Đặc Điểm Bệnh Nhân Đáp Ứng Kém Với Kích Thích Buồng Trứng.


KẾT LUẬN


Nghiên cứu hiệu quả của Androgel bôi da trong kích thích buồng trứng ở 182 bệnh nhân đáp ứng kém với kích thích buồng trứng trong thời gian từ tháng 01/2018 đến tháng 06/2020 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, chúng tôi rút ra kết luận sau:

1. Đặc điểm bệnh nhân đáp ứng kém với kích thích buồng trứng.

- Đáp ứng kém với kích thích buồng trứng chủ yếu ở bệnh nhân lớn tuổi với tuổi trung bình 36,23 ± 4,96 năm và thời gian vô sinh khá dài 5,41

± 2,83 năm.

- Các bệnh nhân đáp ứng kém kích thích buồng trứng thể hiện các chỉ số AMH trung bình thấp 1,05 ± 0,7 ng/ml và số nang thứ cấp ít 5,24

± 1,73 nang.

- Sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng và dự trữ buồng trứng giữa các nhóm nghiên cứu và nhóm chứng không có ý nghĩa thống kê.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

2. Hiệu quả và một số yếu tố liên quan của testosteron trước kích thích buồng trứng ở bệnh nhân đáp ứng kém.

Số lượng noãn, số phôi thu được có xu hướng cao hơn ở các nhóm sử dụng testosteron so với nhóm chứng, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê.

Nghiên cứu hiệu quả của androgel bôi da trong kích thích buồng trứng ở người bệnh đáp ứng kém buồng trứng - 14

Số phôi đông lạnh còn lại sau chuyển phôi ở 2 nhóm can thiệp cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng.

Niêm mạc tử cung của nhóm sử dụng testosteron 4 tuần dầy hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm 6 tuần và nhóm chứng.

Tỷ lệ thụ tinh không có sự khác biệt giữa 3 nhóm nghiên cứu.

Tỷ lệ làm tổ cao hơn có ý nghĩa thống kê ở 2 nhóm can thiệp so với nhóm chứng.


Tỷ lệ hCG dương tính, tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ có thai tiến triển ở nhóm bệnh nhân dùng testosteron 4 tuần và 6 tuần cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng.

Tỷ lệ hCG dương tính, tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ có thai tiến triển ở nhóm bệnh nhân dùng testosteron 4 tuần cao hơn nhóm 6 tuần nhưng không có ý nghĩa thống kê.

Phân tích hồi quy đa biến cho thấy:

- Bệnh nhân có AFC từ 5 nang trở lên sẽ chọc hút được số noãn gấp 2,199 lần so với bệnh nhân có AFC dưới 3.

- Tỷ lệ hCG dương tính, tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ thai tiến triển ở bệnh nhân có từ 5 noãn trở lên cao hơn so với bệnh nhân có dưới 5 noãn có ý nghĩa thống kê và với mỗi một noãn tăng lên thì tỷ lệ thai hCG dương tính tăng gấp 2,51 lần, tỷ lệ thai lâm sàng tăng gấp 3,09 lần, tỷ lệ thai tiến triển tăng gấp 2,69 lần.


KHUYẾN NGHỊ


Từ kết quả nghiên cứu của luận án này, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:

1. Nên sử dụng testosteron 12,5 mg/ngày bôi da cho nhóm bệnh nhân có tiền sử đáp ứng kém hoặc có nguy cơ buồng trứng đáp ứng kém trước khi thực hiện TTTON trong khoảng thời gian 4 tuần trước khi kích thích buồng trứng vì kéo dài tới 6 tuần thì hiệu quả của kích thích buồng trứng cũng như kết quả IVF thu được cũng không khả quan hơn so với thời gian bổ sung testosteron 4 tuần.

2. Kết quả nghiên cứu đã góp phần bổ sung vào cơ sở dự liệu chung về hiệu quả của testosteron bôi da liều 12,5 mg/ngày trước khi thực hiện IVF khoảng 4 tuần cải thiện số nang noãn thu được cũng như tỷ lệ có thai lâm sàng và thai tiến triển. Cần có thêm nghiên cứu về testosteron ở liều cao hơn trên các bệnh nhân đáp ứng kém để đánh giá hiệu quả liều testosteron tối ưu.


MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ


1. Hoàng Quốc Huy, Hồ Sỹ Hùng, Nguyễn Viết Tiến (2020). Hiệu quả điều trị bổ sung testosteron dạng gel trên bệnh nhân giảm dự trữ buồng trứng. Tạp chí Nghiên Cứu Y Học, tập 128, số 4 – tháng 6 năm 2020, tr 52-59.


2. Hoang Quoc Huy, Ho Sy Hung, Nguyen Viet Tien et al (2021). Therapeutic effect of prolonged testosteron pretreatment in women with poor ovarian response: A randomized control trial. Reprod Med Biol. 2021;00:1-8. http://doi.org/10.1002/rmb2.12383.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Jeve YB, Bhandari HM. Effective treatment protocol for poor ovarian response: A systematic review and meta-analysis. J Hum Reprod Sci. 2016;9(2):70-81. doi:10.4103/0974-1208.183515

2. Ferraretti AP, La Marca A, Fauser BCJM, Tarlatzis B, Nargund G, Gianaroli L. ESHRE consensus on the definition of “poor response” to ovarian stimulation for in vitro fertilization: the Bologna criteria. Human Reproduction. 2011;26(7):1616-1624. doi:10.1093/humrep/der092

3. Frattarelli JL, Peterson EH. Effect of androgen levels on in vitro fertilization cycles. Fertility and Sterility. 2004;81(6):1713-1714. doi:10.1016/j.fertnstert.2003.11.032

4. Barbieri RL, Sluss PM, Powers RD, et al. Association of body mass index, age, and cigarette smoking with serum testosterone levels in cycling women undergoing in vitro fertilization. Fertility and Sterility. 2005;83(2):302-308. doi:10.1016/j.fertnstert.2004.07.956

5. Davison SL, Bell R, Donath S, Montalto JG, Davis SR. Androgen Levels in Adult Females: Changes with Age, Menopause, and Oophorectomy. The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism. 2005;90(7):3847- 3853. doi:10.1210/jc.2005-0212

6. Gervásio CG, Bernuci MP, Silva-de-Sá MF, Rosa-e-Silva ACJ de S. The Role of Androgen Hormones in Early Follicular Development. ISRN Obstetrics and Gynecology. 2014;2014:1-11. doi:10.1155/2014/818010

7. Massin N, Cedrin-Durnerin I, Coussieu C, Galey-Fontaine J, Wolf JP, Hugues JN. Effects of transdermal testosterone application on the ovarian response to FSH in poor responders undergoing assisted reproduction technique-a prospective, randomized, double-blind study. Human Reproduction. 2006;21(5):1204-1211. doi:10.1093/humrep/dei481


8. Bosdou JK, Venetis CA, Dafopoulos K, et al. Transdermal testosterone pretreatment in poor responders undergoing ICSI: a randomized clinical trial. Hum Reprod. 2016;31(5):977-985. doi:10.1093/humrep/dew028

9. Fabregues F, Penarrubia J, Creus M, et al. Transdermal testosterone may improve ovarian response to gonadotrophins in low-responder IVF patients: a randomized, clinical trial. Human Reproduction. 2009;24(2):349-359. doi:10.1093/humrep/den428

10. Kim CH, Ahn JW, Moon JW, Kim SH, Chae HD, Kang BM. Ovarian Features after 2 Weeks, 3 Weeks and 4 Weeks Transdermal Testosterone Gel Treatment and Their Associated Effect on IVF Outcomes in Poor Responders. Dev Reprod. 2014;18(3):145-152. doi:10.12717/DR.2014.18.3.145

11. Gougeon A. Dynamics of Follicle Development in the Human Ovary. In: Chang RJ, ed. Polycystic Ovary Syndrome. Springer New York; 1996:21-36. doi:10.1007/978-1-4613-8483-0_2

12. Gleicher N, Weghofer A, Barad DH. Defining ovarian reserve to better understand ovarian aging. 2011;9:23.

13. Broekmans FJ, Kwee J, Hendriks DJ, Mol BW, Lambalk CB. A systematic review of tests predicting ovarian reserve and IVF outcome. Human Reproduction Update. 2006;12(6):685-718. doi:10.1093/humupd/dml034

14. Vaiarelli A, Cimadomo D, Ubaldi N, Rienzi L, Ubaldi FM. What is new in the management of poor ovarian response in IVF? Current Opinion in Obstetrics & Gynecology. 2018;30(3):155-162. doi:10.1097/GCO.0000000000000452

15. Jeppesen JV, Anderson RA, Kelsey TW, et al. Which follicles make the most anti-Mullerian hormone in humans? Evidence for an abrupt decline in AMH production at the time of follicle selection. Molecular Human Reproduction. 2013;19(8):519-527. doi:10.1093/molehr/gat024


16. Weenen C. Anti-Mullerian hormone expression pattern in the human ovary: potential implications for initial and cyclic follicle recruitment. Molecular Human Reproduction. 2004;10(2):77-83. doi:10.1093/molehr/gah015

17. Fleming R, Nelson SM. Reproducibility of AMH. Human Reproduction. 2012;27(12):3639-3641. doi:10.1093/humrep/des343

18. Freeman EW, Sammel MD, Lin H, Gracia CR. Anti-Mullerian hormone as a predictor of time to menopause in late reproductive age women. The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism. 2012;97(5):1673- 1680. doi:10.1210/jc.2011-3032

19. Dewailly D, Andersen CY, Balen A, et al. The physiology and clinical utility of anti-Müllerian hormone in women. Human Reproduction Update. 2014;20(3):370-385. doi:10.1093/humupd/dmt062

20. Broer SL, van Disseldorp J, Broeze KA, et al. Added value of ovarian reserve testing on patient characteristics in the prediction of ovarian response and ongoing pregnancy: an individual patient data approach. Human Reproduction Update. 2013;19(1):26-36. doi:10.1093/humupd/dms041

21. Nardo LG, Gelbaya TA, Wilkinson H, et al. Circulating basal anti- Müllerian hormone levels as predictor of ovarian response in women undergoing ovarian stimulation for in vitro fertilization. Fertility and Sterility. 2009;92(5):1586-1593. doi:10.1016/j.fertnstert.2008.08.127

22. Arce JC, La Marca A, Mirner Klein B, Nyboe Andersen A, Fleming R. Antimüllerian hormone in gonadotropin releasing-hormone antagonist cycles: prediction of ovarian response and cumulative treatment outcome in good-prognosis patients. Fertility and Sterility. 2013;99(6):1644- 1653.e1. doi:10.1016/j.fertnstert.2012.12.048


23. Vương Thị Ngọc Lan. So sánh giá trị dự đoán và độ tin cậy của các xét nghiệm AMH, FSH và AFC đối với đáp ứng nhiều ở bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm. Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2014;18(2):16-21.

24. Tal R, Seifer DB, Wantman E, Baker V, Tal O. Antimüllerian hormone as a predictor of live birth following assisted reproduction: an analysis of 85,062 fresh and thawed cycles from the Society for Assisted Reproductive Technology Clinic Outcome Reporting System database for 2012–2013. Fertility and Sterility. 2018; 109(2): 258-265. doi:10.1016/j.fertnstert.2017.10.021

25. Seifer DB, Tal O, Wantman E, Edul P, Baker VL. Prognostic indicators of assisted reproduction technology outcomes of cycles with ultralow serum antimüllerian hormone: a multivariate analysis of over 5,000 autologous cycles from the society for assisted reproductive technology clinic outcome reporting system database for 2012–2013. Fertility and Sterility. 2016;105(2):385-393.e3. doi:10.1016/j.fertnstert.2015.10.004

26. Te Velde ER. The variability of female reproductive ageing. Human Reproduction Update. 2002;8(2):141-154. doi:10.1093/humupd/8.2.141

27. Testing and interpreting measures of ovarian reserve: a committee opinion. Fertility and Sterility. 2015;103(3):e9-e17. doi:10.1016/j.fertnstert.2014.12.093

28. Broekmans FJ, Kwee J, Hendriks DJ, Mol BW, Lambalk CB. A systematic review of tests predicting ovarian reserve and IVF outcome. Human Reproduction Update. 2006;12(6): 685-718. doi:10.1093/humupd/dml034

29. Nelson SM. Biomarkers of ovarian response: current and future applications. Fertility and Sterility. 2013; 99(4):963-969. doi:10.1016/j.fertnstert.2012.11.051

Xem tất cả 151 trang.

Ngày đăng: 07/09/2024