Thiên Nhiên, Cuộc Sống Và Con Người Xứ Huế Trong Thơ Nguyễn Khoa Điềm.


Như đã nói ở trên, mảnh đất Thuận Hoá – Phú Xuân - Huế có bề dày truyền thống văn hoá. Và văn học là một bình diện hiển minh của văn hoá đã để lại những trang đời, trang thơ lấp lánh lời giải đáp về những vấn đề nhân sinh, thế sự của chính con người và vùng đất này. Trong dòng chảy văn hoá ấy, văn học - đặc biệt là thi ca – có vai trò quan trọng trong việc phản chiếu thời đại và con người một cách cụ thể thông qua lăng kính chủ quan của tác giả, tạo ra một thế giới hiện thực – tinh thần cụ thể, độc đáo có thể nối liền quá khứ với hiện tại và hiện tại với tương lai.

Cố đô Huế nói riêng và dải đất miền Trung văn hiến, hữu tình là nơi tạo nôi ru lớn bao hồn thơ dân tộc. Mảnh đất ấy trở thành trung tâm văn hoá lớn của đất nước, nơi đau đáu một nỗi niềm “ nhớ nước đau lòng” của bà Huyện Thanh Quan, nơi Nguyễn Du ươm những vần thơ trĩu nặng tâm tư - Truyện Kiều, nơi đã sinh ra vị lãnh tụ vĩ đại mang tâm hồn thi sĩ Hồ Chí Minh..., và ở thế kỉ XX đã sinh thành, quy tụ những ngôi sao văn hoá sáng chói: Hải Triều, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư... và đặc biệt là Tố Hữu – lá cờ đầu của nền thơ Cách mạng. Mảnh đất miền Trung, bên dưới lớp sỏi đá khô cằn là mạch nước nguồn trong mát nuôi dưỡng bao thế hệ sáng tác trong suốt cả thời kì lịch sử dài

Nguyễn Khoa Điềm may mắn được sinh ra và lớn lên trên miền đất ấy . Chính cái chất Huế thâm trầm, cái tâm hồn Huế tha thiết, mộng mơ, giàu màu sắc đã tạo nên hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm trữ tình mà sâu lắng, hài hoà trí tuệ và cảm xúc. Thành phố Huế cổ kính nằm bên dòng Hương giang đã gắn bó với Nguyễn Khoa Điềm bao kỉ niệm ấu thơ, và trong những năm tháng hoạt động chiến đấu trên chiến trường Trị Thiên - Huế, đã trở thành nguồn cung cấp cho Nguyễn Khoa Điềm những cảm hứng và chất liệu thi ca. Huế đã đi vào thơ Nguyễn Khoa Điềm từ ngoại ô nghèo đến đại lộ uy nghi cổ kính, từ dòng Hương giang đến những con đường rợp bóng phượng vĩ. Huế là mệ, là chị, là em, là bạn bè đồng chí trong những đêm không ngủ, những ngày xuống đường. Đó là chất trữ tình dịu nhẹ, kín đáo mà sâu lắng như những lời tâm tình thủ thỉ ngọt ngào đậm màu sắc truyền thống và văn hoá Huế.


Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 04 năm 1943 tại thôn Ưu Điềm xã Phong Hoà huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên - Huế trong một gia đình “ danh gia vọng tộc” có truyền thống yêu nước và hiếu học. Dòng họ Nguyễn Khoa vốn có gốc gác ở Hải Dương, đến đời Nguyễn Khoa Đăng thì chuyển vào Huế. Nguyễn Khoa Đăng là một ông quan nội tán có tài yên dân, được dân gian truyền tụng và ông cũng chính là ông tổ của dòng họ Nguyễn Khoa ở đất kinh kì mà Nguyễn Khoa Điềm là hậu duệ đời thứ tư. Cụ nội Nguyễn Khoa Điềm từng làm chức quan bố chánh, sau theo phong trào Cần Vương rồi từ quan về nhà. Ông nội Nguyễn Khoa Điềm là một nhà Nho có tinh thần yêu nước, từng được bầu vào Viện dân biểu Trung kì do cụ Huỳnh Thúc Kháng làm Viện trưởng. Bà nội Nguyễn Khoa Điềm là nữ sĩ Đạm Phương, cháu nội vua Minh Mạng. Là người hoàng tộc nhưng bà có tinh thần yêu nước tiến bộ, là tác giả của nhiều cuốn sách và bài báo bênh vực quyền lợi của phụ nữ và trẻ em lúc bấy giờ. Cha Nguyễn Khoa Điềm là Nguyễn Khoa Văn, tức Hải Triều, một chiến sĩ cách mạng, một nhà lí luận văn hoá Mác xít xuất sắc đã chiến đấu và hi sinh cho cách mạng đến hơi thở cuối cùng. Cống hiến lớn nhất của Hải Triều trên lĩnh vực lí luận văn học và triết học qua hai cuộc tranh luận nổi tiếng Duy tâm hay duy vật Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh trong suốt thập kỉ ba mươi của thế kỉ XX - một thập kỉ có ý nghĩa bản lề của cách mạng Việt Nam. Trong cuộc đấu tranh này, Hải Triều đã có công truyền bá tư tưởng và quan điểm Mác xít trên báo chí công khai, một tên tuổi sáng chói trên văn đàn Việt Nam những năm ba mươi.

Được sinh ra trong một gia đình văn hoá giàu lòng yêu nước, Nguyễn Khoa Điềm không thể không thừa hưởng những phẩm chất ưu việt của dòng họ ở cả tinh thần yêu nước, cách mạng và truyền thống văn hoá. Nhưng đây chưa phải là những yếu tố quyết định làm nên tài năng và thành công. Chính sự trải nghiệm cuộc sống ở chiến trường, sự chia xẻ với nhân dân những gian nan vất vả, đau thương mất mát mở ra một hiện thực phong phú trước mắt người làm thơ. Sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Khoa Điềm đã không bắt đầu từ


phòng văn mà nảy mầm kết trái ở chính nơi đầu sóng ngọn gió của cuộc chiến đấu. Sống hết mình với hiện thực, rung động tận đáy lòng với cuộc sống và phát huy những sức mạnh tiềm tàng của mình, Nguyễn Khoa Điềm đã lưu tên tuổi của mình vào nền thơ dân tộc.

Chiều sâu văn hoá truyền thống cùng những tri thức triết lí sâu sắc với trường liên tưởng mạnh mẽ rút ra từ thực tiễn cuộc sống là hai yếu tố làm nên gương mặt thơ Nguyễn Khoa Điềm. Lý giải điều này, ông khẳng định: mối quan hệ giữa văn hoá và thơ là mối quan hệ máu thịt, đặc biệt là đối với cái thời mà kẻ thù muốn huỷ diệt chúng ta cả về văn hoá: “trong cái không khí sặc mùi khói súng ấy, giữa cái giáp ranh giữa sự sống và cái chết, tôi muốn đưa vào bài thơ những hình ảnh đậm nét văn hoá nhất của quê hương đất nước mình”. [11, tr.124]. Sinh ra và gắn bó với cố đô, với dòng Hương giang như chiếc nôi đưa của văn hoá Huế, lại chứng kiến bao thăng trầm lịch sử trên vùng đất thần kinh, Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận rò sự ảnh hưởng của văn hoá huế trong thơ ca: “ Tôi thường nhìn thấy Huế trong dáng vẻ u trầm. Những rêu phong cổ kính ở đó đều mang nét u trầm và buồn... Huế cũng đã một lần “ tiêu thổ kháng chiến”, và Huế Mậu Thân bị bom đạn tàn phá ghê gớm. Thân phận hoài nhớ vàng son của người Huế đã khiến cho xứ này trầm xuống. Người ta luôn sống với chiều sâu tâm linh. Có lẽ vì thế mà nhiều nhà thơ gặp Huế đã để lại những bài thơ hay, ảo diệu và sâu sắc... Huế đẹp và gian khổ luôn ám ảnh tôi”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Sinh ra và trưởng thành trên vùng đất giàu giá trị văn hoá, thơ Nguyễn Khoa Điềm thấm đẫm hồn Huế. Chính vì thấm nhuần nền văn hoá dân gian nơi chôn rau cắt rốn, nên khi khái quát về Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm nghĩ ngay đến những câu ca dao bình dân của xứ sở:

Đất là nơi “ con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”.

Đặc sắc thơ Nguyễn Khoa Điềm - 7

(Mặt đường khát vọng).


Đau thương tủi hờn những ngày Huế còn rên xiết dưới bàn chân giặc, câu dân ca trữ tình cũng đứt đoạn nỗi niềm đau:

Trước bến Văn Lâu

Đau biết mấy lần mẹ hát khúc ca dao.


Đó còn là những vần “thơ mụ Đội”, câu chuyện của cụ Trâu và những lâu đài xưa cũng chìm dần trong lá xanh trùm kín cửa trên khu phố buồn đau, rồi:

Đêm đêm khơi từng ngọn lửa

Kể tôi nghe chuyện mụ lý, ông cò...


(Đất ngoại ô)


Đó còn là những trò chơi dân gian gắn liền với vùng đất Huế, long lanh sắc màu giữa chợ Gia Lạc:

Con gà đất bảy màu Sống bằng hơi con trẻ Hùng dũng gọi mùa xuân

Mặt trời vàng long lanh trên chợ Gia Lạc.


(Con gà đất, cây kèn và khẩu súng).


Là dòng Hương giang thơ mộng, bao đời trở thành chứng nhân lịch sử của vùng đất kinh thành, là dòng sông tri ân của nhiều danh nhân tên tuổi:

Biết ơn dòng sông dựng dáng kiếm uy nghi Trong tâm trí một nhà thơ khởi nghĩa

Cao bá Quát ngã mình trên chiến địa Trăm năm rồi sông vẫn sáng màu gươm.

(Mặt đường khát vọng)

Và gần hơn là lời Hịch phò vua những ngày cần Vương đánh Pháp:


Qua Hoàng thành cha ông gọi tên tôi ù ù trong họng súng thần công

Hịch cần Vương tưởng còn vang qua chín cửa Sắc đẹp nghìn xưa thấm từng trang lịch sử.

(Đất ngoại ô)

Đó còn là vùng đất của những ngày cậu bé Nguyễn Sinh Cung theo cha vào Huế học:

Lớp học nào Người đã đến ngồi đây Những mùa thu im lìm lá đổ

Như vùi sâu cả bầu trời xứ sở

Xuống lòng sông nức nở khúc nam ai.

(Nơi Bác từng qua)

Đó còn là những con phố Huế thân quen gắn với tên tuổi của những anh hùng, danh nhân dân tộc. Không đơn giản là những tên đường, tên tuổi họ đã làm sống dậy truyền thống hào hùng trong những ngày Huế sục sôi xuống đường tranh đấu:

Trần Hưng Đạo gối lên Phan Bội Châu Phan Bội Châu nối tay Huỳnh Thúc Kháng Qua cầu là Chi Lăng, Nguyễn Du

Vào Đại Nội có Mai Thúc Loan, Đoàn Thị Điểm

... Nhà thơ cầm tay anh hùng.

(Mặt đường khát vọng)

Văn hoá Huế một phần gắn chặt với sông nước Hương giang, vì thế những vạn chài ven sông trở thành một thứ văn hoá đầy ám ảnh:

Những người dân nghèo về đây

như vỏ hến chiều chiều tấp lên các bến.

(Đất ngoại ô)


Nhà Nguyễn Khoa Điềm ở vùng Vĩ Dạ, mỗi bận qua lại bến Đập Đá là mỗi lần chứng kiến đời sống vạn chài lênh đênh sông nước: “ Ôi những cuộc đời sụt lở dần theo con nước mỗi năm lùa vô Đập Đá”. Và từ cái chuyện văn hoá bến sông, bãi cồn ấy, tác giả liên tưởng ngay về mẹ, về lời mẹ dạy con xuất phát từ sự cần thiết của nước ngọt trên những bãi ngô ven thôn Vĩ Dạ:

Nước mặn lên lúa héo ở bên cồn

Mẹ vẫn dặn “ đổi nước ngọt” chứ đừng “ bán nước”.

(Đất ngoại ô)

Ngầm ẩn trong lời dạy đó là bài học về tình yêu quê hương đất nước, về lòng tận trung và trong sạch.

Hầu hết đề tài trong thơ Nguyễn Khoa Điềm đều được rút ra từ mảnh đất Huế, ngoại ô Huế và “ ngoại ô mở rộng” của chiến trường Trị Thiên. Nguyễn Khoa Điềm có ý thức về điều đó, và ngược lại, điều đó đến với ông một cách tự nhiên. Nguyễn Khoa Điềm sinh ra ở đấy, lớn lên ở đấy, chiến đấu ở đấy và trở về sinh sống cũng tại đấy. Lịch sử Huế, nền văn hoá Huế, hơi thở đời sống hàng ngày của cố đô thấm vào máu thịt ông và cảm xúc về Huế chan chứa trong thơ ca. Chính điều này đã góp một phần quan trọng tạo nên bản lĩnh riêng cho thơ Nguyễn Khoa Điềm.

2.2.Thiên nhiên, cuộc sống và con người xứ Huế trong thơ Nguyễn Khoa Điềm.

Thiên nhiên và con người xứ Huế đã từ lâu là nguồn cảm hứng dạt dào cho thi ca. Có người đã hơi cường điệu khi nói rằng mỗi người Huế là một nhà thơ, nhưng xem ra hoàn toàn không phải là vô căn cứ. Xúc cảnh sinh tình là lẽ tự nhiên. Nhiều tao nhân mặc khách và một số nhà văn hoá đã từng được nuôi dưỡng, đào tạo và xuất thân từ mảnh đất này. Trí tuệ và tâm hồn của họ đã được hun đúc và tinh chế để trở thành một số không ít những nhân vật lỗi lạc mà tên tuổi đã vang xa.


Đại thi hào Nguyễn Du từng cảm hứng với vầng trăng trên sông Hương “ Hương giang nhất phiến nguyệt / Kim cổ hứa đa sầu ” (Sông Hương một dải nguyệt cầm / Xưa nay khôn xiết trầm thâm nỗi sầu). Khi phong trào Thơ mới bắt đầu gây tiếng vang thì Huế chính là vùng đất để các nhà thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh... phát tiết tài thơ và khẳng định tên tuổi của mình trên văn đàn. Huế là quê hương của các nhà thơ Tố Hữu, Thanh Tịnh, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Khoa Điềm, Lâm Thị Mỹ Dạ... Thơ đã tự nhiên như khí trời, như cây xanh ven đường hoà dòng chảy của mình vào mạch nguồn văn hoá huế.

2.2.1.Thiên nhiên miền sông Hương núi Ngự

Thiên nhiên ở Huế là món quà vô giá mà tạo hoá đã dành sẵn cho con người. Vùng “ non xanh nước biếc” này đã trở thành một chốn quần cư ngày càng trù phú; và đến thế kỉ XX, thì Huế được giao phó giữ vai trò trung tâm chính trị và văn hoá lớn nhất Việt Nam. Thiên nhiên, kiến trúc và con người xứ Huế tồn tại như một tổ hợp di sản văn hoá đặc thù, có giá trị quốc gia và quốc tế.

Địa bàn này có hầu hết các yếu tố địa lí tự nhiên như rừng núi, gò đồi, đồng bằng, sông ngòi, đầm phá, biển cả... trong đó, sông Hương và núi Ngự, muôn thuở như một cặp tình nhân đã đóng những vai trò quan trọng đối với kiến trúc và con người. Vẻ thơ mộng, trữ tình của nó chính là một trong những nhân tố quyết định đối với sự thiết lập và thăng hoa của đô thị cổ này.

Ở Huế, địa hình không kì vĩ, bao la như ở ngoài Bắc, trong Nam và nhiều vùng khác trên thế giới. Đồng bằng ở đây tương đối hẹp, chung quanh là núi biếc, ở giữa có dòng sông xanh uốn lượn mềm mại trong lòng đô thị. Núi không cao ngất như Thái Sơn để làm choáng ngợp người nhìn. Sông không dài rộng như Hoàng Hà để mối tương quan trong sinh hoạt giữa đôi bờ phải cách trở. Ở nhiều nơi, sông và núi xích lại gần kề bên nhau, tạo thành những bức tranh thuỷ mặc. Sông Hương êm đềm và trong vắt như một tấm gương phản chiếu cảnh vật ở chung quanh. Một nhà thơ đã viết: “ Con sông


dùng dằng con sông không chảy/ Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”. Núi Ngự thì trang nghiêm, trầm mặc như dáng dấp một nhà hiền triết. Khung cảnh thiên nhiên thơ mộng hiện lên trong dáng vẻ u trầm, là không gian cổ điển Phương Đông thuần khiết.

Theo cách lý giải của Hoàng Phủ Ngọc Tường

“Có lẽ thiên nhiên đã giữ một vai trò nào đó, thực quan trọng, trong sự tổng hợp nên cái mà người ta có thể gọi là “ bản sắc Huế”. Bởi vì thiên nhiên bao giờ cũng biểu hiện một cách nhất quán giữa cái hằng cửu và cái biến dịch, giữa cái biến động và cái tĩnh tại. Hình như khi xây dựng nên đô thị của mình, người Huế không bộc lộ cái ham muốn chế ngự thiên nhiên theo cách người Hy Lạp và người La Mã, mà chỉ tìm cách tổ chức thiên nhiên trở thành một “kẻ có văn hoá” để có thể tham dự một cách hài hoà vào cuộc sống của con người, cả bên ngoài và bên trong. Lớn lên ở Huế, không lúc nào tôi không cảm thấy thành phố này như một khu vườn thân mật của mình. Ở đó, tôi có thể tư duy cùng với hoa sen, khát vọng với hoa phượng, mơ mộng với mùi hương sâu thẳm của hoa ngọc lan ban đêm, và khi thành phố lộng lẫy trong sắc mai vàng mùa xuân, không hiểu sao lại thấy lòng thức dậy một niềm ngưỡng mộ bao la đối với cuộc sống”.

Ngoại cảnh tác động vào nội tâm, đây là một quy luật. Môi trường thiên nhiên xinh đẹp, xanh tươi và trầm lắng ấy đã ảnh hưởng đến tâm hồn và trí tuệ của cư dân sống trong lòng nó. Trái tim ai cũng rung cảm khi đứng trước những khung cảnh sơn kì thuỷ tú. Cảm xúc thẩm mĩ đã được trí tuệ nâng lên thành nghệ thuật, mà loại hình nghệ thuật sáng giá nhất là thơ.

Cảnh sắc thiên nhiên xứ sở này đã đi vào thơ văn của biết bao thi nhân, văn nhân trên mọi miền đất nước. Là một người con của miền sông Hương núi Ngự, dường như Nguyễn Khoa Điềm cũng cảm nhận rò: được sinh ra và lớn lên trên quê hương này là một vinh dự:

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí