Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u buồng trứng ở lứa tuổi mãn kinh bằng phẫu thuật tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2021 - 8

Tựu chung lại, chúng tôi nhận thấy PTNS được các nhà phụ khoa và người bệnh ngày một quan tâm nhiều hơn bởi tính ưu việt của nó. PTNS ngày càng được hoàn thiện về kỹ thuật và khẳng định lợi thế của mình so với PTMM, đặc biệt trong điều trị UBT lành tính.

Kết quả bảng 3.19 cho thấy PTNS được áp dụng nhiều nhất cho những BN có UBT kích thước từ 5 – 10 cm, chiếm 74,2%. Không có trường hợp nào kích thước khối u dưới 5 cm được chỉ định mổ mở.

Kích thước u trên 10 cm cũng được PTNS với tỷ lệ là 11,3%, điều đó chứng tỏ trình độ của các phẫu thuật viên nội soi ngày càng được nâng cao. Đặc biệt không có trường hợp nào trong nhóm khối u lớn hơn 10cm phải chuyển từ PTNS sang PTMM, tỷ lệ thành công trong nhóm này là 100%.

Trong nghiên cứu của tác giả Eltabbakh (2008), 31 u buồng trứng có kích thước trên 10 cm đã được tiến hành phẫu thuật nội soi (kích thước trung bình 13,12 cm, lớn nhất 22 cm), thành công 29 phẫu thuật (93,9%), 2 trường hợp chuyển mổ mở do dính. Không có tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ [21].

Nhiều nghiên cứu khác về phẫu thuật nội soi u buồng trứng có kích thước lớn cũng cho kết quả khả quan [20, 40]. Điều đó cho thấy rằng u buồng trứng có kích thước lớn hoàn toàn có thể được phẫu thuật nội soi thành công.

4.4.3. Phương pháp xử trí khi mổ‌

Theo bảng 3.20, trong nghiên cứu, phần lớn các BN UBT được xử trí cắt 2 phần phụ, chiếm tỷ lệ là 82,9%. Có 3,2% u lành tính được cắt tử cung và 2 phần phụ, đó là 02 BN có UBT lành tính kèm theo các bệnh lý tử cung: 01 trường hợp quá sản niêm mạc tử cung, 01 trường hợp có u xơ tử cung to. Các UBT ác tính chủ yếu được cắt tử cung + 2 phần phụ + mạc nối lớn, chiếm 75%.

Và theo chúng tôi tỷ lệ này là phù hợp vì các u lành tính chiếm 88,6%. Với trường hợp u lành tính mà đối tượng là những phụ nữ đã mãn kinh thì việc đưa ra phương pháp phẫu thuật cắt 2 phần phụ là hoàn toàn hợp lý. Những trường hợp u buồng trứng ác tính có chỉ định cắt rộng rãi là phù hợp để tránh tái phát hoặc bỏ sót u. Với những trường hợp u lan rộng, việc điều trị bổ trợ bằng hoá/xạ trị là cần thiết và đúng phác đồ điều trị.

Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Cao Thị Thuý Hà (2016): 81,6% cắt 2 phần phụ , 14,7% cắt tử cung + 2 phần phụ + mạc nối lớn, phẫu thuật bóc u và phẫu thuật cắt tử cung + 2 phần phụ chiếm tỷ lệ thấp (1,4% và 2,3%) [4].

Từ kết quả bảng 3.21 cho thấy tự liên quan giữa độ dính của khối u với phương pháp xử trí: tỷ lệ cắt 2 phần phụ ở nhóm u không dính là 88,0%, và nhóm u dính là 58,4%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tác giả Nguyễn Văn Tuấn (2012) cũng kết luận: khối u càng dính nhiều thì phẫu thuật càng khó khăn [25].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

Qua đó chúng tôi nhận xét, trong nghiên cứu của chúng tôi, phương pháp xử trí phụ thuộc vào phân loại u (lành tính hay ác tính) và mức độ dính của khối u trong mổ.

4.4.4. Thời gian phẫu thuật‌

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u buồng trứng ở lứa tuổi mãn kinh bằng phẫu thuật tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2021 - 8

Theo bảng 3.22, thời gian phẫu thuật trung bình là 48,5 ± 23,4 phút, tối thiểu là 20 phút, tối đa là 140 phút. Thời gian trung bình PTNS là 42,2 ± 13,3 phút. Thời gian trung bình PTMM là 97,5 ± 27,7 phút.

Phẫu thuật nhanh nhất mất 20 phút, giải phẫu bệnh cho kết quả là u nang thanh dịch lành tính. Phẫu thuật kéo dài nhất là 140 phút, đây là trường hợp ung thư biểu mô tuyến thanh dịch kích thước lớn và dính nhiều, cần cắt rộng rãi để không bỏ sót u.

Kết quả thời gian phẫu thuật nội soi trung bình của chúng tôi thấp hơn so với với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Tuấn (2012): 50,77 ± 19,04 phút [25]; tác giả Đỗ Khắc Huỳnh (2001): thời gian phẫu thuật nội soi trung bình 50-60 phút [39].

Chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt giữa các tác giả bởi thời gian mổ còn phụ thuộc nhiều vào phương pháp phẫu thuật là bóc u, cắt buồng trứng, cắt phần phụ hay cắt cả tử cung. Thời gian mổ còn phụ thuộc vào kích thước khối u, bản chất từng loại u, mức độ dính u, cách thức lấy bệnh phẩm cũng như kinh nghiệm của phẫu thuật viên.

4.4.5. Tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ‌

Trong nghiên cứu của chúng tôi có không có trường hợp nào gặp tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ. Theo tác giả Lok nghiên cứu 531 phẫu thuật nội soi u buồng trứng tại Hồng Kông – Trung Quốc năm 2000 tỷ lệ tai biến là 13,3%, bao gồm 01 bệnh nhân tổn thương ruột, 02 bệnh nhân tổn thương niệu quản, 05 bệnh nhân tổn thương động mạch thượng vị dưới, 04 bệnh nhân thoát vị qua lỗ chọc trocar và các tai biến nhỏ khác [41].

Nghiên cứu của tác giả Đỗ Khắc Huỳnh [39] ghi nhận một trường hợp tổn thương động mạch chậu ngoài trong mổ phải chuyển mổ mở.

Qua những thống kê trên có thể thấy rằng tuy tỷ lệ tai biến và biến chứng trong mổ nội soi là không cao song đã gặp nhiều tai biến lớn như tổn thương ruột, tổn thương niệu quản, tổn thương mạch máu, viêm phúc mạc …

Theo chúng tôi để hạn chế tối đa tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ nội soi nói chung thiết nghĩ cần có chỉ định đúng, nắm vững giải phẫu, không nên cố phẫu thuật những trường hợp khó, dính nhiều, vượt khả năng của phẫu thuật viên… Những trường hợp mổ u khó, có dính nhiều cần phải cân nhắc chuyển mổ mở ngay để hạn chế tai biến. Sau mổ cần theo dõi sát bệnh nhân nhằm phát hiện sớm biến chứng để xử lý kịp thời.

4.4.6. Thời gian nằm viện sau mổ‌

Các BN của chúng tôi chủ yếu nằm viện sau mổ không quá 3 ngày (81,4%). Thời gian nằm viện trung bình sau mổ là 2,6 ± 1,7 ngày. Thời gian nằm viện sau mổ tối thiểu là 1 ngày, tối đa là 7 ngày.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt so với tác giả Nguyễn Văn Tuấn (2012): 81,67% nằm viện sau mổ ≥ 3 ngày [25]. Chúng tôi cho rằng do yếu tố khách quan mang lại. Tuy nhiên chúng tôi nhân thấy việc điều trị hiệu quả giúp BN có thời gian nằm viện ngắn, mang lại hiệu quả kinh tế cho cả người bệnh và người phục vụ.

KẾT LUẬN‌

Qua nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u buồng trứng ở lứa tuổi mãn kinh bằng phẫu thuật của 70 bệnh nhân tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2021, chúng tôi rút ra các kết luận sau:

1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của u buồng trứng ở lứa tuổi mãn kinh được phẫu thuật tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2021:

- Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 58,5 ± 6,1 tuổi.

- 38,6% trường hợp phát hiện UBT qua khám phụ khoa định kỳ; 34,3% trường hợp phát hiện do đau tức hạ vị.

- Vị trí u: 85,7% BN có u ở 1 bên (bên phải 45,7%; bên trái 40,0%); u cả hai bên chiếm 14,3%.

- Kích thước trung bình của UBT sau mổ là 7,1 ± 2,7 cm.

- Siêu âm: 55,7% là nang trống âm.

- 75% các trường hợp UBT ác tính có nồng độ CA-125 ≥ 35 U/ml.

- Biến chứng của UBT: 5,7% trường hợp xoắn u.

- Kết quả giải phẫu bệnh: tỷ lệ u lành tính 88,6%; u ác tính 11,4%. U nang thanh dịch chiếm tỷ lệ cao nhất 45,7%.

2. Kết quả phẫu thuật u buồng trứng ở lứa tuổi mãn kinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2021

- PT nội soi là 88,6%; PT mổ mở là 11,4%.

- Xử trí: cắt 2 phần phụ chiếm tỷ lệ cao nhất 82,9%; tỷ lệ cắt tử cung + 2 phần phụ, cắt tử cung + 2 phần phụ + mạc nối lớn lần lượt là 5,7% và 8,6%. Thấp nhất là tỷ lệ cắt u và cắt 1 phần phụ đều là 1,4%.

- Thời gian phẫu thuật: trung bình là 48,5 ± 23,4 phút, tối thiểu là 20 phút, tối đa là 140 phút.

- Không có trường hợp nào gặp tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ.

- Thời gian nằm viện sau mổ trung bình: 2,6 ± 1,7 ngày.

KIẾN NGHỊ‌

Qua kết quả nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u buồng trứng ở lứa tuổi mãn kinh bằng phẫu thuật của 70 bệnh nhân tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, chúng tôi xin đưa ra các kiến nghị sau:

Phụ nữ mãn kinh nên tích cực đi khám phụ khoa định kỳ để có thể sớm phát hiện và điều trị kịp thời các khối u buồng trứng trước khi chúng gây ra biến chứng đối với cơ thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO‌

1. Đinh Thế Mỹ (1998), Lâm sàng sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

2. P. P. Koonings, K. Campbell et al (1989), "Relative frequency of primary ovarian neoplasms: a 10-year review", Obstet Gynecol, 74(6), 921-926.

3. E. J. Jung, H. M. Eom et al (2017), "Different features of the histopathological subtypes of ovarian tumors in pre- and postmenopausal women", Menopause, 24(9), 1028-1032.

4. Cao Thị Thuý Hà (2016), Nghiên cứu u buồng trứng ở phụ nữ mãn kinh tại Bệnh viện Phụ sản trung ương, Trường Đại học Y Hà Nội.

5. Frank H. Netter.MD (1997), Atlas giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học, 344.

6. Bộ môn Sản phụ khoa và Đại học Y Dược ĐHQGHN (2017), Bệnh của buồng trứng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 213.

7. Nguyễn Bình An (2008), Nhận xét về kết quả điều trị u nang buồng trứng bằng PTNS 06 tháng đầu năm 2008 tại Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

8. Đỗ Thị Ngọc Lan (2003), Nghiên cứu áp dụng phẫu thuật nội soi cắt u nang buồng trứng lành tính tại Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh, Đại Học Y Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Hà Tố Nguyên và Nguyễn Xuân Trang (2005), "Đặc điểm siêu âm trong đánh giá khối u buồng trứng ác tính", Y học TP Hồ Chí Minh, 9(4), 496-501.

10. K. Aslan, M. Anıl Onan et al. (2020), "Comparison of HE 4, CA 125, ROMA score and ultrasound score in the differential diagnosis of ovarian masses, J Gynecol Obstet Hum Reprod ", Tạp chí Phụ sản, 18(1), 95- 95.

11. Lý Thị Bạch Như (2004), Nghiên cứu đối chiếu các chẩn đoán trước mổ- trong mổ với chẩn đoán giải phẫu bệnh các khối u buồng trứng, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

12. Nguyễn Sào Trung và Nguyễn Duy Tài (2004), "CA125 trong dự đoán độ ác tính của u buồng trứng", Tạp chí thông tin Y dược, 10, 37-39.

13. Lê Triệu Hải, Bùi Văn Hoàng, Võ Minh Tuấn và các cộng sự. (2021), "Vai trò của chụp cộng hưởng từ trong chẩn đoán u buồng trứng chưa phân định lành tính và ác tính theo siêu âm", Tạp chí Y học Việt Nam, 503(2), 264-268.

14. John L. Powell và P.E. Michel (2002), Surgery in pregnancy, pp. 428- 433, Operative Obstetrics.

15. Bộ Y Tế (2012), Gây mê trong phẫu thuật nội soi ổ bụng, Bài giảng phẫu thuật nội soi cơ bản.

16. Phạm Minh Đức và cộng sự (2004), Nghiên cứu thực trạng sức khỏe sinh sản của phụ nữ Việt Nam mãn kinh và đề xuất các giải pháp can thiệp nhằm nâng cao chất lượng sống của phụ nữ lứa tuổi này, Bộ Khoa học

- Công nghệ, Hà Nội.

17. Bộ môn Sinh lý học và Trường Đại học Y Hà Nội (2017), Sinh lý sinh dục và sinh sản nữ, Sinh lý học, NXB Y học, Hà Nội.

18. Bộ Y tế (2009), Tuổi mãn kinh, Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, Hà Nội.

19. WHO (1996), Research on the menopause in the 1990s, chủ biên, Geneva, Switzerland.

20. Oǵuz Ateş, Erdal Karakaya, Gülce Hakgüder et al. (2006), "Laparoscopic excision of a giant ovarian cyst after ultrasound-guided drainage", 41(10), e9-e11.

21. G. H. Eltabbakh, A. M. Charboneau, N. G. Eltabbakh (2008), "Laparoscopic surgery for large benign ovarian cysts", Gynecol Oncol, 108(1), 72-76.

22. Aviad Cohen, Solomon Neta et al (2017), "Adnexal torsion in postmenopausal women: clinical presentation and risk of ovarian malignancy", 24(1), 94-97.

23. Nguyễn Hải Linh (2013), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phương pháp phẫu thuật các khối u buồng trứng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 1- 2012 đến tháng 12- 2012, Đại học Y Hà Nội.

24. Trần Thị Len (2018), Nhận xét chẩn đoán và kết quả phẫu thuật u buồng trứng lành tính tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình, Trường Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.

25. Nguyễn Văn Tuấn (2012), Nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi u buồng trứng tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.

26. Philip J. DiSaia (1992), Ovarian neoplasm, Danforth obstetrics and gynecology, J.B Lippincote 7th Edition.

27. Nguyễn Thanh Tùng (2018), Nghiên cứu kết quả điều trị u buồng trứng bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc từ 01/07/2013 đến 30/06/2018, Đại học Y Hà Nội.

28. Vũ Bá Quyết (2010), Nghiên cứu giá trị của CA125 trong chẩn đoán giai đoạn và theo dõi điều trị bệnh ung thư biểu mô buồng trứng, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

29. Harlap. S, Fleischer M, Gordon. H et al. (1993), The epidemiology of ovarian cancer, Cancer of the ovary, Markman. M and Hoskin, Raven Press New York, 79-87.

30. Nguyễn Thị Hương Linh (2011), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xử trí u buồng trứng giáp biên tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 2001 đến 2010, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

31. M. A. Rossing, K. L. Cushing-Haugen et al (2008), "Risk of epithelial ovarian cancer in relation to benign ovarian conditions and ovarian surgery", Cancer Causes Control, 19(10), 1357-1364.

32. Young Sopheap (2021), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xử trí các khối u buồng trứng lành tính tại Bệnh viện Bạch Mai, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

33. Trần Thị Phương Mai (2015), Bệnh học ung thư phụ khoa, Nhà xuất bản Y học.

34. A Ayhan, I Bildirici, S Günalp et al. (2000), "Pure dysgerminoma of the ovary: a review of 45 well staged cases", 21(1), 98-101.

35. Lê Quang Vinh (2008), Nghiên cứu hình thái học các u biểu mô buồng trứng Đại học Y Hà Nội.

36. Ki Hyun Park, Jae Eun Chung et al (1999), "Operative laparoscopy in treating benign ovarian cysts", 40(6), 608-612.

37. Ludovico Muzii, Chiara Achilli, Valentino Bergamini et al. (2016), "Comparison between the stripping technique and the combined excisional/ablative technique for the treatment of bilateral ovarian endometriomas: a multicentre RCT", 31(2), 339-344.

38. Từ Thị Thuỷ (2009), Nhận xét kết quả chẩn đoán và điều trị khối u buồng trứng tại Bệnh viện 19-8 Bộ công an trong 10 năm từ 1999 đến 2008, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

39. Đỗ Khắc Huỳnh (2001), Đánh giá tình hình phẫu thuật nội soi đối với u nang buồng trứng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ 1/1/1999 đến 31/5/2001, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

40. SM Goh, J Yam, SF Loh et al. (2007), "Minimal access approach to the management of large ovarian cysts", 21(1), 80-83.

41. Ingrid H Lok, Daljit S Sahota, Michael S Rogers et al. (2000), "Complications of laparoscopic surgery for benign ovarian cysts", 7(4), 529-534.

Xem tất cả 78 trang.

Ngày đăng: 18/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí