Sự Khác Nhau Về Tần Số Allele Của Gen Pou1F1 Giữa Các Giống Dê


Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những dê đen Hainan có kiểu gen TT, TC và CC. Lan và cs. (2007) trong quá trình phân tích gen POU1F1 ở các giống dê địa phương Trung Quốc chỉ thấy xuất hiện 2 kiểu gen D1D1 và gen D1D2 nhưng tỷ lệ % của hai gen này khác nhau giữa các giống dê. Cụ thể, dê Nội Mông Cashmere trắng có tỷ lệ kiểu gen D1D1 chiếm 75% và gen D1D2 chiếm 25%; dê Quý Châu đen kiểu gen D1D1 chiếm 100%; dê Matou kiểu gen D1D1 chiếm 45,45%, kiểu gen D1D2 là 54,55%; dê Banjiao thì dê có kiểu gen D1D1 chiếm 84%, kiểu gen D1D2 chiếm 16% dê Quý Châu trắng có 35,48% cá thể dê có kiểu gen D1D1, 64,52% dê có kiểu gen D1D2 (phân tích 31 con) và tiến hành phân tích 34 con dê Leizhou thì có 41,17% dê có kiểu gen D1D1, 58,83% dê có kiểu gen D1D2.

Kết quả so sánh sự khác nhau về tần số allele của gen POU1F1 giữa dê Định Hóa của chúng tôi nghiên cứu so với dê Boer, dê Haimen được nghiên cứu bởi Li và cs. (2016) được thể hiện ở bảng 3.12.

Bảng 3.12. Sự khác nhau về tần số allele của gen POU1F1 giữa các giống dê



Allele

Dê Định Hóa

(n=336)

Dê Boer

(n=84)

Dê Haimen

(n=33)

D1

0,875

0,887

0,742

D2

0,125

0,113

0,258

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 306 trang tài liệu này.

Đặc điểm sinh trưởng và mối tương quan đa hình gen POU1F1 với tính trạng sinh trưởng của dê địa phương Định Hóa - 12


Số liệu bảng 3.12 khi phân tích đa hình DdeI của gen POU1F1 trên dê Định Hóa chúng tôi thấy rằng, tần số allele D1 là 0,875 chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với allele D2 là 0,125. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Li và cs. (2016) khi phân tích đa hình DdeI của gen POU1F1 trên 15 giống dê Trung Quốc, kết quả cho thấy khi phân tích 84 con dê Boer thì tỷ lệ allele D1 xuất hiện là 0,887 và allele D2 là 0,113; 33 con dê Haimen tỷ lệ xuất hiện allele D1 xuất hiện với tần số 0,742 và allele D2 là 0,258; 247 con dê Nanjiang có tỷ


lệ allele D1 là 0,581 và D2 là 0,419 và 150 con dê Shannbei lại có tỷ lệ allele D1 là 0,660 và allele D2 là 0,340... Qua đó cho thấy sự phân bố kiểu gen ở dê Quý Châu đen, dê Matou và dê Banjiao phù hợp với sự cân bằng Hardy - Weinberg (P>0,05), ngoại trừ dê Nội Mông Cashmere trắng và dê Leizhou (Lan và cs., 2007).

Saleha và cs. (2012) đã xác định được mối tương quan đa hình của kiểu gen POU1F1 ở 4 giống dê Ai Cập và Ả Rập Xê Út (Barki, Zaribi, Ardi và Masri) cho thấy, hai đoạn gen sau khi được phân tách bởi enzyme giới hạn PstI đã cho ra 2 kiểu gen TT và CC, với tần số allele POU1F1 - T là 0,84; 0,25; 0,51 và 0,35 cho các giống dê Barki, Zaribi, Ardi, Masri ở Ai Cập và Saudi ở Ả Rập Xê Út. Đồng thời trong quá trình phân tích các tác giả phát hiện ra sự đột biến tại quỹ tích POU1F1 (khi phân tích ADN cho thấy 2 đoạn 450 bp và 370 bp có kiểu gen TC). Đột biến này được tìm thấy có thể không phải là nguyên nhân tự đột biến, nhưng có thể ở trạng thái mất cân bằng liên kết với đột biến nhân quả sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến gen POU1F1 hoặc các gen gần vị trí POU1F1. Chính sự biến đổi di truyền này có liên quan đến sinh trưởng của dê (Lan và cs., 2007). Các kết quả của các nghiên cứu trên cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu đa hình đoạn gen POU1F1 trong đề tài này.

3.2.4. Mối tương quan đa hình kiểu gen của gen POU1F1 đến tính trạng sinh trưởng của dê Định Hóa

Khảo sát mối quan hệ đa hình trên intron 6 của gen POU1F1 với các tính trạng năng suất sinh trưởng của dê Định Hóa cho thấy không có sự khác biệt thống kê giữa kiểu gen D1D1 với kiểu gen D1D2 (P<0,05). Mặc dù nhóm dê mang kiểu gen D1D1 có cân nặng trung bình cao hơn nhóm dê mang kiểu gen D1D2 ở các giai đoạn tuổi khác nhau (bảng 3.13).


Bảng 3.13. Tương quan giữa kiểu gen POU1F1 với sinh trưởng của dê Định Hóa (kg)

Tháng tuổi

Kiểu gen D1D1

(n=32)

Kiểu gen D1D2

(n=32)

SEM

P

Sơ sinh

1,74a

1,69a

0,10

0,233

3

6,63a

6,50a

0,35

0,307

6

10,82a

10,48a

0,75

0,211

9

15,89a

15,47a

1,14

0,295

12

20,58a

20,15a

1,52

0,432

a Theo hàng ngang, các số mang mũ có các chữ cái giống nhau thì khác nhau không có ý nghĩa thống kê ở mức P>0,05.

Số liệu bảng 3.13 cho thấy, khối lượng dê mang 2 kiểu gen khác nhau D1D1 và D1D2 đều tăng dần theo độ tuổi từ sơ sinh cho đến khi được 12 tháng tuổi. Khối lượng trung bình của dê mang kiểu gen D1D1 luôn cao hơn so với khối lượng trung bình của dê mang kiểu gen D1D2, tuy nhiên không có sự khác biệt thống kê giữa các kiểu gen D1D1 so với kiểu gen D1D2 (P>0,05). Cụ thể là ở độ tuổi sơ sinh, 3, 6, 9 và 12 tháng, khối lượng trung bình của dê mang kiểu gen D1D1 lần lượt là là 1,74; 6,63; 10,82; 15,89 và 20,58 kg/con. Còn ở nhóm dê mang kiểu gen D1D2 khối lượng của dê tương ứng với các độ tuổi nêu trên lần lượt là 1,69; 6,50; 10,48; 15,47 và 20,15 kg/con. Kết quả này cho thấy, mối tương quan đa hình của gen POU1F1 với các tính trạng năng suất sinh trưởng của dê Định Hóa không có sự khác biệt thống kê giữa kiểu gen D1D1 với kiểu gen D1D2 (P>0,05). Mặc dù nhóm dê mang kiểu gen D1D1 có cân nặng trung bình cao hơn nhóm dê mang kiểu gen D1D2 ở các giai đoạn tuổi khác nhau.

Cũng đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả trên thế giới về mối tương quan kiểu gen đến tính trạng sinh trưởng của dê.


Lan và cs. (2007) khi nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu gen D1D1 và D1D2 khối lượng dê ở các giai đoạn sơ sinh, 9 tháng tuổi và 12 tháng tuổi của dê có kiểu gen D1D1 là 3,36; 46,93; 51,70 kg/con. Đối với dê có kiểu gen D1D2 khối lượng dê ở các tháng nêu trên lần lượt là 3,01; 41,00 và 45,12 kg/con. Các tác giả này cũng cho thấy, khối lượng của dê ở thời điểm sơ sinh, và 9 tháng tuổi của dê mang kiểu gen D1D1 luôn lớn hơn dê mang kiểu gen D1D2 nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (P>0,05), nhưng ở 12 tháng tuổi khối lượng của dê có kiểu gen D1D1 lại cao hơn dê có kiểu gen D1D2 (P≤0,05).

Tác giả Lin và cs. (2017) đã nghiên cứu mối liên quan giữa SNP1 và SNP2 của gen POU1F1 trên hai giống dê địa phương Trung Quốc, bao gồm 235 con dê sữa Guanzhong và 284 con dê đen Hainan. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những dê đen Hainan có kiểu gen TT, TC và CC ở SNP2 có khối lượng ở giai đoạn từ 2 - 3 năm tuổi lần lượt là 29,11; 26,31 và 28,37 kg/con. Sự sai khác có ý nghĩa thống kê với những dê có kiểu gen TT và CC (P<0,05) và không có sự sai khác giữa TT và CC (P>0,05).

Raziye và Guldehen (2019) cho thấy mối tương quan của kiểu gen tại exon 6 vùng 3’của gen POU1F1 với các tính trạng khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa của dê Saanen không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê đối với dê có các kiểu gen TT, TC và CC của POU1F1 - AluI (tương ứng khối lượng sơ sinh và khối lượng cai sữa lần lượt với các kiểu gen trên là 3,97; 3,90; 3,60 và 20,03; 21,08; 19,84 kg/con, P≥0,05), nhưng với những dê có kiểu gen TT, TC và CC của gen POU1F1 - PstI khối lượng sơ sinh có sự sai khác trong khi khối lượng cai sữa không sai khác (tương ứng khối lượng sơ sinh và khối lượng cai sữa lần lượt với các kiểu gen trên là 3,74; 3,89; 4,73 (P<0,05) và 19,87; 21,18; 23,55 kg/con, P≥0,05). Zhu và cs. (2019) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa SNP của gen POU1F1 với các đặc điểm sinh trưởng của dê


Shaanbei Cashmere trắng (tiến hành nghiên cứu trên 609 con dê cái). Thông qua giải trình tự gen đã xác định được 4 SNP của gen POU1F1 là c.682G>T, c.723T>G, c.837T>C và c.876 +110T>C. Các locus c.682G>T, c.723T>G,

c.837T>C của POU1F1 có 3 kiểu gen trong quần thể này lần lượt là GG/ GT/ TT, TT/TG/GG và TT/TC/CC và 3 kiểu gen này có ảnh hưởng mạnh đến tính trạng sinh trưởng của dê thể hiện: đối với locus c.682G>T, dê cái có kiểu gen GT thì chiều cao cơ thể, cao hông, chiều dài cơ thể, cao vây, rộng ngực, rộng hông cao nhất so với các kiểu gen khác (sai số có ý nghĩa thống kê P<0,05). Tại locus c.723T>G dê có kiểu gen GG có ngoại hình lớn hơn các kiểu gen khác với (P = 0,024). Ngoài ra, kiểu gen TT của các cá thể locus c.837T>C có chỉ số cao ngang hông, vòng ngực, sâu ngực, chiều cao cơ thể lớn hơn các kiểu gen khác (P<0,05). Zhang và cs. (2019) khi tiến hành nghiên cứu trên 653 con dê cái Shaanbei Cashmere trắng với mục đích là xác định các đa hình nucleotit đơn mới (SNP) của gen POU1F1 đến khả năng sinh trưởng của dê, qua quá trình giải trình tự ADN thì phát hiện ra một đột biến sai lệch (NC - 030808.1: g.34236169A>C) lần đầu tiên được phát hiện ở exon 6 của POU1F1 ở dê Shaanbei Cashmere trắng đã biến đổi axit Leucine thành Valine (L280V). Các phân tích sâu hơn cho thấy dê có kiểu gen TT lớn hơn đáng kể dê có kiểu gen TG (P<0,01). Khi đánh giá các mối quan hệ giữa các tính trạng sinh trưởng với L280V, các cá thể có kiểu gen TT có các tính trạng vượt trội các cá thể có kiểu gen TG (P<0,05), bao gồm các chiều cao cơ thể, chiều dài, rộng ngực, sâu ngực, cao hông, cao khum.

3.2.5. Mối tương quan đa hình kiểu gen của gen POU1F1 đến tính trạng sinh trưởng của dê Định Hóa theo tính biệt

Mối tương quan đa hình kiểu gen POU1F1 đến tính trạng sinh trưởng của dê đực và dê cái Định Hóa. Kết quả được trình bày tại bảng 3.14.


Bảng 3.14. Tương quan giữa kiểu gen của gen POU1F1 với sinh trưởng của dê đực và dê cái (kg)


Tuổi (tháng)

Kiểu gen D1D1

Kiểu gen D1D2



Con đực

(n=16)

Con cái

(n=16)

Con đực

(n=16)

Con cái

(n=16)

SEM

P

Sơ sinh

1,84a

1,64b

1,78a

1,61b

0,07

0,000

3

7,03a

6,23b

6,89a

6,11b

0,17

0,000

6

11,71a

9,93b

11,27a

9,69b

0,37

0,000

9

17,30a

14,49b

16,84a

14,09b

0,45

0,000

12

22,14a

19,00b

21,51a

18,78b

0,90

0,000

a,b Theo hàng ngang, các số mang mũ có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,001.


(kg/con)

25

D1D1

Con đực

Con cái

22,14

20

17,3

19,00

15

11,71

14,49

10

7,03

9,93

5 6,23

1,84

0

1,64

S.sinh

3

6

9

12

Tháng

tuổi


Đồ thị 3.2. Khối lượng dê đực, dê cái mang kiểu gen D1D1 ở các giai đoạn (Sơ sinh, 3, 6, 9, 12 tháng tuổi)


(kg/con)

25

D1D2

Con đực

Con cái

21,51

20

16,84

18,78

15 11,27

14,09

10 6,89

9,69

5

6,11

1,78

1,61

0

S.sinh 3 6 9

12

Tháng

tuổi


Đồ thị 3.3. Khối lượng dê đực, dê cái mang kiểu gen D1D2 ở giai đoạn (Sơ sinh, 3, 6, 9, 12 tháng tuổi)

Số liệu bảng 3.14, đồ thị 3.2, đồ thị 3.3 cho thấy, khối lượng của dê đực có kiểu gen D1D1 tại các thời điểm sơ sinh, 3, 6, 9 và 12 tháng tuổi lần lượt là 1,84; 7,03; 11,71; 17,30 và 22,14 kg/con. Trong khi của dê mang kiểu gen

D1D2 lần lượt là 1,78; 6,89; 11,27; 16,84 và 21,51 kg/con. Đánh giá chung, khối lượng của dê đực có kiểu gen D1D1 luôn cao hơn so với dê đực có kiểu gen D1D2, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tương tự như vậy đối với dê cái, khối lượng của dê cái có kiểu gen D1D1 tại các thời điểm sơ sinh, 3, 6, 9 và 12 tháng tuổi lần lượt là 1,64; 6,23; 9,93; 14,49 và 19,00 kg/con, cao hơn so với dê cái có kiểu gen D1D2(khối lượng lần lượt theo các tháng tuổi nêu trên là 1,61; 6,11; 9,69; 14,09 và 18,78 kg/con), tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).


Nếu xem xét cả con đực và con cái, kết quả cho thấy dê đực thường lớn nhanh hơn dê cái ở cả 2 kiểu gen. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do ảnh hưởng của hormone androgens đến quá trình trao đổi protein. Nghiên cứu cho thấy, khối lượng của dê đực Định Hóa có kiểu gen D1D1 tại các thời điểm sơ sinh, 1, 3, 6, 9 và 12 tháng tuổi lần lượt là 1,84; 7,03; 11,71; 17,30 và

22,14 kg/con và luôn cao hơn so với dê cái chỉ đạt 1,64; 6,23; 9,93; 14,49; 19,00 kg/con (P<0,001). Ở nhóm dê có kiểu gen D1D2 cũng có kết quả tương tự, khối lượng ở các thời điểm nêu trên lần lượt là 1,78; 6,89; 11,27; 16,84; 21,51 kg/con (dê đực), còn ở dê cái có khối lượng lần lượt là 1,61; 6,11; 9,69; 14,09; 18,78 kg/con (P<0,001).

3.3 Nội dung 3: Ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bổ sung đến sinh trưởng của dê Định Hóa

Từ kết quả nghiên cứu về phân tích mối tương tác giữa kiểu gen của gen POU1F1 đến sinh trưởng của dê Định Hóa trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu việc bổ sung thức ăn cho những dê mang kiểu gen D1D1 và D1D2 nhằm đánh giá ảnh hưởng của thức ăn bổ sung và ảnh hưởng tương tác của kiểu gen và thức ăn bổ sung đến sinh trưởng, năng suất thịt của dê.

3.3.1. Ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bổ sung đến sinh trưởng của dê Định Hóa

3.3.1.1 Ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bổ sung đến sinh trưởng của dê Định Hóa.

Để đánh giá ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bổ sung đến sinh trưởng của dê Định Hóa, chúng tôi đã tiến hành cân khối lượng dê từ 3 đến 12 tháng tuổi.

Xem tất cả 306 trang.

Ngày đăng: 19/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí