Hình 4.32 | Mặt cắt dọc theo giếng khoan HSD-4X từ mô hình độ rỗng Co-Kriging tại phân vùng 1và kết quả minh giải FMI cho thấy hệ thống khe nứt chủ yếu phân bố theo phương Tây Bắc – Đông Nam. | 125 | |
126 | Hình 4.33 | Mặt cắt dọc theo giếng khoan HSD-1X và HSD-5XP từ mô hình độ rỗng Co-Kriging tại phân vùng 2 và kết quả minh giải FMI cho thấy hệ thống khe nứt chủ yếu phân bố theo phương Đông Tây | 126 |
127 | Hình 4.34 | Kết quả minh giải FMI của giếng HSD-5XP. | 126 |
128 | Hình 4.35 | Mặt cắt dọc theo giếng khoan HSD-1X và VD-2X từ mô hình độ rỗng Co-Kriging tại phân vùng 3 | 127 |
129 | Hình 4.36 | Mặt cắt dọc từ mô hình độ rỗng Co-Kriging qua phân vùng 3 và phân vùng 4 cho thấy phân vùng 4 có độ rỗng kém, hệ thống nứt nẻ thưa thớt, rải rác | 128 |
130 | Hình 4.37 | Mặt cắt dọc từ mô hình độ rỗng Co-Kriging qua phân vùng 4 và phân vùng 5 | 129 |
131 | Hình 4.38 | Mặt cắt dọc từ mô hình độ rỗng Co-Kriging qua phân vùng 4, 5 và 6 | 130 |
132 | Hình 4.39 | Kết quả minh giải FMI của giếng HSD-2X. | 130 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc điểm nứt nẻ trong đá móng Granitoid mỏ hải sư đen trên cơ sở phân tích tổng hợp tài liệu địa vật lý giếng khoan và thuộc tính địa chấn - 1
- Đặc điểm nứt nẻ trong đá móng Granitoid mỏ hải sư đen trên cơ sở phân tích tổng hợp tài liệu địa vật lý giếng khoan và thuộc tính địa chấn - 2
- Các Khảo Sát Địa Chấn 2D Và 3D Tại Khu Vực Mỏ Hải Sư Đen.
- Sơ Đồ Vị Trí Kiến Tạo Của Bể Cửu Long Trong Bình Đồ Kiến Tạo Khu Vực Đông Nam Á [15] .
- Các Mặt Cắt Đi Qua Các Đới Cấu Trúc Của Trũng Chính Bể Cửu Long [16]
Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu | Chú thích | |
1 | ANN | Mạng nơ-ron nhân tạo (Artificial Neural Network) |
2 | HSD | Hải Sư Đen |
3 | BCH | Bất chỉnh hợp |
4 | BLI | Dải tần số hữu hạn |
5 | CALI | Đường kính giếng khoan (Caliper) |
6 | CNL | Phương pháp nơtron |
7 | DLL | Phương pháp đo sâu sườn |
8 | DT | Thời gian truyền sóng siêu âm (DT) |
9 | DST | Thử vỉa cần khoan |
10 | ĐVLGK | Địa vật lý giếng khoan |
11 | GR | Cường độ bức xạ gamma (Gamma ray) |
12 | I | Trở sóng |
13 | HC | Hydrocacbon |
14 | K | Độ thấm |
15 | km | Kilômet |
16 | LLD | Phương pháp đo điện kép sâu |
17 | LLS | Phương pháp đo điện kép nông |
18 | MD | Chiều sâu đo dọc giếng khoan |
19 | MLFN | Mạng nơ-ron nhiều lớp (Multi – Layer Feedforward Neural Netword) |
20 | PLT | Đo trong quá trình thử vỉa (production logging test) |
21 | m | Mét |
22 | mD | Mili Đac-xi |
23 | ms | Mili giây |
24 | NGS | Phổ gamma tự nhiên |
25 | NPHI | Độ rỗng bằng phương pháp nơtron |
PHIE | Độ rỗng hiệu dụng | |
27 | PNN | Mạng nơ ron xác suất (Probabilistic Neural Network) |
28 | PP | Phương pháp |
29 | PSC | Hợp đồng phân chia sản phẩm |
30 | R | Điện trở suất |
31 | RHOB | Mật độ |
32 | RMS | Trung bình bình phương |
33 | Rt | Điện trở suất thực |
34 | Rw | Điện trở suất nước vỉa |
35 | Shl | Sét (Shale) |
36 | SNA | Tổng biên độ âm |
37 | SPA | Tổng biên độ dương |
38 | Sw | Độ bão hòa nước |
39 | TKTD | Tìm kiếm thăm dò |
28 | CBM | Dịch chuyển chùm tia (Control beam migration) |
29 | TVDSS | Chiều sâu thực thẳng đứng dưới mực nước biển (True Vertical depth sub- Sea) |
30 | TWT | Thời gian truyền sóng hai chiều (Two Way Time) |
31 | VCHC | Vật chất hữu cơ |
32 | Vshl | Thể tích sét |
33 | @ | Tại |
34 | ft | Bộ (foot) |
35 | µs | Micro giây |
36 | Ωm | ôm mét |
37 | | Điện trở suất |
38 | FMI | Hình ảnh thành giếng khoan (Fullbore Formation MicroImager) |
39 | PLT | Production logging tool |
40 | TKTD&KT | Tìm kiếm thăm dò và khai thác |
BH | Bạch Hổ | |
42 | PSTM | Dịch chuyển trước cộng trong miền thời gian (pre stack time migration) |
43 | PSDM | Dịch chuyển trước cộng trong miền độ sâu (pre stack depth migration) |
44 | ĐB-TN | Đông Bắc – Tây Nam |
45 | TB-ĐN | Tây Bắc – Đông Nam |
46 | Đ-ĐN | Đông – Đông Nam |
47 | Vp | Vận tốc sóng dọc |
48 | Vs | Vận tốc sóng ngang |
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, dầu khí đã được tìm thấy ngày càng nhiều hơn trong các đá móng nứt nẻ khác nhau trên thế giới. Tại Việt Nam nhiều mỏ dầu đã được phát hiện và khai thác trong móng granitoid nứt nẻ như các mỏ: Bạch Hổ, Rồng, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Sư Tử Nâu, Cá Ngừ Vàng, Rạng Đông, Phương Đông, Hải Sư Đen, Diamond, Ruby, Hổ Xám South, Thăng Long, Đông Đô, Đồi Mồi, Kình Ngư Trắng, Kình Ngư Trắng Nam, Kình Ngư Vàng Nam.
Tiềm năng dầu khí còn lại ở bể Cửu Long là rất lớn, trong khi đó mỏ lại nhỏ, hệ thống nứt nẻ phức tạp dẫn đến việc khoan thăm dò thẩm lượng và khai thác gặp nhiều rủi ro (ví dụ như Rạng Đông, Phương Đông, Cá Ngừ Vàng, Azurite, Hổ Xám và Hải Sư Đen). Có nhiều nguyên nhân mà trong đó nổi bật nhất là do khoan không vào các đới nứt nẻ tốt của mỏ gây thiệt hại kinh tế rất lớn. Chính vì thế việc nghiên cứu để dự đoán hệ thống nứt nẻ là rất cần và cấp thiết.
Để góp phần giải quyết nhu cầu cấp thiết trên, NCS đã chọn đề tài luận án nghiên cứu “Đặc điểm nứt nẻ trong đá móng granitoid mỏ Hải Sư Đen trên cơ sở phân tích tổng hợp tài liệu ĐVLGK và thuộc tính địa chấn”. Đây là một công trình nghiên cứu thực tiễn, có tính cấp thiết cao, sẽ đóng góp nhất định trong sản xuất và nghiên cứu, góp phần đảm bảo sản lượng dầu khí trong những năm tới.
Để thực hiện đề tài luận án, NCS tập trung phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu hiện có, nêu ra các vấn đề còn tồn tại trong công tác nghiên cứu đặc điểm nứt nẻ của đá móng granitoid tại bể Cửu Long nói chung và mỏ Hải Sư Đen nói riêng nhằm định hướng cho các công việc sẽ giải quyết của luận án: lựa chọn các phương pháp hiện đại nghiên cứu đá chứa móng nứt nẻ và xây dựng mô hình độ rỗng nứt nẻ cho móng ở mỏ Hải Sư Đen.
2. Mục đích
Mục tiêu chính của luận án là nghiên cứu đặc tính nứt nẻ của đá móng dựa trên tài liệu địa chất, địa vật lý giếng khoan và tài liệu địa chấn, từ đó lựa chọn phương pháp và tiến hành xây dựng mô hình độ rỗng trong đá móng nứt nẻ của mỏ Hải Sư Đen – bể Cửu Long.
3. Nhiệm vụ của luận án.
Để đạt được mục đích đã nêu trên các nhiệm vụ cần được giải quyết bao gồm:
Tìm hiểu tính chất của nứt nẻ trong đá móng granitoid, cơ chế hình thành và ảnh hưởng của chúng lên tài liệu ĐVLGK và địa chấn.
Tổ hợp tài liệu địa chất, địa vật lý giếng khoan, địa chấn và quan sát thực địa để làm sáng tỏ sự tồn tại của hệ thống nứt nẻ chứa dầu khí trong đá móng granitoid mỏ Hải Sư Đen.
Nghiên cứu áp dụng các phương pháp mô hình hóa nhằm tổ hợp và lựa chọn các thuộc tính địa chấn với kết quả phân tích tổng hợp tài liệu địa vật lý giếng khoan, đo kiểm tra khai thác (PLT), để xây dựng mô hình độ rỗng chứa dầu khí trong đá móng granitoid trong khu vực nghiên cứu.
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu và cơ sở tài liệu
Phạm vi nghiên cứu là vùng mỏ Hải Sư Đen thuộc Lô 15-2/01, nằm ở sườn Tây Bắc bể Cửu Long. Đối tượng nghiên cứu chính là đá móng granitoid.
Tài liệu dùng trong luận án.
Tài liệu địa chất bể Cửu Long.
Tài liệu địa chấn 3D xử lý bằng CBM (controlled beam migration) và APSDM (Anisotropy pre stack depth migration) năm 2009 của mỏ Hải Sư Đen.
Tài liệu địa vật lý giếng khoan của 7 giếng: HSD-1X, HSD-2X/ST, HSD-3X, HSD-4X, HSD-5XP, VD-1X, VD-2X, đo kiểm tra khai thác, thử vỉa tại khu vực mỏ Hải Sư Đen.
Các tài liệu nghiên cứu địa chất và kiến tạo lô 15-2/01.
5. Nội dung nghiên cứu
Tổng hợp tài liệu địa chất, kiến tạo, địa vật lý và giếng khoan ở khu vực mỏ Hải Sư Đen nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm địa chất, địa vật lý, cơ chế hình thành và biến đổi của nứt nẻ trong móng mỏ Hải Sư Đen.
Phân tích, minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan và mẫu lõi để xác định độ rỗng nứt nẻ trong đá móng của các giếng khoan khu vực mỏ Hải Sư Đen.
Minh giải tài liệu địa chấn 3D và phân tích khả năng của các thuộc tính địa chấn trong dự báo nứt nẻ mỏ Hải Sư Đen.
Ứng dụng các phần mềm hiện có (Petrel) để lựa chọn tổ hợp tối ưu các thuộc tính địa chấn trong xây dựng mô hình độ rỗng nứt nẻ cho đá móng granitoid.
Nghiên cứu tích hợp các kết quả minh giải độ rỗng từ tài liệu giếng khoan và phân tích thuộc tính địa chấn kết hợp với các thông tin địa chất và kiến tạo trong vùng bằng phương pháp kết hợp các công cụ toán học: địa thống kê và mạng nơron.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Phân tích tổng hợp tài liệu địa vật lý giếng khoan, đo kiểm tra khai thác, thử vỉa trong khu vực nghiên cứu để xác định đặc điểm của các hệ thống nứt nẻ, tính toán độ rỗng.
Phân tích tổ hợp tài liệu địa chấn ba chiều (thuộc tính địa chấn) với tài liệu địa vật lý giếng khoan để xác định sự phân bố và đặc tính của các đới nứt nẻ trong móng granitoid.
Xây dựng mô hình độ rỗng bằng cách kết hợp phương pháp mạng nơron nhân tạo ANN và thuật toán địa thống kê Co-Kriging.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Ý nghĩa khoa học.
Làm sáng tỏ khả năng, công nghệ và kỹ thuật áp dụng các phương pháp minh giải địa chấn hiện đại (thuộc tính địa chấn) tích hợp với phân tích tài liệu địa vật lý giếng khoan và các tài liệu địa chất – kiến tạo khác để xây dựng được mô hình độ rỗng nứt nẻ trong đá móng granitoid.
Ý nghĩa thực tiễn.
Góp phần làm sáng tỏ đặc điểm phân bố các đới nứt nẻ và xây dựng mô hình độ rỗng trong đá móng granitoid, từ đó giúp nâng cao hiệu quả khai thác dầu khí ở mỏ Hải Sư Đen.
Các kết quả nghiên cứu của luận án không chỉ cung cấp thông tin bổ sung phục vụ trực tiếp cho việc khai thác dầu khí ở mỏ Hải Sư Đen, mà còn có thể ứng dụng để nghiên cứa cho các mỏ khai thác dầu khí trong đá móng nứt nẻ bể Cửu Long.
8. Luận điểm bảo vệ.
Luận điểm 1: Đá móng ở mỏ Hải Sư Đen là khối đá magma đa khoáng, bị xuyên cắt bởi các đai mạch phun trào, tồn tại các đới nứt nẻ rất phức tạp. Các đới nứt nẻ trong móng có những đặc điểm riêng biệt thể hiện qua tài liệu địa vật lý giếng khoan và các thuộc tính địa chấn. Với tài liệu địa chấn thu được từ công nghệ thu nổ và xử lý hiện đại, lựa chọn các thuộc tính địa chấn cần thiết để tích hợp với tài liệu địa vật lý giếng khoan, cho phép ta không những phát hiện, khoanh định các đới nứt nẻ trong đá móng granitoid mà còn dự đoán cả các đặc điểm của chúng như phương phát triển và hướng cắm.
Luận điểm 2: Phép kết hợp giữa phương pháp mạng nơron nhân tạo (ANN) và phương pháp địa thống kê (Co-Kriging) và khả năng tổ hợp có trọng số các thuộc tính địa chấn, kết quả minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan và các thông tin địa chất – kiến tạo có được trong vùng nghiên đã cho phép xây dựng được mô hình độ rỗng nứt nẻ trong đá móng granitoid mỏ Hải Sư Đen với độ chính xác và độ tin cậy cao.
9. Những điểm mới của luận án
- Lần đầu tiên mô hình độ rỗng nứt nẻ trong móng granitoid mỏ Hải Sư Đen đã được xây dựng bằng phương pháp mạng nơron nhân tạo và phương pháp địa thống kê. Mô hình có sự phù hợp tốt với kết quả khoan, minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan và thử vỉa.
- Khẳng định khả năng và vai trò quan trọng của các thuộc tính địa chấn và tài liệu địa vật lý giếng khoan trong nghiên cứu các hệ thống nứt nẻ trong móng granitoid mỏ Hải Sư Đen và các khu vực khác có các đặc điểm địa chất dầu khí tương tự.
10. Cấu trúc luận án.
Nội dung luận án bao gồm: phần mở đầu, 4 chương , kết luận và kiến nghị, danh sách tài liệu tham khảo và các công trình khoa học. Toàn bộ luận án được trình bày trong 137 trang đánh máy khổ giấy A4, 132 hình vẽ, 4 biểu bảng và 33 tài liệu tham khảo.