Đan xen với khoảnh khắc thời gian, không gian hiện tại là sự thức tỉnh của ý thức cộng đồng với sự tổng hoà những vẻ đẹp trong đời sống tinh thần, tâm linh của người Việt. Vẻ đẹp quê hương đất nước được tái hiện trong những lời ca dao toát lên lòng tự hào về non sông gấm vóc, về Cha Rồng Mẹ Tiên, gắn với lòng biết ơn tổ tiên đã ăn sâu vào tiềm thức từng người Việt:
Đất là nơi “ con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” Nước là nơi “ con cá ngư ông móng nước biển khơi” Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng...
Quá khứ, hiện tại, tương lai đã gắn kết trong một ý thức cộng đồng bền chặt, là nguồn sức mạnh và cũng là phẩm chất tâm hồn dân tộc đã được nhà thơ lí giải qua những hình tượng thơ giàu tính thẩm mĩ và hàm chứa mối quan hệ Đất Nước – con người nhân dân không thể tách rời. Thời gian lịch sử, không gian văn hoá hoà quyện trong mạch thơ đầy ân tình đã dần phác hoạ rò nét tượng đài Đất Nước. Không chỉ tiếp cận hình tượng trong huyền sử, trong hiện thực đời sống, trong mối quan hệ cá nhân - cộng đồng, Nguyễn Khoa Điềm còn dẫn dắt độc giả trở về với hiện thực trực tiếp của cuộc kháng chiến chống Mỹ, nói lên tiếng nói đầy trách nhiệm của cả một thế hệ chống Mỹ thực sự trưởng thành trong nhận thức và tình cảm:
Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Khi hai đứa cầm tay
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc sắc thơ Nguyễn Khoa Điềm - 2
- Cảm Hứng Của Tuổi Trẻ Trên Mặt Đường Khát Vọng
- Cảm Hứng Công Dân Về Đất Nước Và Nhân Dân 1.3.1.tư Tưởng Đất Nước Của Nhân Dân
- Nghiên Cứu Thơ Nguyễn Khoa Điềm Từ Góc Độ Văn Hoá Và Văn Hoá Huế
- Thiên Nhiên, Cuộc Sống Và Con Người Xứ Huế Trong Thơ Nguyễn Khoa Điềm.
- Đặc sắc thơ Nguyễn Khoa Điềm - 8
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn.
Ý thơ thật giản dị, không hề gượng ép tình cảm, đi từ mối quan hệ riêng tư để hướng về với mối quan hệ cộng đồng, dân tộc. Tứ thơ độc đáo chính là từ sự mở rộng từ thế giới của “ anh và em hôm nay” đến với “mọi người”. Vẻ đẹp của Đất Nước được phát hiện thêm với vẻ đẹp “ hài hoà nồng thắm” và “ vẹn tròn to lớn”. Đó cũng là sự kết hợp hài hoà của lí trí và tình cảm con người thời đại chống Mỹ. Hơn thế nữa, những câu thơ này còn cắt nghĩa cho vẻ đẹp tình yêu của thế hệ trẻ thời chống Mỹ không hề mất đi vẻ lãng mạn, khi khoảnh khắc cầm tay hiện tại đã nghĩ về thế hệ tương lai, về một ngày thanh bình và sự phát triển của Đất Nước với “ những tháng ngày thơ mộng”. Không dừng lại ở đó, nhà thơ tiếp tục đi sâu vào mối quan hệ Đất Nước với tâm hồn của từng con người, giọng thơ tâm tình, thấm thía:
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời.
Phần mở đầu của chương Đất Nước được cấu tứ trên cơ sở gắn bó giữa các vẻ đẹp riêng biệt, độc đáo và giàu sức biểu cảm để làm nên vẻ đẹp chung tổng hoà thành hình tượng Đất Nước kì vĩ và giàu sức thuyết phục. Nhà thơ đã trữ tình hoá vấn đề mang tính chính luận, nhằm trả lời những câu hỏi lớn mà dân tộc đang phải tìm lời đáp trong cuộc chiến đấu vì lí tưởng độc lập tự do, cuộc chiến đấu của lương tri chống lại thế lực bạo tàn.
Tư tưởng Đất Nước của nhân dân đã chi phối cách nhìn của nhà thơ khi nghĩ về lịch sử bốn nghìn năm của Đất Nước. Nguyễn Khoa Điềm đã có những phát hiện thú vị và độc đáo về Đất Nước trên các phương diện: địa lí,
lịch sử, văn hoá,... Dưới cái nhìn của Nguyễn Khoa Điềm, lịch sử Đất Nước được kết thành từ bao thế hệ, bao cuộc đời và số phận của nhân dân: từ những người vợ nhớ chồng ra trận, cặp vợ chồng yêu nhau, anh học trò nghèo, những người dân vô danh được gọi bằng những cái tên mộc mạc, rồi cả những con cóc, con gà quê hương đến những gót ngựa của Thánh Gióng, 99 con voi chầu đất Tổ Hùng Vương,... Mỗi người, mỗi vật đi qua lịch sử, không gian, thời gian đều để lại một chút gì cho Đất Nước. Tác giả đã đi đến một kết luận mang tính khái quát:
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hoá núi sông ta...
Theo Nguyễn Khoa Điềm, những thắng cảnh, những địa danh nổi tiếng trên khắp mọi miền Đất Nước đều do nhân dân tạo ra, đều kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân, của những con người bình thường, vô danh.
Trên phương diện thời gian lịch sử, cũng chính nhân dân, những con người bình dị, vô danh đã “ Làm nên Đất Nước muôn đời”. Chính vì vậy, khi cảm nhận về Đất Nước bốn ngàn năm lịch sử, Nguyễn Khoa Điềm không nói đến các triều đại, các anh hùng mà lại nhấn mạnh đến vai trò “ làm ra Đất Nước ” của nhân dân:
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.
Và cũng chính những con người “ giản dị và bình tâm”, “ không ai nhớ mặt đặt tên ” ấy đã sáng tạo, gìn giữ và truyền lại cho đời sau mọi giá trị tinh thần và vật chất của Đất Nước từ hạt lúa, ngọn lửa, giọng nói, tên xã, tên làng... Họ là những anh hùng văn hoá:
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Với cái nhìn xuyên suốt lịch sử, Nguyễn Khoa Điềm nhấn mạnh đến vai trò của nhân dân. Nhân dân bằng máu xương của mình đã chiến đấu bảo vệ gìn giữ Đất Nước:
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm Có nội thù thì vùng lên đánh bại.
Khi nói đến “Đất Nước của nhân dân”, Nguyễn Khoa Điềm mượn văn học dân gian để nhấn mạnh thêm vẻ đẹp của Đất Nước: “ Đất Nước của ca dao thần thoại” và cũng bằng văn học dân gian, nhà thơ đã khám phá ra vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của nhân dân: họ là những con người yêu say đắm và thuỷ chung “ Dạy anh biết “ yêu em từ thuở trong nôi”, quý trọng tình nghĩa “ Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội”, và quyết liệt trong chiến đấu với kẻ thù “ Biết trồng tre đợi ngày thành gậy/ Đi trả thù mà không sợ dài lâu”
Nguyễn Khoa Điềm viết lên những trang thơ này bằng tất cả sự trải nghiệm của một người lăn lộn trong phong trào đấu tranh của thanh niên đô thị miền Nam. Nhà thơ đã thay mặt thế hệ mình để phát biểu tâm tư với tinh thần công dân, với nhiệt tình tuổi trẻ. Đó cũng là lời đáp cho câu hỏi mang tính chính luận về sự trường tồn của Đất Nước. Đất Nước bất tử chính nhờ ở tinh thần của những con người sẵn sàng dâng bầu máu của tuổi thanh xuân, biết sống có trách nhiệm với thời đại và đầy khát vọng về tương lai trường tồn của Đất Nước.
1.3.2. Hình ảnh Con đường và Ngọn lửa
Ngay từ những bài thơ đầu tiên trong sự nghiệp như Đất ngoại ô, Con chim thời gian, Mặt đường khát vọng, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ... Nguyễn Khoa Điềm đã chứng tỏ một năng lực suy nghĩ, cảm nhận tinh tế trong việc sáng tạo những hình ảnh thơ độc đáo, hấp dẫn như : trường thành vỡ rạn, con cầu như tiếng nấc nằm ngang, mặt trời của mẹ em nằm trên lưng, trái tim hồng lắp đầu súng chống tăng, đất nước đầu mũi tên, đất nước đầu tiếng chiêng... Thế giới hình ảnh trong thơ Nguyễn Khoa Điềm gây ấn tượng mạnh đến người đọc bởi vẻ đẹp thâm trầm, sắc xảo và giàu ý nghĩa biểu tượng. Cái quen mà lạ, giản dị mà độc đáo, nhẹ nhàng nhưng mang tầm sâu triết lí là những đặc trưng dễ nhận thấy nhất trong hình ảnh thơ Nguyễn Khoa Điềm. Có những hình ảnh đã trở thành hình ảnh đặc trưng, có tần số xuầt hiện nhiều lần trong thơ ông, lại cũng có những hình ảnh chỉ một lần xuất hiện nhưng lại có sức ám ảnh, lắng sâu vào lòng người đọc. Tất cả đều thể hiện ý thức sáng tạo, tính tích cực, chủ động chống lại sự xói mòn, sơ cứng của từ để tìm kiếm hình ảnh mới lạ, giàu ý nghĩa cho thơ.
Xuất hiện nhiều nhất trong thơ Nguyễn Khoa Điềm ở giai đoạn kháng chiến chống Mỹ là hình ảnh con đường và ngọn lửa. Hình ảnh con đường và ngọn lửa vừa thể hiện trung thực hiện thực cuộc sống vừa trở thành những biểu tượng giàu ý nghĩa cho phong trào đấu tranh với khí thế sôi sục, quyết liệt của tuổi trẻ Huế và hơn thế nữa, đó là biểu tượng cho khát vọng về một cuộc sống yên ấm, thanh bình.
Qua khảo sát trường ca Mặt đường khát vọng và các tập thơ Đất ngoại ô, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Còi lặng, hình ảnh con đường (mặt đường) có đến 180 lần xuất hiện, hình ảnh ngọn lửa xuất hiện 49 lần.
Là người có ý thức trang bị cho mình một vốn liếng kiến thức trước khi đi chiến trường, nhưng điều đáng quý là, những kiến thức mà Nguyễn Khoa
Điềm có được trong trường Đại học đã lặn sâu vào cảm xúc của ông, và chính đời sống chiến trường đầy hiểm nguy nhưng cũng đầy xúc cảm đã làm chấn động tâm hồn một người vốn điềm tĩnh như Nguyễn Khoa Điềm. Đó cũng là con đường đến với thơ của nhiều nhà thơ thế hệ chống Mỹ, những người biết hoà trộn giữa bản năng và nhận thức, giữa những gì có được từ đời sống sách vở với những gì có được từ đời sống chiến trường. Những vần thơ Nguyễn Khoa Điềm trào dâng như không thể khác:
Xe bắt lính ngoài đường Rào kẽm gai ngoài đường
Cha mẹ chạy gạo ngoài đường Xe Mỹ chẹt người ngoài đường
Hồi trống trường không khép ta vào yên tĩnh nữa Nhìn màu bảng đen nhớ màu mặt đường...
(Mặt đường khát vọng)
Hình ảnh con đường gắn liền với chặng đường tuổi trẻ của nhà thơ khi phải chứng kiến bao đau thương, mất mát diễn ra ngay trên mảnh đất quê hương thân yêu:
Đi trên đường “ mười tám tuổi” Dẫu anh đi quen
Con đường kẽm gai quằn quại.
Trước hiện thực tàn khốc, ác liệt ấy, những con đường giục giã những bước chân, đã trở thành biểu tượng của sự tranh đấu, để rồi con đường đó cũng chính là con đường dẫn đến thành công:
Mặt đường gọi: hãy giằng ngay sự sống Nhanh chân bước, bước chân chúng ta... Mặt đường đưa ta về ngày hội lớn
Độc lập, Hoà bình, thống nhất Bắc Nam.
Những người lính – trí thức như Nguyễn Khoa Điềm đã đến với chiến trường và từ chiến trường đến với thơ thật tự nhiên. Nhưng quan trọng hơn là, Nguyễn Khoa Điềm đã biết đồng hoá, hoà nhập, cộng trường tình yêu Đất nước, yêu nhân dân ở những người khác thành tình yêu của riêng mình, với những cảm nhận và lí giải của riêng mình:
Chỗ đứng chúng ta không phải ở Hoa Lư Mà trên con đường ta tìm về dân tộc
- Mặt đường là mặt người, mặt đường là thanh niên.
Nguyễn Khoa Điềm có riêng một bài thơ Tôi lại đi đường này khẳng định lý tưởng đúng đắn đã chọn:
Tôi lại đi đường này Đường đỏ cờ độc lập (...)Tôi lại đi đường này Con đường đi cứu nước (...)Tôi lại đi đường này Không bao giờ sợ lạc.
Đó là con đường chân lí, con đường giành độc lập tự do cho quê hương, cho dân tộc; con đường cùng hành trình với đồng chí, đồng đội để đi cho đến cuối- khi cái điều mong đợi- đang vang ở chân trời...
Trong những bài thơ viết sau chiến tranh ở hai tập thơ Còi lặng và Ngôi nhà có ngọn lửa ấm của Nguyễn Khoa Điềm, hình ảnh con đường mang thêm ý nghĩa là cuộc hành trình dài trong cuộc sống con người. Để trở về còi lặng, Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục cuộc hành trình của mình. Đó là hành trình tìm đến niềm vui, sự thật: Sau chiến tranh - Những ngôi nhà như tinh thể kết bất ngờ trong hạnh phúc - Định hình tất cả niềm vui và sự thật - Bằng gỗ, bằng vôi và giấc mơ ngày lên đường (Trên đường). Đó là hành trình hoài niệm qúa khứ: Trên những con đường - Đời tôi sẽ trôi qua – Mãi mãi tôi
không còn lung linh màu nắng ấy - Một chút mùa thu sách vở (Đi bên mùa thu); Những con đường không ai trở lại – Đã xuyên qua anh những mạch máu âm thầm (Những bài hát, con đường và con người). Đó là hành trình học không ngừng không nghỉ: Giữa thế giới không nhiều may mắn/ Ta học cách vừa lòng với mình/ Chia xẻ sự bình tâm của cỏ. (Hy vọng). Đó là hành trình hy vọng: Cuộc đời độ lượng – Có chỗ cho mọi vóc hình sự sống - Để sự sống phải mở đướng đi – Qua bóng tối cái chết. (Nhớ Nguyễn Đ). Đó là hành trình tự do: Anh là một với cánh đồng, cánh hẩu với quán cóc, ăn chịu với cỏ/ Hò hát một mình, đọc những gì mình thích, ghi chép những gì cần ghi chép/ Thế giới thật rộng, những ngả đường độ lượng/ Cho anh làm mới cuộc đời mình. (Bây giờ là lúc...). Đó là hành trình suy tư, vật vã: Trong những buổi chiều buồn bã/ Tôi nói thầm với hàng cây trước nhà/ Hãy dịu dàng hơn, hãy dịu dàng nữa/ Vì sao không thể yêu mến hơn/ Vì sao không xanh hơn/ Vì sao không trong sạch hơn? (Trong những buổi chiều). Đó là hành trình cảm và nghĩ: Anh mải miết trên đường hoạn lộ - Nghoảnh về quê hư ảo một vầng trăng (Viết cuối năm). Và sau cùng, đó là sự mở đầu một giai đoạn mới Quẫy đạp một hành trình mới. (Tháng tư).
Gắn liền với hình ảnh con đường trong những bài thơ viết trong chiến tranh chống Mỹ là hình ảnh ngọn lửa. Nếu con đường là biểu tượng của hành trình nhận thức, suy nghĩ và tranh đấu để giành độc lập tự do cho mảnh dất quê hương thì ngọn lửa là biểu tượng của khí thế sục sôi, tinh thần quật cường của tuổi trẻ Huế trong cuộc đấu tranh ấy:
Ta đan lửa những vùng trời cao rộng
Ta đan dấu những mặt đường cháy nóng.
Ngọn lửa căm thù của đồng bào đã bùng lên như lời kêu gọi, giục giã chiến đấu, nối tiếp truyền thống đấu tranh của dân tộc tự ngàn đời:
Hãy đứng dậy và giơ cao ngọn đuốc Của tình yêu đã khơi lửa ngàn đời.