Quan Hệ Không Gian Của Các Loài Cây Rừng Chiếm Ưu Thế Ở Otc 2 Được Biểu Diễn Bởi Hàm G12(R) Với Mô Hình Không Là Độc Lập. Đường Màu Đen Là


Hình 4 7 Quan hệ không gian của các loài cây rừng chiếm ưu thế ở OTC 2 được 1


Hình 4 7 Quan hệ không gian của các loài cây rừng chiếm ưu thế ở OTC 2 được 2


Hình 4 7 Quan hệ không gian của các loài cây rừng chiếm ưu thế ở OTC 2 được 3


Hình 4 7 Quan hệ không gian của các loài cây rừng chiếm ưu thế ở OTC 2 được 4


Hình 4 7 Quan hệ không gian của các loài cây rừng chiếm ưu thế ở OTC 2 được 5


Hình 4.7: Quan hệ không gian của các loài cây rừng chiếm ưu thế ở OTC 2 được biểu diễn bởi hàm g12(r) với mô hình không là độc lập. Đường màu đen là quan hệ thực nghiệm và đường màu xám khoảng là tin cậy 95%.

Quan hệ không gian giữa loài Màu cau đất – Tèo nông là kiểu quan hệ độc lập trong giải khoảng cách từ 0 đến 50 m (hình 4. a). Quan hệ không gian của loài Màu cau đất – Nhò vàng là quan hệ độc lập trong khoảng 0 đến 50m (hình 4. b). Quan hệ không gian giữa loài Màu cau đất– Vàng anh là quan hệ độc lập trong khoảng từ 0 đến 50 m (hình 4. c). Quan hệ không gian giữa loài Màu cau đất – Nhãn rừng là kiểu quan hệ độc lập trong khoảng cách từ 0 đến 50m (hình 4. e). Kiểu quan hệ không gian giữa loài Phân mã – Nang trứng là quan hệ độc lập trong khoảng từ 0 đến 50 m (hình 4. f). Quan hệ không gian


giữa loài Phân mã – Nang trứng là quan hệ độc lập trong giải từ 0 đến 50 m (hình 4. g). Quan hệ không gian giữa loài Phân mã – Nang trứng là kiểu quan hệ độc lập trong khoảng cách từ 0 đến 50m (hình 4. a). Quan hệ không gian giữa loài Phân mã – Nang trứng là quan hệ độc lập trong giải khoảng cách từ 0 đến 50m (hình 4. a).

Bảng 4.3: Tổng hợp quan hệ không gian của các loài cây ưu thế trong OTC 2


Loài cây

Màu cau

đất

Tèo

nông

Nhò

vàng

Vàng

anh

Nhãn

rừng

Màu cau

đất


0

0

0

0

Tèo nông

0


0

0

0

Nhò vàng

0

0


0

0

Vàng anh

0

0

0


0

Nhãn rừng

0

0

0

0


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.


Ký hiệu (+) là quan hệ kiểu tương hỗ, (0) là quan hệ kiểu độc lập, (-) là quan hệ kiểu cạnh tranh.

Như vậy, tương tự như OTC 1, uan hệ khác loài của các loài cây ở OTC 2 là quan hệ độc lập với nhau, Nghĩa là các loài cây không có tương tác với nhau.


Ở OTC 3, trạng thái rừng thứ sinh, với 04 loài ưu thế nên có 08 cặp quan hệ khác loài cây. Kết quả phân tích được trình bày trong hình 4.8.



Hình 4.8: Quan hệ không gian của các loài cây rừng chiếm ưu thế ở OTC 3 được biểu diễn bởi hàm g12(r) với mô hình không là độc lập. Đường màu đen là quan hệ thực nghiệm và đường màu xám khoảng là tin cậy 95%.


Hình 4.8 biểu thị 6 mô hình hai biến số được thực hiện cho 4 loài cây. Kết quả cho thấy, có 2 xu thế đó là. loài Nhò vàng – Nang trứng, Nhò vàng – Cà lồ là quan hệ cạnh tranh. Loài Nhò vàng – Vàng anh, Vàng anh – Nang trứng, Vàng anh – Cà lồ, Nang trứng – Cà lồ là quan hệ độc lập.

Bảng 4.4 : Tổng hợp quan hệ không gian của các loài cây trong OTC 3


Loài cây

Nhò vàng

Vàng anh

Nang trứng

Cà lồ

Nhò vàng


0

-

-

Vàng anh

0


0

0

Nang trứng

-

0


0

Cà lồ

-

0

0



Ký hiệu (+) là quan hệ tương hỗ, (0) là quan hệ độc lập, (-) là quan hệ cạnh tranh.

Như vậy, quan hệ khác loài cây chủ yếu là quan hệ độc lập và cạnh tranh. Tổng hợp của cả 03 OTC cho thấy, trong quan hệ khác loài, trạng thái rừng nguyên sinh ở OTC 1 và thứ sinh ở OTC 2 có duy nhất một xu thế là quan hệ độc lập, ch có trạng thái rừng OTC 3 là có quan hệ độc lập và cạnh tranh.

Quan hệ độc lập giữa các loài cây là dạng quan hệ rất phổ biến trong rừng tự nhiên nhiệt đới có tính đa dạng loài cao như ở khu vực nghiên cứu. Điều này cũng được giải thích là do nhiều loài có các đặc điểm sinh thái tương tự nhau như nhu cầu ánh sáng và dinh dưỡng, . . . Điều này được thể hiện khá rõ ở OTC 1 và OTC 2, khi trạng thái rừng bị tác động ít hơn, các quan hệ không gian giữa các loài theo xu thế ổn định và bền vững.

Quan hệ cạnh tranh của các loài cây ở OTC 3 được giải thích là do bị tác động nên cấu trúc rừng về thành phần loài và tán rừng bị thay đổi. Điều này dẫn đến những loài ưa sáng, sinh trưởng nhanh có xu thế phát triển, cạnh


tranh với các loài khác và chiếm ưu thế trong quần thể. Cụ thể, loài Nhò vàng

– Nang trứng, Nhò vàng – Cà lồ có quan hệ cạnh tranh, đây đều là các loài cây ưa sáng và mọc nhanh, có nhu cầu ánh sáng và độ ẩm đất cao.

Theo thời gian, quan hệ cạnh tranh cũng dẫn đến các loài có xu hướng phân bố cùng loài là kiểu đều hoặc ngẫu nhiên để có thể thu nhận được nhiều hơn dinh dưỡng đất và ánh sáng. Quá trình này được tiến hành liên tục và sẽ cho kết quả là quan hệ độc lập giữa các loài cây. Xu thế này cũng được chứng minh thông qua kết quả phân tích ở cả 03 OTC. Mức độ tác động/xáo trộn rừng khác nhau cho thấy diễn thế thứ sinh của các loài cây ưa sáng.


KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu về đặc điểm lâm học của quần xã thực vật rừng tự nhiên tại Vườn Quốc Gia Cúc Phương đề tài rút ra một số kết luận chính sau đây:

1.1 Đặc điểm loài cây gỗ

Nghiên cứu đã được thực hiện theo hướng định lượng nhằm góp phần làm rõ hơn đặc điểm của rừng tự nhiên trong điều kiện ở Việt Nam.

Về đặc trưng của nhóm cây gỗ, nghiên cứu đã xác định được 4 loài có ch số IV% cao nhất (có tổng là: OTC 1 IV% = 28,72, OTC 2 IV% = 36,81, OTC 3 IV% = 53,49). Điều đặc biệt là loài có mật độ cao nhất và cây có đường kính lớn nhất trong lâm phần đều không thuộc 4 loài cây nêu trên, mà thuộc về loài khác. Lâm phần có khả năng tự điều ch nh khá rõ nét.

Công thức tổ thành loài theo chỉ số quan trọng IV% được tính theo sau :

OTC 1: 9,32Va + 7,49Ntr + 6,85Phm + 5,06Thm + 71,25 LK

OTC 2: 12,58Va + 9,90Tn + 7,44Nhv + 6,89Mcđ + 6,24Nhr + 56,65LK

OTC 3: 25,72Nhv + 18,39Cl + 12,28Va + 7,10Ntr + 36,51 LK

Nhận t - Mật độ của cây gỗ là khá cao, từ 601 đến 1006 cây/ha. Mật độ cây ở rừng nguyên sinh (OTC 1) lớn hơn mật độ cây ở rừng thứ sinh (OTC 2) nhưng nhỏ hơn rừng thứ sinh ở OTC 3.

- Phân bố N/D : Số cây ở cấp cỡ đường kính từ 10 – 17 cm là nhiều nhất và số cây giảm dần khi đường kính tăng lên.

- Căn cứ vào trị số IV% có thể xác định các cây trong CTTT chưa chiếm ưu thế rõ rệt, nhưng cùng với một số loài khác thì đủ điều kiện để hình thành nhóm loài cây ưu thế. Cụ thể là, ở OTC 2 và OTC 3 là nhóm có dưới 10 loài có ΣIV%≥40% sẽ là nhóm loài ưu thế và được sử dụng nhóm loài đó đặt tên cho quần xã.


- Tiết diện ngang ở rừng nguyên sinh (OTC 1 là 36 m2/ha) lớn hơn tiết diện ngang ở rừng thứ sinh (OTC 2 là 19,78 m2/ha) nhưng nhỏ hơn rừng thứ sinh ở (OTC 3 là 36,34 m2/ha).

1.2. Tính đa dạng

OTC 1: Có 106 loài cây khác nhau, tổng số cây trong ô tiêu chuẩn là 825 cây, các ch số: Shannon – Weiner(H’)= 0,80101; Simpson (D)= 0,963.

OTC 2: Có 82 loài cây khác nhau, tổng số cây trong ô tiêu chuẩn là 601 cây, các ch số: Shannon – Weiner(H’)= 0,964066; Simpson (D)= 0,953.

OTC 3: Có 89 loài cây khác nhau, tổng số cây trong ô tiêu chuẩn là 1006 cây, các ch số: Shannon – Weiner(H’)=0,941204; Simpson (D)= 0,825.

Ch số đa dạng loài (ch số D của Simpson) của 2 OTC nghiên cứu cũng khác nhau; trong đó OTC 1 có tính đa dạng cao hơn (D = 0,963) so với OTC 2 (D = 0,953); chứng tỏ OTC 1 có số loài nhiều và mức độ đồng đều ở các loài cao hơn OTC 2. Ch số dạng Shannon – Weiner (H’) của 2 trạng thái rừng có sự chênh lệch không lớn, nguyên nhân là do số lượng loài và mật độ của các trạng thái rừng khác nhau không lớn. Vì vậy tính đa dạng về số loài cây gỗ của 2 OTC OTC 1, OTC 2 không có sự khác biệt rõ rệt; trong đó đa dạng nhất là OTC 2 (H’ = 0,964066), thấp nhất OTC 1 (H’ = 0,80101).

Từ những phân tích ở trên cho thấy ở OTC 2 có ch số Shannon – Weiner(H’) cao hơn OTC 1 và OTC 3 như vậy ở độ nhiều của loài và mức độ cân bằng của quần thể ở OTC 2 cao hơn OTC 1 và OTC 3. Ch số Simpson

(D) ở OTC 1 gần giá trị 1 nhất nên mức độ đa dạng loài ở OTC 1 cao hơn OTC 2 và OTC 3.

1.3. Quan hệ không gian của cây rừng

- Việc kiểm tra "mô hình không" cho thấy điều kiện môi trường trên OTC là đồng nhất.

- Phân bố ngẫu nhiên của một số loài được nghiên cứu có thể được điều ch nh bởi nhiều quá trình hoặc cơ chế sinh thái nhưng do trạng thái rừng thứ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/01/2023