Đặc điểm ngôn ngữ trên quảng cáo thương mại ngoài trời - 10


VD:


(1) Kotex giúp bạn quên đi những lo lắng để năng động mỗi ngày.

(QC của Cửa hàng Quỳnh Anh - TN, 2008)

(2) Biore - quên đi nỗi lo về mụn!


(QC Sữa rửa mặt Biore - TN, 2009)

15. Khen: là hành vi chủ quảng cáo đánh giá cao, khen ngợi người tiêu dùng hoặc cái gì đó thuộc về người tiêu dùng, nhằm mục đích quảng cáo sản phẩm, dịch vụ. Hành vi này có vai trò hết sức quan trọng và là hành vi chủ đạo để dẫn dụ người tiếp nhận quảng cáo tới hành động mua dùng sản phẩm, dịch vụ đang được quảng cáo. Hành vi khen thường nhằm vào các đặc điểm, ưu điểm của sản phẩm, dịch vụ quảng cáo, hoặc có thể nhằm vào chính công ti, nhà sản xuất, nhà cung cấp các sản phẩm dịch vụ đó.

VD:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

(1) Bạn là người nội trợ thông thái khi chọn dầu ăn Raika.

(QC Dầu ăn Raika - TN, 2009)

Đặc điểm ngôn ngữ trên quảng cáo thương mại ngoài trời - 10

(2) Bạn đã đúng khi chọn Vistra cho chiếc xe của mình!

(QC Dầu nhớt Vistra - TN, 2009)

16. Tự khen: là hành vi mà chủ quảng cáo tự đánh giá cao, đánh giá tốt về bản thân hoặc về cái gì đó thuộc bản thân để nâng cao uy tín, vị thế của mình trước người tiếp nhận quảng cáo. Có thể nói trong quảng cáo thương mại ngoài trời hành vi tự khen là hành vi chủ đạo, quan trọng vào bậc nhất mà chủ quảng cáo luôn sử dụng để dẫn dụ khách hàng tương lai. Chủ ngôn của hành vi này thường là người thay mặt cho công ti, xí nghiệp hoặc sản phẩm, dịch vụ của công ti, xí nghiệp đó đang quảng cáo. Và các công ti, nhà sản xuất đó thường là có truyền thống lâu năm và uy tín, có bề dày thành tích, đạt nhiều huy chương, giải thưởng ở các hội chợ quốc tế về hàng tiêu dùng, có dây chuyền công nghệ hiện đại. Đối với sản phẩm, dịch vụ, đó là những gì tốt nhất, bền, rẻ, độc đáo, có


một không hai, có thể mang lại cho người sử dụng những hiệu quả và lợi ích bất ngờ, to lớn mà không một sản phẩm, dịch vụ nào cùng loại có thể sánh được… Trong trường hợp này tự khen có thể ít nhiều trùng với “khoe”.

Theo nguyên lí lịch sự trong giao tiếp, hành vi tự khen có thể là hành vi đem lại nguy cơ đối với thể diện của người nói và đương nhiên nó cũng đe dọa thể diện của cả người nghe. Tuy nhiên, hành vi này vẫn được chủ quảng cáo sử dụng nhiều vì mục đích bán sản phẩm, dịch vụ. Người tiếp nhận quảng cáo cũng sẵn sàng tha thứ cho người nói, vì có lẽ họ ý thức được rằng đó chỉ là nhà sản xuất quảng cáo sản phẩm, dịch vụ theo lẽ thường mà thôi.

Thực tế đã chỉ ra rằng, hành vi khen và tự khen một cách khôn khéo trong quảng cáo thương mại ngoài trời, nhiều khi làm cho người tiếp nhận quảng cáo bị mê hoặc và mua dùng sản phẩm, dịch vụ mà họ chưa bao giờ biết.

VD:

(1) Thanh Thanh Trà thức uống tốt nhất cho sức khỏe.

(QC Của cửa hàng Vô Tranh - TN)


(2) Sơn ALEX - cả thế giới tin dùng.

(QC Sơn ALEX - TN, 2009)


17. Khêu gợi: là hành vi chủ quảng cáo nhằm mục đích làm nảy nở trong lòng người tiếp nhận quảng cáo một tình cảm, ham muốn nào đó vốn đã sẵn có, tiềm tàng. Ở hành vi này, chủ quảng cáo thường khêu gợi sự ham muốn sở hữu, ham muốn thử dùng sản phẩm, dịch vụ đang được quảng cáo.

VD:

(1) LAED - xe tay ga của chuẩn mực mới.

(QC của Công ti Honda - Thái Nguyên, 2009)

(2) Surf bọt Oxy - trắng sạch rạng ngời, thơm mát dài lâu.

(QC Xà phòng Surf - TN, 2009)


18. Cam kết: là hành vi mà chủ quảng cáo nói sẽ quyết tâm thực hiện, làm đúng những điều đã nghĩ, đã nói, đã thỏa thuận với người tiếp nhận quảng cáo một cách chính thức để người tiếp nhận quảng cáo thấy rằng chủ quảng cáo có trách nhiệm phải làm như vậy.

Khi cam kết với ai đó về việc gì, chủ quảng cáo đã giả định rằng việc làm trong tương lai của mình là có lợi cho người tiếp nhận quảng cáo, và nếu không làm được điều đó thì người quảng cáo đó sẽ trở thành một người tồi tệ, mất hết danh dự. Chính vì vậy, khi cam kết, người nói đã chịu trách nhiệm với người nghe về việc thực thi hành động trong tương lai. Cam kết là một hành động mang bản chất xã hội, thường liên quan đến nhiều người hơn là một người, mặt khác, cam kết được thực hiện để giúp cho một mục đích, và đó là phù hợp với ý nguyện của một số đông người đang mong đợi thúc đẩy mục đích đó. Ngoài ra, bản chất của kiểu trách nhiệm này mang tính xã hội: người nói muốn hành động của mình được nhiều người biết đến, và đương nhiên, việc làm sai cam kết của anh ta, nếu xảy ra cũng sẽ được nhiều người biết đến. Vì vậy, cam kết giống như một lời hứa danh dự.

VD:

(1) Phú Biên Cương cam kết mang đến cho quý khách hàng dịch vụ sửa chữa ô tô tốt nhất.

(QC của Doanh nghiệp Phú Biên Cương - TN, 2008)

(2) Nestlé cam kết gắn bó lâu dài với sự phát triển của đất nước và con người Việt Nam.

(QC của Công ti Nestlé Việt Nam - TN, 2009)

19. Hỏi: là hành vi chủ quảng cáo sử dụng thường nhằm mục đích khởi dẫn. Hành vi này không đòi hỏi sự hồi đáp từ phía người tiếp nhận quảng cáo, nên câu hỏi trong quảng cáo thương mại ngoài trời hầu như chỉ có giá trị như một câu hỏi tu từ mà phần hồi đáp sau đó cũng có khi là của chủ quảng cáo.

VD:


(1) Bạn có tin Pond’s sẽ làm làn da bạn trắng sáng chỉ sau 7 ngày?

(QC Mĩ phẩm Pond’s - TN,2009)

(2) Tại sao bạn không chọn phần mềm diệt virut Kaspersky cho máy tính của mình?

(QC của Công ti Đất Việt JSC - TN, 2009)

20. Nhắc: là hành vi mà chủ quảng cáo nói nhằm mục đích cho người tiếp nhận quảng cáo nhớ tên, nhãn mác, hình thức hoặc việc tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ quảng cáo. Hành vi này khắc sâu trong tiềm thức người tiêu dùng tương lai về hình ảnh, về sản phẩm, dịch vụ và kích thích phản xạ không điều kiện ở họ đối với hàng động mua dùng sản phẩm, dịch vụ.

VD:

(1) Đừng quên mang ngay xe máy Yamaha đến sân Nhà thi đấu Thái Nguyên để được bảo dưỡng và thay dầu xe miễn phí.

(QC của Công ti Yamaha - TN, 2008)

(2) Đừng quên uống sữa Enline mỗi ngày để phòng bệnh loãng xương.

(QC Sữa Enline - TN, 2009)

21. Quan trọng hóa: là hành vi mà chủ quảng cáo sử dụng nhằm mục đích nhấn mạnh tầm quan trọng, sự cần thiết của sản phẩm, dịch vụ đối với một nhóm người tiêu dùng nào đó. Hành vi này có tác động mạnh trong việc dẫn dụ người tiếp nhận quảng cáo.

VD:

(1) Nước mắm Chinsu - không thể thiếu cho những bữa ăn gia đình.

(QC Nước mắm Chinsu - TN, 2009)

(2) Thực phẩm chức năng Agel - không thể thiếu cho sức khỏe.

(QC Thực phẩm chức năng Agel - TN, 2009)

22. Xác nhận: là hành vi mà chủ quảng cáo sử dụng nhằm mục đích xác nhận chất lượng, hiệu quả của sản phẩm, dịch vụ quảng cáo. Từ hành vi này,


người quảng cáo nhằm chiếm được lòng tin của người tiếp nhận quảng cáo trong quá trình dẫn dụ họ đến việc mua dùng sản phẩm, dịch vụ.

VD: Viện dinh dưỡng xác nhận sữa Dielac Alpha 123 rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bé.

(QC của Công ti cổ phần Sữa Việt Nam - TN, 2009)

23. Tuyên bố (khẳng định): là hành vi chủ quảng cáo khẳng định điều gì đó là sự thật trước người tiếp nhận quảng cáo. Mục đích của hành vi này là khắc sâu, tạo niềm tin hơn nữa đối với người tiếp nhận quảng cáo.

VD:

(1) Omo - chuyên gia hàng đầu về giặt tẩy vết bẩn.

(QC Bột giặt Omo - TN, 2008)

(2) Salonpas Gel - giảm đau nhanh chóng.

(QC của Công ti Hisamitsu - TN, 2008)

24. Minh họa: là hành vi mà chủ quảng cáo nhằm mục đích làm cho người tiếp nhận quảng cáo được biết rõ thêm, cụ thể thêm về một khái niệm, một nội dung nào đó. Sự minh họa này trên quảng cáo thương mại ngoài trời thường là hình ảnh, hình vẽ, tức là thường về trực quan sinh động.

25. Giải thích: là hành vi mà chủ quảng cáo nhằm mục đích làm cho người tiếp nhận quảng cáo hiểu thêm về một cái gì đó. Do nội dung của quảng cáo thương mại ngoài trời thường ngắn gọn nên sự giải thích này cũng rất đơn giản, súc tích. Đôi khi hành vi này giải thích cho chính lí do chọn dùng sản phẩm, dịch vụ quảng cáo.

VD: Tôi chọn Lifeboy vì sức khỏe của cả gia đình.

(QC Xà phòng Lifeboy - TN, 2009)

26. Đánh giá: là hành vi chủ quảng cáo nhận định về giá trị của sản phẩm, dịch vụ quảng cáo. Hành vi này nhằm mục đích chiếm được sự tin tưởng của người tiếp nhận quảng cáo. Hành vi này hàm chứa một chút tự khen sản phẩm, dịch vụ quảng cáo.


VD:

(1) Chất lượng như vàng trên toàn thế giới.


(2) Đẳng cấp vượt trội với Nokia N97.


(QC Bia Tiger - TN, 2008)

(QC Điện thoại di động Nokia N97 - TN, 2009)

27. Bình luận: là hành vi mà chủ quảng cáo đưa ra ý kiến nhận định của mình về ý nghĩa, tầm quan trọng của sản phẩm, dịch vụ quảng cáo. Hành vi này thường là để nhận định về ý nghĩa của sản phẩm, dịch vụ quảng cáo hoặc nhà sản xuất, nhà cung cấp chúng.

VD:

(1) LEAD - xe tay ga của chuẩn mực mới.

(QC của Công ti Honda - TN, 2009)


(2) Nippon Paint - sơn đâu cũng đẹp.

(QC Sơn Nippon - TN, 2009)


28. Gợi ý: là hành vi mà chủ quảng cáo gợi ra một điều gì đó về sản phẩm, dịch vụ quảng cáo, nhằm mục đích để người tiếp nhận quảng cáo tự suy nghĩ và quyết định xem có mua dùng sản phẩm,dịch vụ đó không. Hành vi này không gì khác là để người tiếp nhận quảng cáo - khách hàng tương lai tự quyết định thực hiện việc mua dùng sản phẩm, dịch vụ quảng cáo, xuất phát từ gợi ý. Khi gợi ý cho người tiếp nhận quảng cáo, chủ quảng cáo không bảo họ “mua sản phẩm hay dùng dịch vụ này kia” của mình, mà chỉ gợi ra các khả năng của việc mua dùng sản phẩm, dich vụ đó ở người tiếp nhận quảng cáo.

VD:

(1) Giải pháp hàng đầu để chống lại mùi cơ thể là Rexona.

(QC của Siêu thị Minh Cầu - TN, 2009)


(2) Sao không dùng thử?


(QC Mì ăn liền Bốn Phương - TN, 2009)

29. Mời : là hành vi chủ quảng cáo tỏ ý mong muốn, yêu cầu (một cách lịch sự) người tiếp nhận quảng cáo mua dùng sản phẩm, dịch vụ của họ. Về hình thức ngôn từ, “mời” không phản ánh cố gắng của chủ quảng cáo làm cho người tiếp nhận quảng cáo phải nhất thiết mua dùng sản phẩm, dịch vụ, nhưng thực chất, ở đây người nói luôn mong muốn người nghe làm việc đó, dưới cách thể hiện rất lịch sự là mời mọc. Vì vậy, hành vi mời vừa mang tính tự nguyện vừa mang tính điều khiển của chủ quảng cáo về phía người tiếp nhận quảng cáo.

VD:

(1) Kính mời quý khách tham quan gian hàng mẫu của TNG và nhận những món quà bất ngờ.

(QC của Công ti cổ phần May TN tại hội chợ TN năm 2009)

(2) Kính mời quý khách đến xem triển lãm trưng bày và bán gốm sứ Cảnh Đức Trấn Giang Tây - Trung Quốc.

(QC của Công ti Sao Nam - TN, 2009)

30. Khuyên: là hành vi mà chủ quảng cáo sử dụng nhằm cho người tiếp nhận quảng cáo biết rằng chủ quảng cáo luôn vì lợi ích của người tiêu dùng. Mục đích của hành vi này là giúp cho người tiếp nhận quảng cáo chọn được những sản phẩm, dịch vụ ưng ý nhất. Đó chính là sản phẩm, dịch vụ đang được quảng cáo.

VD:

(1) Oral_B - được các nha sĩ khuyên dùng.

(QC Bàn chải đánh răng Oral_B - TN, 2008)

(2) V_ROHTO được khuyên dùng để bảo vệ đôi mắt của bạn.

(QC của Cửa hàng thuốc Việt Bắc - TN, 2008)


31. Kêu gọi: là hành vi mà chủ quảng cáo sử dụng nhằm mục đích vận động người tiếp nhận quảng cáo làm một việc gì đó vì lợi ích chung hay lợi ích riêng của họ. Những hành động này, bằng cách này hay cách khác, đều có mối liên hệ và hướng người tiếp nhận đến với sản phẩm, dịch vụ quảng cáo.

VD:

(1) Hãy luôn dành cho bé nguồn dinh dưỡng tối ưu để phát triển.

(QC Sữa Dumex - TN, 2009)


(2) Hãy đến với Hòn Ngọc Việt để thưởng thức không khí của một bữa tiệc thật sự!

(QC của Nhà hàng Hòn Ngọc Việt - TN, 2009)


32. Thúc giục: là hành vi mà chủ quảng cáo nhằm mục đích thúc giục người tiếp nhận quảng cáo tham gia vào một đợt khuyến mãi chọn, mua, dùng sản phẩm, dịch vụ quảng cáo, hoặc tới xem, liên hệ, tìm hiểu thông tin về sản phẩm, dịch vụ đó. Cái mà chủ quảng cáo muốn đạt tới ở người tiếp nhận quảng cáo là cái cảm giác phải hành động, phải làm một việc gì đó trong hàng loạt những điều mà chủ quảng cáo mong muốn ở họ.

VD:


(1) Lì xì trao tay, cơ may phát lộc. Chỉ đơn giản bằng cách dùng thẻ Epartner.

Nhanh tay cào thẻ để nhận ngay hàng ngàn giải thưởng có giá trị.


(QC của Ngân hàng VietinBank - TN, 2009)


(2) Kỉ niệm 16 năm thành lập VPBANK. Mừng sinh nhật, nhân đôi niềm vui. Hơn 32.000 giải thưởng đang chờ đón bạn!

(QC của Ngân hàng VPBANK - TN, 2009)


Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 25/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí