Đặc điểm truyện ngắn Võ Thị Hảo - 13


đau, những cảnh nghèo hèn, những bất công còn hiển hiện trên cuộc đời này, cũng như những vấn đề gia đình, hạnh phúc, công việc…Viết về nó, nhà văn cũng rất có ý thức sử dụng động từ mạnh để lột tả tận cùng của sự vật, sự việc, con người.

Trong Vũ điệu địa ngục hình ảnh ám ảnh người đọc không nguôi là cô gái nghèo Thuỳ Châu. Do không có điều kiện kinh tế cũng như các mối quan hệ, mà khi tốt nghiệp ra trường đã bốn năm Thuỳ Châu vẫn không thể xin được việc làm. Cô đã dùng mọi cách, nào là bán máu để có vấn đề “đầu tiên” đi xin việc, nào là đau đớn chấp nhận sự “thất tiết” để đổi lấy việc làm mà cuối cùng cô cũng không thể kiếm cho mình một công việc. Cô chết trong sự tuyệt vọng não nề, để lại nỗi đau vô bờ cho người mẹ nghèo đau khổ cả đời thắt lưng buộc bụng nuôi con: “ Khi ấy, mẹ nàng vừa hồi tỉnh, bà chồm dậy,

chạy xổ vào chỗ nàng nằm. Cái màu đỏ rực choáng rợp ấy lập tức phủ ngợp người bà. Bà chùn lại.

Sững sờ giây lát, rồi , bằng cú nhảy của một con báo điên, bà mẹ vọt ra sân, mái tóc sổ tung bã bời và mười ngón tay quào lên trời”. Với các động từ mạnh như nhảy vọt, chồm, sổ tung…nhà văn đã diễn tả thật tài tình nỗi đau tận cùng của người mẹ nghèo tuyệt vọng. Sự tuyệt vọng đến tột cùng của nỗi đau ấy là lời tố cáo mạnh mẽ trước sự thật còn nhiều bất công ngang trái trong cuộc đời này.

Đó còn là những vấn đề bạo lực gia đình, một vấn đề nhức nhối của mỗi gia đình, xã hội văn minh hiện đại. Thông qua các động từ, nhà văn đã vẽ lên bức chân dung cuộc sống bạo lực gia đình, trong đó nỗi đau khổ, sự bất hạnh người phụ nữ luôn phải gánh chịu. Mặc dù chưa cưới hỏi nhưng ở nơi xa xứ Hải và Tuấn (Mắt miền tây) vẫn đến với nhau như vợ chồng. Sau những cuộc nhậu say khướt Tuấn lại đánh đập, hành hạ Hải không thương tiếc khiến cho cuộc sống của cô chẳng khác nào địa ngục:“ Tuấn phá cửa xông vào.


Tuấn đập phá bàn thờ mẹ tôi, hương hoa và cành vàng lá ngọc” tung toé trên mặt đất. Chị tôi bị gã đẩy ra ngoài cửa lạnh cóng suốt đêm, suýt lao đầu từ tầng chín xuống đất”.

Các vấn đề của cuộc sống hiện tại còn được thể hiện qua các truyện ngắn giả lịch sử của Vò Thị Hảo. Ở loại truyện này, nhà văn vẫn dùng các động từ mạnh để miêu tả và tạo ấn tượng đối với người đọc về nhân vật, thông qua đó là tư tưởng của nhà văn đối với cuộc sống. Người phụ nữ trong Hành trang của người đàn bà Âu Lạc luôn phải gánh trên vai rất nhiều những hủ tục, những tôn ti. Qua mỗi thời đại hành trang của họ ngày một thêm nặng trĩu, cho dù ở đó luôn kêu gọi sự bình đẳng cũng như giải phóng phụ nữ. Diễn tả nỗi nhọc nhằn của nhân vật, tác giả miêu tả: “Người đàn bà Âu Lạc hiện đại khóc. Nàng nhấc hành trang lên vai. Hành trang của nàng nặng hơn của bà Dạ Dần và mẹ Âu Cơ….Nàng đi nặng nhọc, lại còn đèo theo thói kiêu hãnh. Mỗi lúc định dừng lại để giảm nhẹ hành trang, nàng lại giật mình vì nghe tiếng:

- Đi nào! Đi nào! Người đàn bà của ta đi nào!”[12].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Đó còn là sự lạc hậu với những hủ tục, tạo điều kiện cho cái ác hoành hành, giết chết đi sự sống của con người. Hương trong Ngậm cười là một người con gái xinh đẹp hiền lành, chất phác, cô đã bị ép buộc với tả tướng Trịnh Tùng. Do không nghe lời lí trưởng phá bỏ cái thai với tả tướng để lấy quan phủ, nên cô đã bị ép đến chết. Hãy xem nhà văn miêu tả hành động dã man của người nhà lý trưởng đối với Cam và Hương: “ Người nhà lí trưởng xông tới nhét giẻ vào mồm Cam và trói gô chàng lại. Cam trân trối nhìn Hương.

Cô gái chỉ kịp thét:

Đặc điểm truyện ngắn Võ Thị Hảo - 13

- Anh Cam ơi! Trả thù cho em.

Bốn trai tráng túm chặt lấy người nàng, xuống biển. Bà đồng nhảy nhóthétkêu gào. Dân làng quỳ sụp xuống lạy.


Gió rú rít qua cây gạo. Mặt biển cứ đầm đìa ánh trăng”[ 11].

Sử dụng động từ mạnh một cách đậm đặc, nhà văn đã khắc họa lối hành xử táng tận lương tâm của con người với con người. Mượn hình ảnh lịch sử, Vò Thị Hảo đã thể hiện thái độ tình cảm và gửi gắm quan điểm của mình trong cách đối nhân xử thế giữa con người với con người.

Trong loại truyện ngắn kì ảo, nhà văn cũng sử dụng động từ mạnh để thể hiện nội dung tư tưởng qua từng câu chuyện. Trong Tim vỡ hình ảnh người con gái đẹp tuyệt trần được tạo ra như một sự thần kì của ba chàng trai. Do vậy tất cả họ đều mong muốn lấy được nàng làm vợ. Để thử lòng của từng chàng trai, nàng đã nghĩ ra một cách chứng minh tình yêu của họ với nàng: “Sau giây lát do dự, nàng cầm lấy con dao, cạo cho mái tóc dài trút xuống, chỉ còn cái đầu trọc nham nhở. Nàng lại lấy thứ nhựa cây đen nhẻm xát thật dầy lên môi, lên mặt. Nàng bỏ quần áo đẹp, quấn quanh mình bằng một thứ vỏ cây cứng quèo và rách bươm. Xong xuôi, nàng ra đứng đầu ngò, đợi những người đàn ông”. Thế rồi mọi việc sáng tỏ, cả ba chàng trai đều bỏ đi trước gương mặt xấu xí của nàng.

Cũng mượn yếu tố kì ảo, hoang đường, trong Nàng tiên xanh xao, đề cập tới sự dám hi sinh vì người mình yêu và khao khát một tình yêu thuỷ chung không dối lừa, nhà văn đã sử dụng các động từ như là phương tiện để thể hiện nội dung và gửi gắm tư tưởng về tình yêu. “Chàng ôm một cô gái, hai cô vào lòng, rồi quay cuồng trong trò chơi đuổi bắt. Những đụng chạm xác thịt càng khiến trò chơi thêm hấp dẫn.

Không chịu đựng được, người con gái bỏ chạy, nàng không ghen, nhưng cảm thấy cay đắng vì chàng đã rẻ rúng tình yêu như vậy. Nàng cố chạy thật xa ngôi nhà đèn nến huy hoàng rồi đứng lại. Nàng không khóc..”

Vì tình yêu Nàng tiên xanh xao đã hy sinh cả tuổi trẻ, nhan sắc để cứu người mình yêu, bất chấp lời cảnh báo trước của thần núi. Nàng đã trao gửi tất cả


cho chàng trai, nhưng chàng trai đã phải bội tình yêu của nàng và biện bạch “Đàn ông đôi khi vẫn thế”. Cô gái đã không thể chấp nhận và tha thứ cho chàng trai, đó là cách trừng phạt kẻ bội bạc một cách đúng đắn nhất.

3.3.2 Nghệ thuật sử dụng tính từ với những gam màu nóng, lạnh

Trong quá trình sáng tác truyện ngắn , nhà văn Vò Thị Hảo đã đưa vào thế giới ngôn ngữ của mình những tính từ có gam màu nóng và pha trộn với chất liệu màu tối. Việc sử dụng những tính từ đó góp phần xây dựng hình tượng nhân vật mang đậm dấu ấn của nhà văn.

Tần suất tính từ miêu tả các gam màu nóng lạnh trong truyện ngắn Vò Thị Hảo xuất hiện khá đậm đặc. Màu đỏ và màu đen là những gam màu thường thấy trong quá trình miêu tả sự vật, sự việc, thế giới tự nhiên trong truyện ngắn của chị. Tuy nhiên nó không đơn thuần là những gam màu của tự nhiên thuần túy như vốn tồn tại, mà đã được qua sự trải nghiệm từ lăng kính của nhà văn để phục vụ cho dụng ý nghệ thuật của mình. Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để nhà văn lựa chọn những gam màu trong sáng tác.

Trong truyện ngắn của Vò Thị Hảo, hầu hết gam màu nóng xuất hiện khi nhà văn miêu tả cảnh đời ở nhiều phương diện trong đời sống của nhân vật. Từ những hình ảnh con người trong chiến tranh với những sự hủy diệt tàn khốc của nó, đến những vấn đề của cuộc sống thường nhật, những khát vọng cao cả và thấp hèn cũng như vấn đề về tình yêu hạnh phúc, những bất hạnh của số phận con người đều được đề cập qua gam màu nóng.

Nhiều khi viết về chiến tranh, các tính từ chỉ gam màu nóng đã được nhà văn dùng để miêu tả không gian khác lạ, báo hiệu cuộc sống không bình yên của con người:“Mặt trận đã lùi về gần kho. Năm cô gái sống trong lo âu mà rừng thì cứ lầm lì trải dài thảm lá rụng. Ánh đỏ của thảm là hắt lên cả bầu trời ánh ỏi, khiến cho đêm của họ cũng mang màu đỏ. Chỉ trong một câu văn nhà văn đã hai lần sử dụng gam màu đỏ. Màu đỏ ở đây không chỉ


màu hy vọng, tươi sáng mà là “ánh đỏ” héo úa, rơi rụng của khung cảnh rộng lớn nơi chiến trận và sự oi bức của buổi chiều tàn. Trong không gian đó, bao trùm lên khu rừng cũng toàn “màu đỏ”. Màu đỏ của thiên nhiên hay là dấu hiệu về sự tàn khốc của chiến tranh nơi các cô gái đang đóng quân?

Sự tàn khốc của chiến tranh không chỉ đến với những người trên trận tuyến mà cả ở những người nơi hậu phương. Cô gái (Hồn trinh nữ) đã chờ người yêu vò vò suốt tuổi thanh xuân của mình để rồi đổi lại là một người chồng có cái nhìn lạnh lẽo như thép và không biết cười không biết nói chuyện gì. Tác giả lý giải bởi trong những năm chiến trận, anh ta không biết có chuyện gì, “ngoài chuyện chém giết” với rất nhiều tội ác đã gây ra nhuộm đỏ cả hai bàn tay. Đến khi trở về, nỗi ám ảnh về tội lỗi của mình không phút nào nguôi ngoai: “Ôi kìa máu! Nhiều quá! Máu đỏ cả hai bàn tay!”. Người vợ sống trong sự ám ảnh về tội lỗi của chồng, của những hồn ma luôn đến đòi nợ “Ánh đèn chập chờn đỏ quạch càng làm cho nàng thêm sợ hãi”. Đó còn là sự ám ảnh của Thảo (Người sót lại của rừng cười) về nỗi đau mà chiến tranh gây ra không chỉ trong cuộc chiến mà khi trở lại cuộc sống thời bình, nỗi đau đó cứ ám ảnh mãi không thôi: “Anh vừa vừa nhìn thấy chao qua chao lại trước mặt mình người con gái đã bị tước đoạt sạch trơn, đêm ngồi vò vò viết thư tự gửi cho mình trước ngọn đèn dầu đỏ quạch”...

Viết về cuộc sống thế sự, nhiều khi Vò Thị Hảo sử dụng màu đỏ - màu máu để tạo nên một ấn tượng đặc biệt về một sự việc không bình thường nào đó trong cuộc sống của con người. Hãy xem nhà văn miêu tả những giọt máu mà Ngần (Ngày không mút tay) phải dấu chồng con đi bán để đêm lại niềm hạnh phúc nhỏ nhoi cho gia đình trong cuộc sống: “Cánh tay của người đàn bà cũng được vén quá khuỷu như tay hắn…chỗ “ven” đang rỉ máu. Những giọt máu đỏ thắm đánh dấu bước chân chị ta đi trên sàn gạch men xanh”(Ngày không mút tay). Hay cái chết thật thương tâm của một cô gái trẻ


Thuỳ Châu trong Vũ điệu địa ngục, một cái chết đáng để mọi người suy nghĩ về nhân tình thế thái hôm nay: “Trước mắt tôi hiện ra một bồn tắm lớn đỏ rựcmàu máu. Thùy Châu đã vĩnh biệt cuộc đời trong một bồn tắm đỏ rực màu máu của mình như thế!

Trong lĩnh vực tình yêu, gam màu đỏ thường để biểu trưng cho hạnh phúc của con người, nhưng khi tình yêu tan vỡ, hạnh phúc không đến với họ thì nó chỉ là những ảo ảnh không mang giá trị tự thân: “Thảo thấy ngọn dầu nhòe dần, và đung đưa trước mắt cô một quả cà chua chín đỏ lịm hình trái tim, chập chờn, chập chờn. Cô đưa tay bắt hình cà chua vỡ ra, chạy dọc theo cánh tay vào tận ngực. Thứ nước đỏ nhờn nhợt nhưmáu loãng”(Người sót lại của rừng cười).

Như vậy với việc sử dụng gam màu nóng đặc trưng- màu đỏ, nhà văn đã làm nổi bật nhiều cung bậc trong đời sống và lĩnh vực tình cảm của con người. Đó là số phận con người trước chiến tranh tàn khốc, là sự phá huỷ của chiến tranh đối với tình yêu hạnh phúc. Đó còn là các vấn đề của cuộc sống thời bình với nỗi bất hạnh đè nặng lên thân phận những con người bé nhỏ...

Không chỉ sử dụng gam màu nóng, trong sáng tác của Vò Thị Hảo gam màu lạnh - màu đen cũng được nhà văn quan tâm để làm phương tiện đi vào các phương diện khác nhau của đời sống con người, vào “Sự khắc nghiệt của số phận con người cùng sự ảm đạm, nỗi buồn đau và những linh cảm xấu trước hiện thực tàn khốc” [2]

Trong Phiên chợ người cùi hình ảnh nhân vật Phương xinh đẹp lùi dần vào quên lãng khi chị rơi vào một căn bệnh nam y- bệnh hủi. Với sự nghiệt ngã của số phận cùng sự xa lánh của người chồng, một nỗi buồn cô độc xót xa xâm chiếm cả tâm hồn và thể xác, khiến “Gương mặt chị mới sáng bừng lên lúc nãy bây giờ như có một đám mây đen che phủ”. Đó còn là sự thật nghiệt ngã mà Huân trong Máu của lá phải gánh chịu - một chàng trai hai mươi bốn


tuổi, đẹp trai, tiến sĩ y khoa mà bỗng chốc mắc phải căn bênh ung thư dạ dày. Nỗi thất vong quá lớn khi chính anh chữa trị cho người khác nhưng lại không cứu nổi bản thân mình. Anh nghĩ “Rồi đây anh trắng tay. Cả đến một câu chửi tục cũng không còn khả dĩ khuấy động thế giới đen ngòm mà anh sắp bước vào" thể hiện sự đau đớn bế tắc của con người, sự bất lực trước số phận.

Trong truyện ngắn Vò Thị Hảo, gam màu đen còn biểu tượng cho nỗi buồn thương, cô đơn, lạnh lẽo của con người trước cuộc đời. “Tôi không chọn mây hồng mây tím mà chọn đám mây đen để hoá thân. Tôi nói mây đen xấu xí nhưng chỉ có mây đen mới đủ sức còng những đám mây khác, vì mây đen to khoẻ”(Tình yêu mây trắng). Đó là suy nghĩ của hai con người hai số phận, nhưng giữa họ là một tình cảm trong sáng trẻ thơ. Chỉ vì một chút quan hệ dây mơ rễ má mà cháu lớn Cồ mây đen không thể còng dì mây trắng suốt mãi mà phải trao dì mây trắng cho người khác trong nỗi buồn, nuối tiếc nghẹn ngào.

Như vậy, cùng với các thủ pháp nghệ thuật khác, khả năng sử dụng các tính từ với gam màu nóng, lạnh khác nhau Vò Thị Hảo đã thể hiện sự sáng tạo độc đáo trên từng trang viết của mình. Chính những gam màu đó đã tạo nên những ấn tượng đặc biệt trong sáng tác của chị.

3.3.3. Nghệ thuật sử dụng các phó từ mang tính chất đột biến

Khảo sát truyện ngắn của Vò Thị Hảo, chúng tôi còn nhận thấy nhà văn sử dụng nhiều các phó từ có tính chất đột biến với tần suất dày đặc để diễn tả số phận từng nhân vật. Nhờ nó mà sự phức tạp của đời sống hiện thực cũng như đời sống tâm hồn con người được miêu tả như nó vốn có. Các phó từ dày đặc xuất hiện trong truyện ngắn Vò Thị Hảo như: bỗng, bỗng nhiên, chợt...đã thể hiện sự bất thường, phức tạp của sự vật hiện tượng, tạo cảm giác mạnh, bất ngờ với người đọc về diễn biến câu chuyện, số phận nhân vật.

- Đó là sự biến đối bất thường của thiên nhiên, như dự báo một điều không tốt lành hoặc niềm nuối tiếc với con người:


“Cây trinh nữchợtco mình lại vì vừa nghe tiếng chân qua”[11]

Bỗngmột con sóng to lừng lững ập đến, thè lưỡi khổng lồ liếm vào bãi cát rồi rút ra ngoài xa ngay trong thoáng chốc”[11]

“Ngoài biển kia, dưới ánh trăng, sóngbỗng cuộn lên, đỏ lộng cả một vùng”[11]

- Đó là sự xuất hiện kì lạ của con người hay một sự việc:

Bỗngcó một bước chân nhẹ nhàng bước tới, và giọng nói trầm ấm ngọt ngào cất lên”[11]

“Ngài bàng hoàng dụi mất,bỗng thấy gốc cây dưới đầu ngài rùng mình…Từ trong mài lá xum xuê, một người con gái xinh đẹp tuyệt vời khoác hờ một tấm áo choàng rộng kết bằng những chuỗi hoa trắng xanh nhỏ bé yểu điệu bước ra”[11]

“Trên đám lá đóbỗngphủ rực rỡ một vầng dây tơ hồng vàng tha thướt”[16]

“ Nhìn xung quanh, thấy bốn chị gái tôi đang đi xabỗngdưng cũng từ lúc nào, về đây đông đủ cả”[11]

Bỗngđám cỏ dưới chân họ động đậy. Một vệt lấp loáng xuất hiện. Và êm như ru, một con thằn lằn có da xám xanh biếc trườn rất êm như đang trôi vào tấm vải nhựa có đặt bát cơm trên mộ”[16]

Bỗngcó mùi cháy xộc đến từ sau lưng khiến cậu bé quay ngoắt lại”[16]

- Hay là sự biến đổi kì lạ trong tâm hồn con người:

“Nhưng thấy nàngbỗngchốc đã thành đen đủi xấu xí, họ bỏ đi thẳng”[11]

Bỗngnhiên ăn diện đẹp mà không có lời giải thích nào khả dĩ”

“Như có phép lạ, các cô gái đang cười sằng sặcbỗngim bặt, bàng hoàng rồi sực tỉnh, vơ lấy súng”[16]...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022