Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm trên 65 tuổi - 6

Bảng 2. 3 Các biến số về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở các nhóm bệnh nhân


Mục tiêu 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở nhóm bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm trên 65 tuổi.

Biến số

Định nghĩa

Phân loại

Giá trị, đơn vị

Nguyên nhân gây suy tim

Bệnh cơ tim giãn, Bệnh động mạch vành, Bệnh van tim, Rối loạn nhịp, Tăng huyết áp,

Nguyên nhân khác

Định tính

Có, không

Các bệnh lý đồng mắc

Bệnh nhân có bệnh mạn tính khác ngoài bệnh tim mạch

Định tính

Có, Không

Thời gian từ khi chẩn đoán suy tim

Thời gian từ khi được chẩn đoán xác định suy tim đến khi mất hoặc đến hiện tại

Định tính

< 5 năm

Từ 5-10 năm

> 10 năm

NYHA

Mức độ suy tim theo Hiệp hội tim mạch New York, thu thập

lúc nhập viện

Định tính

I, II, III, IV

Chất lượng sinh hoạt

theo thang điểm ECOG-PS

Bệnh nhân báo cáo khả năng

sinh hoạt dựa trên thang điểm ECOG-PS

Định tính

0,1,2,3,4,5

BMI

Bằng cân nặng chia cho bình phương chiều cao

Định lượng

Kg/m2

Nhịp tim

Thu thập lúc đăng ký nghiên cứu

Định lượng

Lần / phút

Huyết áp tâm thu

Thu thập lúc đăng ký nghiên cứu

Định lượng

mmHg

Huyết áp tâm trương

Thu thập lúc đăng ký nghiên cứu

Định lượng

mmHg

Creatinine huyết thanh

Thu thập lúc đăng ký nghiên cứu

Định lượng

µmol/l

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm trên 65 tuổi - 6

Thu thập lúc đăng ký nghiên cứu

Định lượng

µmol/l

Men gan

GOT, GPT

Định lượng

U/L

Điện giải

Na+, K+

Định lượng

mmol/L

Lipid máu

Cholesterol toàn phần, LDL, HDL, Triglyceride

Định lượng

Mmol/L

Đường kính thất phải

Xác định qua kết quả siêu âm tim

Định lượng

%

Đường kính thất trái tâm trương

Xác định qua kết quả siêu âm tim

Định lượng

%

Đường kính thất trái tâm thu

Xác định qua kết quả siêu âm tim

Định lượng

%

Phân suất tống máu thất trái (EF)

Phân suất tống máu xác định được qua siêu âm tim

Định lượng

%

Tổn thương van tim

Tổn thương thực thể phát hiện qua siêu âm tim

Định tính

Có / Không

Rối loạn vận động vùng

Xác định qua kết quả siêu âm tim

Định tính

Có / Không

Tăng áp lực động mạch phổi

Xác định qua kết quả siêu âm tim

Định tính

Có / Không

Ure huyết thanh


Bảng 2. 4 Các biến số về tỷ lệ tuân thủ điều trị suy tim mạn


Mục tiêu 2: Khảo sát thực trạng tuân thủ điều trị và tìm hiểu một số yếu tố liên quan với tình trạng tuân thủ điều trị ở các bệnh nhân trên 65 tuổi

Biến số

Định nghĩa

Phân loại

Giá trị, đơn vị

Thuốc điều trị suy tim

Thuốc tác động trên hệ RAAS, β-blockers, lợi tiểu, ARNI, SGLT2-i, các nhóm thuốc khác

Định tính

Có / Không

Các nhóm thuốc khác

Điều trị các bệnh lý hoặc tình trạng khác suy tim

Định tính

Có / Không

Tái khám định kỳ

Bệnh nhân tái khám tại bất kỳ bệnh viện nào theo chỉ định của

bác sĩ

Định tính

Có / Không

Chế độ ăn giảm muối

Bệnh nhân báo cáo lại chế độ ăn nhạt hơn trước khi chẩn đoán suy tim hoặc áp dụng chế độ ăn dành cho bệnh nhân suy

tim

Định tính

Có / Không

Tự theo dõi cân nặng

Bệnh nhân báo cáo về việc tự theo dõi cân nặng

Định tính

Có / Không

Tuân thủ chế độ thuốc uống

Bệnh nhân báo cáo có uống thuốc theo đơn đúng và đủ liều, không bỏ điều trị trong suốt

quá trình nghiên cứu

Định tính

Có / Không

Tổng số loại thuốc cần uống hàng ngày

Tổng số lượng các loại thuốc theo đơn thuốc cung cấp hoặc theo bệnh nhân báo cáo

Định lượng

Loại

2.3. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu

Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán suy tim mạn thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn và không có tiêu chuẩn loại trừ được thu nhận và nghiên cứu.

Bệnh nhân được thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng và xử trí theo phác đồ. Nghiên cứu không can thiệp vào quá trình điều trị. Các xét nghiệm được làm bởi mẫu máu lấy ngay khi bệnh nhân đến khám.

Thu thập thông tin cần thiết trên thông qua cơ sở dữ liệu phần mền quản lý Bệnh hoặc hồ sơ bệnh án tại Viện Tim mạch Việt Nam ghi vào bệnh án nghiên cứu (Phụ lục).

Theo dõi kết cục

Tất cả bệnh nhân suy tim mạn được lựa chọn vào nghiên cứu được theo dõi kết cục từ khi tham gia nghiên cứu cho đến khi kết thúc nghiên cứu hoặc khi bệnh nhân tử vong. Biến cố kết cục của nghiên cứu là tử vong do mọi nguyên nhân hoặc tái nhập viện được ghi nhận thông qua gọi điện thoại và thông qua cơ sở dữ liệu phần mền quản lý Bệnh viện Bạch Mai.

Mất dấu trong nghiên cứu là những trường hợp không liên lạc được với người bệnh hoặc người nhà.

Quy trình thu thập thông tin qua điện thoại

- Người thu thập thông tin: Sinh viên y năm thứ sáu Hà Thị Thu Thương và Nguyễn Thị Mỹ An, lớp Y đa khoa, khóa QH.2016.Y, Trường Đại học Y Dược thực hiện thu thập thông tin qua điện thoại dưới sự hướng dẫn của Điều dưỡng trưởng và giáo viên hướng dẫn khoa học.

- Thiết bị thu thập thông tin:

 Điện thoại bàn tại Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

 Bút và bệnh án nghiên cứu (Phụ lục)

- Thời gian thu thập thông tin: Giờ hành chính: sáng 8h00 – 11h00, chiều 1h00 -5h00 trong khoảng thời gian từ tháng 03/2022 đến tháng 04/2022.

- Quá trình thu thập:

 Người thu thập gọi điện đến số điện thoại được bệnh nhân cung cấp trong lần khám hoặc nhập viện trước đó, giới thiệu bản thân và mục đích gọi điện

 Thu thập các thông tin cần thiết thông qua các câu hỏi có sẵn trong bệnh án nghiên cứu

 Sau khi thu thập thông tin cần thiết ghi lại vào bệnh án nghiên cứu

 Cảm ơn bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân và kết thúc cuộc gọi.

2.4. Sai số và khống chế sai số:

- Thông tin trong hồ sơ không đầy đủ và không chính xác sẽ được loại bỏ.

- Sai số có hai loại, một loại không sửa chữa được như chất lượng chẩn đoán thấp, không thống nhất, bỏ sót không vào sổ, loại còn lại là sai số có thể sửa chữa được có thể do nhầm lẫn khi ghi sổ báo cáo thống kê bệnh viện. Những sai số do khâu ghi vào sổ là những sai số có thể sửa chữa được, cách khống chế là kiểm kê đối chiếu với các biểu mẫu thống kê phát hiện sự sai sót, bất hợp lý của số liệu, bổ xung và sửa các số liệu qua việc gọi điện thoại để điều tra cho nghiên cứu.

2.5. Xử lý số liệu

Số liệu được thu thập theo mẫu bệnh án nghiên cứu chi tiết (Phụ lục)

Số liệu được nhập và làm sạch bằng Excel 2016 trước khi được phân tích và xử lý bằng phần mềm SPSS 23 với các phương pháp thống kê y học phù hợp.

Các kết quả được biểu diễn dưới dạng bảng hoặc biểu đồ, đồ thị thống kê thích hợp: các biến liên tục có phân phối chuẩn trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn, biến liên tục không có phân phối chuẩn trình bày dưới dạng trung vị và giá trị ứng với 25% và 75%; các biến phân loại trình bày dưới dạng tỷ lệ phần trăm (%).

2.5.1. Phương pháp đánh giá kết quả

Chúng tôi chia bệnh nhân làm 2 nhóm:

+ Nhóm 1: Nhóm bệnh nhân Suy tim có phân suất tống máu giảm từ 65 tới 79 tuổi

+ Nhóm 2: Nhóm bệnh nhân Suy tim có phân suất tống máu giảm ≥ 80 tuổi

2.5.2. Các tiêu chuẩn được sử dụng trong nghiên cứu:

- Hút thuốc lá: Được xác định là những người hút thuốc lá trong 12 tháng trước và bao gồm những người đã bỏ thuốc trong năm qua [46].

- Uống rượu: Sử dụng rượu thường xuyên được định nghĩa là tiêu thụ ba lần trở lên một tuần [46].

- BMI được tính theo công thức: ஼â௡ ௡ặ௡௚ (௞௚)

஼௛௜ề௨ ௖௔௢ (௠)௫ ஼௛௜ề௨ ௖௔௢ (௠)


- Phân loại mức BMI theo WHO [47]:

 Gầy < 18,5 kg/m2

 Bình thường: 18,5 – 24,9 kg/m2

 Thừa cân: 25 - 29,9 kg/m2

 Béo phì: ≥ 25 kg/m2

- Mức lọc cầu thận (MLCT) ước tính dựa vào Creatinin máu được tính theo công thức Cockcroft-Gault [48] :

CrCl (ml/phút) = cân nặng x (140 – tuổi) x 1,23 x (0,85 nếu là nữ)

Creatinine huyết thanh (μmol/L) Trong đó: CrCl: độ thanh thải Creatinine

- Tăng huyết áp:

+) Đã được chẩn đoán tăng huyết áp bởi bác sĩ hoặc đang dùng thuốc điều trị hạ áp xác nhận qua tiền sử khai thác trong bệnh án hoặc đơn thuốc hoặc giấy ra viện hoặc giấy hẹn khám lại.

+) Hoặc qua thăm khám lâm sàng xác định có tăng huyết áp theo ESC 2018

[49]. Chẩn đoán tăng huyết áp khi có ít nhất 1 trong 3 tiêu chuẩn sau:

(1) Đo ít nhất 2 lần ở 2 thời điểm khác nhau tại phòng khám/ bệnh viện có trị số huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg

(2) Trị số đo huyết áp tại nhà ≥ 135 mmHg với huyết áp tâm thu hoặc ≥ 85 mmHg với huyết áp tâm trương

(3) Holter huyết áp 24 giờ có huyết áp tâm thu ≥ 130 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 80 mmHg hoặc huyết áp liên tục ban ngày ≥ 135 mmHg với tâm thu hoặc ≥ 85 mmHg với tâm trương hoặc huyết áp liên tục ban đêm ≥ 120 mmHg với tâm thu hoặc ≥ 70 mmHg với tâm trương.

- Đái tháo đường:

+) Đã được chẩn đoán đái tháo đường bởi bác sĩ hoặc đang dùng thuốc hạ đường huyết xác nhận qua tiền sử khai thác trong bệnh án hoặc đơn thuốc hoặc giấy ra viện hoặc giấy hẹn khám lại.

+) Hoặc bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường theo ADA 2020 [50]. Chẩn đoán tháo đường khi có ít nhất 1 trong 4 tiêu chuẩn xét nghiệm sau:

(1) HbA1c ≥ 6,5%

(2) Đường huyết tĩnh mạch lúc đói ≥ 126 mg/dL (7,0 mmol/L) (sau 8 giờ không ăn)

(3) Đường huyết tĩnh mạch 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 200 mg/dL (11,1 mmol/L)

(4) Đường huyết tĩnh mạch bất kỳ ≥ 200 mg/dL (11,1 mmol/L) ở bệnh nhân có triệu chứng tăng đường huyết

Trong trường hợp không có triệu chứng tăng đường huyết và mất bù chuyển hóa cấp chỉ cần 2 kết quả xét nghiệm bất thường để khẳng định chẩn đoán.

- Rối loạn lipid máu:

+) Đã được chẩn đoán rối loạn lipid máu bởi bác sĩ hoặc đang dùng thuốc điều trị xác nhận qua tiền sử khai thác trong bệnh án hoặc đơn thuốc hoặc giấy ra viện hoặc giấy hẹn khám lại.

+) Hoặc bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu theo ESC 2016

[51]. Chẩn đoán khi có ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn xét nghiệm sau:

(1) Cholesterol toàn phần ≥ 200 mg/dL (5,2 mmol/L)

(2) LDL cholesterol ≥ 130 mg/dL (3,4 mmol/L)

(3) HDL cholesterol < 40 mg/dL (1,0 mmol/L)

(4) Triglycerid ≥ 200 mg/dL (2,3 mmol/L)

- Chẩn đoán suy tim theo Hội tim mạch Châu Âu (ESC 2021)


Thể suy tim

Suy tim với phân

suất tống máu thất trái giảm

Suy tim với phân suất tống máu thất trái giảm nhẹ

Suy tim với phân suất tống máu thất trái bảo tồn

Tiêu chuẩn

1

Triệu chứng cơ năng

và/hoặc thực tổn (a)

Triệu chứng cơ năng

và/hoặc thực tổn (a)

Triệu chứng cơ năng

và/hoặc thực tổn (a)

2

EF ≤ 40%

EF 41 - 49% (b)

EF ≥ 50%

3



Tăng peptide natri lợi niệu kết hợp với chỉ 1 tiêu chí dưới đây:

- Hoặc bằng chứng khách quan bất thường cấu trúc/chức năng tim phù hợp.

- Hoặc rối loạn chức năng tâm trương thất trái

- Hoặc tăng áp lực đổ đầy thất trái (c).


- Phân độ suy tim theo Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA)


NYHA

Ý nghĩa

I

Không giới hạn về hoạt động thể chất

II

Giới hạn nhẹ về khả năng gắng sức, các triệu chứng xuất hiện khi gắng

III

Giới hạn nhiều về khả năng gắng sức, các triệu chứng xuất hiện với mức

IV

Triệu chứng xuất hiện cả khi nghỉ ngơi

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 11/09/2024