Sinh Trưởng Tích Lũy Của Dê Định Hóa


bình toàn đàn khi kết thúc thí nghiệm của mỗi nghiệm thức. Phương pháp mổ khảo sát giống như đã đề cập ở nội dung 1.

Các chỉ tiêu theo dõi gồm:

Sinh trưởng tích lũy (theo TCVN 9715 - 2013). Cân khối lượng của dê qua các thời điểm từ 3 - 12 tháng tuổi. Cân vào buổi sáng trước khi cho dê ăn, dùng cân đồng hồ loại 5 kg (độ chính xác ± 10 - 30 g) và 50 kg (độ chính xác ± 50 - 150 g).

Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày).

Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng.

Các chỉ tiêu mổ khảo sát năng suất thịt gồm khối lượng sống, khối lượng móc hàm, khối lượng thịt xẻ, khối lượng thịt tinh và xương. Tỷ lệ móc hàm, thịt xẻ, thịt tinh và xương tính theo khối lượng sống (%).

* Phân tích số liệu thí nghiệm theo mô hình:

yijk = µ + αi + βj + (αβ)ij + eijk

Trong đó:

- yijk: Chỉ tiêu nghiên cứu

- µ : Trung bình chung

- αi : Ảnh hưởng của kiểu gen, i=1 → 2 (i=1=D1D1, i=2=D1D2)

- βj : Ảnh hưởng của mức thức ăn tinh bổ sung; j = 1 →3 (j=1=0 %, j=2= 15%, j=3= 30%)

- (αβ)ij : Ảnh hưởng của tương tác giữa kiểu gen và mức thức ăn tinh bổ sung.

- eijk : Sai số ngẫu nhiên.

Số liệu thu thập trong thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm thống kê Minitab 17.0. Đánh giá ảnh hưởng của kiểu gen, thức ăn bổ sung và tương tác của kiểu gen và thức ăn bổ sung đến sinh trưởng, năng suất thịt của dê bằng phương pháp General Linear Model. So sánh sự sai khác giữa các số trung bình bằng phương pháp Tukey Pairwise Comparisons.


CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


3.1 Nội dung 1: Khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của dê Định Hóa Để đánh giá khả năng sinh trưởng của dê, chúng tôi tiến hành cân khối lượng và đo một số chiều đo của dê từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi. Căn cứ vào kết

quả thu được tiến hành đánh giá các chỉ tiêu về sinh trưởng của dê.

3.1.1. Sinh trưởng tích lũy của dê Định Hóa

Kết quả theo dõi về khối lượng của dê qua các tháng tuổi được trình bày tại bảng 3.1.

Bảng 3.1. Khối lượng dê Định Hóa qua các tháng tuổi (kg/con)


Tuổi

(Tháng)

Tính chung (n=60)

Theo tính biệt


Mean


SE

Cv

(%)

Con đực

(n=30)

Con cái

(n=30)


SEM


P

Sơ sinh

1,72

0,03

11,51

1,81a

1,62b

0,123

0,000

1

3,57

0,05

10,84

3,80a

3,33b

0,218

0,000

2

5,11

0,06

9,07

5,43a

4,79b

0,237

0,000

3

6,59

0,07

8,54

6,97a

6,19b

0,288

0,000

4

8,00

0,08

7,98

8,41a

7,59b

0,350

0,000

5

9,47

0,09

6,97

9,86a

9,08b

0,377

0,000

6

10,79

0,11

7,74

11,37a

10,20b

0,422

0,000

7

12,18

0,13

8,39

12,98a

11,37b

0,443

0,000

8

13,48

0,13

7,84

14,33a

12,64b

0,448

0,000

9

14,89

0,14

7,39

15,77a

14,01b

0,464

0,000

10*

16,22

0,15

7,06

17,12a

15,33b

0,506

0,000

11*

17,52

0,17

7,45

18,57a

16,27b

0,545

0,000

12*

19,12

0,24

9,64

20,71a

17,52b

0,639

0,000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 306 trang tài liệu này.

Đặc điểm sinh trưởng và mối tương quan đa hình gen POU1F1 với tính trạng sinh trưởng của dê địa phương Định Hóa - 9

a,b Theo hàng ngang, tại cột theo tính biệt, các số mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức P≤0,001.

*n=52 với tính chung giai đoạn 10, 11, 12 tháng tuổi; n=26 với đực, cái


Số liệu bảng 3.1 cho thấy, khối lượng bình quân của dê Định Hóa tăng dần qua các kỳ cân. Cụ thể, khối lượng dê tại các thời điểm sơ sinh, 1, 3, 6, 9 và 12 tháng tuổi lần lượt là 1,72; 3,57; 6,59; 10,79; 14,89 và 19,12 kg/con. Kết quả thu được cho thấy, dê Định Hóa có tầm vóc nhỏ và nếu so với các giống dê nội ở các địa phương khác, khối lượng của dê Định Hóa ở mức tương đương. Giống dê Cỏ hay còn gọi là dê nội được nuôi khá phổ biến ở Việt Nam và mặc dù ở mỗi vùng miền khác nhau nhưng khả năng sinh trưởng, tầm vóc khá tương đồng. Đinh Văn Bình và Nguyễn Văn Trường (2003) khi nghiên cứu về giống dê Cỏ nuôi tại huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình cho thấy khối lượng lúc sơ sinh, 3, 6 tháng tuổi đạt 1,64; 9,61 và 15,1 kg/con. Nguyễn Bá Mùi và Đặng Thái Hải (2010) nghiên cứu sinh trưởng của dê Cỏ cái và đực nuôi tại huyện Nho Quan của tỉnh Ninh Bình cho thấy khối lượng sơ sinh của dê là 1,51; 1,68 kg/con; lúc 3 tháng tuổi là 6,73; 7,77 kg và lúc 12 tháng tuổi là 16,36; 19,99 kg. Kết quả nghiên cứu của Phạm Kim Đăng và Nguyễn Bá Mùi (2015) về sinh trưởng của dê Cỏ nuôi tại Ninh Bình cho thấy, khối lượng sơ sinh, 1, 3, 6, 9 và 12 tháng tuổi của dê Cỏ Ninh Bình bình quân là 1,59; 3,21; 7,24; 11,88; 15,23 và 18,02 kg/con.

Trên thế giới, một số nước cũng có giống dê tầm vóc nhỏ như dê Định Hóa. Kết quả nghiên cứu của Ssewannyana và cs. (2004) trên dê Mubende địa phương của Uganda cũng cho thấy giống dê này là giống địa phương chưa được cải tạo, tầm vóc khá nhỏ. Khối lượng lúc sơ sinh của dê Mubende là 1,91 kg/con, 2 tháng tuổi là 5,88 kg/con; 4 tháng tuổi là 8,94 kg/con và 6 tháng tuổi là 13,65 kg/con. Gatew và cs. (2019) đã nghiên cứu trên ba giống dê Bati, Borana và dê Somali tai ngắn là những giống dê địa phương của Ethiopia. Ba giống dê này được nuôi trong điều kiện chăn nuôi nông hộ ở 3 địa phương


khác nhau. Kết quả cho thấy, khối lượng bình quân của dê địa phương Ethiopia cũng không cao. Khối lượng ở các giai đoạn sơ sinh, 1, 3, 6 tháng tuổi đối với dê Somali tai ngắn là 2,15; 4,63; 8,52; 13,75 kg/con. Tương tự khối lượng của dê Bati là 2,17; 6,15; 10,44; 16,31 /con và của dê Borana là 2,36; 5,39; 10,34; 13,9 kg/con. Bhattarai và cs. (2019) nghiên cứu trên hai giống dê bản địa là Khari và Sinhal nuôi tại Nepal. Dê có khối lượng lúc sơ sinh là 1,75 và 1,87 kg/con, giai đoạn 4 tháng tuổi là 7,57 và 11,22 kg/con, giai đoạn 6 tháng tuổi là 11,02 và 14,03 kg/con… Từ các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước các tác giả cho thấy, cùng là giống dê địa phương nhưng nuôi ở các địa điểm khác nhau thì khối lượng dê cũng có sự khác nhau. Điều đó cho thấy, ngoài yếu tố di truyền thì phương thức chăn nuôi, điều kiện chăm sóc cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của dê.

Các giống dê cao sản trên thế giới như dê Boer có sinh trưởng nhanh, tầm vóc to lớn hơn dê nội. Dê Boer có khối lượng sơ sinh đạt 2,7 - 3,0 kg/con, giai đoạn 12 tháng tuổi đạt 30 - 35 kg/con (Đinh Văn Bình và Nguyễn Duy Lý, 2003). Ngoài ra, dê Bách Thảo cũng được sử dụng để lai cải tạo với dê địa phương, theo kết quả nghiên cứu của Phạm Kim Đăng và Nguyễn Bá Mùi (2015) đã cho thấy sinh trưởng của dê lai F1 (Bách Thảo x Cỏ) và dê lai Boer x F1 (Bách Thảo x Cỏ) cao hơn dê Cỏ. Khối lượng của hai nhóm dê lai kể trên tại thời điểm 12 tháng tuổi lần lượt là 25,51 và 31,41 kg; trong khi của dê Cỏ chỉ là 18,02 kg. Một kết quả nghiên cứu khác trên dê lai (1/4 Boer x 1/4 Bách Thảo x 1/2 Cỏ) và dê lai (3/8 Boer x 1/8 Bách Thảo x 1/2 Cỏ) tại Bắc Kạn có khối lượng lúc 9 tháng tuổi là 23,04 kg và 25,88 kg theo thứ tự dê lai kể trên, cao hơn nhiều so với dê Cỏ (chỉ đạt 18,05 kg ở cùng thời điểm) (Bùi Khắc Hùng và cs., 2014). Khi cho lai giữa dê Boer với dê Teso của Uganda,


Ssewannyana và cs. (2004) cũng thấy rằng dê lai luôn sinh trưởng nhanh hơn dê địa phương. Dê lai F1 (Boer x Teso) đạt khối lượng lúc 6 tháng tuổi là 13,16 kg, dê lai F2 (Boer x F1 Boer x Teso) là 14,85 kg; trong khi dê địa phương Teso chỉ đạt 9,25 kg (P<0,05). Kết quả nghiên cứu của Bhattarai và cs. (2019) cho thấy, dê lai giữa dê Boer và dê địa phương Khari luôn có khối lượng cao hơn so với dê địa phương Khari nuôi tại Nepal. Khối lượng lúc 6 tháng tuổi của dê lai (Boer x Khari) là 23,40 kg/con, trong khi dê Khari là 18,05 kg/con (P<0,05).

Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của tính biệt đến sinh trưởng, người ta thấy rằng dê đực thường lớn nhanh hơn so với dê cái. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do ảnh hưởng của hormone androgens đến quá trình trao đổi protein. Kết quả nghiên cứu trên dê Định Hóa cho thấy, khối lượng của dê đực Định Hóa tại các thời điểm sơ sinh, 1, 3, 6, 9 và 12 tháng tuổi lần lượt là 1,81; 3,80; 6,97; 11,37; 15,77 và 20,71 kg/con và luôn cao hơn so với dê cái

chỉ đạt 1,62; 3,33; 6,19; 10,20; 14,01 và 17,52 kg/con. Sự khác nhau về khối lượng của dê đực và dê cái tại các thời điểm khảo sát là có ý nghĩa thống kê (P<0,001). Nguyễn Bá Mùi và Đặng Thái Hải (2010) nghiên cứu trên đàn dê Cỏ tại huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình cho thấy khối lượng dê đực và dê cái qua các thời điểm từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Khối lượng dê đực lúc sơ sinh là 1,68; 1 tháng tuổi là 3,38; 3 tháng tuổi là 7,77; 6 tháng tuổi là 12,82 và 12 tháng tuổi là 19,99 kg/con. Trong khi đó, khối lượng của dê cái thấp hơn, tương ứng với các thời điểm nêu trên, khối lượng dê cái lần lượt là 1,51; 3,06; 6,73;10,98 và 16,36 kg/con. Kết quả nghiên cứu của Mahgoub và cs. (1996) trên dê Batina cũng cho thấy khối lượng của dê đực Batina luôn cao hơn dê cái. Khối lượng dê đực Batina tại các thời điểm sơ sinh, 2, 3, 4, 5 và 6 tháng tuổi là 3,03; 11,02; 14,90;


19,64; 23,17 và 24,20 kg/con; trong khi của dê cái khối lượng chỉ là 2,55; 8,66; 10,97; 12,85; 15,40 và 18,13 kg/con tương ứng theo các thời điểm nêu trên. Kết quả nghiên cứu của Gatew và cs. (2019) trên 2 giống dê Borana và Somali tai ngắn cũng cho thấy dê đực luôn có khối lượng cao hơn so với dê cái. Cụ thể, khối lượng của dê đực Borana lúc sơ sinh, 1, 3, 6 tháng tuổi là 2,59; 5,77; 11,01;

14,20 kg/con, trong khi khối lượng dê cái là 2,21; 5,14; 10,28; 14,35 kg/con. Đối với dê đực Somali tai ngắn là 2,27; 4,74; 9,84; 13,43 kg/con và của dê cái là 1,7; 3,61; 8,71 và 11,73 kg/con. Sự sai khác về khối lượng tại các thời điểm theo dõi giữa dê đực và dê cái có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Đồ thị về sinh trưởng tích lũy của dê đực và dê cái qua các tháng tuổi cho thấy đường biểu diễn khối lượng của dê đực luôn nằm trên đường biểu diễn khối lượng của dê cái ở tất cả các tháng tuổi khảo sát. Tháng tuổi càng tăng khoảng cách giữa hai đường biểu diễn càng xa nhau hơn. Điều đó cho thấy khả năng sinh trưởng tích lũy của dê đực luôn cao hơn dê cái ở tất các thời điểm, đặc biệt ở những giai đoạn từ 9 -12 tháng tuổi (đồ thị 3.1).

Con đực Con cái

(Kg)


25

20,71

20

17,12

18,57

17,52

15,77

15

12,98

14,33

15,33

16,27

14,01

11,37

12,64

10

9,86

10,2

11,37

6,97

5,43

8,41

9,08

6,19 7,59

5

3,8

1,81

1,62

3,33

4,79

0

Tháng

S.sinh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12


Đồ thị 3.1. Sinh trưởng tích lũy của dê Định Hóa theo tính biệt


3.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối của dê Định Hóa

Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tuyệt đối của dê Định Hóa được trình bày tại bảng 3.2.

Bảng 3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của dê Định Hóa (g/con/ngày)


Giai đoạn

(Tháng tuổi)

Tính chung

(n=60)

Theo tính biệt

Mean

SE

Con đực

(n=30)

Con cái

(n=30)

SEM

P

SS - 1

61,72

1,53

66,33a

57,11b

7,745

0,002

1 - 2

51,56

1,56

54,45a

48,67a

8,350

0,063

2 - 3

49,00

1,74

51,22a

46,78a

9,459

0,201

3 - 4

47,22

2,00

47,78a

46,67a

11,041

0,784

4 - 5

48,33

1,84

48,33a

49,33a

10,145

0,788

5 - 6

44,06

1,92

50,56a

37,56b

9,509

0,000

6 - 7

46,28

2,20

53,56a

39,00b

10,978

0,001

7 - 8

42,90

1,96

43,58a

42,22a

10,832

0,733

8 - 9

46,89

1,85

48,11a

45,67a

10,197

0,514

9 - 10*

44,50

2,24

44,89a

44,11a

12,375

0,864

10 - 11*

43,22

2,47

48,44a

38,00b

13,104

0,033

11 - 12*

53,17

3,58

71,45a

34,89b

14,800

0,000

SS - 12*

47,67

0,63

51,78a

43,56b

1,860

0,000

a,b Theo hàng ngang, tại các cột theo tính biệt các số mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,001 – P<0,05.

*n=52 với tính chung; n=26 với con đực, cái

Số liệu bảng 3.2 cho thấy, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của dê Định Hóa giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi đạt bình quân 47,67 g/con/ngày, dao động từ 42,90 - 61,72 g/con/ngày. Giai đoạn sơ sinh đến 1 tháng tuổi, sinh trưởng của dê con đạt cao nhất (61,72 g/con/ngày), sau đó giảm thấp hơn ở các giai đoạn khác. Ở giai đoạn sau cai sữa đến 12 tháng tuổi, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của dê Định Hóa không cao và biến động không nhiều (từ


42,90 - 53,17 g/con/ngày). Điều này theo chúng tôi, không phải là do đặc điểm giống mà do tập quán chăn nuôi của người dân địa phương, chăn thả trên đồi núi là chính, lượng thức ăn kiếm được trong ngày thất thường, ảnh hưởng đến sinh trưởng của dê. Để cải thiện vấn đề này, cần phải quan tâm đến vấn đề thức ăn và dinh dưỡng cho dê.

Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tuyệt đối của dê đực và dê cái Định Hóa cho thấy, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối tính từ giai đoạn sơ sinh đến 12 tháng tuổi của dê đực luôn cao hơn so với dê cái (tương ứng là 51,78 và 43,56 g/con/ngày), sự sai khác về tốc độ sinh trưởng của dê đực và dê cái ở giai đoạn này có ý nghĩa thống kê (P<0,001). Tuy nhiên, nếu xét từng giai đoạn, cũng có những biến động. Giai đoạn từ sơ sinh đến 1 tháng tuổi tốc độ sinh trưởng của dê đực đạt 66,33 g/con/ngày cao hơn so với dê cái chỉ đạt 57,11 g/con/ngày (P<0,05). Nguyên nhân chủ yếu là do ngay từ ban đầu dê đực đã có khối lượng sơ sinh cao hơn so với dê cái. Giai đoạn từ 1 đến 5 tháng tuổi tốc độ sinh trưởng của dê đực và dê cái tương đương nhau, đây là giai đoạn dê chưa thành thục về tính, và một phần có thể do lượng thức ăn kiếm được của cả hai nhóm tính biệt tương đương nhau. Từ giai đoạn 5 - 7 tháng tuổi trở đi, tốc độ sinh trưởng của dê cái bắt đầu giảm hơn so với dê đực với (P<0,001), nguyên nhân do một số dê cái bắt đầu động dục, có hiện tượng biếng ăn hơn, lượng thức ăn kiếm được ít hơn... Ở giai đoạn từ 7 - 10 tháng tuổi, sinh trưởng tuyệt đối của dê đực và dê cái không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tốc độ sinh trưởng của dê đực ở giai đoạn này đạt từ 43,58 - 44,89 g/con/ngày; của dê cái đạt 42,22 - 45,67 g/con/ngày. Điều này, theo chúng tôi là do đây là giai đoạn cả dê đực và dê cái đều đến tuổi thành thục về tính, dê cái bắt đầu có biểu hiện động dục, dê đực bắt đầu dành sự chú ý đến con cái nhiều hơn, không chịu tìm thức ăn, do vậy lượng thức ăn thu được ít hơn, ban đêm ít ngủ, quậy phá... ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của dê.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/02/2023