Quan Hệ Cùng Loài Của Các Loài Cây Chiếm Ưu Thế


4.3.1 Quan hệ cùng loài của các loài cây chiếm ưu thế

Quan hệ cùng loài được phân tích bởi hàm tương quan theo cặp 1 biến số g11(r). Hàm này cho chúng ta biết mật độ cây thay đổi theo khoảng cách tính từ 1 cây ngẫu nhiên. Chúng tôi chọn ra những loài cây ưu thế thông qua ch số IVI% của chúng, vì đây là những loài cây có ảnh hưởng nhất đến quần thể được nghiên cứu.

Hình 4 3 Phân bố không gian của các loài cây rừng chiếm ưu thế ở OTC 1 1


Hình 4 3 Phân bố không gian của các loài cây rừng chiếm ưu thế ở OTC 1 2

Hình 4.3: Phân bố không gian của các loài cây rừng chiếm ưu thế ở OTC 1 được biểu diễn bởi hàm g11(r) với mô hình không là CSR. Đường màu đen là phân bố thực nghiệm và đường màu xám là khoảng tin cậy 95%.


Ở OTC 1, trạng thái rừng nguyên sinh, có 04 loài cây ưu thế được lựa chọn là: Phân mã, Nang trứng, Vàng anh và Thừng mực. Phân bố không gian của 04 loài này được thể hiện qua hình 4.3 a-d.

Phân bố cùng loài Phân mã có phân bố cụm từ khoảng cách 3 m đến 8 m (hình 4.3 a). Loài Nang trứng có phân bố cụm trong khoảng 5 m – 8 m (hình

4.3 b). Loài Vàng anh có phân bố cụm từ 8 m – 10 m (hình 4.3 c). Thừng mực có phân bố ngẫu nhiên trong toàn bộ khoảng cách được nghiên cứu là 50 m (hình 4.3 d). Như vậy, loài Phân mã phân bố kiểu cụm ở khoảng cách 3-8 m. Hai loài Nang trứng và Vàng anh phân bố cụm ở các khoảng cách khác nhau (hình 4.3 b, c). Loài Thừng mực phân bố ngẫu nhiên.

Ở OTC 2, trạng thái rừng thứ sinh, chúng tôi chọn ra 05 loài ưu thế bao gồm: Màu cau đât, Tèo nông, Nhò vàng, Vàng anh, Nhãn rừng. Kết quả phân tích quan hệ không gian cùng loài được mô tả thông qua hình 4.4 a-e.

Hình 4 4 Phân bố không gian của các loài cây rừng chiếm ưu thế ở OTC 2 được 3


Hình 4 4 Phân bố không gian của các loài cây rừng chiếm ưu thế ở OTC 2 được 4


Hình 4 4 Phân bố không gian của các loài cây rừng chiếm ưu thế ở OTC 2 được 5


Hình 4.4: Phân bố không gian của các loài cây rừng chiếm ưu thế ở OTC 2 được biểu diễn bởi hàm g11(r) với mô hình không là CSR. Đường màu đen là phân bố thực nghiệm và đường màu xám là khoảng tin cậy 95%.


Phân bố cùng loài Màu cau đất có phân bố cụm từ khoảng cách 3 m đến 5 m và 17 m đến 17 m (hình 4.3 a). Phân bố của loài Tèo nông có dạng phân bố cụm từ khoảng cách 2 m đến 9 m (hình 4.3 b). Phân bố cùng loài Nhò vàng có dạng phân bố cụm từ khoảng cách 4 m đến 22 m (hình 4.3 c). Phân bố cùng loài Vàng anh có phân bố kiểu ngẫu nhiên (hình 4.3 d). Phân bố cùng loài Nhãn rừng có phân bố cụm từ khoảng cách 13 m đến 17 m (hình 4.3 e).

Như vậy, 04 loài cây bao gồm: Màu cau đất, Tèo nông, Nhò vàng và Nhãn rừng đều có phân bố cụm ở các khoảng cách khác nhau (hình 4.4 a, b, c, e). Duy nhất loài Vàng anh phân bố ngẫu nhiên. Do bị tác động của con người nên đã có sự xuất hiện của các loài cây ưu sáng như Vàng anh, Nhò vàng trong cấu trúc rừng.

Ở OTC 3, trạng thái rừng thứ sinh, 04 loài được chọn nghiên cứu mô hình không gian là: Nhò vàng, Vàng anh, Nang trứng, Cà lồ. Kết quả phân tích được trình bày trong hình 4.5 a-d


Hình 4 5 Phân bố không gian của các loài cây rừng chiếm ưu thế ở OTC 3 được 6


Hình 4 5 Phân bố không gian của các loài cây rừng chiếm ưu thế ở OTC 3 được 7

Hình 4.5: Phân bố không gian của các loài cây rừng chiếm ưu thế ở OTC 3 được biểu diễn bởi hàm g11(r) với mô hình không là CSR. Đường màu đen là phân bố thực nghiệm và đường màu xám là khoảng tin cậy 95%.


Phân bố cùng loài Nhò vàng có dạng phân bố cụm từ khoảng cách 1 m đến 34 m (hình 4.3 a). Phân bố của loài Vàng anh có dạng phân bố cụm từ khoảng cách 2 m đến 12m (hình 4.3 b). Phân bố cùng loài Nang trứng có phân bố cụm từ khoảng cách 4 m đến 7 m (hình 4.3 c). Đặc biệt, loài Cà lồ có phân bố cùng loài là kiểu ngẫu nhiên (hình 4.3 d).

Như vậy, ở OTC 3, loài Nhò vàng, Vàng anh và Nang trứng có kiểu phân bố cụm ở các khoảng cách khác nhau (hình 4.5 a, b, c). Riêng loài Cà lồ phân bố kiểu ngẫu nhiên.


Như vậy, trạng thái rừng nguyên sinh ở OTC 1, 03 loài ưu thế là Phân mã, Nang trứng và Vàng anh đều có phân bố kiểu cụm ở các khoảng cách khác nhau. Loài Thừng mực phân bố ngẫu nhiên. Rừng thứ sinh ở OTC 2, 04 loài gồm Màu cau đất, Tèo nông, Nhò vàng và Nhãn rừng phân bố kiểu cụm ở các khoảng cách khác nhau. Riêng loài Vàng anh phân bố ngẫu nhiên. Rừng thứ sinh ở OTC 3, 03 loài ưu thế là Nhò vàng, Vàng anh và Nang trứng đều có phân bố kiểu cụm ở các khoảng cách khác nhau, riêng loài Cà lồ phân bố kiểu ngẫu nhiên.

Như vậy, các loài cây ưu thế ch có hai kiểu phân bố kiểu cụm và ngẫu nhiên ở cả ba OTC. Phân bố kiểu cụm rất phổ biến trong phân bố của các loài cây rừng nhiệt đới, đặc biệt là ở rừng mưa nhiệt đới, nơi có đa dạng loài cao. Nguyên nhân của mô hình phân bố này có thể là phát tán hạn chế và môi trường sống không đồng nhất. Sau khi kiểm tra phân bố của các cá thể cây với mô hình không là CSR cho thấy không có sự biến động về mật độ ở các khoảng cách lớn, vì vậy ảnh hưởng của môi trường sống không đồng nhất như: đá lộ đầu, loại đất khác nhau, . . . đã bị loại bỏ. Như vậy, các cá thể cây trong cả 03 OTC đều phân bố trong điều kiện môi trường đồng nhất.

Phân bố ngẫu nhiên của một số loài được nghiên cứu có thể được điều ch nh bởi nhiều quá trình hoặc cơ chế sinh thái. Tuy nhiên, do trạng thái rừng thứ sinh đã bị tác động và số lượng cá thể của những loài này thấp nên đề tài chưa kiểm tra được nguyên nhân của các phân bố ngẫu nhiên này. Kết quả phân tích cho thấy, ở trạng thái nguyên sinh (OTC 1), số loài có phân bố cụm cao hơn so với 02 trạng thái rừng thứ sinh (OTC 2 và OTC 3). Nguyên nhân chính dẫn đến kiểu phân bố cụm do khả năng phát tán hạn chế của mỗi loài.

Tác động của xáo trộn rừng được thể hiện bằng sự xuất hiện nhiều hơn của các loài cây ưa sáng như Cà lồ, Vàng anh, Nhò vàng. Cà lồ có kích thước lớn, tính cạnh tranh cùng loài cao nên có phân bố ngẫu nhiên. Vàng anh và Nhò vàng có phân bố cụm chứng tỏ tính cạnh tranh cùng loài thấp.


4.3.2 Quan hệ khác loài của các loài cây chiếm ưu thế

Quan hệ khác loài cây được phân tích bởi hàm g12(r). Hàm này sẽ kiểm tra mật độ của loài 2 xung quanh loài 1 thông qua vị trí. Nếu mật độ loài 2 xung quanh loài 1 cao hơn mật độ trung bình thể hiện bằng đường mật độ thực nghiệm nằm phía trên khoảng tin cậy, khi đó có thể nhận xét là 2 loài có thể sống tương hỗ lẫn nhau. Ngược lại, nếu mật độ loài 2 thấp hơn loài 1, thể hiện bởi đường mật độ thực nghiệm nằm phía dưới khoảng tin cậy, khi đó có thể kết luận là 2 loài có tính cạnh tranh với nhau. Trường hợp đường mật độ thực nghiệm nằm trong khoảng tin cậy, khi đó kết luận là 2 loài có quan hệ độc lập với nhau.

Ở OTC 1, trạng thái rừng nguyên sinh, kết quả phân tích ở hình 4.6 cho thấy: Quan hệ độc lập chiếm ưu thế giữa các loài cây ưu thế. Hình 4.6 biểu thị

6 mô hình hai biến số được thực hiện cho 4 loài cây. Kết quả cho thấy, có duy nhất một xu thế là quan hệ độc lập giữa các cặp loài: Phân mã – Nang trứng, Phân mã – Vàng anh, Phân mã – Thừng mực, Nang trứng – Vàng anh, Nang trứng – Thừng mực và Thừng mực - Vàng anh.

Quan hệ không gian giữa loài Phân mã – Nang trứng là quan hệ độc lập trong giải khoảng cách từ 0 đến 50 m (hình 4. a). Quan hệ không gian giữa loài Phân mã – Vàng anh là kiểu quan hệ độc lập trong giải khoảng 0 đến 50 m (hình 4. b). Tương tự, quan hệ không gian giữa loài Phân mã – Thừng mực là quan hệ độc lập trong giải khoảng 0 đến 50 m (hình 4. c). Quan hệ không gian giữa loài Nang trứng– vàng anh là quan hệ độc lập trong giải khoảng 0 đến 50 m (hình 4. d). Quan hệ không gian giữa loài Nang trứng – Thừng mực là quan hệ độc lập trong giải khoảng cách từ 0 đến 50 m (hình 4. e). Quan hệ không gian giữa loài Thừng mực – Vàng anh là quan hệ độc lập trong giải khoảng từ 0 đến 50 m (hình 4. f).


Hình 4 6 Quan hệ không gian của các loài cây rừng chiếm ưu thế ở OTC 1 được 8


Hình 4 6 Quan hệ không gian của các loài cây rừng chiếm ưu thế ở OTC 1 được 9


Hình 4 6 Quan hệ không gian của các loài cây rừng chiếm ưu thế ở OTC 1 được 10


Hình 4.6: Quan hệ không gian của các loài cây rừng chiếm ưu thế ở OTC 1 được biểu diễn bởi hàm g12(r) với mô hình không là độc lập. Đường màu đen là quan hệ thực nghiệm và đường màu xám khoảng là tin cậy 95%.


Bảng 4.2 : Tổng hợp quan hệ không gian của các loài cây trong OTC 1


Loài cây

Phân

Nang

trứng

Vàng

anh

Thừng

mực

Phân mã


0

0

0

Nang trứng

0


0

0

Vàng anh

0

0


0

Thừng

mực

0

0

0


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.


Ký hiệu: (+) là quan hệ tương hỗ, (0) là quan hệ độc lập, (-) là quan hệ cạnh tranh.

Như vậy, quan hệ không gian khác loài cây ở OTC 1 ch có một kiểu là quan hệ khác loài là quan hệ độc lập. Không tìm thấy dấu hiệu của các dạng quan hệ khác.

Ở OTC 2, trạng thái rừng thứ sinh, có 05 loài cây ưu thế, vì vậy có 10 cặp quan hệ khác loài được xem xét. Kết quả được thể hiện trong hình 4.7. Hình

4.7 biểu thị 10 mô hình hai biến số được thực hiện cho 5 loài cây. Kết quả cho thấy, có duy nhất một xu thế là quan hệ độc lập giữa các cặp loài: Màu cau đất – Tèo nông, Màu cau đất – Nhò vàng, Màu cau đất – Vàng anh, Màu cau đất – Nhãn rừng, Tèo nông – Nhò vàng, Tèo nông - Vàng anh, Tèo nông – Nhãn rừng, Nhò vàng – Vàng anh, Nhò vàng – Nhãn rừng và Vàng anh – Nhãn rừng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/01/2023