Cảm Hứng Của Tuổi Trẻ Trên Mặt Đường Khát Vọng


nỗi niềm trong những ngày Đất Nước gian lao còn mất; những thông điệp dự báo những điều lớn lao về tương lai biểu hiện trong từng công việc của các văn nghệ sĩ, những thông tin đời thường về họ để đời sau hiểu thêm những câu thơ, dòng văn hào sảng một thời. Cuốn sách đã in một vài bức thư còn lưu gữi lại được của Nguyễn Khoa Điềm viết vào những năm 1970- 1971, gửi ra miền Bắc cho Tiểu ban Văn nghệ miền Nam và Ban phụ trách đồng hương Huế. Những bức thư mà người viết hoàn toàn không nhằm và không ngờ sau này sẽ trở thành thông điệp của một thời cho mai sau:

“ Ngày 19- 9- 1970.

- Nhân dịp có người ra tôi xin gửi ra Tiểu ban văn nghệ một số bài viết mới trong tháng 8- 1970...

Tôi rất mừng được thư của các đồng chí đóng góp về công việc của mình. Hiện thực chiến trường thì to lớn, khả năng thì có hạn lại đang mày mò một mình, thành ra cũng rất lo lắng và sốt ruột cho mình...

- Ngay trong số thơ có đây, tôi cũng thấy có một lỗ hổng. Mặt chiến đấu, mặt hi sinh chiến trường, đồng bằng, thành phố... vẫn chưa đề cập đầy đủ. Mơ ước có những bài thơ sôi sục, sắc bén giầu tính hiện thực và chiến đấu hơn nữa vẫn chưa làm được. Tôi cố lo nghĩ nhiều mặt này trong thời gian tới...

Ngày 20- 3- 1971

- Sức khoẻ của tôi không thể nói là tốt, nhưng rò ràng nó không ngăn cản tôi thiết tha sống và làm việc cho chiến trường...

Ngày 29- 7- 1973

- Số bài tôi gửi ra tháng 6 có những bài chẳng hạn: Năm con ba mươi tuổi, Kính chào Tổ quốc... các anh đã nhận được chưa? Vì sơ xuất, trong bài Năm con ba mươi tuổi tôi có đưa một câu không chính xác xin các anh chị sửa cho không kỳ lắm. Câu thơ ấy là...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


- Tôi muốn viết những bài thơ thật khoẻ, thật gân guốc có nhiều hơi thở của chiến đấu hiện tại. Nhưng ước mơ đó đang đặt ra trong tình hình phải lựa chọn, tìm tòi một cách thích hợp với mình, hơn nữa tình hình đang phải chiến đấu rèn luyện thật tốt để có một cái nền tư tưởng và cảm xúc. Cho nên chỉ thực hiện ở mức độ ít ỏi, khó đáp ứng được mong đợi của người đọc

Đặc sắc thơ Nguyễn Khoa Điềm - 3

Ngày 20- 3- 1971

- Kính gửi các chú trong Ban đồng hương Huế.

Cháu thấy mình chưa đến lúc sử dụng số tiền nhuận bút vào việc gì cả... cháu đề nghị chuyển tất cả số nhuận bút trước nay và sau này đến Ban đồng hương. Coi đó như là một đóng góp mà mỗi người vẫn tham gia lâu nay, nhằm góp công góp của với bà con đang khổ đau ở quê nhà”.

Nền thơ chống Mỹ nói chung và thơ Nguyễn Khoa Điềm nói riêng, trước hết và chủ yếu là thơ của những người trong cuộc nói về những người trong cuộc và nói về mình. Nhà thơ và cũng là nhân vật trữ tình cùng có chung một nhu cầu bộc lộ nhân cách của mình trong các sự kiện và biến cố lịch sử. Cuộc chiến tranh lâu dài đã kéo căng toàn bộ sức lực bên trong của một dân tộc, có ảnh hưởng đến đời sống của cả cộng đồng. Chính trong trạng thái tinh thần đó cho thấy vẻ đẹp thẩm mĩ của xã hội nói chung và tố chất sử thi nói riêng của thi ca chống Mỹ.

Sau hơn mười năm học tập ở miền Bắc, Nguyễn Khoa Điềm đã trở về chiến đấu và hoạt động để chắt lọc từ trong khói lửa chiến tranh, trong hi sinh mất mát những vần thơ mang âm hưởng sử thi hào hùng. Sức sống dồi dào, sự trỗi dậy kiên cường bất diệt của quê hương khắc khổ mà anh dũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới phẩm chất con người và phẩm chất thơ Nguyễn Khoa Điềm. Ông đã giáp mặt với chiến tranh, cận kề với bom đạn và cái chết, đã từng xuống đường đối mặt với Mỹ Ngụy, đã từng chịu cảnh ngục tù. Nhưng những thử thách đó như lửa thử vàng, càng làm sáng tỏ lý tưởng cách mạng kiên định trong tâm tưởng nhà thơ. Thời gian hai năm gắn bó với phong trào


học sinh sinh viên thành phố Huế có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm. Đây là thời gian nhà thơ hoà mình vào tuổi trẻ thành phố bị chiếm đóng. Từ những “ đêm không ngủ”, những ngày “ xuống đường”, Nguyễn Khoa Điềm đã tích luỹ cho mình vốn sống và sự trải nghiệm để sau này cảm hứng thơ ca trào lên thành những bài thơ đặc sắc trong tập Đất ngoại ô: Con gà đất, cây kèn và khẩu súng, Chiếc công sự giữa lòng phố, Đêm không ngủ... và đặc biệt là thành công của trường ca Mặt đường khát vọng.

Năm 1970, Nguyễn Khoa Điềm được điều về hoạt động ở vùng giáp ranh. Trong hoàn cành ấy, việc sáng tác thật khó khăn nhưng ông vẫn không nản lòng. Khát vọng sáng tạo nung nấu trong lòng và nhà thơ vừa làm công việc cơ quan vừa tranh thủ sáng tác. Nhà văn Trần Phương Trà đã nghi lại hình ảnh Nguyễn Khoa Điềm trong những ngày tháng vất vả ấy: “ Nguyễn Khoa Điềm ít nói, lặng lẽ làm việc. Nhưng bên trong cái dáng dong dỏng, gầy xanh ấy là sự suy nghĩ nung nấu, kiếm lời giải đáp cho những vấn đề mà Điềm đang băn khoăn tìm tòi. Nhiều lần vừa gùi gạo lên dốc cao, Điềm vừa lẩm nhẩm làm thơ. Một lần về đến nhà, chỉ kịp đặt gùi gạo xuống, vớ chiếc khăn mặt lau mồ hôi, Điềm ngồi vào bàn ghi ngay bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ...” . Say mê, kiên trì và nhẫn nại trong công việc sáng tác, năm 1972 tập thơ đầu tay Đất ngoại ô của Nguyễn Khoa Điềm được xuất bản đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Với Đất ngoại ô, Nguyễn Khoa Điềm đã góp một tiếng nói mới mẻ có âm sắc, có phong cách vào dàn đồng ca của thơ ca chống Mỹ. Tập thơ gồm 31 bài, tái hiện sinh động hiện thực đời sống chiến trường và thế giới nội tâm giàu rung động tinh tế, giàu xúc cảm của một nhà thơ- chiến sĩ. Chủ đề của tập thơ phong phú: tình cảm quê hương đất nước, tình mẹ, tình bạn bè, tình yêu... Và bao trùm lên tất cả là sự sôi động, náo nức của một tâm hồn thơ trẻ nồng cháy lý tưởng. Giọng thơ thiết tha, sâu lắng mỗi khi viết về mẹ, về quê hương; nhưng khi đề cập đến những vấn đề của dân tộc, thời đại thì giọng thơ lại giầu tính triết lí và


chính luận, khiến cho những câu thơ của ông có dáng dấp tráng ca- những câu thơ báo hiệu cho sự hào sảng, phóng khoáng của trường ca Mặt đường khát vọng sau này.

Trường ca Mặt đường khát vọng được viết tại khu sáng tác Trị Thiên - Huế tháng 10- 1971, trong hoàn cảnh khốc liệt dưới những căn hầm, trong khoảng yên tĩnh giữa những đợt bom. Chính trong hoàn cảnh ấy, dường như mọi cảm xúc về cuộc chiến đấu của tuổi trẻ, những trải nghiệm của nhà thơ trong thời gian hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Huế có dịp dồn tụ, trỗi dậy mạnh mẽ, thôi thúc nhà thơ viết nên một bản hùng ca của tuổi trẻ miền Nam đấu tranh.

Trường ca Mặt đường khát vọng gồm 9 chương, trong đó một số chương xuất sắc: Lời chào, Đất Nước, Xuống đường... Đặc biệt thành công là chương Đất Nước. Đất Nước đã trở thành một bài thơ có sức sống độc lập, thể hiện trọn vẹn tài năng phong cách Nguyễn Khoa Điềm. Cùng với Đât Nước của Nguyễn Đình Thi, bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm trở thành hai áng thơ đẹp nhất viết về Tổ quốc của văn học Việt Nam hiện đại.

Với gần mười năm chiến đấu, làm việc và sáng tác ở chiến trường Bình Trị Thiên, Nguyễn Khoa Điềm đã đóng góp cho nền thơ chống Mỹ hai tập thơ: Đất ngoại ô (1972) và Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974). Số lượng ấy chưa phải là nhiều, song Nguyễn Khoa Điềm sớm khẳng định một tài năng, một phong cách thơ độc đáo. Đóng góp lớn nhất của ông cho thơ ca giai đoạn này đó là cảm hứng mới mẻ về Đất Nước, về Nhân dân. Tập thơ Đất ngoại ô và trường ca Mặt đường khát vọng đã góp thêm tiếng nói sâu sắc, một phong cách riêng cho dàn đồng ca của thơ chống Mỹ.

1.2. Cảm hứng của tuổi trẻ trên Mặt đường khát vọng

1.2.1. Cảm hứng chung của thơ tuổi trẻ miền Nam chống Mỹ

Trong thành công của phong trào thơ chống Mỹ, phải kể đến sự đóng góp rất lớn của thế hệ các nhà thơ trẻ. Họ có thể chiếm phần đông trong tuyển tập, có thể đứng cùng nhau trong một tập thơ chung, và số lớn lại đã có những


tập thơ riêng khá dày dặn, có những trường ca được dư luận chú ý. Bên nền lí tưởng và ý thức trách nhiệm chung của thơ ca, ta có thể gặp trong thơ trẻ đây đó chất trữ tình nhuần nhuyễn của Tố Hữu, chất trí tuệ tài hoa của Chế Lan Viên, sức cảm thụ phong phú, dồi dào của Xuân Diệu, tiếng nói thông minh của Nguyễn Đình Thi... Nhưng dưới ảnh hưởng của những phong cách tiêu biểu ấy, lớp trẻ đang cố gắng đi đến những sáng tạo mới trong thơ. Thực tế, họ đã mang đến cho thơ chống Mỹ tiếng nói đặc sắc của riêng lứa tuổi trẻ mà những thế hệ nhà thơ trước không thể nói thay được.

Đóng góp chung của đội ngũ trẻ trên hậu phương lớn những năm đánh Mỹ đã được khẳng định khá nhiều. Mặt khác, với một nền thơ chiến đấu, gần như những gì tinh tuý đều có mặt và được tập trung trong đề tài chiến đấu. Và như vậy, lực lượng nhà thơ quân đội có thể xem là lực lượng xung kích của đội ngũ thơ. Vì thế, nói đến đóng góp của lớp trẻ trong thơ chống Mỹ, không thể không nói đến những nhà thơ trẻ trong quân đội. Trong tiểu mục này, chúng tôi muốn dành nói nhiều hơn về những đóng góp quan trọng của những nhà thơ cách mạng miền Nam, đặc biệt là những cây bút học sinh, sinh viên như Trần Quang Long, Nguyễn Thái Bình, Thái Ngọc San, Trần Vàng Sao, Đông Trình, Tần Hoài Dạ Vũ, Vò Quê... Hàng loạt các tập thơ ra đời nói lên tinh thần yêu nước và đấu tranh của thế hệ trẻ miền Nam. Thơ họ trẻ trung, đằm thắm, vượt lên những chán chường bế tắc và những vay mượn siêu hình đương thời để cất lên tiếng gọi lên đường.

Nếu thơ con bất lực

Con xin nguyện trọn đời

Dùng trái tim mình làm trái phá Sống chết một lần thôi.

(Trần Quang Long)

Trong lửa đạn chiến tranh, những vần thơ ấy có sức cảm hoá lạ lùng, đã kết nối tuổi trẻ đấu tranh bởi sức lay động sâu xa của nó. Vò Quê trong những


ngày bị tù đày đã viết những bài thơ “lục bát từ Côn Đảo” với những câu thơ hào sảng phản ánh khí thế đấu tranh sôi nổi của phong trào học sinh, sinh viên Huế đòi tự do:

Kiêu hùng tóc biếc bay cao

Em tung nón rách em gào tự do...

Những hình ảnh giàu tính biểu cảm trên thể hiện khí thế của tuổi trẻ thành Huế nói riêng và của tuổi trẻ cả nước nói chung trong những ngày sôi sục chống Mỹ, quyết tâm đứng lên đấu tranh giải phóng quê hương, Đất Nước.

Hoà một nhịp với âm hưởng của thơ tuổi trẻ miền Nam những năm chống mỹ, thơ Nguyễn Kha cũng như đốt bùng lên phong trào đấu tranh của tuổi trẻ học đường. Và nhà thi sĩ - chiến sĩ ấy cũng đã hy sinh trên một sườn đồi ở ngoại ô thành Huế:

Ta nghe chừng đoàn người ngựa Thăng Long Đang phá vỡ trùng vây, đập tan quân cướp nước Ta đã thấy vành đai mở rộng

Thành phố rộn ràng khoác áo tứ thân.

Đó là những tiếng thơ đại diện cho tuổi trẻ miền Nam và cả nước đứng lên đấu tranh giải phóng quê hương, Đất Nước. Nhìn chung, các tác phẩm của các tác giả trên đều thể hiện được chiều sâu tâm hồn và tình cảm của những người đang trực tiếp cầm súng chiến đấu. Những câu thơ trẻ trung đằm thắm của họ góp phần hoàn thiện bức tranh “ xuống đường” của thế hệ trẻ miền Nam những năm chống Mỹ.

1.2.2. Cảm hứng nhận đường và xuống đường của tuổi trẻ miền Nam trong thơ Nguyễn Khoa Điềm

Sự xuất hiện của các nhà thơ trẻ chống Mỹ đã tạo nên một sự biến đổi mạnh mẽ cả về lượng cũng như về chất trong thơ. Có thể khẳng định, chưa bao giờ số lượng nhà thơ trong một giai đoạn thơ ca lại đông đảo như vậy. Từ


các chiến trường, các quân khu, trung đoàn cho đến các nông trường, xí nghiệp... đâu đâu cũng có tiếng thơ của các nhà thơ trẻ đang khao khát bộc lộ, khẳng định mình. Thơ không còn là sản phẩm tinh thần của một số ít trí thức tiểu tư sản như thời trước cách mạng. Từ kháng chiến chống Pháp, xu hướng này đã xuất hiện, nhưng phải đến kháng chiến chống Mỹ mới thực sự trở thành một phong trào rộng khắp trong toàn quân, toàn đân. Tiêu biểu nhất trong số đó phải kể đến những chàng trai, cô gái vừa rời ghế nhà trường. Lớn lên và trưởng thành từ chiếc nôi của chế độ mới, họ ít chịu ảnh hưởng của những tư tưởng cũ và cũng không phải trải qua những giai đoạn khó khăn phải tìm đường, nhận đường như các nhà thơ lớp trước. Tiếng thơ của họ được kế thừa những tinh hoa của thế hệ đi trước, nhưng chủ yếu được cất lên từ chính cuộc đời đang lăn lộn với khói bom, đất cát của họ, bởi vậy nó rất sinh động và tươi mới. Từ những mái trường nơi đồng quê, thành phố họ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực nơi hậu phương lớn. Họ ra chiến trường, hành trang mang theo là tình yêu Tổ quốc, quê hương và lòng căm thù giặc. Họ đã góp vào thơ kháng chiến những giọng điệu mới, những phong cách mới từ cách cảm nhận, cách quan niệm về cuộc sống, về hạnh phúc và chiến tranh đa chiều và đa dạng.

Giữa chiến trường rộng lớn, mỗi nhà thơ chọn cho mình một mảng hiện thực phù hợp để sáng tác, tạo ra những vùng thẩm mĩ riêng. Nếu như vùng thẩm mĩ của Phạm Tiến Duật là đường Trường Sơn với cuộc sống của những người lính lái xe, những cô thanh niên xung phong; thì vùng thẩm mĩ của Nguyễn Khoa Điềm là phong trào học sinh, sinh viên đô thị bị tạm chiếm miền Nam. Chọn cho mình một mảng hiện thực đặc biệt, nên tiếng thơ Nguyễn Khoa Điềm có giọng điệu riêng. Đó là tiếng nói đại diện cho tuổi trẻ miền Nam trong quá trình nhận đường về với nhân dân, với Tổ quốc.

Quá trình nhận thức ấy quả không đơn giản, Sống trong thành phố bị kẻ thù chiếm đóng, cách mạng đối với họ thật xa lạ. Đối diện với từng ngày,


từng giờ là cảnh bắt lính của chính quyền tay sai, là những cám dỗ của cuộc sông tiêu cực, buông thả:

Sông Hương ơi sông Hương Ngươi còn nguồn với bể

Để đi và để đến

Còn ta hai nhăm tuổi Trôi cạn trên mặt đường.

(Mặt đường khát vọng)

Mặt đường khát vọng là tập trường ca hùng tráng, thiết tha khái quát quá trình thức tỉnh của tuổi trẻ các đô thị vùng tạm chiếm miền Nam. Họ nhận thức rò bộ mặt xâm lược của Đế quốc Mỹ, luôn hướng về Nhân dân, Đất Nước, ý thức được trách nhiệm của thế hệ mình để rồi cùng xuống đường, hoà vào dòng thác nhân dân đấu tranh vì độc lập tự do.

Giặc Mỹ với đầy đủ các chiêu bài đã gieo rắc lên trên quê hương đất nước ta bao tội ác dã man mà ngàn đời chúng còn bị nhân loại lên án. Bằng những sự kiện lịch sử, những tin tức, tư liệu khá đầy đủ, Nguyễn Khoa Điềm đã vạch trần bản chất xâm lược của Đế quốc Mỹ: với vẻ mặt giả nhân giả nghĩa và bàn tay đẫm máu, với đầu óc đầy những âm mưu đen tối và những lời đường mật giả tạo, mang “ văn minh của chủ nghĩa thực dân mới”:

Chúng đánh ta truỵ hết những bào thai truyền thống

Từng đẻ ra nhân nghĩa, anh hùng, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Chúng đánh cho cả dân tộc ta biến hình thành sứa

Trôi bập bềnh theo cuồng lưu của chủ nghĩa thực dân.

Một tay mang bom, đi gieo rắc thảm hoạ chiến tranh, tay kia, giặc Mỹ cầm cành ô liu và củ cà rốt, mồm không ngớt kêu gọi hoà bình. Tuổi trẻ thành thị miền Nam phải sống trong cái xã hội phồn hoa giả tạo ấy. Nguyễn Khoa Điềm muốn thức tỉnh họ, và nhà thơ hoà nhập với tuổi trẻ miền Nam để cất lên tiếng nói của chính họ. Nhà thơ cùng họ thấm thía xót xa về thân phận nô lệ:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022