Chuyển Đổi Trong Quan Niệm Nghệ Thuật Về Con Người


tranh giành lại độc lập của dân tộc, mà còn là cuộc sống của thời bình với muôn màu muôn vẻ của nó. Cuộc sống được phản ánh vào trong tác phẩm không chỉ là cái phần anh hùng cao cả mà còn thấm thía nỗi buồn đau của con người phần hậu chiến, là cuộc sống với tất cả cái sôi động quyết liệt của cuộc đấu tranh cũng như cái đời thường vừa nhân hậu ấm áp , vừa nhếch nhác lấm lem.[57 ]

Sự thay đổi trong quan niệm về hiện thực là một điều tất yếu. Nó phù hợp với quy luật và giúp nhà văn phản ánh cuộc sống một cách khái quát, toàn vẹn, chân thực. Văn xuôi sau 1975 đã vượt qua sự lệ thuộc vào đề tài, vào một sự định hướng trước để mở ra khả năng phong phú vô tận trong việc khám phá và thể hiện đời sống con người. Nhà văn có thể thoả sức sáng tạo, đi vào những góc khuất của cuộc sống con người, nơi mà trước đây họ ít có điều kiện để khai phá. Đó là những ham muốn, những khát vọng, dục vọng cao cả hay tầm thường của con người, trong chiều sâu của tâm tưởng, những mặt trái của cuộc sống.

Các sáng tác văn học trước 1975, phần lớn là những sáng tác gắn liền với cuộc chiến tranh anh dũng của dân tộc. Điểm nổi bật của các sáng tác thời kì này là tính thời sự, và mang sức động viên cổ vũ lớn với đối với dân tộc. Tuy nhiên sau 1975, do hiện thực cuộc sống thay đổi, văn học phải thay đổi cho phù hợp với hiện thực, yêu cầu tái hiện lịch sử phải gắn liền với đòi hỏi đi sâu vào số phận và diễn biến của con người; viết về cuộc chiến tranh hôm qua phải đặt trong tương quan với những yêu cầu của cuộc sống hôm nay.[58]

Do đặc trưng thể loại và yêu cầu của hiện thực, truyện ngắn sau 1975 vẫn tiếp tục sáng tác về đề tài chiến tranh. Viết về đề tài chiến tranh, nhưng thời kì này cách khai thác không hoàn toàn giống trước. Mặc dù các sự kiện về chiến tranh vẫn là trục chính để các tác giả triển khai vấn đề, nhưng sự


kiện lúc này chỉ là nền để nhân vật bộc lộ tính cách của mình và nhà văn bộc lộ một tư duy nghệ thuật mới. Hoàn cảnh ngặt nghèo, bi thương của chiến tranh vẫn được khắc hoạ đậm nét trong nhiều tác phẩm như Hai người trở lại trung đoàn của Thái Bá Lợi, Chuyến xe đêm của Ma Văn Kháng… Trong đó hình ảnh về người lính anh hùng vẫn được ca ngợi, nhưng chiến tranh là một cuộc kiểm nghiệm vô cùng khắc nghiệt với con người, sàng lọc mọi giá trị con người. Trong đó có những anh hùng hy sinh về nghĩa lớn, cũng có những kẻ hèn nhát sợ chết, phản bội hay rũ bỏ tất cả để tiến lên những bậc thang danh vọng. Nhân vật trong thời kì này đã bắt đầu được nhìn nhận một cách khái quát, toàn diện.

Nhân vật còn được đặt vào hoàn cảnh của chiến tranh, để từ đó nhà văn thể hiện số phận không đơn giản của con người khi viết về chiến tranh. Âm hưởng chung của các tác phẩm này vẫn thiên về ca ngợi những con người anh hùng, nhưng đằng sau đó còn là hình ảnh của cả dân tộc, anh dũng kiên cường. Truyện ngắn Chuyến xe đêm của Ma Văn Kháng, kể về hai vợ chồng người phóng viên phương Tây được một người lính lái xe người Việt Nam đưa qua biên giới Campuchia. Hành trình không dài nhưng họ phải đối diện với nhiều nguy hiểm của tàn quân Pônpốt. Chiếc xe đi qua nhiều chạm gác nhưng tới chạm gác cuối cùng thì bị tấn công. Người lính lái xe trúng đạn, trước lúc kẻ thù bắn quả B41 để huỷ diệt cả xe thì người lính vẫn giữ chặt tay lái cho xe vượt qua còi chết để cứu sống vợ chồng người phóng viên. Hành động của anh lính khiến họ hiểu rằng một dân tộc vị tha, sống chết vì người khác, điều đó đã trở thành một đạo lí, một nguồn năng lượng vô tận , một nguồn sức mạnh diệu kì để vượt qua mọi gian khổ. Điều mà nhà văn hướng tới không phải là sự mô tả chiến tranh thông thường mà là sự cắt nghĩa cội nguồn đã làm nên chiến thắng.


Bên cạnh đó, chiến tranh còn được nhìn ở nhiều góc cạnh khác nhau. Nhiều truyện ngắn thời kì này lấy chiến tranh làm tấm gương để con người soi ngắm chính mình và những người xung quanh. Trong truyện ngắn Cơn giông của Nguyễn Minh Châu, nhà văn đã lí giải vì sao nhân vật Quang lại chiêu hồi kẻ thù. Đó là một con người luôn luôn thèm khát dục vọng cá nhân, khi cách mạng gặp khó khăn, y thành kẻ chiêu hồi. Nhân vật Quang đã được nhà văn miêu tả một cách nhất quán trong việc làm và hành động của y suốt cuộc đời. Chiến tranh lúc này là lúc y bộc lộ rò nhất bản chất của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Trong truyện ngắn Những năm tháng đi qua của Nguyễn Thị Như Trang, kể về một nữ phóng viên đến với những người lính ở mặt trận Tây Nam, chính ở đây chị đã nhận ra ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Là một phóng viên, chị luôn khao khát tìm kiếm sự mới mẻ, hoà chung vào những số phận để tạo lên những trang viết riêng cho mình. Đến với chiến trường Tây Nam, chứng kiến những người lính hi sinh mà trong lòng chị luôn day dứt với câu hỏi sống như thế tôi sẽ có ích gì cho cuộc đời này? Như vậy, chiến tranh không chỉ là thước đo giá trị con người, đồng thời cũng giúp con người nhận thức về cuộc sống và sống có ý nghĩa hơn. Chiến tranh được nhìn từ tiêu điểm con người với số phận cá nhân, ở đó con người vừa chịu sự chi phối của hoàn cảnh, vừa tác động lên hoàn cảnh. Hiện thực của chiến tranh có nhiều thay đổi so với thời kì trước. Nhà văn không chỉ giúp người đọc hiểu về chiến tranh mà còn nhận thức sâu sắc cái giá của chiến thắng.

Song song với hiện thực chiến tranh là hiện thực về cuộc sống đời thường sau cuộc chiến. Sau 1975, hiện thực về thế sự đời tư ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong văn xuôi, nhất là thể loại truyện ngắn. Mở đầu là nhà văn Nguyễn Minh Châu với hai tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành và Bến quê nhà văn đã khám phá những hình ảnh bình thường của cuộc sống đời thường vô cùng phức tạp nhưng cũng không kém

Đặc điểm truyện ngắn Võ Thị Hảo - 3


phần đẹp đẽ và thơ mộng. Nguyễn Minh Châu đã tìm ra những khía cạnh của cuộc sống từ những gì nhỏ nhặt, bình thường của nhân tình thế thái, của những số phận nhỏ bé nhưng lại là số phận chung của nhiều con người. Đúng là ông có khả năng nhìn đâu cũng ra truyện ngắn (Lê Lựu). Mới chỉ sống ở thời kì đầu của những năm đổi mới, nhưng Nguyễn Minh Châu đã nhìn thấy những vấn đề khá phức tạp của thời buổi kinh tế thị trường, với sự phân hoá của các thế hệ trong mỗi gia đình (Giao thừa), là ý chí khát vọng làm giàu của những người nông dân (Khách ở quê ra), là lối sống phương Tây đã du nhập vào các gia đình truyền thống (Sắm vai)…Đúng là Nguyễn Minh Châu như một người đi biển lành nghề đã nghe thấy trong hơi gió và tiếng sóng những điểm báo về cơn lốc mới mà ảnh hưởng của nó đến các mặt sẽ trở thành phổ biến trong đời sống xã hội vào những năm chín mươi [57]

Cũng tiếp cận ở khía cạnh thế sự, đời tư, nhà văn Ma Văn Kháng đã nhìn thấy những khía cạnh của cuộc sống đời thường vào những năm 80, là một hiện thực vô cùng phức tạp, không thể biết trước, không thể biết hết, con người vẫn đang là những điều bí ẩn cần tìm tòi khám phá. Hơn ai hết Ma văn Kháng đã tìm thấy từ trong hiện thực ấy vẻ đẹp nhân sinh có sức lan toả, có khả năng thuyết phục lòng người. Đó là vẻ đẹp của chú bé Kiểm, trong truyện ngắn Kiểm- chú bé- con người. Dẫu bị thiếu thốn, vùi dập, đầy đoạ nhưng chú bé vẫn tràn đầy lòng yêu thương nhân hậu và vị tha. Đó còn là giọt nước mắt muộn màng, giọt nước mắt của sự chiến thắng cái trì trệ, thờ ơ, vô trách nhiệm của con người trước cuộc sống của nhân vật ông Luyến (Mất điện). Qua đó nhà văn đã gửi một thông điệp quý giá tới con người: Yêu thương những kẻ ngoài huyết thống, yêu thương con người với tính cách đồng loại, một tình yêu ấy mới thật hiếm hoi và rất cần vun đắp[56].

Sau 1975, hiện thực thay đổi với những mặt tốt và mặt trái của cuộc sống thời bình, nhiều nhà văn như Lê Minh Khuê, Dương Thu Hương,


Nguyễn Thị Minh Huệ... đã khai thác sâu sắc khía cạnh này. Trong tập truyện ngắn Một chiều xa thành phố Lê Minh Khuê đã phản ánh những cơn lũ của đời sống tiện nghi, của tâm lí tiêu dùng, của thói lãnh cảm với quá khứ, với đồng loại của những con người thời đại. Cũng theo hướng khai thác này Dương Thu Hương trong Ban mai yên ả, đã thể hiện một cách rò nét hơn. Nhà văn đã nhìn thẳng vào những mặt trái của cuộc sống, phần lẩn khuất của cuộc sống con người mà đưa lên trang sách.

1.1.3.2. Chuyển đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người

Quan niệm về con người trong văn học là quan niệm nghệ thuật được nhà văn nhận thức và phản ánh trên cơ sở của hiện thực. Có nhiều cách quan niệm nghệ thuật về con người được nhìn nhận và xem xét ở nhiều góc cạnh khác nhau. Theo thi pháp học Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hoá thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp, hình thức để thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hiện tượng nhân vật trong đó [40]

Như vậy, tìm hiểu nghệ thuật về con người tức là tìm hiểu cách nhìn, sự khám phá, lí giải, trình độ chiếm lĩnh của nhà văn về con người. Quan niệm nghệ thuật về con người là cốt lòi tinh thần, là phương tiện hàng đầu để xác định những đặc trưng cơ bản, xác định trình độ, tài năng, sự đóng góp của nhà văn cho văn học và đời sống. Quan niệm về con người liên quan đến toàn bộ quá trình sáng tác của nhà văn, đến tất cả các yếu tố nội dung và hình thức của tác phẩm. Nó đánh dấu sự thay đổi đáng kể của hệ tư duy trong sáng tác của nhà văn. Tuy nhiên không thể quy nó vào tinh thần đạo đức, chính trị, nhận thức cảm tính hay tư duy lí luận của họ. Tiến trình lịch sử văn học cũng cho thấy, sự đổi mới văn học thường gắn liền với sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người. Theo Trần Đình Sử chừng nào chưa có sự đổi mới trong


quan niệm nghệ thuật về con người, thì sự tái các hiện đời sống khác nhau chỉ có ý nghĩa mở rộng về lượng trên cùng một chiều sâu [41]

Văn học thời kỳ trước 1975, chủ yếu nhấn mạnh tính tư tưởng của con người và gia tăng các yếu tố xã hội. Với mỗi tác phẩm đòi hỏi phải là hiện thực của đời sống và phải mang nội dung chính trị, xã hội, lịch sử của thời đại. Con người trong văn học giai đoạn này được nhận thức đánh giá, khám phá chủ yếu là góc độ chính trị, trong quan hệ giữa ta và địch. Niềm vui, nỗi buồn của con người hoà chung trong niềm vui, nỗi lo của dân tộc, giai cấp. Các nhà văn thường tập trung ca ngợi chiến công của cá nhân và tập thể trong chiến đấu và sản xuất, qua đó là khẳng định tầm vóc lịch sử của con người, của những chiến công. Hình tượng trung tâm trong văn học giai đoạn này là những người chiến sĩ- những người xả thân vì lí tưởng, gắn bó hết mình với sự nghiệp cách mạng, với quê hương đất nước.

Sau 1975 khi chiến tranh kết thúc, bao khó khăn, thử thách mới đặt ra trong đời sống hoà bình. Sự phức tạp cuộc sống thời hậu chiến đang diễn ra nhiều chiều, nhiều hướng khác nhau, thực tế đòi hỏi phải có nhiều tiếng nói thể hiện nhu cầu phong phú đa dạng, phức tạp trong đời sống tinh của con người. Từ tâm lí tình cảm, đời sống riêng tư của từng cá nhân đến những khát vọng đời thường của con người trong thời bình... Tất cả những biểu hiện của con người trong đời sống từ đời sống kinh tế, chính trị , đạo đức xã hội phong tục tập quán đến tình yêu hạnh phúc, đời sống tâm linh đều được các nhà văn quan tâm thể hiện. Con người được khám phá ở nhiều chiều, nhiều hướng khác nhau, từ các mối quan hệ cho đến thế giới nội tâm, trong đó chiều hướng đi vào khám phá thế giới nội tâm của con người được thể hiện nội bật. Các tác phẩm truyện ngắn sau 1975 đã phát huy được khả năng tiếp cận và phản ánh hiện thực con người trong giai đoạn mới một cách nhanh nhậy, sắc bén hơn các thể loại khác.


Từ một nền văn học có tính chất phản ánh con ngưòi trong quan hệ cộng đồng, con người thường mang những phẩm chất cao đẹp, có ý chí và sức mạnh phi thường, kết tinh của những vẻ đẹp tinh thần, lí tưởng cao cả của dân tộc, văn học sau 1975 chuyển sang phản ánh con người cá nhân. Con người được miêu tả trong văn học không đơn thuần là con người đại diện cho cái chung mà là con người cá nhân trong mối quan hệ đa chiều phức tạp. Con người được trở về với ý nghĩa nhân bản vốn có. Từ nhiều góc nhìn khác nhau, con người được nhà văn đi sâu vào nội tâm khám phá chiều sâu của tâm tưởng với những khát vọng cao cả cũng như tầm thường của con người, được thể hiện sâu sắc và sinh động.

Trong truyện ngắn Việt Nam từ 1975 quan niệm về con người được nhìn nhận một cách tổng thể và ngày càng có cái nhìn sâu sắc và mang tầm khái quát cao. Số phận cá nhân với những bi kịch được thể hiện một cách sâu đậm, mạnh mẽ. Con người cá nhân trong văn học giai đoạn này được giải quyết thoả đáng mối quan hệ với cộng đồng. Con người cá nhân không phải là sự cô lập cá nhân với cộng đồng xã hội mà đằng sau mỗi số phận cá nhân vẫn là những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh của cuộc sống hôm nay.

Đi qua chiến tranh, đất nước Việt Nam, con người Việt Nam không chỉ mang trên mình những vết thương về thể xác, mà lớn hơn là vết thương về tinh thần. Sự mất mát này được nhiều nhà văn đề cập trong nhiều truyện ngắn, từ nhiều góc nhìn mới mang ý nghĩa nhân bản đã được đề cập. Truyện ngắn Gió từ miền cát của tác giả Xuân Thiều đã đề cập tới mối tình tay ba giữa Dương, Nụ và Thắm. Nhân vật Dương là một cán bộ, một đảng viên đã có vợ là Nụ. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Dương đã yêu Thắm, một cô gái mới lớn năng nổ, dũng cảm. Hai người đã có con với nhau, nhưng Thắm đã chịu kỉ luật để bảo vệ Dương và đứa con của hai người. Sau khi Dương hy sinh, Thắm đã tìm gặp Nụ nói rò sự thật mà bấy lâu nay đã giữ trong lòng, để


đứa con có thể trở về với gia đình thực sự của mình. Tưởng mọi chuyện trở lên phức tạp, rắc rối nhưng với nhìn mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc, nhà văn đã xử lí một cách thấu đáo. Nụ đã giải toả được nỗi hoài nghi, vượt qua nỗi đau về tinh thần để tha thứ cho Thắm và nhận đứa trẻ là con. Thay đổi cách nhìn giáo điều, khắt khe, tác giả đã đưa ra cách nhìn nhận xử lí mới, qua đó đã thể hiện tính nhân bản vốn có trong truyền thống dân tộc.

Khám phá con người, các nhà văn hướng vào quá trình tự nhận thức của con người. Theo Bakhtine : Trong con người bao giờ cũng có một cái gì mà chỉ có bản thân người đó là có thể phát hiện bằng tự nhận thức tự do, bằng hành vi ngôn ngữ, là cái mà người ta không thể xác định theo bề ngoài và sau lưng được [34] . Như vậy chỉ có tự nhận thức, con người mới tự phát hiện ra chính mình. Con người tự nhận thức là con người được nhìn bên trong, con người trầm tư, nghiền ngẫm, nhận diện chính mình. Con người tự nhận thức cũng là con người có năng lực tự ý thức về mình.

Nguyễn Minh Châu là nhà văn có một số lượng lớn viết về quá trình tự nhận thức. Nhân vật tự ý thức xuất hiện với tần số lớn, tập trung ở hai tập truyện Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành Bến quê . Trong nhiều truyện ngắn các nhân vật đã tự nhận thức lại chính mình. Bắt đầu bằng truyện ngắn Bức tranh, nhà văn đã khai thác cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật với khát vọng tìm tòi và phát hiện ánh sáng nhân tính trong khả năng tự thức tỉnh của con người. Một hoạ sỹ đã từ chối vẽ bức chân dung anh bộ đội để gửi cho mẹ chứng tỏ mình vẫn còn sống. Sau đó chính anh chiến sỹ này lại được giao nhiệm vụ mang tranh giúp hoạ sỹ và anh đã cứu ông ta khỏi lũ cuốn. Hoạ sỹ đã vẽ chân dung của anh nhưng không đem đến cho bà mẹ anh như đã hứa. Bức tranh vẽ người chiến sỹ sau này được gửi đi dự triển lãm ở nước ngoài và giành được giải thưởng cao. Tình cờ, người hoạ sỹ gặp lại anh chiến sỹ, bây giờ là thợ cắt tóc và biết được bà mẹ anh đã bị loà vì không nhận được tin tức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022