Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn
Đỗ Thị Thanh Loan
Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền
từ 1954 đến 1965
Luận văn Thạc sĩ khoa học lịch sử
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 - 2
- Nhiệm Vụ Của Các Đồng Chí Trong Uỷ Ban Quân Chính
- Lãnh Đạo Xây Dựng Hệ Thống Tổ Chức Chính Quyền Các Cấp Phục Vụ Nhiệm Vụ Khôi Phục Kinh Tế (1955-1957)
Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn
Đỗ Thị Thanh Loan
Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền
từ 1954 đến 1965
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56
Luận văn Thạc sĩ khoa học lịch sử Người hướng dẫn: PGS.TS Ngô Đăng Tri
Mục lục
Mở đầu 3
Chương 1.Sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội đối với việc xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền thời kỳ khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa 11
1.1.Lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền thời kỳ tiếp quản và khôi phục kinh tế (1954-1957) 11
1.1.1.Công tác tiếp quản và kiện toàn hệ thống tổ chức chính quyền các cấp 11
1.1.2 Lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền các cấp phục vụ nhiệm vụ khôi phục kinh tế (1955-1957) 24
1.2.Lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền phục vụ công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958-1960) 40
1.2.1. Chủ trương chung 40
1.2.2 Quá trình chỉ đạo kiện toàn hệ thống tổ chức chính quyền các cấp 50
Chương 2 Sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội đối với việc xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền thời kỳ thực hiện 68
2.1 Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương chung của Đảng bộ Hà Nội về xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền 68
2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử 68
2.1.2 Chủ trương chung 69
2.2 Quá trình chỉ đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền phục vụ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) 79
2.2.1 Xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền đáp ứng yêu cầu mở rộng thành phố (1961-1962) 79
2.2.2 Tăng cường xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền trong những năm 1963-1965 100
Chương 3 Thành tựu, hạn chế chung 122
3.1 Thành tựu và hạn chế chung 122
3.1.1 Thành tựu: 122
3.1.2 Hạn chế 130
3.2 Một số kinh nghiệm chủ yếu và vấn đề đặt ra 133
3.2.1 Một số kinh nghiệm chủ yếu 133
3.2.2 Vấn đề đặt ra 136
Kết luận 139
Tài liệu tham khảo 142
Phụ lục 162
1. Lý do chọn đề tài
Mở đầu
Chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng, là vấn đề quyết định tất cả mọi cái trong sự phát triển của cách mạng. Đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, việc giành lấy chính quyền mới chỉ là nhiệm vụ bước đầu và cũng chưa phải là nhiệm vụ khó khăn nhất. Việc không ngừng xây dựng, củng cố chính quyền thật sự vững mạnh mới là nhiệm vụ đặt ra nặng nề và lâu dài. Thực tiễn cách mạng ở nhiều nước chứng minh rằng giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền lại càng khó hơn. Nghiên cứu về chính quyền có nhiều nội dung, trong đó nội dung về hệ thống tổ chức bộ máy là một nội dung quan trọng.
Hà Nội có vị trí đặc biệt quan trọng về mọi mặt đối với đất nước. Hà Nội là Thủ đô của cả nước, trung tâm đầu não về chính trị, về văn hoá, khoa học kỹ thuật; đồng thời là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Việc xây dựng một Hà Nội vững mạnh về mọi mặt không chỉ là sự nghiệp cách mạng của một thành phố, một địa phương, mà còn liên quan tới sự nghiệp cách mạng của toàn quốc, toàn Đảng. Do đó, việc xây dựng, bảo vệ chính quyền nói chung và hệ thống tổ chức chính quyền nói riêng ở Thủ đô có vai trò hết sức quan trọng, quan hệ tới sự vững mạnh của chính quyền cả nước.
Chính quyền ở Hà Nội vừa mang tính chung giống chính quyền ở các tỉnh thành khác, vừa mang tính đặc thù, riêng biệt của một Thủ đô. Vì vậy, nghiên cứu hệ thống tổ chức chính quyền ở Hà Nội sẽ giúp chúng ta rút ra được những kinh nghiệm có tính khái quát nhưng cũng có tính đặc thù để vận dụng vào thực tiễn Thủ đô cũng như các địa phương khác.
ở Hà Nội, nghiên cứu về vấn đề chính quyền trong lịch sử hiện đại có thể chia ra nhiều giai đoạn, nhiều thời kỳ với những đặc điểm khác nhau.
Trong đó đoạn 1954-1965 có nhiều vấn đề rất đáng lưu ý bởi đó là thời kỳ thay đổi bộ máy chính quyền do địch kiểm soát thành chính quyền dân chủ nhân dân, một chính quyền đã thực hiện thắng lợi nhiệm vụ khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển thực hiện kế hoạch 5 năm làm cho Hà Nội trở thành một thành phố ưu việt về chính trị xã hội, có kinh tế ngày càng phát triển và quốc phòng ngày càng vững mạnh góp phần tạo nên tiềm lực để miền Bắc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại ác liệt của đế quốc Mỹ, lập nên trận Điện Biên Phủ trên không vẻ vang, đồng thời làm tròn vai trò là căn cứ địa hậu phương vững chắc đối với miền Nam.
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập khu vực và quốc tế, việc xây dựng hệ thống chính quyền phù hợp với nhiệm vụ mới đã và đang đặt ra cho cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng nhiều vấn đề phải giải quyết. Nghiên cứu, tìm hiểu sự lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền trong lịch sử là một trong những đòi hỏi, giải pháp cần thiết để trả lời cho thực tiễn hiện nay, là một kinh nghiệm hay được Đảng rất quan tâm.
Với mong muốn góp phần làm rõ một nội dung quan trọng trong lịch sử Đảng bộ Hà Nội và rút ra những kinh nghiệm để phục vụ nhiệm vụ chính trị đang đặt ra trong vấn đề xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền ở Thủ đô nói trên, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài cho bản Luận văn thạc sĩ sử học chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của mình là: “Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề Đảng lãnh đạo xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng ở nước ta nói chung và ở Hà Nội nói riêng đến nay đã có nhiều công
trình đề cập đến với những mức độ và cách tiếp cận khác nhau. Có thể chia thành 3 nhóm công trình sau:
Nhóm thứ nhất là các công trình chung, tiêu biểu là các bài viết của Hồ Chí Minh trong Toàn tập: “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà”, “Gửi các Uỷ ban nhân dân các bộ, tỉnh, huyện, làng”, “Về Đảng cầm quyền” (nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001); Phạm Văn Đồng: “Nhà nước dân chủ nhân dân Việt Nam” (nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1964), “Một số vấn đề về Nhà nước” (nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1980); Đỗ Mười: “Xây dựng Nhà nước của nhân dân, thành tựu và kinh nghiệm đổi mới” (nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1991). Những tác phẩm này chủ yếu đề cập đến quan điểm, đường lối lãnh đạo xây dựng chính quyền trên các phương diện, trong đó có nội dung về lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền, một vấn đề rất cần thiết mà luận văn có thể kế thừa được khi giải quyết đề tài.
Nhóm thứ hai là những sách chuyên luận, chuyên khảo về vấn đề chính quyền như: PGS. Lê Mậu Hãn, PGS. Nguyễn Văn Thư: “Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946-1960” (nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994); PGS. Lê Mậu Hãn (chủ biên): “Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1960-1976” (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003), “Lịch sử Chính phủ Việt Nam”, Tập I (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005); Viện Luật học: “Một số vấn đề về Nhà nước và pháp luật Việt Nam” (nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1972); “Sơ thảo lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam” (nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1983); TS. Vũ Thị Phụng: “Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam” (Hà Nội 1993)… Nhóm công trình này đã cung cấp cho đề tài tư liệu và sự nhìn nhận mang tính khái quát về xây dựng chính quyền nói chung.
Nhóm thứ ba là những công trình trực tiếp liên quan đến xây dựng và bảo vệ chính quyền nói chung, lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền nói riêng ở Hà Nội như: PGS.TS Ngô Đăng Tri: “Về công tác chính quyền của Đảng bộ Hà Nội 1954 - 1991” (đề tài nghiên cứu thuộc chương trình tổng kết khoa học lịch sử Đảng bộ Hà Nội, bản đánh máy, lưu tại Lưu trữ Thành uỷ Hà Nội, năm 1993); PGS. Lê Mậu Hãn (chủ biên): “Lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội (1954-1975)”(nhà xuất bản Hà Nội, 1995); GS.TS Phùng Hữu Phú (chủ biên): “Lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội (1930-2000)”, “Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội những chặng đường lịch sử (1945-2004)” (nhà xuất bản Hà Nội, 2004); “Thủ đô Hà Nội, lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954”, (nhà xuất bản Hà Nội, 1986), “Thủ đô Hà Nội, lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975”(nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 1991) và một số sách lịch sử Đảng bộ các quận huyện của Hà Nội. Nhóm công trình này cung cấp cho đề tài nhiều tư liệu phong phú và một số nhận xét, đánh giá về sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội nói chung và lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền nói riêng. Đây là những công trình cung cấp nhiều tư liệu quý, thiết thực cho đề tài.
Nhìn chung, các nhóm công trình nói trên rất cần thiết đối với việc thực hiện đề tài, tác giả có thể kế thừa được nhiều nội dung quan trọng, đặc biệt là vấn đề tư liệu. Tuy nhiên chưa có một công trình nào đề cập đến vấn đề nội dung của đề tài.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Luận văn nhằm dựng lại quá trình Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965. Qua đó khẳng định những thành tựu, rút ra những kinh nghiệm góp phần giữ vững và tăng cường sự