Đặc sắc tản văn Y Phương - 1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


SÙNG THỊ HƯƠNG


ĐẶC SẮC TẢN VĂN Y PHƯƠNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Thái Nguyên, năm 2013


Đặc sắc tản văn Y Phương - 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


SÙNG THỊ HƯƠNG


ĐẶC SẮC TẢN VĂN Y PHƯƠNG


CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.01.21


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đức Hạnh


Thái Nguyên, năm 2013


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu “Đặc sắc tản văn Y Phương” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Đức Hạnh là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của các tác giả khác đều được tác giả trích dẫn rõ ràng.

Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm Luận văn và Nhà trường về sự cam đoan này.

Thái Nguyên, tháng 8, năm 2013

Tác giả


Sùng Thị Hương


Xác nhận

của người hướng dẫn khoa học


PGS.TS. Nguyễn Đức Hạnh

Xác nhận

của khoa chuyên môn


TS. Cao Thị Hảo

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Đức Hạnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.

Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đối với Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên; Ban chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Ban chủ nhiệm Khoa Sau đại học và các cán bộ Khoa Sau đại học Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học cũng như hoàn thành công trình nghiên cứu này.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… đã khích lệ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian hoàn thành luận văn.

Tác giả luận văn


Sùng Thị Hương


Trang bìa phụ

MỤC LỤC


Trang

Lời cảm ơn i

Lời cam đoan ii

Mục lục iii

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử vấn đề 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4. Mục đích nghiên cứu 5

5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5

6. Phương pháp nghiên cứu 5

7. Đóng góp của luận văn 6

8. Cấu trúc luận văn 6

Chương 1. VÀI NÉT VỀ TẢN VĂN VÀ NHỮNG MẠCH NGUỒN CẢM HỨNG TRONG TẢN VĂN CỦA Y PHƯƠNG 7

1.1. Vài nét về tản văn 7

1.1.1. Tản văn - một thể loại của văn xuôi hiện đại 7

1.1.2. Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Y Phương 15

1.2. Tản văn của Y Phương 19

1.21. Bản sắc văn hóa Tày - miền thương nhớ sâu thẳm nhất trong Tản văn

của Y Phương 19

1.2.2. Những kỉ niệm thân thương với người thân, bạn bè gắn bó cùng quê hương miền núi. 23

1.2.3. Những trải nghiệm trong cuộc đời của Y Phương 25

Chương 2. ĐẶC SẮC NỘI DUNG TẢN VĂN CỦA Y PHƯƠNG 28

2.1. Bức tranh thiên nhiên và hình ảnh con người miền núi trong cái nhìn hoài niệm. 28

2.1.1. Bức tranh thiên nhiên vừa thơ mộng vừa dữ dội trong tản văn của Y Phương 28

2.1.2. Hình ảnh con người miền núi trong tản văn của Y Phương 32

2.2. Cảm hứng chủ đạo trong tản văn của Y Phương 37

2.2.1. Cảm hứng ngợi ca và khát vọng bảo tồn bản sắc văn hóa Tày trước “mặt trái” của cơ chế thị trường và quá trình đô thị hóa 37

2.2.2. Cảm hứng chiêm nghiệm - triết lí về lẽ sống ở đời, về mối quan hệ giữa

văn hóa và nhân cách, về số phận của con người. 41

Chương 3. ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TẢN VĂN CỦA Y PHƯƠNG 49

3.1. Kết cấu tự do, linh hoạt với sự kết hợp nhiều phương thức, phương tiện nghệ thuật. 49

3.1.1. Kết cấu liên tưởng - đồng hiện trong dòng hoài niệm của nhân vật người trần thuật. 50

3.1.2. Kết cấu “Vòng sóng đồng tâm” 53

3.2. Kiểu nhân vật người trần thuật ngẫm ngợi, chiêm nghiệm và tự biểu hiện ... 56

3.2.1. Kiểu nhân vật người trần thuật “tha hương – hồi cố” mà chiêm nghiệm

về quê hương 56

3.2.2. Kiểu nhân vật người trần thuật thi sĩ đi tìm chất thơ mang đặc trưng miền núi trong hồi ức 59

3.3. Bút pháp chấm phá trong tản văn của Y Phương 63

3.3.1. Bút pháp chấm phá khắc hoạ bức tranh thiên nhiên và xã hội miền núi hiện về trong hồi ức. 64

3.3.2. Bút pháp chấm phá trong tản văn của Y Phương với chân dung con người miền núi hiện về trong hồi ức 65

3.4. Cấu trúc câu đặc biệt và hệ thống từ láy mới mẻ đầy sáng tạo trong tản văn của Y Phương 69

3.4.1. Cấu trúc câu đặc biệt trong tản văn của Y Phương 69

3.4.2. Hệ thống từ ghép, từ láy mới mẻ, đầy sáng tạo trong tản văn của Y Phương ... 77

KẾT LUẬN 85

iv

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89



Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu

http://lrc.tnu.edu.vn/


1. Lý do chọn đề tài

MỞ ĐẦU

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, bộ phận văn học thiểu số có bản sắc văn hóa riêng và có đóng góp to lớn vào thành tựu chung của nền văn học nước nhà. Trong bộ phận văn học thiểu số Việt Nam hiện đại, nhà thơ Y Phương có một vị trí đặc biệt. Ông không chỉ là một nhà thơ tài năng từng đạt nhiều giải thưởng cao của thơ ca Việt Nam hiện đại mà còn là tác giả của những tản văn đặc sắc, chiếm được tình yêu và sự mến mộ của đông đảo độc giả. Hai tập tản văn của Y Phương “Tháng giêng - tháng giêng một vòng dao quắm”, “Kungfu người Co Xàu” đã mang lại cho tên tuổi Y phương một vẻ đẹp mới từ những góc nhìn mới.

Thể loại tản văn ở Việt Nam ngày càng có một vị trí đặc biệt trong hệ thống các thể loại văn học của nền văn học Việt Nam hiện đại. Đã có rất nhiều tác giả thành công với thể loại văn học vừa mang đặc trưng của tác phẩm ký văn học vừa giầu chất thơ này. Ví dụ như: Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Băng Sơn, Nguyễn Ngọc Tư... và Y Phương với sự kết tinh bản sắc văn hóa Tày độc đáo, có sự giao thoa - tiếp biến với bản sắc văn hóa Việt đã mang lại một “hương sắc riêng” không thể lẫn với tản văn của các nhà văn khác.

Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam là một bộ phận hợp thành của nền văn học Việt Nam hiện đại. Việc nghiên cứu sáng tác của Y Phương nói chung, tản văn của Y Phương nói riêng không chỉ góp phần nhận diện thành tựu văn học, cá tính sáng tạo độc đáo, và đóng góp của Y Phương vào thành tựu chung của nền văn học thiểu số Việt Nam hiện đại, mà còn qua đó chỉ ra hành trình vận động, phát triển ở phương diện cấu trúc thể loại của thể tản văn trong hệ thống thể loại văn học Việt Nam hiện đại.

Nghiên cứu tản văn của Y Phương, chúng ta nhận ra bản sắc văn hóa Tày đặc sắc như một “tầng vỉa” nằm sâu thẳm trong mạch nguồn cảm hứng của Y Phương. Bằng tác phẩm của mình, Y Phương không chỉ biểu hiện tình yêu và lòng tự hào, ý thức bảo lưu, gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mình mà còn gián tiếp chứng minh cho một chân lí: - Không có một nghệ sĩ lớn nào ở bất cứ

loại hình nghệ thuật nào lại không được nuôi dưỡng và lớn lên từ “dòng sữa” ngọt ngào là truyền thống văn hóa mang tính dân tộc của anh ta. Chính truyền thống văn hóa đặc sắc của từng dân tộc sẽ trở thành “hộ chiếu” văn hóa để mỗi nhà văn đi ra thế giới. Đặc biệt trong bối cảnh “toàn cầu hóa” hôm nay, đứng trước cuộc “xâm lăng” văn hóa từ các quốc gia phát triển tràn vào các quốc gia chậm phát triển và đang phát triển, chúng ta càng thấm thía và hiểu sâu sắc hơn một châm ngôn tưởng chừng rất giản dị mà hệ trọng, liên quan đến sự sống còn của mỗi dân tộc mất văn hóa là mất tất cả! Tản văn của Y Phương cũng đã góp một tiếng chuông báo động về tình trạng mai một về văn hóa dân tộc, đã và đang diễn ra trên khắp đất nước ta và từ sự tha hóa về văn hóa ấy sẽ dẫn đến một hệ quả tất yếu là sự mất mát trong nhân cách con người. Tản văn của Y Phương đã phản ảnh thực trạng ấy, và qua đó đã gửi gắm những thông điệp văn hóa khẩn khiết tới bạn đọc cả nước.

Đã có một số bái báo giới thiệu và phân tích, đánh giá về tản văn Y Phương, nhưng đó mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu có tính sơ lược về tản văn của nhà thơ dân tộc Tày xuất sắc này. Một công trình nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về tản văn của Y Phương vẫn còn vắng bóng. Đây là lí do khiến chúng tôi thực hiện đề tài “Đặc sắc tản văn của Y Phương”. Nếu công trình nghiên cứu được thực hiện thành công, chúng tôi hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho công tác dạy và học chuyên đề văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại trong trường đại học, hệ cử nhân và thạc sĩ văn học nói riêng, và cho những ai yêu mến muốn tìm hiểu nghiên cứu về sáng tác của các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung.

2. Lịch sử vấn đề

Thơ của Y Phương sớm thu hút sự quan tâm của bạn đọc và đặc biệt của giới lí luận phê bình, nghiên cứu văn học. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài báo, luận văn thạc sĩ tìm hiểu và đánh giá về thơ của Y Phương - nhà thơ được tôn vinh là một trong những gương mặt thơ Tày sáng giá nhất của thơ Việt Nam hiện đại. Nhưng với tản văn của Y Phương, do thời gian công bố tác phẩm còn rất mới mẻ, số lượng các công trình nghiên cứu về nó còn rất khiêm tốn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023