Mục Tiêu, Đối Tượng Và Phương Pháp Nghiên Cứu



1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây khi nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển đáng kể, từng bước hòa mình vào nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân cũng đã từng bước nâng cao rò rệt; cùng với thu nhập ngày càng tăng xuất hiện nhu cầu đi du lịch của người dân ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, không chỉ người dân có nhu cầu với các tour du lịch nội địa, đến các nước trong khu vực mà còn có nhu cầu đến các nước ngoài khu vực như châu Âu, Úc, Mỹ, Canada…Đứng trước sự gia tăng nhu cầu đó, ở thành phố Hồ Chí Minh nhiều công ty du lịch ra đời với các sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, đa dạng

Xét về sản phẩm du lịch châu Âu hiện nay có hơn 05 đơn vị đầu ngành cạnh tranh với nhau rất khốc liệt như Vietravel, Topten Travel, Saigon-Travel, TST Tourist, Fidi Tour. Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du Lịch Việt Nam ra đời sau và là công ty chưa có thương hiệu lớn nhưng nhờ triển khai và phát triển sớm sản phẩm du lịch châu Âu nên hiện nay cũng bắt đầu có úy tín, thương hiệu được nhiều người biết đến. Trước bối cảnh cạnh tranh gay gắt, các công ty du lịch liên tục đưa ra các sản phẩm du lịch châu Âu mới đã làm cho thị phần sản phẩm du lịch châu Âu của Công ty có chiều hướng suy giảm dần; nếu không có những giải pháp hữu hiệu thì trong thời gian sắp tới Công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đưa sản phẩm du lịch châu Âu tiếp cận đến khách hàng.

Hiện nay, tôi đang công tác tại Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam, bộ phận du lịch châu Âu. Bằng quan sát thực tế, tôi cho rằng nếu mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác như du lịch nội địa thì Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh tốt; vì vậy Công ty nên tập trung vào sản phẩm du lịch châu Âu vì đó chính là một trong những sản phẩm chủ lực đem về nguồn lợi nhuận cao nhất. Để nâng cao được năng lực cạnh tranh về sản phẩm du lịch châu Âu đòi hỏi phải giải quyết những vấn đề như số lượng, chất lượng dịch vụ, giá cả, đa dạng hóa sản phẩm…Tuy nhiên, trong phạm vi và khả


năng cho phép tôi chọn vấn đề đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu về mặt số lượng làm đề tài nghiên cứu, hy vọng tôi có thể đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự tồn tại và phát triển của Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Đề tài “Đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu tại Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du Lịch Việt Nam” sẽ góp phần giữ vững thị phần với các gói sản phẩm mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển doanh nghiệp trên địa bàn khu vực thành phố Hồ Chí Minh ở hiện tại và trong tương lai. Luôn tạo được niềm tin và sự hài lòng của khách hàng khi đặt dịch vụ tại Công ty.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu của đề tài

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch Châu Âu tại Công ty cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam Viet Journey Stock Company - 3

Luận văn này được xây dựng dựa trên các mục tiêu sau đây:

2.1.1. Mục tiêu tổng quát

Luận văn tập trung vào việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu về mặt số lượng tại Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam

2.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch từ đó làm cơ sở lý luận cho đề tài;

- Đánh giá thực trạng đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu tại Công ty cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam;

- Dựa vào thực trạng đánh giá được, đề xuất các giải pháp nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu tại Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam.

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là sản phẩm du lịch châu Âu

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt không gian: Phạm vi nghiên cứu của luận văn tại Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam;


- Về mặt thời gian: Số liệu thu thập từ các báo cáo của bộ phận du lịch châu Âu - Công ty giai đoạn 2015 – 2017, kết hợp tác giả khảo sát thực tế từ khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ tại Công ty để thu nhập dữ liệu đánh giá từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 01 năm 2017.

2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng là chủ yếu, cụ thể:

Nghiên cứu định tính nhằm xác định các yếu tố đa dạng hóa sản phẩm du lịch, hình thành các giải pháp nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu cho Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam. Sử dụng các phương pháp cụ thể như: Phân tích, so sánh, đối chiếu, đánh giá, tổng hợp. Nghiên cứu định lượng thông qua việc khảo sát ý kiến khách hàng trong việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu tại Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam; số liệu khảo sát được thực hiện từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 01 năm 2017.

3. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

Chủ đề “Đa dạng hóa sản phẩm du lịch” được nhiều tác trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, vì vậy khi tiếp cận cũng có khá nhiều vấn đề cần quan tâm đặc biệt, chắng hạn như ở Việt Nam có một số đề tài nghiên cứu về việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch như:

- Hoàng Thị Thu Thảo (2012) – luận văn thạc sĩ trường Đại học Đà Nẳng:

“Phát triển sản phẩm du lịch tại Thành phố Đà Nẳng”

- Phạm Ngọc Thùy (2013) – luận văn thạc sĩ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn “Phát triển sản phẩm du lịch Côn Đảo theo hướng bền vững”

- Nguyễn Văn Vò (2007) – luận văn thạc sĩ kinh tế trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh “Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015”

Trên đây chỉ là một số luận văn có phạm vi trong nước viết về việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch, các luận văn đều có điểm chung đó là nói về việc phát triển và đa dạng hóa sản phẩm du lịch cho một địa phương, điểm đến cụ thể với các


hướng giải pháp tập trung vào nguồn lực (tài lực, nhân lực, vật lực) và sử dụng nguồn tài nguyên hiện có để phục vụ cho giải pháp đề xuất. Cũng còn rất nhiều tác giả có các công trình nghiên cứu về việc phát triển và đa dạng hóa sản phẩm du lịch; nhưng thực sự đề tài nghiên cứu về việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại một thị trường nhất định như “Phát triển sản phẩm du lịch châu Âu tại Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam” vẫn còn rất hiếm.

Từ những hạn chế về việc nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại một thị trường nhất định cho nên luận văn tập trung vào việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu tại Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam sẽ đóng góp một phần nhỏ về mặt ứng dụng cho doanh nghiệp lữ hành trong việc phát triển sản phẩm du lịch về mặt số lượng.

4. BỐ CỤC LUẬN VĂN

Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Chương 2: Đánh giá thực trạng việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu âu của công ty cổ phần lữ hành việt – du lịch việt nam

Chương 3: Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu tại Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM

DU LỊCH

1.1. Những khái niệm cơ bản về sản phẩm du lịch

1.1.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch

Để hiểu hơn về khái niệm “sản phẩm du lịch”, trước hết ta tìm hiểu về khái niệm “du lịch”. Khái niệm về “du lịch” đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng do tính chất, đặc điểm đa ngành, liên ngành, nên trong những hoàn cảnh khác nhau; dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mà mỗi người đưa ra một định nghĩa khác nhau về du lịch. Định nghĩa đầu tiên về du lịch xuất hiện tại Anh Quốc vào năm 1811, “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình và mục đích giải trí, ở đây giải trí là động cơ chính”

Tại hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp tại Roma - Italia ( 21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú cuả cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên cuả họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc”.

Năm 1991, OECD đã đưa ra một khái niệm: “Du lịch có thể bao gồm các khách du lịch, hoặc những gì khách du lịch làm, hoặc các cơ quan mà phục vụ cho họ”.

Tương tự như vậy, theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) (1995), “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người không quá 1 năm liên tục và ở lại đó để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến”. Như vậy, khái niệm của UNWTO thì có 3 tiêu chí để xác định một chuyến du lịch, đó là: (1) Có sự dịch chuyển bên ngoài môi trường thông thường; (2) Mục đích của chuyến du lịch; và (3) Thời gian thực hiện du lịch. Sau đó, khái niệm về du lịch của UNWTO đã được mở rộng hơn, theo đó, “Du lịch còn xem xét đến cả sự tiêu dùng của khách du lịch, các đơn vị sản xuất cung cấp hàng hóa và dịch vụ đặc biệt cho


khách du lịch, hoặc thậm chí đến một tập hợp các đơn vị pháp lý hay của khu vực địa lý có liên quan trong một cách này hay cách khác cho khách du lịch”.

Trong Luật Du lịch Việt Nam (2005), Du lịch được định nghĩa là “các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Qua đó, có thể rút ra rằng: Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch.

Đồng thời để đưa ra khái niệm về “sản phẩm du lịch”, cần phải làm rò khái niệm “sản phẩm”. Về bản chất thì khái niệm “sản phẩm” hình thành ngay từ giai đoạn đầu của sự tiến hóa của loài người, gắn liền với sự trao đổi sản phẩm.

Cũng như “sản phẩm”, hiện chưa có khái niệm thống nhất về sản phẩm du lịch; hiện nay đang tồn tại các khái niệm khác nhau về “sản phẩm du lịch”:

- “Sản phẩm du lịch” được Koutoulas (2011) hiểu là: “Các sản phẩm du lịch được định nghĩa là tổng thể của các yếu tố hữu hình và vô hình phụ thuộc lẫn nhau về mặt chức năng cho phép khách du lịch một mặt có thể tham gia vào một hoạt động cụ thể tại một hoặc tại một số địa điểm liên tiếp và mặt khác để tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi đến đích và tái tạo xã hội trong suốt chuyến đi”.

Điều 4 chương I Luật Du lịch Việt Nam (2005) giải thích: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.

Cũng như với khái niệm “du lịch”, dưới mỗi góc độ khác nhau sẽ có khái niệm khác nhau về “sản phẩm du lịch”: Đối với người kinh doanh dịch vụ du lịch: sản phẩm du lịch là toàn bộ dịch vụ cung cấp cho khách hàng để thoả mãn nhu cầu du lịch; đối với người đi du lịch: Đó là toàn bộ quá trình trọn vẹn, trong đó du khách bỏ thời gian, công sức và tiền bạc cho việc di chuyển, thưởng thức các giá trị vật chất và tinh thần.


Như vậy, sản phẩm du lịch là tổng thể những yếu tố có thể trông thấy hoặc không trông thấy được làm thỏa mãn nhu cầu cho du khách trong hoạt động du lịch. Những tài nguyên thiên nhiên (bãi biển, núi rừng, sông suối, khí hậu, không gian thiên nhiên...) cũng như các cơ sở vật chất (khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí...) bản thân chúng không phải là sản phẩm du lịch, nhưng chúng lại trở thành sản phẩm du lịch khi mà các sản phẩm đó được sử dụng phục vụ cho nhu cầu của du khách.

1.1.2. Các đặc tính của sản phẩm du lịch

a. Tính nhìn thấy được và không nhìn thấy được

- Trước hết, đặc tính nhìn thấy được của sản phẩm du lịch, bao gồm một tập hợp các yếu tố nhìn thấy, chẳng hạn như:

+ Tài nguyên thiên nhiên bao gồm: khí hậu, cảnh quan, núi rừng, sông suối, hồ, thác…Mỗi một địa phương đều có những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, điều này góp phần tạo nên nét đặc thù độc đáo cho các sản phẩm du lịch.

+ Cơ sở vật chất cơ bản như: khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí… Đây là những cơ sở vật chất du khách sử dụng trong thời gian đi du lịch của mình.

+ Những sản phẩm liên quan: Phương tiện vận chuyển, các đặc sản, hàng lưu

niệm...


- Thứ hai là đặc tính vô hình, không nhìn thấy được

Ngoại trừ một số dịch vụ riêng lẻ có tính hữu hình như: các hàng hoá bán lẻ,

các đồ uống...Hầu hết các dịch vụ du lịch như: dịch vụ lưu trú, ăn uống, tham quan,... đều tồn tại ở dạng vô hình. Dịch vụ nói chung và dịch vụ du lịch nói riêng chỉ có thể nhận thức được bằng tư duy hay giác quan chứ ta không thể “sờ mó” dịch vụ được; dịch vụ cũng không thể đo lường được bằng các phương pháp đo lường thông thường về thể tích, trọng lượng. Du khách không thể nhìn thấy, sờ thấy, hoặc mô tả trước khi họ sử dụng sản phẩm đó, không mang được chúng về nhà sau khi mua; khách du lịch không biết trước tác động của những dịch vụ cung cấp trước khi chúng được cung ứng và tiếp nhận, khách hàng khó có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua, vì vậy gây khó khăn cho việc chọn sản phẩm; sản phẩm du


lịch thường được xem là một kinh nghiệm cho nên rất dễ dàng bị sao chép và bắt chước, việc làm khác biệt hóa sản phẩm manh tính cạnh tranh khó khăn hơn kinh doanh hàng hoá.

Những yếu tố không nhìn thấy được trong sản phẩm du lịch được chia làm hai loại, gồm:

+ Các dịch vụ du lịch: dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ hướng dẫn, dịch vụ mua sắm...các dịch vụ này rất quan trọng trong quá trình đa dạng hóa các sản phẩm du lịch; để có được dịch vụ du lịch tốt trước hết, đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.

Những yếu tố tâm lý như: Sự sang trọng, đẳng cấp xã hội, bầu không khí, tiện nghi, nếp sống thanh lịch... khi đời sống xã hội ngày càng cao, du khách rất chú trọng đến những nhu cầu này.

Do sản phẩm du lịch có tính vô hình, khách du lịch không nhận thức được một cách tường minh mà chỉ có thể đánh giá thông qua điểm đến, người phục vụ, trang thiết bị, giá cả, thương hiệu du lịch… Ngoài ra, nhà cung ứng không dễ dàng đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi bán chúng; thông thường, chất lượng sản phẩm du lịch được đánh giá bằng sự cảm nhận của khách hàng; Vì vậy trước khi mua sản phẩm du lịch, khách du lịch phải được cung cấp đầy đủ thông tin về gói sản phẩm du lịch mà họ sẽ sử dụng.

b. Tính đa dạng của các thành viên tham dự

Tính đa dạng của sản phẩm du lịch được biểu hiện ở chỗ nó kết hợp các loại dịch vụ do nhiều đơn vị, cá nhân thuộc các ngành khác nhau cung cấp nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch; nó vừa bao gồm sản phẩm vật chất, tinh thần, vừa bao gồm sản phẩm phi lao động và cả các tài nguyên tự nhiên. Thông thường các sản phẩm du lịch có nhiều yếu tố cấu thành như: hạ tầng cơ sở vật chất, các loại dịch vụ…Hơn nữa, sản phẩm du lịch gồm nhiều yếu tố không thể tách rời vì có nhiều đơn vị tham gia cung ứng, thậm chí đối với một sản phẩm riêng lẻ cũng có nhiều bộ phận tham gia phục vụ. Chẳng hạn như một tour du lịch cần sự tham gia của công ty kinh doanh du lịch, công ty lữ hành, cộng đồng địa phương, cơ quan

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022