Đa dạng hóa, hiệu quả và rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 3


lương quản lý rủi ro, trong đó rủi ro bị tác đông đối với quyết đinh ĐDH (Acharyavà ctg, 2009; Aebi và ctg, 2012). Theo Stiroh (2004) cho rằng với những biến đổi đa

chiều của khu vưc kinh tế tư nhân và các nhân tố biến đôṇ g rủi ro sẽ làm thay đổi

những lơi

ích đat

đươc

của ĐDH. Vì vâỵ , DeYoung và Rice (2004); Stiroh và

Rumble (2006) ghi nhân, quyết điṇ h đánh đổi rủi ro và lơi

nhuân

do thay đổi của

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

ĐDH, với lý do đưa ra là hoat

đông ĐDH đươc

Đa dạng hóa, hiệu quả và rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 3

hình thành từ các nguồn lưc

khác

nhau của ngân hàng nên từ đó phải chiu giảm của yếu tố rủi ro.

những biến đông bất ổn sự gia tăng hay sut

Theo Rose (1989), việc sử dụng đặc tính ước lượng của yếu tố thị trường nghiên cứu tác động ĐDH đến rủi ro trong hệ thống NHTM, các ngân hàng nên hướng các quyết đinh của mình vào các dòng sản phẩm phi truyền thống, từ đó làm giảm thiểu

rủi ro về dòng tiền. Chính vì vâỵ , Templeton và Severiens (1992) đưa ra các điṇ h

hướng ĐDH vào các sản phẩm dich vu ̣ tài chính có khả năng làm giảm rủi ro phi hê

thống. Tuy nhiên, môt

nhóm các nghiên cứ u khác laị đưa ra môt

quan điểm ngươc

lai

cho vấn đề này, khi mà chi phí sẽ lấn át giá tri ̣lơi

ích đat

đươc

của hoat

đông ĐDH

(Jessee và Seelig, 1977; Boyd và Graham, 1988; DeYoung và Roland, 2001).

Xét về mối quan hệ HQHĐKD và rủi ro, một số nghiên cứu thực nghiệm của Petria và ctg (2015); Ayaydin và Karakaya (2014), rủi ro tác động đến HQHĐKD tại các ngân hàng đo lường bằng ROA, kết quả nghiên cứu đưa ra rủi ro tác động nghịch biến đến HQHĐKD. Ngoài ra, nghiên cứu Gizaw và ctg (2015) đưa ra tỷ lệ nợ xấu, rủi ro DPTD có ảnh hưởng đến hiệu quả tại các ngân hàng Ethiopia. Hoặc nghiên cứu của Zou và Li (2014) có kết quả tỷ lệ nợ xấu tác động đáng kể đến ROE và ROA tại các ngân hàng lớn ở Châu Âu.

Thực tiễn thời gian gần đây tại thị trường tài chính Việt Nam, môi trường hoạt động kinh doanh và thể chế hoạt động của hệ thống ngân hàng có những chuyển biến tích cực về cơ chế, chính sách, quản trị vận hành, bộ máy hoạt động, phát triển ứng dụng công nghệ, đặc biệt các ngân hàng đầu tư mạnh vào công tác nghiên cứu & phát triển sản phẩm-dịch vụ ngân hàng số (digital banking) dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động do tác động từ chính trị, chiến tranh thương mại, thiên tai, dịch bệnh . . .nên kinh tế Việt Nam cũng


bị ảnh hưởng là việc không tránh khỏi và cũng là quy luật chung. Do đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam gặp nhiều thách thức không nhỏ do những biến động hay bất ổn kinh tế đã gây ra, các NHTM Việt Nam không những cạnh tranh lẫn nhau mà còn bị cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng nước ngoài. Đặc biệt, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam từng bước được mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, các hạn chế đối với hoạt động áp dụng dần được gỡ bỏ, mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng càng trở nên khốc liệt hơn. Trước bối cảnh này, các nhà quản trị ngân hàng cần tìm ra đường lối, chính sách kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh để ngân hàng hoạt động ổn định và phát triển bền vững, cụ thể NHTM gia tăng HQHĐKD gắn liền với quản trị rủi ro. Một trong những công cụ hữu hiệu giúp các NHTM Việt Nam thực hiện việc này, đó là ĐDH các hoạt động chính yếu ngân hàng.

Đối với hoạt động tiền gửi, các NHTM VN luôn chú trọng chính sách thu hút nguồn vốn và ĐDH danh mục nguồn vốn huy động vì tầm quan trọng công tác này trong hoạt động ngân hàng. Hiện tại, các NHTM VN chủ yếu dựa vào hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch sẳn có và đối tượng khách hàng mục tiêu là khách hàng cá nhân để thu hút nguồn vốn phục vụ cho vay mang HQHĐKD ngân hàng.

Đối với hoạt động tín dụng, tài sản, thu nhập của ngân hàng, đặc thù kinh doanh của NHTM Việt Nam, nguồn thu chính cho ngân hàng vẫn là hoạt động cho vay. Hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu chính yếu nhưng cũng gây rủi ro nghiêm trọng đến các NHTM Việt Nam. Hiện tại, các NHTM Việt Nam vẫn thực thi chính sách tập trung tín dụng để tác động tăng HQHĐKD, tuy nhiên các NHTM Việt Nam đã có định hướng kinh doanh thay đổi tăng dần tỷ trọng nguồn thu từ hoạt động phi tín dụng trong cơ cấu thu nhập, tránh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu tín dụng. Bên cạnh đó, các NHTM thực hiện ĐDH tài sản để khai thác danh mục tài sản ngân hàng sinh lời hiệu quả hơn và giảm thiểu rủi ro ngân hàng. Cuối cùng, ĐDH thu nhập đóng vai trò quan trọng đối với các NHTM Việt Nam, để tăng HQHĐKD và quản trị rủi ro, cơ cấu thu nhập ngân hàng thay đổi chuyển dần từ lĩnh vực tín dụng sang lĩnh vực phi tín dụng. Vì tầm quan trọng và sự cần thiết thực tiễn trong bối cảnh hoạt động ngân hàng hiện tại nên luận án lựa chọn nghiên cứu mối quan hệ ĐDH (bao gồm tiền gửi, tín dụng, tài sản, thu nhập), HQHĐKD, rủi ro ngân hàng.


Lược khảo tình hình các nghiên cứu thực nghiệm trong nước về ĐDH và HQHĐKD, Vò Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015) nghiên cứu tại 37 NHTM

ở VN trong giai đoan 2006-2013, kết quả đưa ra ĐDH thu nhập tác động tăng lợi

nhuận; Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) nghiên cứu với dữ liệu 22 NHTM Việt Nam, giai đoạn 2007-2013, kết quả ĐDH thu nhập tác động đồng biến với khả năng sinh lời ngân hàng. Ngược lại, nghiên cứu của Nguyễn Minh Sáng và Trần Thị Thùy Linh (2018) đưa ra kết quả tỷ lệ lãi cận biên tác động nghịch biến đến

ĐDH thu nhậ p tại 152 NHTM tai 5 quốc gia khu vực Asean (Indonesia, Thái Lan,

Malaysia, Philippines, Việt Nam), giai đoan 2005-2015.

Tương tự tình hình các nghiên cứu thực nghiệm tại VN về ĐDH và rủi ro, Vò Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015) nghiên cứu tại 37 NHTM VN trong giai

đoan 2006-2013, kết quả ĐDH thu nhập tác động tăng rủi ro, lợi nhuận điều chỉnh rủi

ro giảm, không có lợi cho ngân hàng; nghiên cứu của Nguyễn Minh Sáng và Trần Thị Thùy Linh (2018) đưa ra kết quả tỷ lệ nợ xấu tác động cùng chiều đến ĐDH thu nhập tại 152 NHTM taị 5 quốc gia Asean (Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Việt

Nam), giai đoan 2005-2015. Ngược lại, theo nghiên cứu của Nguyen và Vo (2015) tại

32 NHTM, giai đoạn 2005-2012, kết quả mối tương quan có ý nghĩa giữa ĐDH cấu trúc thu nhập và rủi ro phá sản có quan hệ tác động nghịch biến.

Như vậy, các nghiên cứu tại VN chỉ nghiên cứu tác động một chiều giữa các đối tượng nghiên cứu với phương pháp ước lượng như OLS, FEM, REM, GMM, SGMM chưa xét đến tác động đa chiều/đồng thời giữa ĐDH, HQHĐKD, rủi ro như đang diễn ra thực tiễn. Nên kết quả nghiên cứu còn hạn chế, chưa gắn liền với thực tiễn hoạt động của NHTM. Vì vậy, tác giả thực hiện nghiên cứu mới, với 2 hướng tiếp cận nghiên cứu 1 chiều và đa chiều/đồng thời như đang diễn ra trong thực tiễn.

Ngoài ra, các nghiên cứu tại VN đa phần tiếp cận nghiên cứu ĐDH thu nhập, chưa mở rộng phạm vi nghiên cứu nhiều ĐDH tại NHTM cùng lúc, như ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản . . . nên kết quả nghiên cứu chưa phản ánh được toàn diện các mặt hoạt động NHTM tại Việt Nam, vì vậy, tác giả thực hiện nghiên cứu mới, cùng lúc 4 loại hình ĐDH tại NHTM Việt Nam.


Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu trong ngoài nước về mối quan hệ ĐDH, hiệu quả và rủi ro ngân hàng vẫn chưa tương đồng, thống nhất. Các nghiên cứu trong nước chỉ nghiên cứu tác động ĐDH đến HQHĐKD, rủi ro bằng tỷ số tài chính, chỉ đánh giá một khía cạnh, không phản ảnh được hệ thống các chỉ số hoạt động NHTM. Trong khi đó, phương pháp hàm sản suất kỹ thuật (SFA, DEA) khắc phục hạn chế của phương pháp tỷ số tài chính. Vì vậy, tác giả thực hiện nghiên cứu mới, kết hợp 2 phương pháp tỷ số tài chính và phương pháp hàm sản xuất kỹ thuật khẳng định kết quả nghiên cứu về ĐDH tại Việt Nam,

Do đó, luận án thực hiện nghiên cứu lấp đầy khoảng trống nêu trên, đây là đóng góp mới vào tình hình nghiên cứu ĐDH ngân hàng tại VN. Với mức độ quan trọng và ảnh hưởng lớn của đề tài nghiên cứu sẽ đóng góp đưa ra các hàm ý chính sách giúp các nhà quản trị NHTM, cơ quan quản lý nhà nước thực hiện vai trò quản trị, quản lý trong bối cảnh khó khăn dịch bệnh, thiên tai như hiện nay, góp phần phát triển bền vững hệ thống NHTM VN, ổn định tăng trưởng kinh tế trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Từ những lý do nêu trên, xuất phát từ tính cấp thiết từ thực tiễn và lý thuyết của nghiên cứu mối quan hệ ĐDH, HQHĐKD và rủi ro. Luận án hướng đến thực hiện làm rò vấn đề trên là hoàn toàn thiết thực. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu của luận án “Đa dạng hóa, hiệu quả và rủi ro tại các NHTM Việt Nam”.

1.2. Câu hỏi nghiên cứu.

Với vấn đề nghiên cứu về tác động giữa ĐDH, HQHĐKD và rủi ro tại các NHTM nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đưa ra như sau:

Câu hỏi 1: Có tác động một chiều của bốn loại hình ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản, thu nhập đến HQHĐKD tại các NHTM Việt Nam không? Nếu có thì tác động một chiều đồng biến hay nghịch biến tức tác động một chiều tích cực hay tiêu cực?

Câu hỏi 2. Có tác động một chiều của bốn loại hình ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản, thu nhập đến rủi ro tại các NHTM Việt Nam không? Nếu có thì tác động một chiều đồng biến hay nghịch biến tức tác động một chiều tích cực hay tiêu cực?

Câu hỏi 3. Có tác động đồng thời của bốn loại hình ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản, thu nhập; HQHĐKD và rủi ro tại các NHTM VN không? Nếu có thì tác động đồng thời đồng biến hay nghịch biến tức tác động đồng thời tích cực hay tiêu cực?


1.3. Mục tiêu nghiên cứu

1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Từ các câu hỏi nghiên cứu nêu trên, luận án thực hiện mục tiêu nghiên cứu đánh giá tác động một chiều ở trạng thái tĩnh, trạng thái động và đánh giá tác động đồng thời bốn loại hình ĐDH, HQHĐKD và rủi ro tại các NHTM Việt Nam.

1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Căn cứ mục tiêu nghiên cứu tổng quát, thực hiện 3 mục tiêu cụ thể như sau:

Phân tích tác động một chiều của bốn loại hình ĐDH (bao gồm tiền gửi, tín dụng, tài sản, thu nhập) đến HQHĐKD tại các NHTM Việt Nam, trong đó HQHĐKD được đo lường bằng tỷ số tài chính và chỉ số được rút ra từ hàm sản xuất kỹ thuật tại các NHTM Việt Nam.

Phân tích tác động một chiều của bốn loại hình ĐDH (bao gồm tiền gửi, tín dụng, tài sản, thu nhập) đến rủi ro tại các NHTM Việt Nam, trong đó rủi ro được đo lường bằng tỷ số tài chính và chỉ số được rút ra từ hàm sản xuất kỹ thuật tại các NHTM Việt Nam.

Phân tích tác động đồng thời mối quan hệ giữa ĐDH (bao gồm tiền gửi, tín dụng, tài sản, thu nhập), HQHĐKD và rủi ro tại các NHTM Việt Nam, trong đó, HQHĐKD và rủi ro được đo lường bằng tỷ số tài chính và chỉ số rút ra từ hàm sản xuất kỹ thuật tại các NHTM Việt Nam.

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là đa dạng hóa, hiệu quả hoạt động kinh doanh và rủi ro ngân hàng. ĐDH bao gồm 4 loại hình ĐDH: tiền gửi, tín dụng, tài sản, thu nhập; HQHĐKD và rủi ro ngân hàng được đo lường bằng tỷ số tài chính và chỉ số rút ra từ hàm sản xuất kỹ thuật tại các NHTM Việt Nam.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian: thực hiện nghiên cứu giai đoạn 2000-2018, nguồn dữ liệu thu thập từ Bankscope và Orbis bank focus. Tiêu chí đặt ra chọn mẫu nghiên cứu chỉ xét tới các ngân hàng có số liệu liên tục trong giai đoạn nghiên cứu. Do đặc thù của ngành ngân hàng, số liệu không thể hoàn toàn được đầy đủ, do đó nghiên cứu cân


nhắc chỉ lấy những ngân hàng có gần đủ số liệu cần nghiên cứu. Vì vậy, sẽ có một số ngân hàng tuy có hoạt động trong giai đoạn nghiên cứu nhưng cũng không có trong mẫu nghiên cứu do không có số liệu cần thiết.

Phạm vi không gian: theo thống kê từ SBV, đến thời điểm 31/12/2018, hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện hữu 4 NHTM nhà nước, tổng tài sản là 1.403.532 tỷ đồng và 31 NHTM cổ phần, tổng tài sản là 8.252.022 tỷ đồng. Như vậy, tổng tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam bao gồm NHTM nhà nước và NHTM cổ phần của hệ thống ngân hàng là 9.655.544 tỷ đồng. Do một số NHTM có dữ liệu hạn chế, không đầy đủ hoặc không liên tục nên không lấy mẫu các ngân hàng này. Vì vậy, nghiên cứu chọn mẫu 25 NHTM trong hệ thống NHTM Việt Nam. Với số lượng mẫu này, theo thống kê từ NHNN Việt Nam đến thời điểm 31/12/2018, tổng tài sản của 25 NHTM là 8.681.185 tỷ đồng so với tổng tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam là

9.655.544 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 89,91%. Như vậy, mẫu nghiên cứu đại diện khá đầy đủ cho toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam. Ngoài ra, xét về vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng, tổng vốn điều lệ của mẫu nghiên cứu 25 NHTM là 350.068 tỷ đồng so với tổng vốn điều lệ của hệ thống NHTM Việt Nam là 415.123 tỷ đồng bao gồm vốn điều lệ của 4 NHTM nhà nước là 40.490 tỷ đồng và vốn điều lệ của 31 NHTM cổ phần là 374.633 tỷ đồng. Như vậy, với mẫu nghiên cứu 25 ngân hàng có vốn điều lệ chiếm 84,33% so với tổng vốn điều lệ của hệ thống NHTM Việt Nam.

1.5. Phương pháp nghiên cứu.

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng như sau:

Đối với mục tiêu thứ nhất và thứ hai, nghiên cứu tác động một chiều của ĐDH đến HQHĐKD và rủi ro ngân hàng ở trạng thái tĩnh và trạng thái động. Khi phân tích dữ liệu bảng ở trạng thái tĩnh, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều sử dụng kỹ thuật phân tích tác động cố định (fixed effects model) hay mô hình tác động ngẫu nhiên (random effect model). Các phương pháp này không phù hợp đối với các vấn đề thiên lệch của phương sai thay đổi (heteroscedasticity), tự tương quan (auto- correlation) hay phụ thuộc chéo (cross-sectional dependence). Do đó khi nghiên cứu mô hình tĩnh, luận án sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát dành cho

̃ liêu bảng (fitted for panel-data by using GLS) của các nghiên cứu Griffiths và ctg


(1985); Davidson và MacKinnon (1993); Maddala và Lahiri (2006); Greene (2012) và kỹ thuật ước lượng Driscoll và Kraay (1998).

Sau khi phân tích tác động một chiều mô hình ở trạng thái tĩnh, vẫn tồn tại thiên lệch gây ra do tương quan chuỗi (serial autocorrelation) vì dữ liệu bảng, yếu tố quá khứ là cơ sở ảnh hưởng/dự đoán cho giá trị xảy ra ở hiện tại, do đó luận án thực hiện ước lượng tác động một chiều mô hình ở trạng thái động, với kỹ thuật ước lượng sai phân bậc một của moment tổng quát với 2 bước hiệu chỉnh (first different Generalized Method of Moment-FDGMM) dựa theo Anderson và Hsiao (1981); Arellano và Bond (1991); Roodman (2009). Phương pháp ước lượng này được áp dụng trong các nghiên cứu Berger và ctg (2010); Goddard và ctg (2004); Athanasoglou và ctg (2008); Naceur và Omran (2011).

Đối với mục tiêu thứ ba, luận án ước lượng mô hình tác động đồng thời, sử dụng kỹ thuật ước lượng hồi quy của “hệ thống biểu thức gần như không tương quan” (seemingly unrelated regression–SUR) của Zellner (1962). Bản chất kỹ thuật này là trường hợp đặc biệt phương pháp hồi quy đồng thời (simultaneous equation) và hệ phương trình cấu trúc (system of structural equations) được đề cập đầu tiên trong nghiên cứu của Haavelmo (1943), sau đó được xây dựng và phát triển lên bởi Hausman (1983); Paxton và ctg (2011); Greene (2012); Zellner (1962) xây dựng phương pháp SUR, nhằm đánh giá 1 nhóm n phương trình có tương quan với nhau, tác động qua lại lẫn nhau của các yếu tố và xử lý các vấn đề nội sinh tiềm tàng từ đó thu được những hệ số ước lượng tốt nhất và không thiên lệch (BLUE). Phương pháp này cho xử lý trên cơ chế của việc loại bỏ những tương quan của biến giải thích và phần dư của từng phương trình, nhưng vẫn cho phép các phần dư/sai số của các phương trình tương quan với nhau (Greene, 2012; Baltagi, 2008; Hausman, 1983).

1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

Với nghiên cứu tác động của ĐDH, HQHĐKD và rủi ro ngân hàng, luận án trình bày được tổng quan lý thuyết về quan hệ ĐDH, HQHĐKD và rủi ro ngân hàng.

Nghiên cứu tác động của ĐDH đến HQHĐKD hoặc ĐDH đến rủi ro ngân hàng không phải là vấn đề nghiên cứu mới. Tuy nhiên, với cách tiếp cận nghiên cứu tác động một chiều của ĐDH qua 2 trạng thái tĩnh và trạng thái động; đánh giá tác


động các loại hình ĐDH đến HQHĐKD và các loại hình ĐDH đến rủi ro ngân hàng được thực hiện đánh giá tác động một chiều, sau đó luận án nghiên cứu đánh giá tác động đồng thời. Do đó, xét về mặ t ý nghĩa khoa hoc̣ , nghiên cứ u góp phần bổ sung

thêm các chứ ng cứ khoa hoc củng cố phương pháp tiếp cận nghiên cứu tác động của

ĐDH đến HQHĐKD, rủi ro ngân hàng tại thi ̣trường tài chính ngân hàng Việ t Nam.

Với việc thực hiện đo lường HQHĐKD và rủi ro ngân hàng bằng hàm sản xuất kỹ thuật với các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của các NHTM Việt Nam, luận án đóng góp ý nghĩa khoa học về việc đo lường HQHĐKD, rủi ro ngân hàng bằng phương pháp toàn diện hơn thay vì chỉ đơn thuần đo lường bằng các tỷ số tài chính.

Ngoài ra, nghiên cứ u góp phần bổ sung và làm phong phú thêm trong kho tàng hoc̣ thuậ t liên quan đến các vấn đề nghiên cứu về ĐDH, HQHĐKD và rủi ro trong ngân

hàng, làm cơ ̉ kham khảo khoa hoc và kế thừ a cho các nghiên cứ u tiếp theo.

Xét về mặt thực tiễn, nghiên cứ u làm rò tác động đồng thời của ĐDH, HQHĐKD và rủi ro phản ánh được thực trạng hoạt động NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu thực hiện phân tích các ĐDH tác động đến HQHĐKD và các ĐDH tác động đến rủi ro ngân hàng, cụ thể HQHĐKD và rủi ro ngân hàng, mỗi yếu tố được đo

lường bằng 2 đại diện, đó là tỷ số tài chính và chỉ số chiết xuất từ hàm sản xuất kỹ thuật. Do đó, kết quả nghiên cứu có tính vững, làm cơ sở kham khảo trong việ c chọn

lưa

và triển khai chiến lươc

của các nhà quản trị các NHTM tại Việt Nam.

Ngoài ra, luận án nghiên cứu phân tích 4 loại hình ĐDH đại diện cho các hoạt động chính của NHTM Việt Nam, như ĐDH tiền gửi đại diện hoạt động huy động vốn, ĐDH tín dụng đại diện hoạt động kinh doanh mang nguồn thu chính yếu cho NHTM, ĐDH tài sản đại diện hiệu quả sử dụng tài sản của NHTM, ĐDH thu nhập

đại diện cơ cấu thu nhập giữa hoạt động tín dụng và hoạt động dịch vụ. Trên cơ ̉ đó,

các nhà quản trị NHTM Việ t Nam xét đến yếu tố ĐDH khi xây dưn

g định hướ ng hoạt

động kinh doanh ngân hàng để đat

đươc

HQHĐKD tốt hơn. Ngoài ra, các cơ quan

quản lý nhà nước có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu để làm chính sách, xem ĐDH là công cu ̣ hữu ích để điều tiết chính sách rủi ro và kinh doanh. Sau đó, đưa ra kết luậ n và hàm ý chính sách cho các NHTM trong tình hình kinh tế biến động như hiệ n

Ngày đăng: 11/07/2022