Đặc điểm cấu trúc loài cây gỗ trên hai trạng thái rừng nguyên sinh và thứ sinh ở VQG Cúc Phương, Ninh Bình - 1


LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam kết đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu trong luận văn đều là trung thực và chưa công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả


Bùi Văn Thoại


LỜI CẢM ƠN

Trải qua hai năm học tập tại trường Đại học Lâm nghiệp, khóa học cao học K23A Lâm học (2015 – 2017) đã bước vào giai đoạn kết thúc. Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, tôi luôn nhận được sự động viên và giúp đỡ nhiệt tình của nhà trường, các thầy, cô giáo, các cơ quan, bạn bè đồng nghiệp.

Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo TS. Nguyễn Hồng Hải, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, dìu dắt và giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Phòng đào tạo Sau đại học. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo, cán bộ công chức của Vườn Quốc Gia Cúc Phương và toàn thể bạn bè, đồng nghiệp, giúp thu thập số liệu và tham gia nhiều ý kiến quý báu góp phần đáng kể cho luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các học viên lớp cao học Lâm học 23A đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường cũng như thực tập tốt nghiệp.

Cuối cùng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người luôn sát cánh và động viên, giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng trong khuôn khổ thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học và các bạn bè đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.

Tác giả

Bùi Văn Thoại



Trang phụ bìa

MỤC LỤC


Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH vii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2

1.1. Trên thế giới 2

1.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng 2

1.1.2. Nghiên cứu quan hệ không gian của cây rừng 3

1.2. Ở Việt Nam 5

1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng 5

1.2.2. Nghiên cứu quan hệ không gian của cây rừng 8

Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 10 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 10

2.2 Giới hạn nghiên cứu 10

2.3. Nội dung nghiên cứu 10

2.4. Phương pháp nghiên cứu 11

2.4.1. Kế thừa tài liệu 11

2.4.2. Điều tra ngoại nghiệp 11

2.4.3. Nội nghiệp 12

Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 17

3.1. Điều kiện tự nhiên 17

3.1.1. Vị trí địa lý 17

3.1.2. Địa hình 17

3.1.3. Đất đai 18

3.1.4. Khí hậu, thủy văn 18

3.2. Đặc điểm tài nguyên rừng 22

3.2.1. Tài nguyên thực vật rừng 22

3.2.2. Tài nguyên động vật rừng 23

3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 24

3.3.1. Dân số, lao động 24

3.3.2. Kinh tế, xã hội 24

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26

4.1. Đặc điểm loài cây gỗ 26

4.1.1 Mật độ, tổ thành của loài cây gỗ 26

4.1.2 Phân bố số cây theo đường kính N/D 29

4.2. Tính đa dạng loài cây gỗ 30

4.2.1. Tính đa dạng loài 30

4.3. Quan hệ không gian cùng loài và khác loài của loài cây chiếm ưu thế ... 32

4.3.1 Quan hệ cùng loài của các loài cây chiếm ưu thế 34

4.3.2 Quan hệ khác loài của các loài cây chiếm ưu thế 39

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Nội dung

CTTT

Công thức tổ thành

DBH

Đường kính ngang ngực ở chiều cao 1.3 m so với mặt đất

OTC

Ô tiêu chuẩn

g(r)

Hàm tương quan theo cặp

g11(r)

Hàm tương quan theo cặp một biến số

g12(r)

Hàm tương quan theo cặp hai biến số

K(r)

Hàm Ripley’s K

L(r)

Hàm L

L11(r)

Hàm L một biến số

CSR

Complete Spatial Randomness (hoàn toàn ngẫu nhiên không

gian)

IVI

Important Value Index ( Ch số quan trọng)

VQG

Vườn Quốc Gia

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Đặc điểm cấu trúc loài cây gỗ trên hai trạng thái rừng nguyên sinh và thứ sinh ở VQG Cúc Phương, Ninh Bình - 1


DANH MỤC CÁC BẢNG


TT

Tên bảng

Trang

3.1

Các ch tiêu khí hậu cơ bản khu vực VQG Cúc Phương

20

3.2

Số lượng Taxon về thực vật bậc cao ở Cúc Phương

22

4.1

Đặc trưng mật độ, tổ thành của 3 OTC

27

4.2

Tổng hợp quan hệ không gian của các loài cây ưu thế trong

OTC 1

41

4.3

Tổng hợp quan hệ không gian của các loài cây ưu thế trong

OTC 2

44

4.4

Tổng hợp quan hệ không gian của các loài cây ưu thế trong

OTC 3

46


DANH MỤC CÁC HÌNH


TT

Tên hình

Trang

3.1

Bản đồ Vườn quốc gia Cúc phương và khu vực nghiên cứu

17

3.2

Biểu đồ khí hậu Gaussen Walter khu vực VQG Cúc Phương

21

4.1

Phân bố số cây theo cấp đường kính ở 03 OTC nghiên cứu

29

4.2

Phân bố của các cá thể cây trong 03 OTC nghiên cứu

33


4.3

Phân bố không gian của các loài cây rừng chiếm ưu thế ở

OTC 1 được biểu diễn bởi hàm g11(r) với mô hình không là CSR.


34


4.4

Phân bố không gian của các loài cây rừng chiếm ưu thế ở OTC 2 được biểu diễn bởi hàm g11(r) với mô hình không là

CSR.


36


4.5

Phân bố không gian của các loài cây rừng chiếm ưu thế ở

OTC 3 được biểu diễn bởi hàm g11(r) với mô hình không là CSR.


37


4.6

Quan hệ không gian của các loài cây rừng chiếm ưu thế ở OTC 1 được biểu diễn bởi hàm g12(r) với mô hình không là

độc lập.


40


4.7

Quan hệ không gian của các loài cây rừng chiếm ưu thế ở

OTC 2 được biểu diễn bởi hàm g12(r) với mô hình không là độc lập.


43


4.8

Quan hệ không gian của các loài cây rừng chiếm ưu thế ở OTC 3 được biểu diễn bởi hàm g12(r) với mô hình không là

độc lập.


45


ĐẶT VẤN ĐỀ

Vườn Quốc Gia Cúc Phương (VQG Cúc Phương) là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc ba t nh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Có diện tích 22.000 ha, VQG Cúc Phương được bao quanh bởi các dãy núi đá vôi có độ cao lên tới 648 m. VQG Cúc Phương có một khu hệ thực vật cực kỳ phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới, được xác định là một trong bảy Trung tâm Đa dạng Thực vật của Việt Nam (Davis et al. 1995) và là nơi có nhiều cây gỗ lớn như Chò xanh Terminalia myriocarpa, Chò ch Shorea sinensis và Đăng Tetrameles nudiflora (Nguyen Nghia Thin, 1997). Đa dạng loài cây gỗ là thành phần cơ bản của đa dạng sinh học rừng nhiệt đới bởi vì cây gỗ cung cấp tài nguyên và môi trường sống cho hầu hết các loài trong rừng. Đa dạng loài cây trong rừng nhiệt đới khác nhau phụ thuộc vào sinh thái địa lý, môi trường sống và xáo trộn rừng. Nguyên nhân gây ra xáo trộn rừng có thể là do tự nhiên (cây chết hay đổ) và do con người (khai thác gỗ hay lâm sản ngoài gỗ). Mặc dù được bảo vệ nghiêm ngặt nhưng các quá trình diễn thế sinh thái vẫn đang diễn ra ở rừng tự nhiên ở vùng lõi của VQG Cúc Phương.

Để tìm hiểu về xáo trộn và diễn thế rừng nhằm có cơ sở khoa học cho đề xuất các giải pháp bảo tồn, phục hồi và phát triển rừng, chúng tôi thực hiện luận văn: Đặc điểm cấu trúc loài cây gỗ trên hai trạng thái rừng nguyên sinh và thứ sinh ở VQG Cúc Phương, Ninh Bình ''. Trong đó, so sánh và đánh giá về tính đa dạng, thành phần và cấu trúc trên hai trạng thái rừng nguyên sinh và thứ sinh để tìm hiểu các quy luật diễn thế và đánh giá ảnh hưởng của xáo trộn rừng đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng, đồng thời làm căn cứ khoa học cho việc đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm phục hồi và phát triển bền vững tài nguyên rừng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/01/2023