Chương 4: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC CỦA DU KÍ VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX
Phần lớn tác phẩm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX là những tác phẩm văn xuôi tự sự. Tác phẩm du kí cũng mang đặc điểm thi pháp của văn xuôi tự sự. Để làm rò đặc trưng thể loại của du kí trong mối quan hệ với các tác phẩm tự sự khác, chúng tôi khảo sát du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX trên các yếu tố: cốt truyện, kết cấu, nhân vật và điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ. Điều này có ý nghĩa góp phần làm rò đặc trưng thể loại của du kí, đồng thời xác định được vị trí của nó trong dòng chảy của văn học dân tộc.
4.1. Cốt truyện
Cùng với sự phong phú về đề tài là sự phong phú các kiểu đi của các cuộc hành trình, yếu tố làm nên các kiểu cốt truyện tác phẩm du kí giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX. Mặc dù một số kiểu hành trình trong du kí Việt Nam vắng bóng hoặc mờ nhạt so với du kí thế giới như: hành trình theo “con đường tơ lụa”, thám hiểm thuộc địa, hành hương tôn giáo, phiêu lưu, mạo hiểm, di dân và du mục, … nhưng trong du kí Việt Nam cũng có những cuộc hành trình ít thấy trong du kí thế giới như: tìm về cổ tích (được hiểu là dấu tích cổ trong lịch sử và truyền thuyết), phiếm du, hành sự - quan phong,… Những cuộc hành trình này đã tạo nên đặc trưng của du kí Việt Nam xét trên phương diện nội dung. Trong tác phẩm viết về những cuộc hành trình lớn, cốt truyện thường là sự xâu chuỗi các sự kiện, diễn biến của lộ trình, kết quả quan sát, trải nghiệm của nhân vật hành trình. Tác phẩm được viết trong những cuộc hành trình với mục đích tham quan, dạo chơi hay đến thăm một địa danh, di tích, danh lam, thắng cảnh nào đó, không có nhiều sự kiện thì cốt truyện thường bị ẩn đi dưới cấu trúc tự sự - trữ tình của tác phẩm. Tuy nhiên, trong một số tác phẩm viết trong các chuyến đến thăm địa danh, di tích, tác giả đã kể lại câu chuyện sự tích, huyền thoại về những nơi đó. Như vậy, những tác phẩm có cốt truyện trong du kí Việt Nam có thể chia ra thành hai loại: cốt truyện hành trình và cốt truyện sự tích – huyền thoại.
4.1.1. Cốt truyện hành trình
Cốt truyện hành trình trong tác phẩm du kí là sự liên tục và liên kết của các sự kiện diễn ra trong cuộc hành trình từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc. Có thể tưởng tượng rằng, cuộc hành trình nói đến trong tác phẩm như là một sự sắp đặt trước, thời gian, địa
điểm, lộ trình, diễn biến các sự kiện hoặc các tình huống bất ngờ xảy ra phải thay đổi lộ trình như là có chủ ý.
Phần lớn du kí của Phạm Quỳnh có cốt truyện bởi Phạm Quỳnh có nhiều cuộc hành trình lớn, nhanh thì mười ngày, lâu thì vài ba tháng, đi đến nhiều nơi, có nhiều sự kiện nhưng phần lớn thuộc về các sự kiện liên quan đến văn hóa. Những tác phẩm như: Pháp du hành trình nhật kí, Một tháng ở Nam kỳ, Du lịch xứ Lào là những tác phẩm gắn liền với các cuộc du hành nhiều ngày, trải qua nhiều nơi với nhiều sự kiện nên đã mang đầy đủ các yếu tố của cốt truyện hành trình như đã đề cập ở Chương 2. Tuy nhiên, những tác phẩm có cốt truyện hành trình phổ biến trong du kí Việt Nam là những tác phẩm có dung lượng vừa, cuộc hành trình không lớn, thời gian địa điểm không nhiều nhưng có lộ trình và các sự kiện để hình thành kiểu cốt truyện hành trình đặc trưng của du kí Việt Nam.
Tác phẩm Mười ngày ở Huế của Phạm Quỳnh có cốt truyện diễn ra theo thời gian lộ trình với các câu chuyện: câu chuyện trên đường đi vào Huế, câu chuyện đến Huế, câu chuyện xem tế đàn Nam Giao, câu chuyện xem lăng các vua triều Nguyễn, câu chuyện xem Đại nội, câu chuyện gặp gỡ con người đất kinh kì. Trong mỗi câu chuyện đó lại chứa các câu chuyện nhỏ để giải thích một địa danh, một sự tích hay thậm chí một câu ca dao.
Chẳng hạn khi thuật chuyện trên đường trong Mười ngày ở Huế, tác giả kể hai câu chuyện liên quan đến bài ca dao nhưng để nói đến một nhân vật lịch sử là Nguyễn Khoa Đăng (1691 – 1725):
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX - 11
- Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX - 12
- Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX - 13
- Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX - 15
- Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX - 16
- Điểm Nhìn Đa Diện Đối Với Hiện Thực
Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.
Thương anh em cũng muốn vô, Sợ truông nhà Hồ sợ phá Tam Giang.
Phá Tam Giang nay rày đã cạn, Truông nhà Hồ nội tán cấm nghiêm.
(Nam Phong, số 10, tr. 202)
Câu chuyện thứ nhất là chuyện ông Nguyễn Khoa Đăng dùng mưu bắt cướp ở đèo Ngang trả lại bình yên cho khách bộ hành. Câu chuyện thứ hai nói về việc ông Nguyễn Khoa Đăng đã dùng súng thần công bắn chết hai cơn sóng thần và làm một cơn sóng còn lại bỏ chạy. Các câu chuyện được kể liên quan đến sự vật, sự việc, hiện tượng xảy ra trong cuộc hành trình, nhưng không phải ở thì hiện tại như trường hợp nói trên được xem như là những sự kiện trong cốt truyện du kí.
Với hạt nhân là thuật chuyện xem tế đàn Nam Giao của vua nhà Nguyễn, những câu chuyện "vệ tinh" khác đều góp phần làm tăng thêm tính trang nghiêm, cổ kính của đối tượng được chứng kiến. Thông qua các phương thức tự sự: miêu tả, tự thuật, nghị luận, thỉnh thoảng có xen vào yếu tố trữ tình, cốt truyện của Mười ngày ở Huế là kiểu cốt truyện hoàn chỉnh của hành trình văn hóa.
Trong du kí Việt Nam, những tác phẩm có cốt truyện hoàn chỉnh thường là những tác phẩm có dung lượng lớn để chứa trong nó nhiều vấn đề của cuộc hành trình với độ lớn của không gian và thời gian. Tuy nhiên, cũng có những tác phẩm thuật lại cuộc hành trình đi đến nhiều nơi, trải qua nhiều ngày nhưng dung lượng không lớn, sự kiện bị lược bỏ đến nổi khó nhận ra được cốt truyện như trường hợp tác phẩm Trên đường Nam Pháp của Tùng Hương. Trái lại cũng có những cuộc hành trình không phải trải qua nhiều ngày, nhiều nơi nhưng có nhiều tình tiết, sự kiện liên tiếp nhau thì có khả năng xuất hiện cốt truyện như tác phẩm Từ Hà Nội đến hồ Ba Bể của Nhật Nham.
Du kí Việt Nam giai đoạn này không có những tác phẩm có cốt truyện lớn như du kí phương Tây, chủ yếu là những tác phẩm có cốt truyện vừa và nhỏ. Những tác phẩm có cốt truyện đó tập trung xoay quanh một số đối tượng cụ thể trong cuộc hành trình: phương tiện, lộ trình, địa danh, cảnh quan, công trình văn hóa, lịch sử,…
Cốt truyện bao giờ cũng để thể hiện một hoặc một số đề tài nhất định nhưng thường hướng vào hoạt động của chủ thể: xem cảnh và gặp người. Trong câu chuyện xem Đại nội Huế trong Mười ngày ở Huế, để tạo cho câu chuyện mang tính tôn nghiêm, Phạm Quỳnh không chỉ miêu tả cảnh vật mà còn lồng vào hai câu chuyện gặp gỡ với hai nhân vật quan trọng sống trong không gian ấy là: nữ sử Đạm Phương và cao tăng Viên Thành.
Trong cốt truyện du kí Việt Nam, các đối tượng được mô tả thường có mối liên hệ với các đối tượng khác để tạo ra chuỗi sự kiện hoặc thông qua sự kiện, đối tượng miêu tả để liên tưởng đến các câu chuyện khác. Tính tiếp nối trong tả và kể, trong thuật chuyện và liên tưởng đến câu chuyện khác là một trong những đặc điểm của cốt truyện du kí Việt Nam. Đoạn trích sau đây là một trong các kiểu xây dựng cốt truyện như thế:
“… Ông có cho biết thường nhật hổ báo vẫn thường về thăm nhà ông.
Có hôm, sáng còn thấy vết chân và long hổ trước thềm nhà. Nhân đó, tôi lại nhớ một chuyện của một ông bạn kể lúc trưa, trong đồn điền của ông, có nuôi nhiều trâu, ngày vẫn thả trâu vào rừng ăn cỏ…”
("Từ Hà Nội đến hồ Ba Bể", Tri Tân, số 59, tr. 732)
Câu chuyện được kể tiếp theo liên quan đến trâu hổ đánh nhau, trâu giết chết hổ, tấm da hổ lột ra đem phơi, trâu tưởng hổ thật húc vào đụng đá mà lăn ra chết. Những câu chuyện như thế dẫn người đọc sang một hướng khác, như là một sự đánh lừa để người đọc quên mất lối khi đi theo chân du khách, nhưng rồi lại xuất hiện ở một địa điểm khác, bất ngờ hơn, hấp dẫn hơn.
Thông qua phản ánh hiện thực bằng mô tả các đối tượng, cốt truyện du kí dựa vào các đối tượng đó để mở rộng phạm vi phản ánh, đồng thời làm nổi bật hình ảnh nhân vật hành trình. Những câu chuyện sự tích và huyền thoại được kể lại, những câu thơ, bài thơ được viết ra, những sự kiện và con người lịch sử được nhắc đến một cách chính xác và tỉ mỉ,… là sự biểu thị tài năng và tính cách của nhân vật hành trình. Thông qua những đối tượng gặp gỡ trên lộ trình, nhân vật tự đánh giá bản thân mình bằng cách thể hiện sự hiểu biết hay bộc lộ cảm xúc về đối tượng. Cùng một hành trình, đến một địa điểm, nếu sự thể hiện mục đích của cuộc hành trình khác nhau thì trong mỗi tác phẩm du kí sẽ có cốt truyện khác nhau hoặc có thể không có cốt truyện. Thử so sánh cốt truyện trong tác phẩm Ba Bể du kí của Nhạc Anh Hoàng Văn Trung với tác phẩm Từ Hà Nội đến hồ Ba Bể của Nhật Nham.
Trong tác phẩm Ba Bể du kí, nhân vật lữ hành xuất hiện ở hai vai trò: kí giả và du khách. Vai trò kí giả chỉ xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm, còn trong suốt hành trình đi qua nhiều thắng ở cảnh hồ Ba Bể, câu chuyện được thuật lại bởi người đi ngoạn cảnh. Với vai trò này, câu chuyện hành trình được kể lại theo lối tự thuật, tự bộc lộ cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên, mặc dù trong đó cũng có một vài câu chuyện được kể lại nhưng không cấu thành sự kiện nên Ba Bể du kí thuộc loại tác phẩm du kí không có cốt truyện.
Trong tác phẩm Từ Hà Nội đến hồ Ba Bể, nhân vật hành trình xưng “tôi” thuật lại cuộc hành trình của mình đi từ Hà Nội đến hồ Ba Bể. Cuộc hành trình diễn ra, như tác giả tóm lược ở đoạn kết:
“1er Juillet 1942, khởi hành từ Hà Nội, 9 juillet 1942 về tới Hà Nội, trong vòng 9 ngày trời, nào đi ô tô, nào đi bộ, nào đi hỏa xa, nào đi ngựa, nào đi thuyền, nào lội nước, khi xuống dốc, lúc leo đèo, khi vất vả, lúc thanh thản, khi mưa, lúc nắng, khi vui mừng, lúc bực tức, biết bao cuộc đổi thay mà duy chỉ một tấm lòng thủy chung đối với mọi người, chỉ lấy chí quả quyết, nhẫn nại để phấn đấu với mọi nỗi khó khăn, vất vả mà đi được tới đích ca khúc “khải hoàn”.”
(Tri Tân, số 74, tr. 13)
Trên hành trình đến hồ Ba Bể, Nhật Nham đi qua bao nhiêu nơi là có bấy nhiêu câu chuyện được kể lại. Có những câu chuyện liên quan đến hoàn cảnh di chuyển của tác giả như: chuyện đi ô tô chen lấn và đối xử tệ bạc của chủ xe, chuyện phi ngựa để kịp chuyến hỏa xa khi gặp trời mưa, chuyện đi bộ, leo dốc,… Có những câu chuyện lịch sử liên quan đến địa danh mà tác giả đặt chân đến như Tuyên Quang, Bắc Cạn. Có những câu chuyện về đi tham quan các địa danh: Đầm Hồng, Bản Ti, Chiêm Hóa, Chợ Điền, Chợ Đồn, Chợ Rã, các hồ: Pú Lè, Pú Lầm, Pú Leèng, sông Tả Điêng, sông Cốc Tộc,… Có những câu chuyện sự tích, huyền thoại như trâu hổ đánh nhau, sự tích gò Pò Giã Mãi. Có câu chuyện gặp gỡ người thiếu phụ đi thăm chồng,… Trong những câu chuyện đó, phần nhiều là câu chuyện do tác giả chứng kiến, hoặc biết được, cũng có một vài câu chuyện được nghe kể lại. Các câu chuyện kết dính nhau thông qua lộ trình của nhân vật. Mỗi chặng đường là một kiểu ứng xử của nhân vật với môi trường. Vì thế, bức tranh thiên nhiên và cuộc sống, có cả một số quan hệ xã hội đã lần lượt xuất hiện trong tác phẩm. Từ Hà Nội đến hồ Ba Bể là loại tác phẩm tiêu biểu của du kí có cuộc hành trình nhỏ về qui mô, lớn về cốt truyện.
Cốt truyện du kí thường gắn liền với mục đích của cuộc hành trình và vai trò chủ thể trong cuộc hành trình đó. Du kí viết về các chuyến hành trình sang Pháp, thường được gọi là “đi Tây” có các tác phẩm: Pháp du hành trình nhật kí (1922) của Phạm Quỳnh, Sang Tây – Mười tháng ở Pháp (1929) của Phạm Vân Anh (Đào Trinh Nhất), Đáp tàu André Lebon (1929) của Cao Văn Chánh, Trên đường Nam Pháp (1932) của của Trọng Toàn, Đi Tây (1935) của Lãng Du (Nhất Linh), … Nhân vật trong Pháp du hành trình nhật kí có hai vai trò: đi công cán (đại diện của Hội Khai Trí Tiến Đức đi dự Hội chợ đấu xảo thuộc địa) và đi chơi (làm du khách). Nhân vật trong Sang Tây – Mười tháng ở Pháp đóng vai một cô gái “đi cho biết đó biết đây”. Nhân vật trong Trên đường Nam Pháp ra đi để tìm chốn lập thân. Nhân vật trong Đi Tây lấy cớ học nghề ảnh để “sang Pháp cho biết”,… Về cốt truyện, chúng đều giống nhau ở chỗ: những sự kiện kể lại xâu chuỗi theo hành trình từ Việt Nam sang Pháp, nhưng khác nhau ở việc lựa chọn sự kiện và cách trình bày các sự kiện để tạo thành cốt truyện. Trong khi cốt truyện của Pháp du hành trình nhật kí tập trung xoay quanh các sự kiện mang tính tiếp xúc văn hóa thì Sang Tây – Mười tháng ở Pháp hướng vào tả thực về đời sống và xã hội Paris, Đi Tây tập trung vào việc ứng xử của nhân vật trước hoàn cảnh trong cuộc hành trình, còn
Đáp tàu André Lebon và Trên đường Nam Pháp chỉ tập trung vào sự di chuyển và phương tiện mà nhân vật đã trải qua. Tính đa dạng của cốt truyện trong những tác phẩm viết về các cuộc hành trình lớn là một trong các đặc điểm của du kí Việt Nam.
Giai đoạn 1935 -1945, cốt truyện trong du kí có xu hướng vươn tới tiểu thuyết. Trong những tác phẩm như: Đi Tây (1935) của Nhất linh, Một chuyến đi (1938) của Nguyễn Tuân, Tôi thầu khoán hay: Ba tháng ở Trung Hoa (1940) của Lê Văn Trương đều mờ nhạt về tính nhật trình nhưng phong phú về sự kiện và đối thoại. Trong những tác phẩm như thế này, những “khúc đoạn” của lộ trình đã được tái hiện bằng bức tranh đời sống xã hội và được phân theo lớp theo chương mục, số nhân vật nhiều hơn, lời tự thuật của tác giả giảm đi để thay thế bằng các đoạn đối thoại, lối trần thuật khách quan giảm để nhường chỗ cho trần thuật chủ quan, những câu chuyện huyền thoại đã vắng bóng nhường chỗ cho những câu chuyện thế sự, câu chuyện đời tư. Những dấu hiệu về cốt truyện như thế này cho thấy du kí Việt Nam vận động không ngừng trong dòng chảy của văn học dân tộc và vận động theo xu hướng hiện đại hóa.
Cốt truyện trong những tác phẩm như: Đi Tây của Nhất Linh, Một chuyến đi của Nguyễn Tuân là cốt truyện hành trình trải nghiệm, tức là câu chuyện hành trình được thuật lại qua sự trải nghiệm của chủ thể. Trong chuyến Pháp du của Nhất Linh, điều kiện của chuyến đi như là một thử thách đối với nhân vật, buộc nhân vật phải luôn đối phó với từng hoàn cảnh xảy ra một cách không có lợi đối với nhân vật, vì thế mà các tình huống luôn xảy ra, có lúc các tình huống tạo ra kịch tính, cũng có cao trào, thắt nút, mở nút. Bên cạnh đó, nhân vật luôn gặp gỡ, tiếp xúc với các nhân vật khác tạo nên các cuộc đối thoại giống như trong tiểu thuyết. Câu chuyện hành trình của Nguyễn Tuân là cuộc du hành của người nghệ sĩ để trải nghiệm những cảm giác. Những câu chuyện kể lại trên lộ trình từ lúc lên tàu, sang Hương Cảng, những ngày lưu lại ở chốn đất khách quê người, lúc trở về đều chi phối bởi các cảm xúc của nhân vật. Tâm trạng của tác giả luôn biến đổi: lúc vui, lúc buồn, lúc trống vắng, lúc nhớ nhà. Nhưng khác với cách thể hiện nhân vật trữ tình ở các thể loại như tùy bút, tản văn, nhân vật trong du kí của Nguyễn Tuân trải nghiệm đến nhiều nơi, chứng kiến nhiều sự việc, gặp phải các biến cố; và thông qua lời nhận xét về các hiện tượng đó có thể nhận ra cảm xúc, tâm trạng của nhân vật. Chính vì một số tác phẩm có cốt truyện hoàn chỉnh như vậy nên làm cho người ta nhầm tưởng du kí là tiểu thuyết hay phóng sự. Trong quá trình phát triển, du kí đã vận dụng một số cách xây dựng cốt truyện của tiểu thuyết để làm phong phú các sự kiện hay chi tiết hóa
các tình tiết được thuật lại trong cuộc hành trình nhằm tăng thêm sức hấp dẫn cho tác phẩm.
4.1.2. Cốt truyện sự tích – huyền thoại
Trong du kí Việt Nam, tác phẩm du kí không có cốt truyện chiếm số lượng lớn. Bên cạnh những tác phẩm du kí đăng trên tạp chí Nam Phong, những tác phẩm du kí đăng trên Tri Tân, Thanh Nghị, Nam Kì tuần báo, Loa,…đều không có cốt truyện hoặc cốt truyện mờ nhạt. Du kí không có cốt truyện thường có dung lượng ngắn; như những bài du kí trên tạp chí Nam Phong đăng ở mục "Văn uyển" như: Ngày xuân chơi núi của Đạm Phương, Bài kí chơi núi cổ tích của Dương Mạnh Huy, Kí núi Dục Thúy của Đạm Trai, Đêm thắng sáu chơi hồ Hoàn Gươm của Hội Nhân, Chơi cảnh Sầm Sơn của Phạm Vọng Chi, Túy Vân du kí của Nguyễn Bá Kỉnh… Xét ở phương diện khác, cốt truyện trong mối quan hệ với đề tài, tư tưởng du kí Việt Nam còn có nhiều tác phẩm chứa trong nó một dạng cốt truyện, có thể gọi là cốt truyện sự tích – huyền thoại. Những tác phẩm này không chú trọng thuật chuyện hành trình mà kể những câu chuyện về những nhân vật văn hóa, lịch sử có nội dung liên quan đến địa danh, di tích, danh lam,…ở những nơi tác giả đến hoặc gặp trên lộ trình. Nếu những câu chuyện sự tích, huyền thoại trong tác phẩm có cốt truyện hành trình có ý nghĩa làm phong phú cho cuộc hành trình thì những câu chuyện trong tác phẩm có cốt truyện sự tích – huyền thoại là để thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm du kí, cuộc hành trình chỉ như là phương tiện.
Đến thăm di tích thành Cổ Loa, tất phải đến thăm đền thờ An Dương Vương, viếng mộ nàng Mị Châu, Nguyễn Đôn Phục nhân dịp này mà kể về nỗi oan của nàng Mị Châu ("Bài kí chơi Cổ Loa", Nam Phong, số 87). Mượn việc đi chơi núi Sài Sơn, đến nơi có ngôi chùa liên quan đến vị thiền sư ở đời nhà Lí có tên là Từ Đạo Hạnh, nhân đó mà kể về câu chuyện huyền thoại của ông thánh Từ ("Cuộc đi chơi Sài Sơn", Nam Phong, số 93). Trong vai đạo nhân, đồng thời cũng là “khách du tử”, Nguyễn Đôn Phục đến thăm núi Tử Trầm, nhân khi xuống núi, thấy cái "thổ-sơn thâm-thấp, dân ở đây gọi là núi Châu-Canh", ông đã "đi tìm tung tích ông Châu Tiên", con người được dân chúng vùng Sái Sơn ngưỡng mộ gọi là Châu Tiên vì ông tu luyện được thuốc tiên. Câu chuyện về ông Châu Canh không phải là câu chuyện về nỗi oan khuất như nàng Mị Châu hay huyền thoại như Từ Đạo Hạnh mà câu chuyện để nói về cái tài và cái đức. Ông Châu Canh vốn là người giỏi y thuật đã từng hiển danh vào đời vua Trần Dụ Tông. Bởi vì khi vua Dụ Tông mới lên 4 tuổi, đên đi chơi thuyền ở Tây Hồ, ngã xuống nước được ông
cứu sống, nên ông được vua sủng ái. Cậy tài, được vua sủng ái mà không giữ được đức hạnh, ông Châu Canh bị khép vào tội chết. May được vua Trần Dụ Tông che chở mới được sống sót, bèn lui về làm kẻ chân tu nơi núi Tử Trầm. Nhận xét về con người này, Nguyễn Đôn Phục viết:
"Ông Châu Tiên ơi! Ông Châu Tiên ơi! Khi ông ở Trầm Sơn, ông ăn chơi đã chán chường mầu dã hoa đề điểu; khi ông vào Ngụy Khuyết, ông lại ham mê lấy được những vẻ cấm thụ cung oanh; cười cho ông lắm! Tiếc cho ông lắm."
(Nam Phong, số 59, tr.399)
Câu chuyện của Nguyễn Đôn Phục kể trong tác phẩm du kí không hoàn toàn căn cứu vào sử liệu, cũng không nhằm ghi lại huyền thoại trong dân gian mà nó được kết tinh từ nhiều phía, nhưng đã đi qua tư tưởng và để biểu đạt tư tưởng của tác giả. Chuyện kể trong du kí Nguyễn Đôn Phục là những câu chuyện mang tính tư tưởng, như ông từng quan niệm:
"Phàm đã gọi là con người du tử, cốt nhất là nên có tư tưởng, nên có lịch sử, có bút pháp, có văn tâm; trong khi du lãm những nơi đình đài tự viện, thành ấp sơn xuyên, không cứ nơi gần nơi xa, nơi lớn nơi nhỏ, nơi nào cũng có thể đem cái hoài bão bình sinh của mình, mà phát triển ra nghị luận, kết cấu lại văn chương, may ra cũng có phần cảm nhận được cả, phúng thế được cả."
(Nam Phong, số 59, tr. 393)
Khác với nhân vật trong du kí Nguyễn Đôn Phục, nhân vật trong du kí Hoàng Minh qua tác phẩm Am Tiên không phải là nhân vật lịch sử và câu chuyện kể lại một cái am thờ một vị thần tiên trên núi Nưa ở Thanh Hóa được Hoàng Minh kể lại theo cách riêng của mình. Câu chuyện đã khoác lên nhân vật Na Tiều hai chiếc áo: một chiếc áo lịch sử và một chiếc áo huyền thoại. Người tiều phu bán củi ở chợ không lấy tiền, chỉ đổi lấy rượu đã làm cho Hồ Hán Thương chú ý và cử người đến triệu cụ về làm quan. Sau hai lần cho người lên núi dụ không được người tiều phu này nên đã cho người lên đốt am. Từ trong đống lửa bay ra con hạc trắng. Từ đấy, người dân ở đây gọi núi Nưa thành núi Na Tiều. Cốt truyện của Am Tiên có cả hai yếu tố: sự tích và huyền thoại.
Trong Thiên Y A Na của Mãn Khánh Dương Kỵ, cốt truyện chứa hai câu chuyện tiếp nối nhau: câu chuyện sinh hoạt văn hóa tâm linh ở điện Hòn Chén và câu chuyện về truyền thuyết vị thần được thờ ở nơi đây. Câu chuyện thứ nhất kể về việc cúng bái, lên đồng của người dân được kể bằng thái độ phê phán. Câu chuyện thứ hai kể về nhân