Đặc sắc thơ Nguyễn Khoa Điềm - 8


Cảm ơn mẹ sinh con trên thành phố

Ngàn ngày nắng và mưa, mười lăm năm bỡ ngỡ.

(Đất ngoại ô)

Quê hương xứ Huế ấy - một vùng đất thơ mộng đã đi vào thi ca, nhạc hoạ, một xứ sở được mệnh danh là “ bài thơ đô thị”, quê xứ của “ thanh sắc thi ca” đã được cả thế giới công nhận là di sản văn hoá thế giới bởi quần thể di tích gồm hệ thống kinh thành, lăng tẩm, miếu chùa, đền đài... và cả một nền âm nhạc cung đình vừa được ấn chứng là di sản văn hoá phi vật thể. Huế dù ở thời nào cũng có nhiều khoảng lặng trầm sâu khơi dậy những cảm hứng và ý tưởng sáng tạo cho các thi nhân, là tấm gương, là niềm tự hào không khi nào phai nhạt của những người con đất cố đô.

Với Nguyễn Khoa Điềm, Huế cũng trở thành một không gian tinh thần, một không gian thơ riêng biệt, đặc sắc. Huế được tái hiện qua nhiều chiều, nhiều góc nhìn: Huế của quá khứ, hiện tại, tương lai; Huế với cảnh sắc thiên nhiên; Huế của những nét đẹp văn hoá vật thể và phi vật thể... Khảo sát trong trường ca Mặt đường khát vọng và ba tập thơ Đất ngoại ô, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Còi lặng, chúng tôi nhận thấy cái tên Huế được trực tiếp nhắc đến 9 lần; các từ gián tiếp chỉ Huế cũng xuất hiện nhiều như: quê hương (quê nhà, quê ta): 35 lần; thành phố: 52 lần; căn nhà, góc phố: 22 lần. Bên cạnh đó, các địa danh cụ thể của Huế cũng liên tiếp được dùng như sông Hương: 58 lần; trường thành, đô thành, kinh đô, Đại nội: 15 lần. Ngoài ra, các địa danh khác như: nhà thờ Cứu thế, Phu Văn Lâu, Mang Cá, Phú bài, Cửa Thuận An, A Đời, Phá Tam Giang, Chợ Gia Lạc, Ưu Điềm, Vĩ Dạ, Phú Vang, Khe Tràm Am, bến Hà Khê, Đông Ba, chùa Thiên Mụ... cũng được gọi tên nhiều lần trong những bài thơ khác nhau. Những con số này phần nào nói lên được sự hiện diện của mảnh đất quê hương, cái sắc màu Huế đậm đà trong thơ Nguyễn Khoa Điềm. Và nhà thơ đã gọi ra được cái hồn quê ấy bằng tiếng thơ tha thiết, ngọt ngào:


Có thành phố cổ giàu mưa nắng Bóng nón đi về thêm thiết tha

(Người con gái chằm nón bài thơ).


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Tâm hồn Nguyễn Khoa Điềm rất đậm nét Huế, kín đáo, sâu lắng nên rất dễ rung động trước những vẻ đẹp dung dị của cuộc đời. Dòng Hương Giang in bóng Huế trầm tư cổ kính đã gợi cảm hứng cho bao thi sĩ nhiều thế hệ. Sông Hương trở thành sông thơ từ cầu Tràng Tiền, con đò nhỏ, câu Nam ai, rặng ngô đồng, nhánh rong non, làn nước trong vắt... Nguyễn Khoa Điềm đưa vào thơ mình một chiều Hương Giang mộc mạc chân quê nhưng rất đỗi thi vị:

Những buổi chiều, những buổi chiều quê hương Tôi đã sống và tôi chưa được sống...

Đặc sắc thơ Nguyễn Khoa Điềm - 8

Nhưng chiều nay, vô tình trong nắng muộn Mắt tôi nhìn trong suốt nước Hương Giang.

(Chiều Hương Giang)


Đó là một chút cảnh xinh xinh, một chút tình phảng phất trong những vần thơ nhẹ nhàng và lặng lẽ như dòng Hương thuỷ trong veo. Nét buồn của sông Hương, của Huế là nét buồn đẹp, buồn của tri âm, của nhớ thương, của thế thái nhân tình, của những khát khao và hy vọng. Đó cũng là nỗi lòng sâu thẳm của một vùng đất nhiều biến động thăng trầm, nhiều trầm tích văn hoá mà ta chưa đi đến tận cùng. Mà nỗi buồn thì bao giờ cũng gần với thơ hơn cả. Nó như là biểu hiện của tâm hồn, của cách sống không nông cạn, nhạt nhẽo và hời hợt.

Gắn với sông Hương phẳng lặng là một Huế cổ kính, trầm tư, nhiều u hoài. Huế bao đời vẫn nổi tiếng vì nét đẹp thâm trầm, yên bình. Đi trong lòng Huế, từng âm thanh nhỏ cũng đủ gợi lên những cảm xúc bồi hồi, đắm say trong tâm hồn Nguyễn Khoa Điềm:


Thành phố dịu dàng lên những hợp âm Con sóng vỗ vào khe đá Thương bạc Tiếng guốc gỗ lối hoàng cung tím ngát Cuốn rì rào phố xá đi xa

Biết bao điều ta có trong ta

Từng tiếng dẻ rơi, cái trở mình thành phố

Đó là một vẻ đẹp rất riêng, rất Huế: nhẹ nhàng và sâu lắng, yên ắng và dịu hiền. Hẳn Nguyễn Khoa Điềm đã trải rộng tâm hồn yêu cái đẹp, yêu thơ của mình ra để nắm được cái hồn của thiên nhiên xứ Huế như thế.

Mỗi bước đi của thời gian mang đến cho Huế một vẻ đẹp mới. Nguyễn Khoa Điềm cũng cảm nhận rò, ngoài những màu thông thường thì sắc màu của không gian Huế thay đổi theo bốn mùa. Mùa xuân, không gian Huế nở rộ những gam màu của các loài hoa. Mùa hạ sáng trong về dưới nền trời lao xao bóng nắng. Mùa thu nhẹ nhàng đến với âm thanh tinh tế của của tiếng hạt dẻ gai rơi giòn mặt cỏ và như được phủ một màn mưa trắng đục lất phất buồn. Mùa đông, không gian xứ Huế tản mát đâu đó những điểm nhấn mang màu hoài cổ nơi những chiếc lá vàng cuối cùng còn xót lại cũng lìa cành:

Những bước chân nghiêng đầu ngón Bước mùa hè xao lên bóng nắng Bước mùa đông len lỏi lá vàng quay Mùa thu này em sẽ không quên

Những hạt dẻ gai rơi giòn mặt cỏ Mùa xuân theo em đó

Những cánh rừng hoa lau mênh mông...

(Mùa xuân ở A Đời).

Thơ Nguyễn Khoa Điềm thấm đượm một chút gì “rất Huế”:


“Hầu hết đề tài trong thơ ông đều được rút ra từ mảnh đất Huế... và lịch sử Huế, nền văn hoá Huế, hơi thở hàng ngày của cuộc sống Cố đô thấm vào máu thịt và cảm xúc về Huế chan chứa trong thơ ông. Thơ Nguyễn Khoa Điềm không “ngổn ngang” tên đất, tên người xứ Huế, không “bề bộn” phong tục tập quán Huế nhưng tâm hồn Huế vẫn dịu dàng ở phía sau mỗi dòng thơ”. Chính chất Huế đã làm nên phong cách và bản lĩnh thơ Nguyễn Khoa Điềm.

Nói đến thiên nhiên xứ Huế mà chỉ nói đến vẻ đẹp, vẻ nên thơ có lẽ chưa đủ. Hình ảnh Huế trong những tháng ngày chiến tranh, bom đạn khốc liệt hiện lên trong thơ Nguyễn Khoa Điềm đầy đau thương nhưng cũng rất oai hùng. Khi Huế bị giày xéo bởi những lốt giày viễn chinh, khi thành phố đã đầy bóng giặc, cái vẻ nên thơ, bình yên vốn có của Huế cũng mang đến một cảm giác khác, không khiến lòng người bình yên:

Dẫu thành phố hoàng hôn

Chuông thu không hai mươi ngôi chùa thong thả Dẫu bầu trời ta ở

Nóc nhà thờ Cứu thế như một lời xin Lòng ta không bình yên

Lòng ta vẫn đầy khắc khoải

(Mặt đường khát vọng)

Thơ Nguyễn Khoa Điềm trở thành bức tranh tô đậm những màu sắc đau thương về mảnh đất quê hương những tháng ngày chinh chiến. Nỗi đau thương như một dòng cảm xúc uất nghẹn, đầy tiếc nuối và thảng thốt. Những hình ảnh quen thuộc về một xứ Huế mộng mơ, yên bình đã bị thay thế bằng hình ảnh xa lạ, tang tóc và hoang vu:

Ôi những hàng cây từng in bóng huy hoàng Trên đại lộ những năm đời mới lớn

Giờ đổi lá trầm ngâm màu tóc trắng Của bụi đường và khói hơi cay


Nhưng thành phố ấy không chỉ mang trong lòng nó những lời thở than nghẹn đắng mà trước hiện thực cuộc đấu tranh của dân tộc, cả đô thành Huế đã vùng lên ào ào như thác lũ trong tiếng kêu gọi, giục giã đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Khắp nơi nơi vang vọng hào khí ngút trời:

Thành phố ơi, những mái ngói ngang trời Mang dáng con cá kình xuống biển

Sóng đã vỗ bừng bừng trên sáu huyện Dậy lên rồi! Thành phố dậy mà đi.

Với bầu nhiệt huyết sáng tạo của mình, Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ xứ Huế đã dành cho quê mẹ những vần thơ ngợi ca chân thành, tha thiết nhất. Thiên nhiên xứ Huế đã đi vào thơ Nguyễn Khoa Điềm đẹp như một huyền thoại và cũng chân thực đến từng đường nét.

2.2.2. Cuộc sống, con người xứ Huế

Thiên nhiên ấy đã làm cho Huế trở thành vùng đất của thơ ca, bầu trời của nhạc hoạ, thế giới của tâm hồn. Tâm hồn đó, ngoài tính cách chung đã mang theo từ chốn cội nguồn của dân tộc, còn có sự cộng hưởng với các nhân tố vốn có của bản địa, sự hỗn dung những yếu tố phương Nam, sự hội nhập những tinh hoa bên ngoài và óc sáng tạo cũng như đôi bàn tay khéo léo của nhiều thế hệ tài hoa... tất cả hợp thành một tính cách đặc thù, gọi là lối sống Huế. Cuộc sống và con người xứ Huế đã được xây đắp những giá trị tập truyền, hình thành những nếp gấp trong suy nghĩ, đời sống, phong cách ăn và mặc, nói năng, ứng xử... rất riêng biệt. Là một người con xứ Huế, Nguyễn Khoa Điềm đã phản ánh một cách chân thực, sâu sắc hình ảnh về cuộc sống, con người xứ Huế trong các tập thơ: Đất ngoại ô, Mặt đường khát vọng (trường ca), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Còi lặng

Sinh ra trên mảnh đất cố đô, thời thơ ấu Nguyễn Khoa Điềm lại sống trong “ khu phố buồn đau”, hàng ngày chứng kiến cái cảnh những người dân


nghèo với những đôi chân đất đội, hình ảnh người mẹ ngồi bán hàng cứ ám ảnh. Có phải vì thế mà Nguyễn Khoa Điềm hay suy tư về cuộc sống của những người dân lao động nghèo khổ? Bởi vậy, ngay trong những sáng tác đầu tay, Nguyễn Khoa Điềm đã dành trọn tâm huyết cho việc khắc hoạ cuộc sống, con người nơi Đất ngoại ô:

Khu phố ngoại ô

Tầm tã rụng bên dòng sông những người dân nghèo về đây

như vỏ hến chiều chiều tấp lên các bến.

Đó là cuộc sống nghèo khổ, đầu tắt mặt tối nơi khu phố ngoại ô những năm chiến tranh chống Mỹ. Hình ảnh so sánh những người dân nghèo về đây – như vỏ hến chiều chiều tấp lên các bến vừa mang nét đặc trưng quen thuộc của xứ Huế, vừa đặc tả sự nhỏ bé, lam lũ của người dân quê. Nguyễn Khoa Điềm đã nói về cuộc sống và con người xứ Huế bằng một giọng thong thả mà lắng đọng, diết da, với một sức ám ảnh lớn, gây ấn tượng mạnh nơi người đọc:

... Chỉ còn người phu xe cũ

Nghiêng cốc rượu chiều nhoè những mái tôn

Chỉ có nắng trời làm rát mặt những quán nghèo bám bờ đường nhựa Chỉ còn mẹ tôi ngồi bán hàng suốt mùa mưa

Nước mắt thương chồng lạnh như hạt mưa đọng qua cửa thùng gương Ôi những cuộc đời sụt lở dần theo con nước mỗi năm lùa vô đập đá

(Đất ngoại ô)

Bên sự vất vả, lam lũ ấy, Nguyễn Khoa Điềm nhìn thấy vẻ đẹp của người dân Huế với tinh thần hăng say lao động và tìm thấy niềm vui trong lao động. Đó là: Những người Tà Ôi màu than rẫy cũ - Truốt vào lòng tay sần sùi da gỗ bứa - Từng hạt vàng ẩm ướt mồ hôi - Từng hạt vàng in sắc máu bàn tay

- Từng hạt vàng chiến thắng; là hình ảnh đẹp về người con gái xứ Huế làm nên những chiếc nón bài thơ nổi tiếng của quê hương:


Bàn tay xây lá, tay xuyên chỉ / Làm nên êm mát những trưa hanh

/ Bài thơ nho nhỏ in màu nắng / Dọi xuống hồn ai những khoảng xanh; là hình ảnh vạm vỡ, khoẻ mạnh của người ngư dân vẫn còn đôi tay lực lưỡng / Chém qua sóng một mái chèo / Thách thức gian nan.

Đặc biệt là, dù sống trong hoàn cảnh thật khó khăn, những con người đó vẫn giữ gìn truyền thống của cha ông và phẩm chất đáng quý của lòng yêu nước, hiếu nghĩa:

Sắc đẹp nghìn xưa thấm từng trang lịch sử Đời bà con nghèo đọng giữa đáy truyền đơn Nước mặn lên lúa héo ở bên cồn

Mẹ vẫn dặn “đổi nước ngọt” chứ đừng “bán nước” Nắng tháng năm run rẩy những oan hồn

Người còn sống nhớ Ngày thất thủ

(Đất ngoại ô)

Trước cảnh đất nước bị xâm lăng, quê hương bị giày xéo bởi kẻ thù, không ai khác, cũng chính những người lao động cần cù, lam lũ ấy đã hoà mình vào cuộc đấu tranh chung, tạo nên một sức mạnh tổng hợp :

Thành phố hồi sinh trên khắp mặt đường Người xô cửa nhập với người, tiến bước Những người thợ một đời cầm gang sắt

Những người mẹ nghèo buôn thúng bán bưng Những nông dân bị cướp ruộng, mất làng

Những tri thức đau một đời chữ nghĩa Em bé đánh giầy, bậc tu hành cứu khổ

Đều xuống đường chung một mạch tâm tư...

(Mặt đường khát vọng)


Trong nguồn cảm hứng viết về cuộc sống và con người xứ Huế, thơ Nguyễn Khoa Điềm nổi bật nhất là hình ảnh người thanh niên tri thức, học sinh – sinh viên Huế. Viết về người thanh niên trí thức là Nguyễn Khoa Điềm viết về chính bản thân mình trong những năm chiến tranh chống Mỹ khốc liệt. Đứng từ đỉnh cao của lí tưởng, Nguyễn Khoa Điềm như muốn thay những học sinh, sinh viên vùng đô thị tạm chiếm miền Nam tổng kết quá trình từ những vật vã, băn khoăn suy nghĩ để tìm đến một nhận thức, một con đường đúng đắn: xuống đường đấu tranh, và đó là “con đường ta tìm về dân tộc”

Cái đích một đời, cái nghĩa hy sinh Lẽ sống lớn lao, tình yêu cháy bỏng Phút này đây chúng ta đều tiếp cận

Phút này đây đồng nghĩa cuộc đời mình

(Mặt đường khát vọng)

Để rồi, Huế trở thành nơi khởi phát các cuộc đấu tranh chính trị, một chiến luỹ kiên cường trong cuộc kháng chiến chống Mỹ:

Ta vụt lên trong nhịp bước tuần hành Ngực trải rộng chứa cả tầm biểu ngữ

Trường thành cổ, ta làm trường thành trẻ Sông lặng im, ta đổ sóng mặt đường.

(Mặt đường khát vọng)

Ngoài hình ảnh chủ đạo là người thanh niên trí thức, trong thơ Nguyễn Khoa Điềm còn sáng ngời lên hình ảnh của những người phụ nữ: người mẹ, người em gái xứ Huế.

Hình ảnh người con gái xứ Huế hài hoà trong vẻ đẹp thiên nhiên, đất trời nơi đây. Bởi nắng cháy với mưa dầm bão lụt, ấy là Huế; nước chảy lờ đờ và nước phăng phăng cuồn cuộn, ấy là sông Hương và người thiếu nữ nghiêng nón dạ thưa nhưng yêu thương say đắm, dữ dội, ấy là con gái Huế. Thơ Nguyễn Khoa Điềm gọi đúng được cái hồn Huế ấy:

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí