Các Chỉ Tiêu Khí Hậu Cơ Bản Khu Vực Vqg Cúc Phương


triệu năm. Dãy núi này nhô lên đến độ cao 636 m tạo thành một nét địa hình nổi bật giữa một vùng đồng bằng. Phần dãy núi đá vôi bao quanh vườn quốc gia có chiều dài khoảng 25 km và rộng đến 10 km, ở giữa có một thung lũng chạy dọc gần hết chiều dài của dãy núi.

3.1.3. Đất đai

Theo tài liệu của Nguyễn Xuân Quát (1971), Cúc Phương có 7 loại đất

chính:

I - Đất Renzin màu đen phát triển trên đá vôi, phân bố ở đ nh núi.

II - Đất Renzin màu vàng phát triển trên đá vôi, phân bố trên sườn núi đá. III - Đất Renzin màu vàng đỏ phát triển trên đá vôi, phân bố ở chân núi

đá.

IV - Đất Macgalit-Feralit vàng xám phát triển trên sản phẩm xung tích đá

vôi, phân bố thung núi.

V - Đất feralit vàng nhạt phát triển trên Sa thach hay Alơrolit, phân bố núi đất.

VI - Đất Feralit vàng (nâu, tím, xám) phát triển trên đá Acgilit, phân bố núi đất.

VII - Đất feralit vàng đỏ phát triển trên diệp thạch sét, phân bố núi đất thấp.

3.1.4. Khí hậu, thủy văn

3.1.4.1. Chế độ nhiệt

Kết quả quan trắc 15 năm của trạm khí tượng Bống, cho thấy nhiệt độ trung bình năm là 20,6 oC. Năm 1966 nhiệt độ bình quân năm lớn nhất là 21,2 oC. Năm 1971 nhiệt độ bình quân năm thấp nhất là 19,9 oC. Như vậy chênh lệch giữa nhiệt độ bình quân chung so với nhiệt độ bình quân năm cao và năm thấp ch khoảng 1 oC (0,6 oC và 0,7 oC). Nhiệt độ bình quân năm tương đối ổn định là một thuận lợi cho sự phát triển của hệ thực vật ở đây.


Tuy nhiên, do địa hình núi đá vôi nên nhiệt độ cực hạn ở đây có thể biến động rất lớn, có năm rất lạnh nhưng ch kéo dài 4-5 ngày hoặc rất nóng ch 1-2 ngày. Trong 15 năm quan trắc nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 0,7 oC (18/1/1967) và nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 39,5 oC (20/7/1979).

Chế độ nhiệt ở Cúc Phương chịu ảnh hưởng của độ cao và thảm thực vật rừng. Điều đó được thể hiện từ số liệu quan trắc của 3 trạm khí tượng như sau:

Ở trạm Bống, là trung tâm rừng nguyên sinh có độ cao so với mặt biển từ 300 - 400 m, thảm thực vật rừng tươi tốt, nhiệt độ bình quân năm là 20,6

oC.

Ở trạm Đang, nằm ở vùng rừng thứ sinh, rừng có chất lượng xấu, một số đã bị khai thác chọn hoặc làm nương rẫy. Độ cao so với mặt biển 200-250

m. Nhiệt độ bình quân năm 21,8 oC, cao hơn ở Bống 1,2 oC

Ở trạm Nho Quan, nằm ngoài ranh giới vườn, cách trung tâm vườn 20 km, ở đây không có rừng, độ cao so với mực nước biển là 20 m, nhiệt độ bình quân năm là 22,7 oC, cao hơn nhiệt độ bình quân của Bống 2,1 oC và cao hơn nhiệt độ bình quân của Đang 0,9 oC.

3.1.4.2 Chế độ mưa

Lượng mưa bình quân năm của Cúc Phương biến động từ 1800 mm đến 2400 mm, bình quân năm là 2138 mm/năm. Đó là lượng mưa tương đối lớn so với vùng xung quanh.

Nếu tính tháng có lượng mưa từ 100 mm là tháng mưa thì ở đây có tới 8 tháng và mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9 với 410,9 mm, trong khi đó các tháng 12, 1, 2 và 3 lượng mưa chưa được 50 mm. Mặc dù mùa khô có 4 tháng nhưng phân biệt rất rõ với mùa mưa. Mưa ít cộng với nhiệt độ thấp làm cho khí hậu ở Cúc Phương tương đối khắc nghiệt về mùa đông.


3.1.4.3 Độ ẩm không khí

Độ ẩm tương đối không khí trung bình năm ở Cúc Phương là 90% và tương đối đều trong năm, tháng thấp nhất không dưới 88%. Trong khi đó độ ẩm tuyệt đối biến thiên giống như nhiệt độ trong không khí.

3.1.4.4 Chế độ gió

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu khí hậu cơ bản khu vực VQG Cúc Phương

(Số liệu tổng hợp trong 15 năm quan trắc từ 1965 - 1979).


Tháng

Nhiệt độ (oC)

Lượng mưa (mm)

Độ ẩm (%)

1

13,9

23,3

91

2

15,1

31,9

91

3

17,2

42,4

92

4

21,5

95,4

91

5

24,6

221,2

89

6

25,5

295,7

90

7

25,8

308,4

90

8

25,1

357,2

92

9

23,7

410,9

91

10

21,1

208,0

89

11

17,5

121,0

89

12

15,4

32,3

88

TB

20,6

2.147,7

90

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Đặc điểm cấu trúc loài cây gỗ trên hai trạng thái rừng nguyên sinh và thứ sinh ở VQG Cúc Phương, Ninh Bình - 4


Vườn quốc gia Cúc Phương nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng bởi gió mùa Đông Bắc về mùa Đông và gió mùa Đông Nam về mùa hè. Ngoài ra về mùa hè nhiều ngày có gió lào thổi mạnh. Tuy vậy do điều kiện địa hình, gió sau khi vượt qua các yên ngựa và hẻm núi đi sâu vào rừng bị thay đổi hướng rất nhiều và tốc độ gió thường là 1-2 m/s.


Kết quả nghiên cứu khí hậu tập hợp trong biểu vẽ theo phương pháp Gausen Walter, để thấy được mức độ biến động về các nhân tố trên.


450

400

350

Các chỉ số

300

250

200

150

100

50

0


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Các tháng trong năm


Nhiệt độ Lượng mưa

Độ ẩm


Hình 3.2: Biểu đồ khí hậu Gaussen Walter khu vực VQG Cúc Phương.

3.1.4.5. Thủy văn

Nước mưa ở VQG bị hút nhanh chóng bởi một hệ thống các mạch nước ngầm chằng chịt vốn rất phổ biến ở các cảnh quan cát-tơ thành thục, nước sau đó thường chảy ra ở những khe nhỏ ở bên hai sườn của VQG. Vì lý do Địa hình cát-tơ ảnh hưởng rõ nét đến hệ thống thủy văn của Cúc Phương. Phần lớn nước ở trong này, không có các ao hồ tự nhiên hay các thủy vực tĩnh ở trong VQG, mà ch có một dòng chảy thường xuyên là sông Bưởi. Con sông tách cắt ở phía tây của vườn chảy theo hướng bắc nam và chảy vào sông Mã là con sông chính của T nh Thanh Hoá.


3.2. Đặc điểm tài nguyên rừng

3.2.1. Tài nguyên thực vật rừng

Bảng 3.2: Số lượng Taxon về thực vật bậc cao ở Cúc Phương.


TT

Ngành

Bộ

Họ

Chi

Loài

1

Ngành Rêu (Bryophyta)

9

31

74

127

2

Ngành Quyết lá thông (Psilotophyta)

1

1

1

1

3

Ngành Thông đất (Lycopodiophyta)

2

2

2

9

4

Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta)

1

1

1

1

5

Ngành Dương x (Polypodiophyta)

7

27

56

129

6

Ngành Hạt trần (Gymnospermae)

3

3

3

5


7

Ngành Hạt kín (Angiospermae)

86

166

780

1831

+ Lớp hai lá mầm


135

597

1451

+ Lớp một lá mầm


31

183

380


Tổng

109

231

917

2103


Vườn Quốc Gia Cúc Phương có 20.473 ha rừng tự nhiên trong tổng số diện tích 22.200 ha (chiếm 92,2%) thuộc Thảm thực vật rừng mưa nhiệt đới thường xanh. Cúc Phương là nơi rất đa dạng về cấu trúc tổ thành loài trong hệ thực vật. Với diện tích ch có 0,07% so với cả nước, nhưng lại có số họ thực vật chiếm tới 57,93%; số chi 36,09% và số loài chiếm 17,27% so với tổng số họ, chi và loài của cả nước.

Cúc Phương còn lại diện tích rừng nguyên sinh đáng kể, chủ yếu tập trung trên vùng núi đá vôi và ở các thung lũng trung tâm Vườn. Do vị trí, đặc điểm khí hậu địa hình và môi trường sinh thái phức tạp nên thực vật Cúc Phương rất phong phú. Kết quả điều tra gần đây (2001) đã thống kê được 2103 loài thực vật thuộc 917 chi, 231 họ của 7 ngành thực vật bậc cao. Trong đó có rất nhiều loài có giá trị: 229 loài cây ăn được, 240 loài cây có thể sử


dụng làm thuốc chữa bệnh nhuộm, 137 loài cho tanin, nhiều loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam và IUCN.

Bảo vệ rừng nguyên sinh Cúc Phương là bảo vệ được kho báu về tài nguyên động thực vật quý, trong đó có các loài cây thuốc quý.

Qua số liệu thống kê Bảng 3.2, ở Cúc Phương ngành hạt kín chiếm ưu thế với 87,06% trong tổng số loài thực vật bậc cao. Cúc Phương có 9 họ thực vật có số lượng loài nhiều.

3.2.2. Tài nguyên động vật rừng

Rừng Cúc Phương có hệ sinh thái khá phong phú và đa dạng, gồm 97 loài thú (trong đó nổi bật nhất là các loài kh châu Á), 137 loài chim, 76 loài bò sát, 46 loài lưỡng cư, 11 loài cá và hàng ngàn loài côn trùng. Nhiều loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam

Cúc Phương là nơi sinh sống của một số quần thể thú quan trọng về mặt bảo tồn, trong đó có loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu ở mức đe dọa cực kỳ nguy cấp là voọc quần đùi trắng và loài sẽ bị nguy cấp trên toàn cầu là Cầy vằn , loài báo hoa mai là loài bị đe dọa ở mức quốc gia. Cúc Phương cũng có hơn 40 loài dơi đã được ghi nhận tại đây.

Đến nay, đã có 313 loài chim được xác định ở Cúc Phương. Cúc Phương nằm tại vị trí tận cùng phía bắc của vùng chim đặc hữu vùng đất thấp Trung Bộ, tuy nhiên, ch có một loài có vùng phân bố giới hạn được ghi nhận tại đây là khướu mỏ dài . Cúc Phương được công nhận là một vùng chim quan trọng tại Việt Nam.

Nhiều nhóm sinh vật khác cũng đã được điều tra, nghiên cứu ở Cúc Phương trong đó có ốc. Khoảng 111 loài ốc đã được ghi nhận trong một chuyến điều tra gần đây trong đó có 27 loài đặc hữu. Khu hệ cá trong các hang động ngầm cũng đã được nghiên cứu, ít nhất đã có một loài cá được ghi nhận tại đây là loài đặc hữu đối với vùng núi đá vôi, đó là Cá niết hang Cúc


Phương. Cúc Phương đã xác định được 280 loài bướm, 7 loài trong số đó lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam tại Cúc Phương vào năm 1998.

3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.3.1. Dân số, lao động

Dân số ở đây chủ yếu là dân tộc Kinh và Mường, mật độ của vùng là

138 người/km2, nhưng dân số phân bố không đều như Cúc Phương 23 người/km2, Yên Trị 354 người/km2, Yên Quang 559 người/km2.

Do đặc điểm dân cư chủ yếu tập trung ở các vùng thấp gần các trục đường giao thông nên phân bố lao động sản xuất cũng chủ yếu tập chung ở đây. Lực lượng sản xuất lao động đông đảo nhưng cơ cấu ngành nghề đơn giản. Hoạt động sản xuất chủ yếu là nghề nông, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Một số ít người làm về y tế, giáo dục, dịch vụ, sản xuất thủ công nghiệp. Vấn đề này đã một phần tạo sứ ép đối với tài nguyên của VQG Cúc Phương.

3.3.2. Kinh tế, xã hội

Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chủ đạo chủ yếu là trồng lúa và các loại hoa màu. Tuy nhiên do diện tích còn hạn hẹp nên hiệu quả kinh tế chưa cao.

Chăn nuôi chiếm vị trí khá quan trọng khá phát triển trong vùng chủ yếu là trâu bò. Sản xuất thủy sản hầu như không đáng kể, chủ yếu là cung cấp nguồn thực phẩm tại cho dân trong khu vực.

Sản xuất công nghiệp có một số cơ sở sẩn xuất với quy mô nhỏ và sản xuất thủ công nghiệp như khai thác đá, nung gạch, sản xuất các dụng cụ gia đình.

Hệ thống giao thông vận tải tương đối hoàn ch nh. Hệ thống đường cấp phối giữa các xã trong huyện cũng hình thành nên giao thông khá thuận lợi. Trong vườn đoạn đường từ khu văn phòng tới khu trung tâm Bông đã được cải


tại và nâng cấp . . . Đường điện đã có dây tải điện và các trạm biến thế đã đến được với các xã vùng đệm của VQG.

Các xã trong khu vực đều có trạm xá nhưng chưa có bác sĩ ch có y tá là người có tay nghề và kĩ thuật cao nhất. Giáo dục phát triển tương đối tốt. Số trường lớp các cấp phát triển khá đồng đều ở các xã. Tuy nhiên ở các bản vùng sâu, vùng xa vẫn còn hiện tượng mù chữ và tái mù chữ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/01/2023