồng. Người dân trên địa bàn hiến 19.05m2đất, 5.996 ngày công lao động, đóng góp 66.739 triệu đồng.

Phát triển sản xuất đạt nhiều kết quả tích cực, với thế mạnh về rau, hoa phục vụ Trung tâm thành phố, thành phố đã ban hành nhiều chính sách phát triển sản xuất (hỗ trợ vùng rau an toàn, Đề án hỗ trợ sản xuất rau, hoa ứng dụng công nghệ cao); đến nay thực hiện 10 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy hoạch và xây dựng 3 khu sản xuất rau an toàn, hoa chất lượng cao, 540ha nuôi trồng thủy sản; một số sản phẩm đã có thương hiệu nhiều người biết đến như: Bánh Đa Kế; Bún khô Đa Mai; Hoa Ly… thành phố đã làm tốt khâu xúc tiến thương mại để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của địa phương.

Đời sống Nhân dân được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 4% năm 2010 xuống còn 1,16% năm 2019; thu nhập đạt 38 triệu đồng/người/năm, gấp 1,9 lần so với năm 2011; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 100%.

Thời gian tới thành phố tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng KT- XH theo quy hoạch phát triển đô thị thành phố gắn với bảo vệ môi trường và cảnh quan nông thôn, bảo đảm phù hợp với định hướng thành lập phường trong giai đoạn tiếp theo.

Nguồn: [195, tr. 126 - 135]


Phụ lục 24

SỐ XÃ ĐẠT TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI

CÁC TỈNH TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC (2010 - 2020)



TT


Tên tỉnh


Tổng số xã


Số xã đạt chuẩn


Tỷ lệ (%)


Ghi chú

1

Bắc Giang

184

127

69


2

Lạng Sơn

181

51

28,1


3

Tuyên Quang

124

36

29,03


4

Hoà Bình

131

53

40,5


5

Phú Thọ

196

95

45,5


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2020 - 30


Nguồn:

1. Báo cáo số 120/BC-BCĐ ngày 30/12/2020 của BCĐ Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Bắc Giang Kết quả MTQG xây dựng NTM năm 2020, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020 triển khai nhiệm vụ năm 2021, tr. 4.

2. sct.langson.gov.vn

3. phutho.gov.vn

4. tuyenquang.gov.vn

5. hoabinh.gov.vn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023