Đặc điểm truyện ngắn Võ Thị Hảo - 2


Nhìn chung, về phương diện nội dung, các nhà nghiên cứu đều nhận thấy những đặc sắc trong truyện ngắn Vò Thị Hảo đó là “những tâm sự day dứt khôn nguôi về số phận con người, về cuộc đời và nhân tình thế thái”; là “cảnh ngộ của những người phụ nữ mang nỗi đau của cả thế giới đàn bà”; là “hiện thực...nghiệt ngã”...nhưng “lan toả trên những trang viết là một tấm lòng nhân ái của một người đàn bà cầm bút hết lòng yêu cuộc sống và con người”. Tuy nhiên đó mới chỉ là những nhận định khái quát nhưng vô cùng qúy báu để chúng tôi thực hiện luận văn của mình.

2.2. Về nghệ thuật

Trên báo Thể thao văn hoá, trong bài viết Vò Thị Hảo giữa những trang viết trang đời, tác giả Lương Thị Bích Ngọc rất tinh tế nhận xét: “Đọc truyện chị, thấy cuốn hút cứ tưởng mình bị mê hoặc bởi lối kể truyện cuốn hút, có duyên và lối văn vừa cũ, vừa mới, vừa quen, vừa lạ”, “một hiện thực nghiệt ngã được chở đi trên lối văn phong ảo - thực và câu chữ ngột ngào, dịu nhẹ”.

Tác giả Quang Hải trong Nhà văn Vò Thị Hảo và những cố gắng giải thiêng huyền sử lại dẫn dắt người đọc vào thế giới của tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm. Theo tác giả, Đêm bướm ma là câu chuyện “mang không khí huyền hoặc pha mùi cổ sử thi đọng lại rất lâu. Có hơi hướng của Liêu trai chí dị, của Truyền kì mạn lục và dĩ nhiên nó được cảm nhận bởi con người hiện đại…”.

Cùng với nó, người viết cũng chỉ ra sự khác biệt về nghệ thuật qua giọng điệu của hai truyện ngắn Dệt cỏ Người chăn bò thần thánh. Ở Dệt cỏ là giọng văn thương cảm, xót xa. Còn Người chăn bò thần thánh là giọng giễu nhại, phê phán.

Tác giả Đoàn Minh Tuấn đi sâu nhận xét từng tập truyện của nhà văn, trong bài giới thiệu tập truyện Biển cứu rỗi của Vò Thị Hảo có nhận xét về đặc trưng thể loại và nội dung truyện ngắn của chị: “Vò Thị Hảo đã tận dụng được đặc


trưng lớn nhất, tiêu biểu nhất của thể loại truyện nhỏ này. Mỗi truyện của chị là một tia nắng chiếu vào tầm rộng và chiều sâu biển cả cuộc đời” .

Và theo Đoàn Minh Tuấn, ở tập truyện Biển cứu rỗi, chị còn tập trung vào hai khía cạnh “Cái nhìn thứ nhất vào mặt trái của vầng trăng chiến tranh. Cái nhìn thứ hai vào những con người nhỏ bé (số đông nhân loại) tồn tại trong im lặng”. Qua nhận định, tác giả đã đánh giá chiều rộng, cũng như chiều sâu phạm vi phản ánh truyện ngắn Vò Thị Hảo. Tác giả còn nhận xét “Truyện ngắn của Vò Thị Hảo còn bộc lộ cái nhìn dung dị, bẩm sinh của những cây bút nữ nhưng ở chị còn sâu sắc hơn bởi khi chấm dứt câu chuyện, chị đã gióng lên trong lòng người đọc âm vang của sự lo lắng, mơ hồ về cuộc đời biển cả” .

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Đi sâu vào phương diện nghệ thuật, Đoàn Minh Tuấn nhận xét lối viết của nhà văn nữ tài hoa này: “Lối viết trữ tình để đạt hiệu quả nhận thức- một trong những đặc điểm của thể loại truyện ngắn hiện đại”, còn về bút pháp trong truyện ngắn của Vò Thị Hảo có những nét riêng “Cốt truyện vững chắc với những xung đột được đẩy tới cao trào”.

Bài viết Vò Thị Hảo, vầng trăng mồ côi trên trang web http:// chim viet.free tacpham1stt1 vothihao.html đã đặt sáng tác của Vò Thị Hảo trong sự so sánh với các nhà văn khác: “Người đọc có thể tìm thấy trong văn phong của Vò Thị Hảo cái tàn nhẫn, chất huyền thoại phảng phất cơn mưa Nguyễn Huy Thiệp, bóng mây Phạm Thu Hoài”. Người viết còn cho rằng “Cay độc và ẩn dụ trở thành phong trào, thành phong cách thời đại, dấu ấn của thế hệ này”.

Đặc điểm truyện ngắn Võ Thị Hảo - 2

Trên đây là những bài viết, những ý kiến, nhận xét, đánh giá tiêu biểu về đặc điểm truyện ngắn của Vò Thị Hảo trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Như đã trình bày, đây mới là những nhận xét đánh giá mang tính khái quát ở những khía cạnh khác nhau của các nhà nghiên cứu phê bình. Cho đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên biệt đặc điểm truyện ngắn của Vò


Thị Hảo. Chọn đề tài này, chúng tôi sẽ tham khảo những ý kiến, nhận định của các công trình nghiên cứu về truyện ngắn của nhà văn, từ đó triển khai vấn đề để làm nổi bật đặc điểm truyện ngắn Vò Thị Hảo.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn đi vào nghiên cứu, khảo sát, phân tích lý giải đặc điểm truyện ngắn của Vò Thị Hảo trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Trên cơ sở so sánh với một số nhà văn đương đại để khẳng định những nét riêng trong sáng tác của nhà văn. Từ đó khẳng định những đóng góp quý báu của chị cho nền văn xuôi đương đại Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm của truyện ngắn của Vò Thị Hảo trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu vấn đề trong 10 tập truyện ngắn của Vò Thị Hảo:

Biển cứu rỗi - tập truyện ngắn, Nxb Hà Nội, 1991

Chuông vọng cuối chiều - tập truyện ngắn, Nxb Lao động, 1993 101 cái dại của đàn ông (phóng tác),Nxb Văn hoá dân tộc, 1994 Truyện ngắn chọn lọcVò Thị Hảo, Nxb Hội nhà văn, 1995

Ngậm cười - tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ,1998

Nàng tiên xanh xao - tập truyện ngắn viết cho thiếu nhi,Nxb Kim Đồng, 2000

Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm - tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ, 2005

Goá phụ đen - tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ, 2005

Hồn trinh nữ - tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ, 2005

Người sót lại của rừng cười tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ, 2006


Do thời gian có hạn, chúng tôi tập trung nhiều hơn vào một số truyện ngắn đặc sắc để khái quát, phân tích.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

5.1 Phương pháp thống kê, hệ thống

5.2 Phương pháp phân tích tác phẩm

5.3 Phương pháp nghiên cứu tác giả văn học

5.4 Phương pháp khái quát tổng hợp

5.5 Phương pháp so sánh

6. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn được triển khai trên 3 chương:

Chương 1: Truyện ngắn Việt Nam đương đại và hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Vò Thị Hảo

Chương 2: Hiện thực cuộc sống và con người trong truyện ngắn Vò Thị Hảo

Chương 3: Những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Vò Thị Hảo


NỘI DUNG

Chương 1

TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN VÒ THỊ HẢO


1.1 Truyện ngắn Việt Nam đương đại

1.1.1. Sự chuyển biến của hoàn cảnh lịch sử - xã hội

Mùa xuân 1975- dấu son lịch sử của dân tộc Việt Nam, đất nước hoàn toàn độc lập, Bắc- Nam sum họp một nhà, cả dân tộc bước vào thời kỳ xây dựng cuộc sống mới. Chiến tranh qua đi, cả dân tộc hào hứng, tự hào với tư cách là người làm chủ đất nước, hăm hở bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên sau niềm vui chiến thắng, dân tộc Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn chồng chất. Đó là sự khủng hoảng sâu sắc về kinh tế, xã hội. Cơ chế quản lý cũ bộc lộ nhiều bất cập, không phù hợp với điều kiện mới, đòi hỏi cần phải có sự thay đổi cho phù hợp.

Nhưng sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của một dân tộc đã có lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước lại một lần nữa được thể hiện để đưa đất nước khỏi tình thế hiểm nghèo. Đường lối đổi mới đã hình thành từ trong thực tiễn, từ những biện pháp cụ thể để “tự cởi trói” của nhiều cơ quan công sở và một số địa phương, đến đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) đã trở thành cương lĩnh để đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và bước vào thời kỳ phát triển mới. Từ đây sự suy thoái kinh tế đã được chặn đứng, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ngày một cao và dần dần nền kinh tế thị trường được hình thành. Đổi mới cũng có nghĩa là mở cửa, tăng cường giao lưu và hội nhập quốc tế trên mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá...Từ đó, trên đất nước ta đã diễn ra nhiều sự thay đổi theo hướng tích cực, làm biến đổi sâu sắc, toàn diện hình ảnh của đất nước. Tuy còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn,


phải tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn nhưng con đường đi lên xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp đã rò ràng và không thể đảo ngược.

Đường lối đổi mới của Đảng được thực hiện từ năm 1986. Cùng với sự đổi mới về cơ cấu quản lý, trong đại hội VI Đảng đã có sự nhìn nhận và đổi mới về văn hoá, văn nghệ, cần phải có cái nhìn đúng đắn đối với văn hoá, văn nghệ - “cởi trói tư tưởng” cho các văn nghệ sỹ. Mở đầu là lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Văn Linh với lời kêu gọi các nhà văn ủng hộ cuộc cải cách kinh tế của nhà nước bằng cách viết về sự thật. Tháng 12 – 1986, Bộ chính trị thông qua nghị quyết của ban văn hoá, cho phép các nhà văn được dân chủ trong sáng tạo. Từ đây văn hoá văn nghệ đã có sự chuyển mình rò rệt, từ nội dung tư tưởng cho đến hình thức nghệ thuật. Các nhà văn có thể thoả sức sáng tạo theo năng lực và sở trường ý tưởng của mình trên cơ sở của định hướng tư tưởng xã hội chủ nghĩa.

Như vậy từ 1986 tới nay, bối cảnh lịch sử của Việt Nam có nhiều sự thay đổi. Mặc dù còn có nhiều những hạn chế, tiêu cực, nhưng về cơ bản đất nước đã gặt hái được nhiều thành công, không chỉ phát triển kinh tế đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mà đời sống nhân dân ngày một nâng cao ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới. Văn hoá, văn nghệ cũng có sự nhìn nhận, phát triển đúng đắn hoà nhập với khu vực và thế giới.

Nói tóm lại, bối cảnh lịch sử Việt Nam sau 1975 cho tới nay có nhiều diễn biến phức tạp. Đất nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách nhưng cũng gặt hái được không ít thành công. Tất cả những yếu tố đó đã ảnh hưởng lớn tới đời sống văn học, đúng như nhận định của nhà văn Nguyễn Khải: Chiến tranh ồn ào, náo động mà lại có cái yên tĩnh giản dị của nó. Hoà bình yên tĩnh, thanh bình mà lại chứa chứa chấp những sóng ngầm, những gió xoáy bên trong. Nhiều người không chết trong nhà tù, trên trận địa trong


chiến tranh mà lại chết trong ao tù trưởng giả khi cả nước đã giành được tự do và độc lập.[59]

1.1.2. Sự chuyển biến của văn học

Văn học Việt Nam trong 30 năm, từ 1945 đến 1975 đã làm trong sứ mệnh lịch sử cao cả của một nền văn học phục vụ cách mạng, phục vụ nhiệm vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu. Khi đất nước bước sang thời bình, nhu cầu đổi mới văn học đã dần trở thành đòi hỏi chung của giới sáng tác lẫn công chúng. Văn học đã hình thành từng bước một tư duy nghệ thuật mới, trên cơ sở đổi mới toàn diện các quan niệm về văn chương, về hiện thực, về con người. Nhiều vấn đề cốt lòi cơ bản của văn học trước đây vốn được xem là những chân lý hiển nhiên, thì giờ đây cũng được xem xét lại, và trở thành những vấn đề được tranh cãi, bàn thảo khá sôi nổi. Bên cạnh đó đường lối mở cửa, hội nhập quốc tế đã tạo cơ hội mở rộng giao lưu văn hoá, văn học giữa nước ta với các nước trên thế giới, đặc biệt là phương Tây. Nhờ thế mà nhiều trào lưu, nhiều khuynh hướng hiện đại của thế giới đã ảnh hưởng sâu sắc tại Việt Nam, tác động đến sự tìm tòi, sáng tạo của nhà văn và làm biến đổi cả thị hiếu tiếp cận của công chúng.

Cuộc đổi mới văn học vừa là hệ quả, lại vừa là một động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước. Đó là những tiền đề quan trọng để văn học thấy cần phải đổi mới chính mình.

1.1.3. Diện mạo của truyện ngắn

1.1.3.1 Chuyển đổi trong quan niệm nghệ thuật về hiện thực

Hiện thực là tất cả những gì đang diễn ra xung quanh con người. Nó tồn tại và phát triển theo quy luật riêng của nó. Mỗi con người có sự nhìn nhận, đánh giá riêng đối với hiện thực, tuỳ thuộc vào sự nhận biết cũng như khả năng quan sát, mục đích tiếp nhận mà có những đánh giá khác nhau về cuộc sống hiện thực. Với những người sáng tác, hiện thực được nhận thức,


đánh giá theo quan niệm thẩm mĩ riêng. Theo Trần Đình Sử, quan niệm trong nghệ thuật là một khái niệm về chủ thể, khái niệm về hệ quy chiếu, thể hiện tầm lí giải, tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm, nói tổng quát là tầm hoạt động của chủ thể. Quan niệm cung cấp một mặt bằng để trên cơ sở đó diễn ra sự lựa chọn, khái quát , nhào nặn, tạo ra hình tượng nghệ thuật, thậm chí có thể biến đổi hình dạng sự vật hoặc miêu tả không chính xác về đời sống.[41 ]

Như vậy, quan niệm về hiện thực thuộc về chủ thể sáng tạo nên mỗi nhà văn có quan niệm riêng về hiện thực. Đó là sự nhận thức, đánh giá về hiện thực đời sống theo một quan điểm thẩm mĩ nhất định. Như thế quan niệm nghệ thuật của nhà văn về hiện thực không chỉ là nhận thức trừu tượng, lí thuyết, chung chung. Ngược lại, đó là cách nhìn, cách cảm nhận về hiện thực được nâng lên tầm khái quát nhưng vẫn mang hơi thở của cuộc sống và gắn bó máu thịt với hiện thực. Quan niệm về hiện thực thể hiện sự khám phá, lí giải, trình độ chiếm lĩnh hiện thực của nhà văn. Mỗi nhà văn khi khám phá hiện thực thường có một vùng đối tượng thẩm mĩ riêng mà ở đó ghi đậm dấu ấn của mình.

Thời kì trước năm 1975, văn học nói chung, văn xuôi nói riêng nhất là các tác phẩm truyện ngắn, do yêu cầu của hiện thực đất nước có chiến tranh, vì vậy mà các tác phẩm chủ yếu là phản ánh hiện thực chiến tranh. Đó là hiện thực của cuộc sống chiến đấu hoặc vừa chiến đấu vừa sản xuất, được bao phủ bởi một lớp men trữ tình. Hiện thực được truyền tải vào các tác phẩm văn học không chỉ là hiện thực của cuộc sống vốn có của nó mà còn là hiện thực của hi vọng, ước mơ.

Sau 1975, khi hiện thực cuộc sống thay đổi, thì tư duy nghệ thuật cũng thay đổi cho phù hợp với hiện thực và dường như biên độ phản ánh ngày càng được mở rộng. Đó không chỉ là hiện thực về chiến tranh và công cuộc đấu

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí