Đặc điểm ngôn ngữ trên quảng cáo thương mại ngoài trời - 12


sản phẩm, dịch vụ càng tốt, và điều đó chỉ được thực hiện khi đã thuyết phục được người mua, theo lối trực tiếp hoặc nói vòng.

TIỂU KẾT

Qua tìm hiểu các đặc điểm ngữ dụng của ngôn ngữ trên quảng cáo thương mại ngoài trời, có thể rút ra một số nhận xét chính như sau:

- Giao tiếp quảng cáo thương mại ngoài trời về bản chất là giao tiếp đối thoại, nhưng trên thực tế đây lại là một chiều và cách mặt. Tuy là giao tiếp cách mặt và không được phản hồi tại thời điểm phát thông tin nhưng cần có bối cảnh cho việc tiến hành giao tiếp. Khi đó, người phát tưởng tượng như đang nói với ai đó, trong một hoàn cảnh nhất định.

- Các kiểu hành vi ngôn ngữ trong quảng cáo thương mại ngoài trời có thể được phân loại theo các đích ở lời: chào mời, cung cấp thông tin, khẳng định uy tín thương hiệu… Từ đó quảng cáo này giúp người tiếp nhận quảng cáo đưa ra quyết định đúng khi mua dùng sản phẩm, dịch vụ quảng cáo.

- Các kiểu hành vi ngôn ngữ trong quảng cáo thương mại ngoài trời có thể được phân loại theo chức năng trong hội thoại: dẫn nhập, thông tin, thẩm mĩ và dẫn dụ. Các chức năng này có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với nhau trong quảng cáo thương mại ngoài trời. Nhờ các chức năng này, mà dù giao tiếp cách mặt, người tiếp nhận quảng cáo vẫn tin tưởng an lòng, lựa chọn mua dùng sản phẩm, dịch vụ quảng cáo.

- Chủ quảng cáo thương mại ngoài trời thường sử dụng lối nói tường minh để cung cấp thông tin. Việc dùng lối nói hàm ẩn của chủ quảng cáo là để người tiếp nhận quảng cáo tò mò, buộc phải suy nghĩ để nắm bắt ý nghĩa thực của lời quảng cáo, do đó tăng sự hấp dẫn và đặc biệt là tăng sức thuyết phục cho lời nói.


KẾT LUẬN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

1, Quảng cáo thương mại ngoài trời là hình thức quảng cáo lâu đời nhất. Phương tiện quảng cáo ngoài trời hiện đại có nhiều loại như áp phích, bảng yết thị, panô, các biển quảng cáo bên đường, quảng cáo trên các phương tiện giao thông và tại các điểm bán hàng, quảng cáo trên bao bì sản phẩm…

Quảng cáo ngoài trời có những đặc điểm khác với những phương tiện quảng cáo khác. Đây không phải là phương tiện truyền phát đầy đủ các thông điệp. Quảng cáo ngoài trời không mang lại được cho độc giả mà thường chính các độc giả đến với quảng cáo thương mại khi đang tiến hành các hoạt động khác. Người tiếp nhận quảng cáo hầu như không phải có nỗ lực gì khi xem quảng cáo thương mại ngoài trời mang tính công cộng này.

Đặc điểm ngôn ngữ trên quảng cáo thương mại ngoài trời - 12

Quảng cáo thương mại ngoài trời mang tính lặp lại và thường được thực hiện ở những nơi dễ nhìn, dễ thấy. Loại quảng cáo này được thể hiện ra ở nhiều hình thức, có nhiều kích cỡ khác nhau, có thời gian tồn tại dài, có khả năng gây ấn tượng mạnh mẽ. Chúng thường được thể hiện trên một số biển cỡ lớn, màu sắc đẹp và có nội dung ngắn gọn, gây sự chú ý cao, dễ nhận biết, dễ nhớ. Quảng cáo ngoài trời có thể có hoặc không có hình ảnh minh họa.

Quảng cáo thương mại ngoài trời là một biện pháp hỗ trợ hữu hiệu cho những hình thức quảng cáo khác. Đồng thời, thường thì chi phí cho quảng cáo thương mại ngoài trời cũng hấp dẫn hơn so với các hình thức quảng cáo khác.

2, Đặc điểm hình thức của quảng cáo thương mại ngoài trời chịu sự chi phối đáng kể của đặc điểm ngắn gọn trongloại hình quảng cáo này. Việc sử dụng ngôn từ trên quảng cáo thương mại ngoài trời được chủ quảng cáo chọn lựa rất công phu sao cho quảng cáo có hiệu quả tác động cao nhất.

Một đặc điểm về hình thức ở quảng cáo thương mại ngoài trời không thể không chú ý là tính chất trực quan sinh động và thẩm mĩ. Nhiều khi chính những đặc điểm này lại quyết định trực tiếp đến quyết định mua dung sản phẩm, dịch vụ quảng cáo.


3, Giao tiếp quảng cáo thương mại ngoài trời được xem là giao tiếp bằng ngôn ngữ một chiều và cách mặt, xét về phương diện ngữ dụng học.

Các kiểu hành vi ngôn ngữ trong quảng cáo thương mại ngoài trời được phân loại theo chức năng hội thoại cho thấy chúng có hai chức năng quan trọng là thông tin và dẫn dụ. Nhưng xét cho cùng, chức năng dẫn dụ là bao trùm, vượt trội so với các chức năng khác. Trong đó, chức năng thẩm mĩ, thông tin cũng có mối liên hệ mật thiết với chức năng dẫn dụ.

Chủ quảng cáo thường sử dụng lối nói tường minh để cung cấp thông tin cho người tiếp nhận quảng cáo. Việc dùng lối nói hàm ẩn của chủ quảng cáo là để người tiếp nhận quảng cáo tò mò, buộc phải suy nghĩ để nắm bắt ý nghĩa thực của lời quảng cáo, tăng hấp dẫn và đặc biệt là tăng sức thuyết phục cho lời nói.

4, Quảng cáo thương mại ngoài trời là một hiện tượng ngôn ngữ - kinh tế - văn hóa - xã hội. Đề tài của luận văn chỉ là một trong rất nhiều hướng tiếp cận đối với ngôn ngữ trong quảng cáo thương mại ngoài trời. Những kết quả nghiên cứu của luận văn mới chỉ có tính chất bước đầu. Hiện tượng ngôn ngữ trên quảng cáo thương mại ngoài trời còn nhiều điều cần tiếp tục khám phá và tìm hiểu sâu sắc hơn nữa. Đó có thể là: phong cách ngôn ngữ của các loại quảng cáo trên các phương tiện khác nhau; sự tương hợp giữa hình ảnh và màu sắc với ngôn ngữ và nội dung quảng cáo; văn hóa dân tộc trong quảng cáo; quảng cáo thương mại ngoài trời dưới góc độ của ngôn ngữ học tri nhận… Người thực hiện đề tài này hi vọng có thể còn có điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu thêm về quảng cáo thương mại ngoài trời, để được thực hiện những mảng đề tài còn đang ít được chú ý nêu trên.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Diệp Quang Ban (1999), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo Dục, HN.

2. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, HN. Nguyễn Trọng Báu (1981), Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, Nxb KHXH, HN.

3. Nguyễn Tài Cẩn (2004), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb ĐHQG, HN.

4. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb, HN.

5. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, HN.

6. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập 1 -2, Nxb Giáo dục, HN.

7. Đỗ Hữu Châu (2003), Giáo trình Ngữ dụng học, Nxb ĐH Sư phạm HN.

8. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1992), Cơ sở ngôn ngữ học tiếng Việt, Nxb ĐH&THCN, HN.

9. A. Dayan (1995), Nghệ thuật quảng cáo, Nxb Thế giới, HN.

10. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, tập 1, Nxb Giáo dục, HN.

11. Bạch Tri Dũng (1999), Sách lược trong nghệ thuật quảng cáo (Võ Mai Lí dịch), Nxb Trẻ, HCM.

12. Hoàng Dũng, Bùi Mạnh Hùng (2007), Giáo trình dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb ĐHSP, HN.

13. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học Quốc gia, HN.

14. Joe Grimandi (2006), Nghệ thuật quảng cáo, bí mật của sự thành công, Nxb LĐ-XH, HN.

15. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) (2007), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, HN.


16. Cao Xuân Hạo (2006), Tiếng Việt – Sơ khảo ngữ pháp chức năng, Nxb KHXH, HN.

17. Cao Xuân Hạo (2007), Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Nxb Giáo dục, HN.

18. Mai Xuân Huy (1998), “Về khái niệm và phân loại quảng cáo”, trong Ngữ học trẻ 98. Hội ngôn ngữ học Việt nam, HN, tr 194- 197.

19. Mai Xuân Huy (1999), “Quảng cáo và các đặc điểm ngôn ngữ, tâm lí – xã hội trong quảng cáo”, trong Tiếng Việt trên các phương tiện truyền thông đại chúng, Hội ngôn ngữ học TP.HCM – Viện ngôn ngữ học Việt Nam – trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, tr48 – 52.

20. Mai Xuân Huy (2005), Ngôn ngữ quảng cáo dưới ánh sáng của lí thuyết giao tiếp, Nxb KHXH, HN.

21. Tống Thị Hường (2002), Đặc điểm từ và kết hợp từ trong diễn ngôn quảng cáo, Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ, trường ĐHSPHN, HN.

22. Nguyễn Văn Lộc (2007), Một số vấn đề ngữ pháp tiếng Việt, Giáo trình, ĐH Thái Nguyên.

23. Hoàng Phê (1982), Logic – Ngôn ngữ học, Nxb KHXH, HN.

24. Lê Hoàng Quân (1999), Nghiệp vụ quảng cáo và tiếp thị, Nxb KHKT, HN.

25. Saussure F. De (1973), Giáo trình Ngôn ngữ học đại cương, Nxb KHXH, HN.

26. Iu.A.Suliagin, V.V.Petrov (2004), Nghề quảng cáo, Nxb Thông tấn, HN.

27. Trần Ngọc Thêm (1999), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb Giáo Dục, HN.

28. Nguyễn Đức Tồn (1983), “Vấn đề sử dụng từ ngữ trên đài phát thanh”, trong Giữ gìn sự trong sang của tiếng Việt về mặt từ ngữ, tập 1, Nxb KHXH, HN.


29. Trần Đình Vĩnh, Nguyễn Đức Tồn (1993), “Về ngôn ngữ trong quảng cáo”, Ngôn ngữ, số 1, tr.39 – 46.

30. Nguyễn Đức Tồn (1999), “Hoạt động ngôn ngữ phát thanh và truyền hình từ cách nhìn của tâm lí – ngôn ngữ học”, Ngôn ngữ, số 9, tr.8 – 16.

31. Phi Vân (2008), Quảng cáo ở Việt nam, Nxb Trẻ, HCM.

32. Phạm Hùng Việt (1996), Một số đặc điểm chức năng ngữ nghĩa của trợ từ tiếng Việt hiện đại, Luận án TS Ngữ văn, Viện Ngôn ngữ học, HN.

33. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, HN.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2023