Cảm Hứng Công Dân Về Đất Nước Và Nhân Dân 1.3.1.tư Tưởng Đất Nước Của Nhân Dân


Phượng vẫn rơi những cánh tươi hồng Đau như máu những tâm hồn son trẻ Sao con học để làm bầy nô lệ

Súng Mỹ hôm nay thành giáo cụ học đường.

Sống trong thành phố bị giặc chiếm đóng, tuổi trẻ phải hứng chịu bao bất trắc tai hoạ ngày đêm rình dập, bủa vây. Bọn Mỹ - Nguỵ dùng mọi thủ đoạn tàn bạo để bắt lính, để lùa những chàng trai sức vóc căng tràn ra trận làm bia đỡ đạn: “ Xe bắt lính ngoài đường – Rào kẽm gai ngoài đường – Xe Mỹ chẹt người ngoài đường”. Nỗi băn khoăn về “ Tổ quốc chỉ còn nửa nước” và kiếp đời “ học để làm bầy nô lệ” trở thành nỗi niềm day dứt khôn nguôi trong tâm hồn họ. Nguyễn Khoa Điềm đã nhập thân vào lớp người này để thấm thía tận cùng nỗi tuyệt vọng, bất lực của tuổi trẻ trong hiện trạng đau thương ấy: “ Hai lăm năm qua chưa một thời trai trẻ?”. Phải chứng kiến cảnh lam lũ của mẹ cha bị bóc lột đến sức tàn lực kiệt, „cảnh em đi trường cho Mỹ vuốt má”... Tuổi trẻ uất ức, căm hận nhưng đành bất lực bởi “ ra đường bị bắt lính ngay”. Trong hoàn cảnh ấy, số đông đã chọn đúng đường, số không ít vẫn “ Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước” như Tố Hữu đã nói. Một số đã lầm đường lạc lối cầm súng chống lại nhân dân. Và lại không ít một số người chống lại trật tự xã hội, chống chiến tranh dưới một hình thức tiêu cực: huỷ hoại cơ thể mình để trốn lính, phải sống chui lủi ở những nơi tăm tối, phải “ đeo gương cho cận thị suốt đời”, nhịn đói, thức đêm, “ ăn tỏi cho tim rung”, hút thuốc nhiều cho phổi nám, phải ngốn đi- a- moc, uống nhị thiên đường... Tuổi trẻ như cây xanh căng tràn nhựa sống bị đốn gãy giữa chừng, héo khô đi những đường gân bắp thịt, những đôi mắt trong và những nụ cười hồng... Họ đã tự biến mình thành những cái bóng lay lắt “ vật vờ như cỏ lác đầu đông”.

Hành trình đến với lí tưởng, đến với cách mạng, với nhân dân của tuổi trẻ thành thị miền Nam thật vô cùng gian nan, phức tạp. Nguyễn Khoa Điềm đẫ cất lên tiếng nói cảnh tỉnh hướng đi lầm lạc này:


Có ngờ đâu ta không cầm súng giết người Ta lại giết chính ta.

Đó là tiếng nói của lý tưởng tiến bộ, của nhân dân thấu tình đạt lý và lại được cất lên từ một người trong cuộc nên nó có ý nghĩa như một sự thức tỉnh.

Với vốn hiểu biết khá kĩ lưỡng về cuộc sống của tuổi trẻ thành thị miền Nam - kết quả của một quá trình công tác gắn bó với thực tiễn phong trào học sinh sinh viên; và hơn cả là sự đồng cảm sâu sắc với nỗi đau, sự bất lực của tuổi trẻ miền Nam lúc bấy giờ. Những câu hỏi tu từ “ Đất Nước mai sau có tha thứ ta không? – Ta đau buồn Đất Nước hiểu ta không?” vừa khẳng định sự ân hận của những người lạc lối vừa là câu trả lời của nhà thơ: nhân dân, Đất Nước hiểu hoàn cảnh đau khổ, hiểu tâm trạng tủi nhục bất lực của tuổi trẻ thành thị miền Nam dưới chế độ Mỹ - Nguỵ.

Nhằm lôi kéo tuổi trẻ sa vào vòng truỵ lạc để quyên đi nỗi nhục mất nước, ngày 25 tháng 5 năm 1971, Đại hội hip- pi Giao Chỉ được tổ chức tại sân Hoa Lư (Sài Gòn) là một cách mị dân, cải lương của Mỹ - Nguỵ. Những người nhẹ dạ sa vào con đường này, vùi mình vào lối sống hiện sinh theo phong trào hip- pi thời thượng. Họ ngộ nhận: “ Đại hội này là đại hội của những người tuổi trẻ - Thờ phụng tuổi trẻ mình như Tổ quốc thiêng liêng”. Những danh từ Giao Chỉ, Hoa Lư gợi về cội nguồn chỉ là cách đánh lừa tuổi trẻ. Nguyễn Khoa Điềm đã dùng chính lịch sử để chứng minh ngộ nhận đáng thương của họ:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Sao các anh đến Hoa Lư

Không đem theo mỗi người một cành lau Để làm cờ và tập trận

Đặc sắc thơ Nguyễn Khoa Điềm - 4

Như Đinh Bộ Lĩnh ngày xưa từng nuôi chí lớn Mà các anh mang trên người

Nhiều tóc, nhiều râu và giẻ rách mà thôi


Những cuộc đời hip- pi buông tuồng vô vị. Họ lao vào vòng xoáy của tự do cá nhân cực đoan, phủ nhận, chối bỏ phẩm chất người của mình. Không tình cảm, không lí trí, họ hưởng thụ những thú vui tầm thường theo triết lí tự do độc hại: “ Tự do làm tình, tự do buồn, tự do ca hát - Tự do chết khi quét cùn thân xác”.

Để lí tưởng tiến bộ thấm vào những tâm hồn tuổi trẻ, Nguyễn Khoa Điềm đã đưa vào thơ một “cuộc đối thoại thảo ngay” để cảnh tỉnh những tâm hồn lầm đường lạc lối trở về con đường chính nghĩa của nhân dân, Đất nước. Đây không phải là cuộc tranh luận của những người ở hai trận tuyến mà là sự thuyết phục của người đi trước có trách nhiệm dẫn dắt người đi sau. Có khuyên nhủ, có chê chách nhưng lại giàu tính thuyết phục bởi đó là sự đối thoại của những con người cùng cảnh ngộ : “ Chúng tôi đây bằng lứa tuổi các anh- Chúng tôi đã buồn đau, đã nhiều ngày mất hướng”. Tất cả cùng một thế hệ, cùng một lứa tuổi sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, cùng sống trong thành phố bị chiếm đóng và có lúc đã cùng đi trên con đường lầm lạc. Đó là tiếng nói ân tình cảm động kết liên tuổi trẻ thành thị miền Nam sát cánh bên nhau hướng tới Mặt đường khát vọng. Với cách phân tích thấu tình đạt lí trong ngót một chục trang, Nguyễn Khoa Điềm đã cho họ nhận ra được nỗi lầm lẫn nguy hiểm và hướng họ đi vào con đường đấu tranh giải phóng mà cả dân tộc đang đi:

Chỗ đứng của chúng ta không phải ở Hoa Lư Mà trên con đường ta tìm về dân tộc.

Dân tộc và Đất nước. Lịch sử của dân tộc là lịch sử của cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Tuổi trẻ miền Nam đã hoà vào cuộc đấu tranh mãnh liệt của dân tộc, đã xuống đường.

Bức tranh xuống đường của đông đảo đội ngũ các tầng lớp thành thị miền Nam đã được Nguyễn Khoa Điềm dựng nên thật đẹp:

Những người thợ một đời cầm gang sắt


Những người mẹ buôn thúng bán bưng Những nông dân bị cướp ruộng mất làng Những trí thức đau một đời chữ nghĩa Em bé đánh giầy, bậc tu hành cứu khổ.

Tất cả, cùng với học sinh- sinh viên họp lại, sát cánh bên nhau, mang sức mạnh của một cơn sóng dữ tràn xuống đường phố đầy lính Mỹ và cảnh sát Nguỵ. Nguyễn Khoa Điềm đã thực sự đưa người đọc sống lại không khí quyết liệt của cuộc đấu tranh say sưa, đầy nhiệt huyết của họ. Đã có nhiều nhà thơ, những nhạc sĩ viết về những cuộc xuống đường, những đêm không ngủ của tuổi trẻ thành thị miền Nam. Nhưng ở đây, sao đọc lên chúng ta vẫn rất xúc động trước tấm lòng, trước ý chí và tinh thần của họ. Họ là những người mặc dù được tiếp xúc rất ít với chủ nghĩa xã hội, với những trào lưu tư tưởng tiến bộ; nhưng tinh thần đân tộc, lòng yêu nước luôn là ngọn lửa cháy sáng trong lương tâm và tình cảm thúc giục họ bất chấp bạo tàn, hi sinh tất cả. Họ nhận ra không chỉ “ tội lỗi” với bản thân khi “ Huỷ hoại hết những gì cha mẹ trao xương gửi thịt” mà đã nhận ra con đường chân lí phải đi, đó là “ trên con đường ta tìm về dân tộc”. Một giai đoạn mới trong cuộc đời những học sinh- sinh viên Huế bắt đầu:

Cái đích một đời, cái nghĩa hi sinh Lẽ sống lớn lao, tình yêu cháy bỏng Phút này đây chúng ta đều tiếp cận

Phút này đây đồng nghĩa cuộc đời mình.

Từ đây, một loạt trí thức, văn nghệ sĩ Huế không bao giờ ngồi yên trong các giảng đường, các “ tháp ngà viễn mơ” (trào lưu văn nghệ lúc bấy giờ) lần lượt dấn thân vào các cuộc đấu tranh chống chế độ Mỹ- Nguỵ. Huế là nơi khởi phát các cuộc đấu tanh chính trị và sau này trở thành một chiến luỹ kiên cường của mặt trận đường phố trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Ta vụt lớn lên trong nhịp bước tuần hành


Ngực trải rộng chiếm cả tầm biểu ngữ Trường thành cổ ta làm trường thành trẻ Sông lặng im ta đổ sóng mặt đường.

Những câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm tái hiện không khí đấu tranh rất hào hùng và cũng rất Huế. Nổi bật lên trên bức tranh ra trận ấy là bóng những thiếu nữ Huế với áo trắng mộng mơ, có những đại lộ quên thuộc xanh mát rợp bóng cây, có trường thành rêu phong cổ kính và có cả dòng Hương giang như một chứng nhân lịch sử dòi theo từng nhịp bước tuần hành.

Quá trình nhận đường của tuổi trẻ đô thị miền Nam còn được Nguyễn Khoa Điềm khắc hoạ qua việc miêu tả những số phận cụ thể. Ở bài thơ Con gà đất, cây kèn và khẩu súng, Nguyễn Khoa Điềm đã dựng lên ba hình ảnh tượng trưng cho ba chặng đường trong cuộc đời người thanh niên vùng tạm chiếm. Tuổi ấu thơ tràn trề hạnh phúc trong hơi thở của đất trời mùa xuân, trong sắc màu rực rỡ của con gà đất bảy màu. Nhưng rồi:

Mùa xuân sau, tuổi thơ đi qua

Con gà đất của anh không còn gáy nữa Hạnh phúc truyền môi một thằng bé bên nhà Cũng tiếng gà, cũng mùa xuân, hối hả

Lời mẹ thành xót xa...

Cuộc sống nhộn nhạo của đô thị bị tạm chiếm đã khiến cậu bé yêu tha thiết chiếc kèn, con gà đất ngày xưa vào vòng xoáy của nó. Người thanh niên giờ đây phải làm nghề thổi kèn trong snachbar để kiếm sống. Người thổi kèn thấm thía sự vô nghĩa của cuộc đời khi phải chứng kiến sự đối nghịch giữa cảnh tiệc tùng xa hoa thừa mứa của lũ bán nước và cướp nước với cảnh “ Ngoài cửa kia những đứa bé giơ tay gầy chầu chực/ Trong tiếng bom rơi rung đất cuối con đường” Bất lực, anh thấy xung quanh mình là bốn bức tường địa ngục và tiếng kèn nấc lên tức tưởi, tủi nhục. Nhưng không thất vọng, người thổi kèn vẫn mong đợi một cuộc đổi đời. Vào những lúc kiệt sức đuối hơi thì


những ước mơ trong sáng của tuổi thơ lại hiện lên rực rỡ, tiếp thêm cho anh nguồn sống và nghị lực:

Muốn ngất hơi

Anh bỗng mơ một con gà bảy sắc Nở như hoa trên môi.

Để rồi đến một mùa xuân khác, trong tiếng đại bác gầm cùng với bản hành khúc của những binh đoàn giải phóng, người thổi kèn đã tìm thấy vị trí của mình trong dòng biến cố của lịch sử:

Người thổi kèn nhận phần mình khẩu súng Như người nhận chỗ trong tay nhạc trưởng Chợt hiểu rằng, đầy khao khát thẳm sâu Mẹ đã hẹn một lần và anh đợi từ lâu.

Để đến được với cách mạng, người thanh niên đô thị tạm chiếm miền Nam đã đi từ con gà đất, cây kèn đến khẩu súng với nhiều cung bậc tình cảm: có tiếc nuối, xót xa; tức tưởi rồi náo nức, sung sướng, hả hê. Đây là một bài thơ đặc sắc phác hoạ cả một quá trình giác ngộ của tuổi trẻ yêu nước miền Nam. Nhân danh một lí tưởng sống cao đẹp, nhà thơ đã cất lời thức tỉnh, kêu gọi tuổi trẻ đến với nhân dân, Đất nước.

1.3. Cảm hứng công dân về Đất nước và Nhân dân 1.3.1.Tư tưởng Đất nước của Nhân dân

Trong số các nhà thơ thế hệ chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm là người rất thành công với giọng thơ trữ tình – sử thi thể hiện rò những tâm tư của thế hệ trẻ đô thị miền Nam. Trường ca Mặt đường khát vọng (1974) là tiếng vọng tâm tình của một hồn thơ hoà cùng mạch cảm xúc của dân tộc đứng trước dòng thác lũ thời đại. Trong đó, chương V Đất Nước đã gói ghém trọn vẹn tâm tình của thế hệ trẻ thời chống Mỹ. Thanh niên trí thức yêu nước ở các đô thị miền Nam lúc bấy giờ rất tâm đắc với bản trường ca này, vì họ tìm được ở đó những tâm tư sâu kín của mình.


Đất nước là chủ đề xuyên suốt bao trùm lên các tác phẩm trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Các nhà thơ, nhà văn bằng tình cảm công dân đã có nhiều phát hiện mới mẻ, độc đáo về Đất Nước, nhân dân. Đất Nước thường được soi chiếu từ bình diện lịch sử chống ngoại xâm, được khái quát bằng những hình tượng kì vĩ, khai thác triệt để chất sử thi hoành tráng. Trong dòng chủ lưu ấy, Nguyễn Khoa Điềm đã chọn lựa cách thể hiện riêng của mình. Bằng trải nghiệm của tuổi trẻ, bằng nhiệt tình cách mạng và cả bằng vốn tri thức được đào tạo dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, tạo nên chiều sâu trong các hình ảnh biểu tượng con đường và ngọn lửa.

Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm là tiếng ca sôi nổi, nhiệt tình cất lên từ trái tim tuổi trẻ xuống đường tranh đấu. Trong đó, những trang thơ khắc hình Đất nước là những nốt nhạc rung động lòng người, được toả sáng dưới một cái nhìn mới mẻ đầy tính phát hiện. Xuyên suốt chương Đất Nước là tư tưởng Đất Nước của nhân dân nhuần nhuỵ trong hình thức Đất Nước của ca dao thần thoại như một sợi chỉ đỏ tạo nên mạch chảy đằm sâu, tha thiết trong xúc cảm của nhà thơ. Nó như là một bản nhạc với đầy đủ những âm vực cao độ xen kẽ nhau, hoà quyện vào nhau tạo nên sức hấp dẫn lôi cuốn người đọc.

Giọng thơ thủ thỉ đã chuyển tải suy ngẫm của nhà thơ về nhân dân, Đất Nước, tiếp nối mạch suy tưởng của thi ca giai đoạn trước. Trả lời cho câu hỏi

: “ Đất Nước có từ bao giờ?”, nhà thơ bắt đầu bằng những kí ức tuổi thơ để hình dung ra một sự tồn tại của Đất Nước trong nhận thức và tình cảm tự nhiên nhất của con người. Những vẻ đẹp được khơi lên từ mạch tâm tình thấm đẫm hơi thở ca dao dân ca, huyền tích sử thi của dân tộc:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể.

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn


Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó...

Đoạn thơ thể hiện sự cảm nhận và lí giải của tác giả về Đất Nước. Để tái hiện quá trình bắt đầu và lớn lên của Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm đã làm sống dậy cả một không gian văn hoá cổ xưa của dân tộc trong bề dày lịch sử bốn nghìn năm. Bề dày lịch sử ấy chứa đựng cả chiều sâu của một nền văn hoá phong phú lâu đời với những truyền thống quý báu: cần cù, chịu khó trong học tập, làm ăn; dũng cảm trong chiến đấu; chung thuỷ, bền vững trong tình yêu. Đất Nước được gợi lại từ lịch sử, được sống dậy qua phong tục tập quán trong đời sống tinh thần của nhân dân: miếng trầu, trồng tre, bới tóc sau đầu, cách đặt tên người, cả tình yêu của con người... Tất cả góp phần làm nên khuôn mặt dân tộc - một dân tộc đằm thắm nghĩa tình. Đó chính là Đất Nước được cảm nhận ở chiều sâu văn hoá và lịch sử.

Nối tiếp mạch thơ trữ tình – chính luận là sự trả lời cho câu hỏi “ Đất Nước là gì?”. Đó là sự cảm nhận về Đất Nước trong sự thống nhất, hài hoà các phương diện địa lí và lịch sử, không gian và thời gian. Xuất thân từ một thế hệ trí thức trẻ mà những tri thức văn hoá được trang bị còn tươi rói, tác giả chia tách ý niệm đất nước thành hai yếu tố đất nước để cảm nhận và suy tư, không dừng lại ở khái niệm mà ở một bình diện khác sâu hơn, thể hiện một cái nhìn về hình tượng đất nước thiêng liêng bằng quan niệm mới của tuổi trẻ:

Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí