Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm trên 65 tuổi - 9

Biểu đồ 3 6 Đường cong sống còn Kaplan Meier ở các ĐTNC theo phân loại mức 1


Biểu đồ 3.6 Đường cong sống còn Kaplan-Meier ở các ĐTNC theo phân loại mức độ tuân thủ điều trị với biến cố tử vong do mọi nguyên nhân

So sánh biến cố tái nhập viện ở bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm ≥ 65 tuổi giữa các nhóm phân loại mức độ tuân thủ điều trị chúng tôi thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,036).


Biểu đồ 3 7 Đường cong sống còn Kaplan Meier ở các ĐTNC theo phân loại mức 2

Biểu đồ 3.7 Đường cong sống còn Kaplan-Meier ở các ĐTNC theo phân loại mức độ tuân thủ điều trị với biến cố tái nhập viện

So sánh biến cố gộp ở bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm ≥ 65 tuổi giữa các nhóm phân loại mức độ tuân thủ điều trị chúng tôi thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,007).


Biểu đồ 3 8 Đường cong sống còn Kaplan Meier ở các ĐTNC theo phân loại mức 3

Biểu đồ 3.8 Đường cong sống còn Kaplan-Meier ở các ĐTNC theo phân loại mức độ tuân thủ điều trị với biến cố gộp (tái nhập viện hoặc tử vong)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1. Tình trạng lâm sàng, cận lâm sàng ở nhóm bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm ≥ 65 tuổi

4.1.1. Các đặc điểm chung

Các đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu được trình bày tại bảng 3.1, qua số liệu đã được thu thập và phân tích chúng tôi nhận xét như sau:

- Về tuổi:

Theo Hội Tim Hoa Kỳ năm 2009, suy tim mạn đặc biệt phổ biến ở người lớn tuổi, tỷ lệ hiện mắc của suy tim mạn chiếm khoảng 10/1.000 người sau 65 tuổi. Suy tim mạn là lý do nhập viện phổ biến nhất ở bệnh nhân lớn tuổi và trên 80% bệnh nhân nhập viện do suy tim mạn lớn hơn 65 tuổi. Tỷ lệ hiện mắc của suy tim mạn cao ở người lớn tuổi có thể liên quan đến những thay đổi của chức năng tâm thất (đặc biệt là chức năng tâm trương) và những hậu quả tích lũy của tăng huyết áp và những yếu tố nguy cơ mạn tính khác. Thêm vào đó, những yếu tố nguy cơ suy tim mạn (như tăng huyết áp, đái tháo đường và tăng lipid máu) thường không được điều trị một cách triệt để ở người lớn tuổi, hơn nữa bệnh nhân lớn tuổi thường dùng những loại thuốc có thể làm nặng thêm hội chứng suy tim (ví dụ như những thuốc kháng viêm non

– steroid) [53].

Theo Hội Tim Châu Âu năm 2008, tuổi trung bình của bệnh nhân suy tim mạn trong cộng đồng ở các quốc gia phát triển là 75 tuổi. Suy tim mạn ở người lớn tuổi thường được chẩn đoán ít hơn thực tế, những triệu chứng chủ yếu của bất dung nạp với vận động thể lực thường được qui cho tuổi tác, những bệnh đi kèm, và tình trạng sức khỏe kém [54].

Về kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên 151 bệnh nhân, tuổi trung bình là 64,28 ± 15,34. Kết quả của chúng tôi giống với nghiên cứu của Đỗ Thị Nam Phương trên 257 bệnh nhân suy tim mạn điều tị ngoại trú tại Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh với tuổi trung bình là 63,4 ± 11,8 (tuổi). Trong tổng số bệnh nhân có 81 người (54%) ở độ tuổi từ 65-79 tuổi, và 70 người (46%) trên 80 tuổi. Sự khác biệt về tỷ lệ bệnh nhân ở hai nhóm tuổi có kết quả tỷ lệ bệnh nhân trên 80 tuổi cao hơn so với nghiên cứu của Jarvet Butler (2019) [55] trên 11064 bệnh nhân suy tim có phân suất tổng máu giảm, cho kết quả trong 7586 bệnh nhân Suy tim có phân suất tống máu giảm trên 65 tuổi có 33,6% bệnh nhân là trên 80 tuổi. Kết quả này cho thấy suy tim mạn với phân suất tống máu giảm là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi, phản ánh chất lượng chăm sóc y tế ngày càng được nâng cao cũng như sự già hóa dân số.

Bảng 4. 1 Tuổi trung bình của các bệnh nhân suy tim mạn khi so sánh giữa các nghiên cứu


Tác giả

Số BN

Tuổi (TB ± ĐLC)

Chúng tôi (2022)

151

64,28 ± 15,34

Châu Minh Đức [14]

366

66,82 ± 14,24

Jankowska-Polańska [8]

475

69.7±7.7

Đỗ Thị Nam Phương [20]

257

64.4 ± 15.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

- Về giới tính: Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận trong số bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm, tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn 3,5 lần ở bệnh nhân nữ trong nhóm bệnh nhân trên 80 tuổi, và cao gấp 1,25 lần ở nhóm bệnh nhân từ 65 – 79 tuổi. Khi so sánh với các nghiên cứu khác thấy có sự tương đồng về kết quả, như với nghiên cứu Sweden-HF tỷ lệ bệnh nhân nữ chỉ chiếm 29% tổng số bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm [22], [56]. Nghiên cứu Framingham chỉ ra rằng giới tính nữ không làm tăng nguy cơ mắc suy tim phân suất tống máu bảo tồn nhưng có thể liên quan tới khả năng hạ thấp nguy cơ mắc suy tim phân suất tống máu giảm [57]. Ở nhóm bệnh nhân từ 65 - 79 tuổi, nghiên cứu của Gulay Gok cũng cho thấy với các bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm thì tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn so với nữ [58]. Sự khác biệt này có thể các nam giới tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ và có nhiều yếu tố thuận lợi thúc đẩy phát triển bệnh lý tim mạch hơn so với nữ giới, chẳng hạn như hút thuốc lá, uống rượu bia,… dẫn đến một số trạng thái bệnh lý thứ phát như tăng huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, xơ vữa mạch máu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

- Về tiền sử hút thuốc lá, uống rượu, tỷ lệ tiêm ngừa vaccine Covid-19: Tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá và uống rượu chiếm một tỷ lệ nhất định ở hai nhóm tuổi, lần lượt là 25,9% - 30,4% đối với tiền sử hút thuốc lá và 18,5% - 17,4% đối với tiền sử uống rượu. Tỷ lệ này cao hơn so với với nghiên cứu của Ovidiu Chioncel (2017)

[59] với kết quả tỷ lệ tiền sử hút thuốc chỉ chiếm 12%.Nghiên cứu của Gulay Gok

[58] cũng chỉ ra nhóm bệnh nhân từ 65-79 tuổi có tỷ lệ có tiền sử hút thuốc lá cao hơn so với nhóm bệnh nhân trên 80 tuổi. Tuy nhiên do cỡ mẫu nhỏ nên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê và không áp dụng mở rộng được. Tỷ lệ bệnh nhân trên 65 tuổi đã được tiêm chủng tối thiểu 3 mũi vaccine Covid 19 ở nhóm bệnh nhân từ 65-79 tuổi chiếm 55,6%, trong khi giá trị này ở nhóm bệnh nhân trên 80 tuổi chỉ chiếm 4,3%. Sự khác biệt này có thể do chỉ định tiêm chủng có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi, và do một số yếu tố chưa thống kê được về tỷ lệ từng nhiễm virus ở hai nhóm tuổi. Việc nhiễm Covid-19 là một yếu tố độc lập liên quan tới việc làm tăng mức độ nặng của tình trạng suy tim cũng như làm tăng tỷ lệ tử vong [60].

- Các yếu tố kinh tế - xã hội: Trong nghiên cứu của chúng tôi tất cả bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều là người dân tộc Kinh (100%). Điều này có thể do đặc điểm của bệnh viện Bạch Mai nằm ở Hà Nội và do đặc điểm của bệnh nhân điều trị ngoại trú được yêu cầu thăm khám định kỳ tại cơ sở y tế thuận tiện. Tỷ lệ bệnh nhân có bảo hiểm y tế chiếm phần lớn với 96,3% ở nhóm bệnh nhân từ 65 - 79 tuổi và 91,3% ở nhóm bệnh nhân trên 80 tuổi. Điều này phản ánh được sự hỗ trợ điều trị của các chính sách xã hội đối với người dân, tạo điều kiện thuận lợi về kinh tế trong quá trình điều trị kéo dài. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy tỷ lệ bệnh nhân hoàn thành chương trình giáo dục cấp 2 chiếm ưu thế với lần lượt ở hai nhóm tuổi là 37% và 52,2%. Điều này đảm bảo cho bệnh nhân biết chữ và có thể tiếp thu kiến thức về tầm quan trọng của quá trình tuân thủ điều trị. Hầu hết bệnh nhân sống với vợ/chồng khi tỷ lệ này ở hai nhóm tuổi đạt giá trị lần lượt là 88,9% và 73,9%. Điều này tạo thuận tiện cho bệnh nhân có người chăm sóc và theo dõi quá trình điều trị tại nhà.

Tình trạng kinh tế-xã hội của mỗi cá nhân cũng được xem như là một yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh lý tim mạch. Những bệnh nhân không có điều kiện về kinh tế cũng như điều kiện tiếp cận chăm sóc y tế thì sẽ không được đánh giá về tình trạng sức khỏe, tư vấn giáo dục sức khỏe về chế độ ăn uống, tập luyện và phòng tránh các yếu tố nguy cơ. Nghiên cứu Framingham chỉ ra rằng có những mối liên quan giữa các chất chỉ điểm của tình trạng viêm và tình trạng khó khăn về kinh tế-xã hội, có thể là hậu quả của tình trạng stress gây hoạt hóa hệ thần kinh nội tiết [61].

4.1.2. Đặc điểm lâm sàng ở nhóm bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm:

- Về tỷ lệ có các bệnh lý đồng mắc: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng ở nhóm bệnh nhân từ 65 - 79 tuổi thì tỷ lệ bệnh nhân có bệnh đồng mắc (44,4%) cao hơn so với nhóm bệnh nhân trên 80 tuổi (39,1%). Khi so sánh với các nghiên cứu lớn trên thế giới, có thể thấy tỷ lệ bệnh nhân suy tim có bệnh lý đồng mắc chiếm một tỷ lệ lớn và có xu thế tăng dần từ 68% (năm 2002) tới 87% (năm 2014) [62]. Theo nghiên cứu của chúng tôi, các bệnh đồng mắc hay gặp nhất ở cả hai nhóm tuổi là Tăng huyết áp và Thiếu máu, với tỷ lệ lần lượt của hai bệnh này ở hai nhóm tuổi lần lượt là 25,9%- 30,4% và 33,3%-13%. Tỷ lệ bệnh nhân có bệnh đồng mắc là đái tháo đường và/hoặc Rối loạn mỡ máu ở nhóm 1 cũng cao hơn rõ rệt so với nhóm 2. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Gulay Gok [58] ở bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm. Nghiên cứu của Javed Butler [55] cho thấy bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm chủ yếu mắc các bệnh đồng mắc với tỷ lệ cao nhất lần lượt là Tăng huyết áp, bệnh động mạch vành và rối loạn mỡ máu

- Về nguyên nhân và thời gian mắc suy tim: Do tình trạng suy tim là hậu quả của một diễn biến bệnh lý mạn tính có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nên tìm ra được nguyên nhân thực sự gây nên tình trạng suy tim ở mỗi cá nhân vẫn còn là một thách thức với các bác sĩ chẩn đoán lâm sàng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, đối tượng nghiên cứu chủ yếu được ghi nhận tình trạng suy tim mạn do các bệnh lý van

tim (50%) và bệnh lý động mạch vành (22%). Ở nhóm bệnh nhân từ 65-79 tuổi, tỷ lệ nguyên nhân suy tim do bệnh van tim/ bệnh động mạch vành là 1,7, trong khi tỷ lệ này ở nhóm bệnh nhân trên 80 tuổi lên tới 3,2 lần. So sánh với nghiên cứu của Ovidiu Chioncel (2017) [59] trên 5460 bệnh nhân suy tim mạn có phân suất tống máu giảm, các nguyên nhân thường gặp nhất gây suy tim ở bệnh nhân có Suy tim có phân suất tống máu giảm là bệnh tim thiếu máu cục bộ (48,6%) và bệnh cơ tim giãn (35,1%) . Sự khác biệt này có thể do đặc điểm dịch tễ của từng khu vực và do chênh lệch về độ lớn của cỡ mẫu. Hầu hết bệnh nhân ở nhóm 1 (70,4%) ghi nhận thời gian mắc suy tim tính từ khi được chẩn đoán tình trạng suy tim trong vòng thời gian 5-10 năm, trong khi tỷ lệ bệnh nhân theo các nhóm thời gian mắc suy tim ở đối tượng trên 80 tuổi được phân chia khá đồng đều. Điều này có thể do các đối tượng nghiên cứu chủ yếu thu thập thông tin từ năm 2018 đến nay, khiến tỷ lệ bệnh nhân mới mắc được ghi nhận thay đổi so với thực tế, trong khi đã thu thập đủ thông tin về các bệnh nhân đã được chẩn đoán và điều trị suy tim từ trước.

- Về huyết động: Trên các bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm trên 65 tuổi ghi nhận giá trị trung bình nhịp tim là 80,95 ± 8,986 chu kỳ/phút. Giá trị trung bình của huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương cũng trong giới hạn bình thường, lần lượt là 121,02 ± 13,232 và 74,2 ± 8,418. Khi so sánh với các nghiên cứu khác có thể thấy trong khi mức huyết áp tâm trương có kết quả trung bình tương đồng với các nghiên cứu khác thì mức huyết áp tâm thu có xu hướng thấp hơn một chút. So sánh với các nghiên cứu khác qua bảng sau:

Bảng 4. 2 So sánh huyết động trên bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm ở các nghiên cứu khác nhau


Nghiên cứu

N

Nhịp tim

Huyết áp tâm thu

Huyết áp tâm trương

Chúng tôi (2022)

151

81

121

74

CHS [63]

5277

68

136

71

PREVEND [64]

7369

69

129

74

FHS [65]

9496

67

130

77

MESA [66]

6678

63

127

72


- Theo phân độ NYHA: Phân độ suy tim NYHA đã được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới, trở thành ngôn ngữ chung để thông tin và trao đổi kinh nghiệm. Phân độ suy tim NYHA được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu về tỷ lệ mới mắc, tiên lượng, tử suất, diễn tiến và hiệu quả của biện pháp điều trị ở bệnh nhân suy tim mạn. Trong nghiên cứu của chúng tôi, mức NYHA trung bình ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị ngoại trú trên 65 tuổi là 2,16 ± 0,861. Trong đó, các bệnh nhân chủ yếu có mức NYHA II và III, đạt giá trị lần lượt là 31,8% và 38,6% Điều này chứng tỏ suy tim mạn gây nên gánh nặng đối với sinh hoạt bình thường của bệnh nhân, làm giảm khả năng lao động và sinh hoạt. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho tỷ lệ bệnh nhân ở mức NYHA II/III cao hơn so với nghiên cứu của Javed Butler

(2019) [55] với tỷ lệ bệnh nhân biểu hiện mức NYHA II/III trên tổng 11064 bệnh nhân Suy tim có phân suất tống máu giảm lần lượt là 21,3% và 11,9%. Nghiên cứu của Pedro Pallangyo (2020) trên 419 bệnh nhân cho kết quả bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm chủ yếu có mức NYHA IV (56,3%), và tỷ lệ này sẽ giảm hơn ở nhóm bệnh nhân có tuân thủ chế độ điều trị (50,9%) [67]. Nghiên cứu của Ovidiu Chioncel (2017) [59] cũng cho thấy bệnh nhân có Suy tim có phân suất tống máu giảm với NYHA III/IV chiếm 30,6%. Những khác biệt này có thể do ĐTNC trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu tập trung ở đối tượng bệnh nhân lớn tuổi thay vì nghiên cứu trên toàn bộ bệnh nhân Suy tim có phân suất tống máu giảm như những nghiên cứu khác.

- Chất lượng sinh hoạt của bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm: Đối với các bệnh nhân còn sống, trong nhóm bệnh nhân từ 65-79 tuổi chủ yếu ghi nhận điểm ECOG-PS ở mức 0-1, trong khi ở nhóm trên 80 tuổi ghi nhận một tỷ lệ bệnh nhân có mức ECOG-PS 3 (11,8%). Điều này cho thấy suy tim mạn có thể làm giảm khả năng duy trì mức sinh hoạt ổn định ở người bình thường, và ảnh hưởng này rõ rệt hơn đối với nhóm bệnh nhân lớn tuổi. Khả năng đi lại sinh hoạt là một yếu tố quan trọng để tiên lượng đánh giá mức độ nặng của bệnh nhân suy tim lớn tuổi. Việc đi bộ với khoảng cách và tốc độ nhất định đã được chứng minh làm cải thiện tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân suy tim mạn lớn tuổi [68], và tình trạng giảm chức năng vận động chi dưới ở bệnh nhân suy tim được coi là một yếu tố độc lập dự báo tỷ lệ sống còn ở bệnh nhân Suy tim có phân suất tống máu giảm lớn tuổi (tuổi trung bình 80, khoảng từ 65

– 101 tuổi) [69].

- Chỉ số BMI ở hai nhóm bệnh nhân: Chỉ số BMI trung bình ở hai nhóm đối tượng nghiên cứu là 20,584 ± 2,27. Có sự chênh lệch về chỉ số BMI ở hai nhóm tuổi, cụ thể nhóm trên 80 tuổi có mức BMI trung bình thấp hơn (20,077 ± 2,08) so với nhóm từ 65-79 tuổi (20,902 ± 2,37), tuy nhiên sự chênh lệch này là không rõ ràng và không có ý nghĩa thống kê. So sánh với các nước khác thì mức BMI trung bình ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm trên 65 tuổi thấp hơn đáng kể, cụ thể là so với nghiên cứu CHS (26,7), PREVEND (26,1), FSH (26,7), MESA (28,3) [57]. Sự khác

biệt mức BMI đáng kể này có thể do sự khác biệt về hình thể sẵn có ở từng dân tộc, chế độ ăn uống và tập luyện lao động ở các vùng khác nhau.

4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng ở nhóm bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm

Chúng tôi thu thập thông tin về đặc điểm cận lâm sàng tại thời điểm bệnh nhân bắt đầu đăng ký tham gia chương trình nghiên cứu tại Viện Tim Mạch Việt Nam. Kết quả chúng tôi thu được trên 151 bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm như sau:


- Chức năng gan, nồng độ Creatinine huyết thanh, mức lọc cầu thận và chức năng thận: Giá trị trung bình của hai loại men gan GOT và GPT trên các đối tượng nghiên cứu lần lượt là 32,88 ± 18,33 U/L và 35,52 ± 32,94 U/L. Nồng độ Urea máu

trung bình ở các bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm là 8,02 ± 3,5mmol/dL. Nồng độ Creatinine máu trung bình ở các bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm là 100,66 ± 37,8 μmol/L. Từ nồng độ Creatinine huyết thành tính được giá trị độ thanh thải Creatinine trung bình là 43,29 ± 26,68 ml/phút, trong đó ở nhóm bệnh nhân trên 80 tuổi có độ thanh thải Creatinine giảm rõ so với nhóm bệnh nhân từ 65- 79 tuổi. Sự khác biệt này có thể được giải thích do sự khác biệt về khối lượng cơ cũng như chức năng sinh lý của thận bị suy giảm khi độ tuổi tăng lên. Nghiên cứu của tác giả Prathap Kanagala trên 46 bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm cho thấy mức độ tổn thương thận ở những bệnh nhân này chủ yếu là tổn thương thận độ II và III [70], tương tự như kết quả nghiên cứu mà chúng tôi thu được.

- Điện giải: Nồng độ Na+ trung bình ở các nhóm ĐTNC là 138,74 ± 3,735 mmol/L. Nồng độ K+ trung bình là 4,294 ± 0,432 mmol/L, bên cạnh đó nồng độ K+ máu ở nhóm bệnh nhân trên 80 tuổi (4,39 ± 0,426 mmol/L) cao hơn so với nhóm còn lại (4,21 ± 0,43 mmol/L). Điều này có ý nghĩa trong việc điều trị và theo dõi điều trị suy tim, khi bệnh nhân có thể được chỉ định thuốc lợi niệu giữ K+. Cần theo dõi điện giải và đánh giá chức năng thận để điều chỉnh chế độ điều trị hợp lý đối với từng bệnh nhân.

- Lipid máu: Trên các nhóm ĐTNC, nồng độ trung bình Cholesterol toàn phần là 4,298 ± 0,8691mmol/L. Ở nhóm bệnh nhân trên 80 tuổi có nồng độ LDL thấp hơn và mức HDL cao hơn so với nhóm còn lại, tuy nhiên sự khác biệt không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê. So sánh với nghiên cứu của Gulay Gok [58] trên các bệnh nhân suy tim mạn trên 65 tuổi thì kết quả có sự tương đồng sau khi quy đổi về đơn vị đo lường các yếu tố, khi nhóm bệnh nhân Suy tim có phân suất tống máu giảm trên 80 tuổi có giá trị Cholesterol toàn phần là 163 ± 58 mg/dL và ở nhóm bệnh nhân từ 65-79 tuổi là 157 ±51 mg/dL. Các kết quả về nồng độ LDL, HDL và Triglyceride cũng có sự tương đồng với nghiên cứu của Gulay Gok khi so sánh trên hai nhóm tuổi. So sánh với nghiên cứu của tác giả Ge Zhang (2022) [71], bệnh nhân suy tim Suy tim có phân suất tống máu giảm ở Việt Nam có mức Cholesterol toàn phần cao hơn, cụ thể trong nghiên cứu của Ge Zhang thì mức Cholesterol toàn phần trung bình trên 72 bệnh nhân là 3,94 mmol/L. Mức Triglycerid và LDL trong nghiên cứu của Ge Zhang lần lượt là 1,48 và 2,39 mmol/L, thấp hơn mức Triglyceride và cao hơn mức LDL mà kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu được.

- Hình ảnh siêu âm tim: Trong nghiên cứu của chúng tôi, với bệnh nhân Suy tim có phân suất tống máu giảm trên 65 tuổi thì đường kính thất phải trung bình là 22,4 ± 4,477 (mm). Mức EF trung bình là 31,96 ± 5,845 và gần như tương đồng ở hai nhóm tuổi khác nhau. So sánh với nghiên cứu của Prathap Kanagala (2021) thì mức EF trung bình theo nghiên cứu của chúng tôi cao hơn 10,7% so với giá trị 28 ± 9 của họ. Nghiên cứu của Michael L. Alosco trên 149 bệnh nhân suy tim cho kết quả với giá trị trung bình LVEF cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi là 41,04 ± 14,75 [72]. Kết quả của chúng tôi cũng chỉ ra rằng qua hình ảnh siêu âm tim, có tới 92% bệnh nhân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2024