Những Tâm Sự, Những Trải Nghiệm Thế Sự Và Nhân Tình Mang Màu Sắc Truyền Thống Và Văn Hóa Huế.


Mắt em trong suốt thời con gái

Anh bàng hoàng không biết làm sao nói Anh biến mình thành ngọn gió thời gian...

(Những bài thơ tình viết trong chiến tranh)

Đặc biệt hơn cả là Nguyễn Khoa Điềm dành nhiều trang viết về hình ảnh người mẹ. Cũng như bao nhiêu hình ảnh người mẹ khác xuất hiện trong văn học, hình ảnh người mẹ trong thơ Nguyễn Khoa Điềm là hình ảnh người phụ nữ đã mang nặng đẻ đau, sinh con ra trong tình yêu thương vô bờ bến:

Và mẹ con, người đã trút cho con một phần thân thể Một phần mùa xuân...

(Ngôi nhà có ngọn lửa ấm)

Cả cuộc đời mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó, chắt chiu nuôi con nên người:

Đời mẹ tảo tần cay đắng

Từng nuôi chúng con làm nên chiến thắng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

(Ngày vui)

Thành công nhất trong thơ Nguyễn Khoa Điềm có lẽ là hình ảnh người mẹ Tà ôi trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Hình ảnh “Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ” và “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi / Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” là những hình ảnh hết sức bình dị mà vô cùng sâu sắc. Nhà thơ chia xẻ với nỗi vất vả của những người mẹ miền núi A Lưới và tình thương, ước mơ của mẹ dành cho con, cho đất nước. Cả bài thơ cũng toát lên tinh thần yêu nước của những người dân lao động Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Người mẹ thực sự là nguồn cảm hứng lớn trong mạch cảm xúc của thơ Nguyễn Khoa Điềm.

Đặc sắc thơ Nguyễn Khoa Điềm - 9

Viết về cuộc sống và con người xứ Huế , Nguyễn Khoa Điềm bộc lộ tấm lòng của một người con hiếu thảo với những tình cảm, cảm xúc mãnh liệt, sâu sắc thể hiện một cách không ồn ào mà nhẹ nhàng, thấm thía.


2.3. Những tâm sự, những trải nghiệm thế sự và nhân tình mang màu sắc truyền thống và văn hóa Huế.

Được sinh ra và trưởng thành trên vùng đất cố đô giàu giá trị văn hoá, thơ Nguyễn Khoa Điềm thấm đẫm hồn Huế. Chính cái chất Huế thâm trầm, cái tâm hồn Huế tha thiết, mộng mơ, giàu màu sắc đã tạo nên hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm trữ tình mà sâu lắng, hài hoà trí tuệ và cảm xúc. Thành phố Huế cổ kính nằm bên dòng Hương giang đã gắn bó với Nguyễn Khoa Điềm bao kỉ niệm ấu thơ, và trong những năm tháng hoạt động chiến đấu trên chiến trường Trị Thiên - Huế, đã trở thành nguồn cung cấp cho Nguyễn Khoa Điềm những cảm hứng và chất liệu thi ca. Huế đã đi vào thơ Nguyễn Khoa Điềm từ ngoại ô nghèo đến đại lộ uy nghi cổ kính, từ dòng Hương giang đến những con đường rợp bóng phượng vĩ. Huế là mệ, là chị, là em, là bạn bè đồng chí trong những đêm không ngủ, những ngày xuống đường. Đó là chất trữ tình dịu nhẹ, kín đáo mà sâu lắng như những lời tâm tình thủ thỉ ngọt ngào đậm màu sắc truyền thống và văn hoá Huế.

Chất văn hoá dân gian của riêng miền đất Huế được in đậm trong thơ Nguyễn Khoa Điềm. Cũng như bao miền quê khác trên đất nước Việt Nam, ở Huế tồn tại những trò chơi dân gian quen thuộc gắn liền với tuổi thơ mỗi người: trò chơi chuyền, trò đánh trận giả..., đặc biệt là trò thả diều, một trò chơi dân gian nổi tiếng của xứ Huế mà cho đến bây giờ, diều Huế đã trở thành một thứ đặc sản văn hoá rất riêng:

Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng Rút những cọng rơm vàng về kết tổ

Đá dạy ta với cánh diều thơ nhỏ Biết kéo về cả một sắc trời xanh

(Mặt đường khát vọng)


Với Nguyễn Khoa Điềm, có phải chăng, chính cánh diều tuổi thơ bé cũng hướng đến một khát vọng thanh bình, khát vọng tự do với cả một sắc trời xanh?

Và cũng từ một trò chơi dân gian gắn liền với vùng đất Huế, long lanh sắc màu của chợ Gia Lạc: Con gà đất bảy màu - Sống bằng hơi con trẻ - Hùng dũng gọi mùa xuân - Mặt trời vàng long lanh trên chợ Gia Lạc – Ngày vui bay trong tiếng gà giòn giã, Nguyễn Khoa Điềm đã viết nên bài thơ Con gà đất, cây kèn và khẩu súng gây ấn tượng bởi sự liên tưởng hết sức độc đáo: Người lính giải phóng quân đã ra đi từ: Con gà đất / Cây kèn / Và Khẩu súng / Để nhận lấy tình yêu của thuở ban đầu. Bài thơ như một câu chuyện kể hấp dẫn, một hành trình nhiều biến cố trong cuộc đời con người đi từ những kỉ niệm tuổi thơ đầy ao ước, đến hiện thực cuộc sống quay cuồng và đau thương để nhận ra chân lý, hoà mình vào ngày hội của những người đứng lên đòi được sống:

Chợt hiểu rằng, đây khao khát thẳm sâu Mẹ đã hẹn một lần và anh đợi từ lâu Anh đã đi từ

Con gà đất cây kèn và khẩu súng

Để nhận lấy tình yêu của thuở ban đầu.

Niềm tự hào về bề dày truyền thống lịch sử, bề sâu văn hoá của vùng đất cố đô tiếp thêm sức mạnh chiến đấu cho thế hệ thanhh niên như Nguyễn Khoa Điềm, bởi họ nhận ra một chân lý:

Kinh đô mất, nhưng lòng Người không tắt Từ đau thương, chân lý đến nơi này

Tổ quốc lớn lao là Tổ quốc người chân đất Hát dân ca và cầm búa cầm cày

(Nơi Bác từng qua)


Là người con được sinh ra trên mảnh đất cố đô, nhưng trong suốt hành trình cuộc đời của Nguyễn Khoa Điềm có nhiều mốc thời gian nhà thơ không sinh sống ở quê hương. Bởi vậy, trong thơ Nguyễn Khoa Điềm luôn trĩu nặng một nỗi lòng thương cây nhớ cội:

Đã lâu anh chưa về Huế

Hẹn vào thu rồi lỡ cả mùa đông Anh mải miết trên đường hoạn lộ

Nghảnh về quê hư ảo một vầng trăng

(Viết cuối năm)

Người ta vẫn nói, trong tâm thức Huế, người con của Huế cảm thấy khó lòng rời xa bàn thờ tổ tiên hoặc còi nhà vườn của mình. Tuy nhiên lại vẫn có cảm nghĩ chưa bỏ nhà ra đi vẫn chưa viên thành vận số mình. Và một khi xa xứ, bắt đầu nảy nở trong tâm thức kẻ li hương một loại tình cảm mới: tình cảm hoài hương. Loại tình cảm này thâm sâu như tình con với mẹ, nó âm ỉ như mạch ngầm, như than hồng vùi dưới tàn tro. Thứ tình cảm ấy vừa giúp con người không quên nguyên quán của mình, vừa thôi thúc con người sống chẳng phải cho bản thân, mà cho một vận hội chung, có tính vị tha, hướng thượng. Nguyễn Khoa Điềm có lẽ là trường hợp điển hình cho tính cách Huế, tâm thức Huế ấy. Dù có ở bất cứ nơi đâu, nhà thơ cũng giữ mãi một cốt cách Huế, một tâm hồn Huế “ Con đi xa vẫn giữ trọn hình hài - Giấc mơ xưa dù bao dâu bể - Bên thềm xuân còn một nhanh mai...”. Và quê hương, bao giờ cũng luôn sẵn sàng mở rộng vòng tay chào đón đứa con trở về, là bến đậu bình yên, là nơi nương náu, ẩn giấu tâm hồn để gột rửa mọi bụi trần:

Mười năm dầu dãi, đường xa ngái Bây giờ về tắm bến Hà Khê

Nhìn lên tháp cổ cao trông đợi Cúi xuống dòng xưa chợt ấu thơ.

(Tắm bến Hà Khê)


Tình yêu thiên nhiên là một tình cảm lớn trong tâm hồn Huế, đến nỗi nó mang màu sắc của triết học chi phối toàn bộ cuộc sống tinh thần của người Huế: hướng nội, suy tư, hoà quyện vào thiên nhiên, gửi gắm lòng mình vào cỏ cây, hoa lá. Với sự ảnh hưởng văn hoá này, thơ Nguyễn Khoa Điềm có những triết lý sâu sắc và đầy tính nhân bản trong cách dùng hình ảnh cây cối là biểu tượng soi chiếu, triết lý cho cuộc sống, tính cách con người. Điều này được bộc lộ rò trong bài thơ Mẹ và quả. Bài thơ là một hiện minh thuyết phục về luật nhân - quả trong cuộc sống con người - thế giới khách quan với tính biện chứng sâu sắc của nó, có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi chúng ta.

Quả tượng trưng cho sự sống mà mẹ chính là người gieo trồng chăm bẵm và mong mỏi được hái: Những mùa quả lặn rồi lại mọc – Như mặt trời, khi như mặt trăng. Chữ mọc thì hiển nhiên khi nói về cây trồng thực vật. Nhưng chữ lặn là một sáng tạo mới mẻ của nhà thơ. Ngoài sự chuyển dịch của thời gian, không gian còn có cả sự chuyển dịch không ngừng của sự sống. Sự vận động này còn mang ý nghĩa triết học biện chứng.

Giọng thơ Nguyễn Khoa Điềm điềm đạm, khiêm nhường trong Mẹ và quả là một ứng xử giao hoà giữa con người với thiên nhiên. Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên chúng tôi một thứ quả trên đời. Ở đây nhà thơ không nói lũ chúng con hay chúng con. Có lẽ ông muốn nới rộng biên độ tình cảm với sức khái quát lớn hơn ở một lứa tuổi đã đủ bản lĩnh và tự tin trước sự biến động của cuộc sống.

Thường, chúng ta nhìn sự thay đổi của vạn vật bằng sự lớn lên, vươn lên cả về hình khối và thể chất. Nhưng nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại phát hiện sự lớn xuống hướng tâm về mặt đất không phải bằng độ oằn cong của cành mà bằng chính kích thước của quả, của sự lớn nhiều chiều trĩu nặng bao ý nghĩa hàm ơn sinh thành: Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên / Còn những bí,


những bầu thì lớn xuống.Ông gọi tên bí, tên bầu như tên người thân thiết đầy biểu cảm và giao cảm. Phải có con mắt tinhh tế và tấm lòng nhân ái mới nhận ra những bí những bầu ấy: Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn / Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Những giọt mồ hôi ngưng tụ giữa không gian mang một vẻ đẹp thuần khiết kết tinh mà ám ảnh; vừa day dứt, vừa tôn vinh hình ảnh người lao động thật bình thản và tự tin làm chủ cuộc sống. Chữ rỏ đông kết mà lan toả ấm nóng sự cộng hưởng của tình người. Khó có thể thay được chữ nào hay hơn thế vừa tôn kính thiêng liêng, vừa ấm áp nhân hậu.

Bài thơ có một giá trị lay thức thẩm mĩ khi ông thảng thốt: Tôi sợ ngày bàn tay mẹ mỏi / Mình vẫn còn một thứ quả non xanh. Một sự thú nhận nhiều trực cảm; sự lan toả của bài thơ vì thế ngân vọng sâu xa hướng con người tới cội nguồn và vẻ đẹp vĩnh cửu của còi thiện.

Mỗi nét đặc trưng của văn hoá Huế đều ảnh hưởng lớn tới văn học nghệ thuật. Ta vẫn biết, hơn 300 năm trước, Huế là đất “thiền kinh” và ngày nay Huế vẫn là một trung tâm Phật giáo lớn của cả nước với số lượng tín đồ đông đảo, chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Phật giáo để hình thành nên tính cách, lối sống Huế ngày nay. Đó là việc tạo thân tâm nhẹ nhàng, thanh khiết làm nên tính cách trầm tĩnh có chiều sâu tư duy và tính nhân ái, an nhiên của người dân cố đô. Người Huế không chỉ tiếp thu ở Phật giáo tinh thần tự lực mà còn tiếp thu cả lòng từ bi, hỷ xả, cũng như nếp sống đạm bạc, thanh tịnh ở nhà chùa tạo nên lối sống dung dị đầy nhân bản. Tiếp thu khuynh hướng trọng đức của Phật giáo, người Huế luôn cố gắng vươn lên trên con đường học vấn. Bởi vì họ cho rằng muốn có sự ổn định bền vững, lâu dài trong cuộc sống thì cần phải có trí tuệ hay nói theo danh từ nhà Phật là phải có bát nhã. Nhờ có trình độ văn hoá cao nên với người Huế những điều bình dị trong cuộc sống thường nhật đều có thể nâng lên thành nghệ thuật từ ẩm thực đến trang trí nhà cửa , vườn cây... Với người Huế, cái tâm của con người là vô cùng quan


trọng, làm bất cứ việc gì cũng phải với tấm lòng thành thực không vụ lợi mới là đáng quý. Ngoài ra, “ xứ Huế còn là xứ của đạo nghĩa ân tình giữa mẹ con, cha con, vợ chồng, anh em, thầy trò, láng giềng, chủ khách gắn bó với nhau trong tình nghĩa thuỷ chung”. Những triết lý nhân sinh ấy ảnh hưởng lớn đến Nguyễn Khoa Điềm, cả trong cuộc đời và trong thơ ca. Với tấm tình nhân ái, Nguyễn Khoa Điềm dành nhiều trang viết chân thành và tha thiết dành tặng cho bạn bè, đồng nghiệp, đồng chí: Tiễn bạn cuối mùa đông, Bếp lửa rừng, Gửi anh Trường, Bạn ơi – Bạn có nhớ, Kính tặng Nguyên Hồng, Trên khối đá của từ ngữ, Tặng một người sáng tạo, Ngồi với cây long não nhà bạn, Bạn thơ (tặng Đồng Đức Bốn), Nhớ Nguyễn Đ, 40 năm - gặp lại, Viết tặng Bốn, Tiễn biệt nhà thơ Tố Hữu, Sự thật của cuộc ra đi (kính tặng Trịnh Công Sơn), Người nằm bên hồ Tây (tặng nhà thơ Phùng Quán), Uống rượu với bác Dương Văn Vượng...

Đặc biệt, thấm nhuần triết lý Phật giáo, Nguyễn Khoa Điềm có bài Tập thiền với lời dặn dò con trong những suy nghĩ, trải nghiệm thật ý nghĩa về việc trân trọng từng giây phút và những gì có được từ cuộc sống:

Con không cần ăn đến sơn hào hải vị Để biết đến vị ngon có thể có trong đời

Chỉ cần trong một sát- na con biết lắng mình vào cuộc sống Một hạt con là cả cuộc đời.

Hay bài học về lòng biết ơn và sự thức tỉnh trong Cánh đồng buổi chiều:

Chúng ta vẫn bưng bát cơm trắng mỗi ngày Thật đơn giản, hiển nhiên,như hơi thở

Không còn nhớ có bao giọt mồ hôi trên mặt ruộng Bao nhiêu bùn, bao nhiêu khổ đau

Khi mồ hôi trở nên quá rẻ

Kẻ ranh ma trở nên quá giàu.


Rời xa mũ áo quan trường, Nguyễn Khoa Điềm trở lại với “đời thường”, với Huế và với mái nhà thơ mà ông gắn bó ngay từ thời trai trẻ, để làm một người giữa mọi người. Vẫn là thơ của một tâm hồn Huế ưu tư, thâm trầm ấy, thời chiến tranh, thơ Nguyễn Khoa Điềm sâu lắng, tinh tế, trong veo và đầy khát vọng, thì giờ đây thơ ông buồn hơn, nhưng là nỗi buồn dịu dàng, thăm thẳm mà thanh thản:

Bây giờ gió gọi anh đi / Mặt trời đánh nhịp về tám hướng / Từ giã cà- vạt, giày đen, lời trịnh trọng / Anh là một với cánh đồng, cánh hẩu với quán cóc, ăn chịu với cỏ / Hò hát một mình, đọc những gì yêu thích, ghi chép những gì cần ghi chép / Thế giới thật rộng, những ngả đường độ lượng / Cho anh làm mới cuộc đời mình...

Giữa cuộc sống thường nhật, dù náu mình trong “Còi lặng” giữa khu vườn yên tĩnh nhưng có những lúc gờn gợn như sóng ở đáy sông bởi ông vẫn như người hát rong trò chuyện với nhân vật trữ tình và tự bạch với còi lòng mình, thi thoảng loé lên chút nỗi niềm nhân thế. Và từng tiếng chim trong khu vườn ấy, những bông hoa cỏ dại nơi ấy sẽ vẫn làm bật lên những bài thơ đau đáu nỗi đời, được bật lên từ trái tim không phải đập bằng nhịp đập của người khác mà là của chính ông. Có thể nói, cuộc đời của Nguyễn Khoa Điềm, một nhà thơ kháng chiến, trước đây đã hài hoà, nồng thắm cùng đất nước. Ngày nay, dù mái tóc đã bạc, dù không còn phải gánh vác nhiều trách nhiệm xã hội thì con người thi sĩ trong ông lại một lần nữa bừng dậy và bản chất người thi sĩ ấy vẫn là hài hoà, nồng thắm cùng đất nước theo cách riêng của mình, trong từng tế bào, trong mỗi hơi thở hàng ngày.

Dù ở thời nào, Huế cũng luôn xứng đáng là một vùng văn hoá mang đậm sắc thái truyền thống của Việt Nam, là nơi thể hiện sinh động một thời phát triển của vùng đất kinh kì, nơi hội tụ tinh hoa văn hoá của cả nước. Chất thâm trầm, lắng sâu của văn hoá Huế đã làm nền tảng cho những tâm sự, những trải nghiệm thế sự và nhân tình của thơ Nguyễn Khoa Điềm - tạo thành một trong những nét đặc sắc của thơ ông.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022