Kết Quả Ban Đầu Của Biện Pháp Từ Góc Độ Công Tác Xã Hội

động của câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình nhằm đánh giá tình hình bạo lực gia đình tại địa phương và đưa ra một số kết quả đạt được sau quá trình duy trì câu lạc bộ.

* Tổ chức thực hiện


Sử dụng kỹ năng trong công tác xã hội nhóm là yêu cầu quan trọng trong việc thực hiện nghiên cứu. Tác giả không ngừng trau dồi nâng cao và hoàn thiện kỹ năng của mình trong thực tiễn. Trong suốt quá trình thực hiện thông qua các bước công tác xã hội nhóm đã triển khai dựa trên mô hình Câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình, việc sử dụng và đánh giá qua một số kỹ năng cơ bản sau đây:

+ Kỹ năng thu thập và đánh giá thông tin


Đây là kỹ năng được sử dụng đầu tiên nhằm nắm được thông tin cơ bản của từng cá nhân, đặc điểm tâm lý, tính cách điểm mạnh, yếu cũng như xác định được đặc điểm và nhu cầu chung của nhóm. Là cơ sở thành lập và lập kế hoạch hoạt động hiệu quả.

Trong buổi gặp mặt đầu tiên giữa tác giả và các cô bác trong nhóm phụ nữ đã tổ chức cho các thành viên làm quen với tác giả và giới thiệu về bản thân của mình. Các cô trong nhóm phụ nữ và tác giả ngồi quây thành vòng tròn, lần lượt chia sẻ, các thành viên khác lắng nghe và đặt câu hỏi. Không khí của buổi nói chuyện sôi nổi, vui vẻ. Các cô trong nhóm phụ nữ rất mạnh dạn, dễ làm quen và hòa nhập, thân thiện.

Các kỹ năng được sử dụng chủ yếu là quan sát, lắng nghe, ghi chép và đặt câu hỏi gợi mở. Quan sát tất cả các cô trong nhóm phụ nữ, ghi nhớ và ghi lại những thông tin cần thiết để từ đó có thể đưa ra đánh giá xác định nhu cầu chung của các cô. Đặt câu hỏi rất cần thiết để trò chuyện hiệu quả cũng như dẫn dắt, điều phối sự trao đổi của các thành viên. Tác giả thường

đọc câu hỏi mở nhằm khơi gợi những khía cạnh mà các cô cần chia sẻ. Đặt câu hỏi nhằm khẳng định lại thông tin thu được, gợi mở những vấn đề quan tâm và giúp các cô, các chị trong nhóm tích cực chia sẻ suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của bản thân mình về phòng chống bạo lực gia đình. Đặt câu hỏi cần rõ ràng ngắn gọn, dễ hiểu và phù hợp với nhận thức của các cô và những thông tin cần thu thập. Không nên sử dụng câu hỏi kép, câu hỏi quá dài vì các cô sẽ khó trả lời hoặc trả lời không đúng trọng tâm của vấn đề. Lỗi này tác giả rất dễ mắc phải, đã có trường hợp tác giả đặt câu hỏi mà các cô không trả lời hoặc chưa muốn trả lời, bỏ qua, phớt lờ. Khi đó thì tác giả cần chuyển hướng và có câu hỏi khác thay thế một cách khéo léo, phù hợp. Hình thức đặt câu hỏi xoay vòng được sử dụng rất hiệu quả khi muốn tìm được thông tin từ những thành viên không muốn chia sẻ hoặc không hợp tác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Trong buổi sinh hoạt thứ 5, với chủ đề là “làm thế nào để nâng cao năng lực cho phụ nữ trong việc phòng, chống bạo lực gia đình”. Các câu hỏi đã được sử dụng như sau:

“Theo các cô, các chị nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng bạo lực gia đình? Các cô, các chị có thể chia sẻ ý kiến của mình cho mọi người biết được không ạ?”.

Công tác xã hội với nạn nhân bạo lực gia đình trên địa bàn Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương - 10

“Theo các cô, các chị thì người phụ nữ bị bạo lực gia đình sẽ có những thay đổi gì về tâm lý, suy nghĩ, hành động?”.

“Theo các cô, các chị việc chia sẻ các thông tin với người khác khi chúng ta bị bạo lực sẽ có tác động như thế nào?”.

Sử dụng câu hỏi mở để khai thác thông tin như: “Khi một người phụ nữ có thể là người thân, bạn bè, đồng nghiệp của mình kể chuyện về việc

họ bị người chồng bạo hành thì các cô, các chị đã nghe họ chia sẻ câu chuyện của họ như thế nào?”.

Việc thu thập thông tin không chỉ diễn ra ban đầu khi thành lập nhóm mà cần duy trì trong suốt quá trình hoạt động nhóm. Thông qua đó thấy được thay đổi của các cô, các chị trong nhóm phụ nữ bị bạo hành.

Với kỹ năng thu thập thông tin, tác giả đã hiểu được một phần nào đó về các thành viên trong nhóm phụ nữ bị bạo hành, hiểu được tính cách của từng thành viên, đồng thời giúp cán bộ dự án tìm ra được vấn đề mà các thành viên trong nhóm phụ nữ bị bạo hành đang gặp phải để đưa ra các hoạt động cụ thể và phù hợp.

+ Kỹ năng tạo lập mối quan hệ giữa các cá nhân trong nhóm


Tạo lập mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm là một kỹ năng hết sức quan trọng và cần thiết, cần được chú trọng. Bởi từ đó mới xây dựng được lòng tin của thành viên, được họ tin tưởng cởi mở, chia sẻ. Tạo lập mối quan hệ được thực hiện trong quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin và trong suốt quá trình làm việc tại ấp.

Buổi sinh hoạt đầu tiên của tác giả và các cô, các chị trong nhóm phụ nữ bị bạo hành. Đúng 14h các cô, các chị phụ nữ đến khá đông đủ, buổi họp hôm nay là buổi họp đầu tiên, các cô ngồi đan xen với chúng tôi tạo ra bầu không khí hết sức thân thiện.

Như đã được Đảng ủy, được Hội Liên hiệp phụ nữ xã giới thiệu về việc thực hiện nghiên cứu đề tài về phòng, chống bạo lực gia đình của tác giả. Với mục đích truyền thông nâng cao nhận thức cho mọi người, còn tác động nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương tích cực tham gia vào việc thực hiện bình đẳng giới, ngăn chặn cũng như giải quyết các vụ việc bạo lực gia đình theo đúng pháp luật, đồng thời phát triển quan hệ hợp

tác giữa các đối tác khác nhau trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.

Bước đầu tiên trong tiến trình thực hiện rất thuận lợi bởi lẽ tại 03 xã An Sơn, phường Hưng Định và phường Bình Nhâm đều có ban chỉ đạo phòng, chống bạo lực gia đình. Các khu - ấp đều có câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững và nhóm phòng, chống bạo lực gia đình. Đó cũng là lý do mà tác giả làm việc trực tiếp với ban chỉ đạo phòng, chống bạo lực gia đình tại 03 địa bàn này.

Cô Hai trưởng ấp Phú Hưng và cũng là chủ nhiệm câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững và nhóm phòng, chống bạo lực gia đình ấp đề nghị các thành viên của nhóm phụ nữ đứng lên giới thiệu đầu tiên, rồi sau đó các cô lần lượt chia sẻ về sở thích, ghét điều gì, ước mơ, mong muốn của mình rất sôi nổi tạo ra bầu không khí nhóm vui vẻ, hòa đồng giữa tất cả các thành viên. Hầu hết các cô trong nhóm đều mong muốn cho mình và mọi người được mạnh khỏe, công việc đồng án nhà nông gặp nhiều thuận lợi, con cái chăm ngoan học giỏi, gia đình yên ấm, hạnh phúc không có hiện tượng bạo lực trong gia đình.

Sau khi chia sẻ về bản thân của từng người các thành viên trong nhóm đều rất vui vẻ, ai cũng cười rất tươi và nói chuyện sôi nổi. Các cô ai cũng đều có ước mơ về một mái ấm hạnh phúc và khi chúng tôi chia sẻ là thành lập nhóm “phụ nữ phòng, chống tệ nạn xã hội từ gia đình” nhằm bảo vệ gia đình chống lại các tác động xấu thì các cô đều đồng ý tham gia nhiệt tình.

Tác giả luôn ý thức được ý nghĩa của việc tạo lập mối quan hệ tốt với các thành viên trong nhóm và cố gắng mở rộng cũng như tạo được ấn tượng tốt, mối quan hệ thân mật, gần gũi với họ theo phương châm “đi dân nhớ, ở dân thương”. Tất cả mọi người đều thân thiện, cởi mở và dễ gần nên

qua nói chuyện, thăm hỏi được làm quen một cách dễ dàng. Đây là lần đầu tiên tại địa phương có nghiên cứu cụ thể về phòng, chống bạo lực gia đình cho nên cán bộ chính quyền địa phương, cũng như các cô, các chị trong câu lạc bộ rất nhiệt tình, tích cực.

Đối với tác giả đây là lần đầu đi thực hành làm cho tác giả không khỏi bỡ ngỡ, và có nhiều rào cản. Song, với việc sử dụng kỹ năng tạo lập mối quan hệ tác giả đã cơ bản thiết lập mối quan hệ với các thành viên trong câu lạc bộ.

+ Kỹ năng lắng nghe


Lắng nghe là kỹ năng tập trung chú ý để nghe được lời nói, tiếp nhận thông tin không bằng lời và hiểu được các thông tin đó. Lắng nghe không có nghĩa là thụ động trong tiếp nhận thông tin mà người nghe phải chủ động vào quá trình giao tiếp, nghe cả bằng trực giác và khả năng suy nghĩ của mình.

Lắng nghe mọi lúc, mọi nơi là cách hiệu quả để có được thông tin hữu ích. Khi làm việc với các thành viên trong nhóm phụ nữ cần phải chú ý lắng nghe, tiếp nhận thông tin. Lắng nghe giúp quá trình giao tiếp hiệu quả. Bên cạnh đó có thể thu thập thông tin bằng cách lắng nghe những cuộc trò chuyện riêng với các thành viên trong nhóm. Khi đó sẽ phản ánh đúng nhất cách nhìn nhận, đánh giá của họ.

Lắng nghe được sử dụng trong suốt tiến trình hoạt động của nhóm. Bản thân tác giả phải luôn cố gắng sử dụng kỹ năng lắng nghe một cách nhuần nhuyễn có hiệu quả. Bởi vì, việc lắng nghe sẽ giúp bản thân tác giả hiểu được mong muốn, nhu cầu của các thành viên trong nhóm phụ nữ.

* Lượng giá


Sau một thời gian thực hiện, các thành viên trong câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững và nhóm phòng, chống bạo lực gia đình đã có được một số kỹ năng cơ bản, có thêm kiến thức để phòng, chống bạo lực gia đình. Đặc biệt, các thành viên trong câu lạc bộ và nhóm đã biết sử dụng các kỹ năng đó để chia sẻ, để tuyên truyền cho các chị em trong khu - ấp, trong xóm không được tham gia sinh hoạt câu lạc bộ. Bên cạnh đó, đã củng cố lòng tin của các chị em thành viên trong nhóm với bản thân tác giả, với chính quyền địa phương về phòng, chống bạo lực gia đình. Đồng thời, giúp bản thân tác giả tăng thêm các hiểu biết về kỹ năng trong công tác xã hội để giúp các nạn nhân về bạo lực gia đình có thể tự giải quyết được vấn đề mà họ đang gặp phải.

3.3. Kết quả ban đầu của biện pháp từ góc độ công tác xã hội


Sau quá trình triển khai, thực hiện mô hình Câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình tại 03 xã An Sơn, phường Hưng Định và phường Bình Nhâm đã thu được các kết quả mang tính chất ban đầu. Những người tiếp cận và tham gia vào Câu lạc bộ thì được thụ hưởng ở các mức độ khác nhau. Đánh giá hiệu quả hoạt động từ góc độ người thụ hưởng bao gồm: chính quyền và các ban ngành đoàn thể; thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng; 9 nạn nhân của bạo lực gia đình; người gây ra bạo lực và người dân trong cộng đồng. Có thể nói các cán bộ, chính quyền và các ban ngành đoàn thể là những người đầu tiên thụ hưởng dự án, bởi họ là người được tiếp cận và được tham dự vào câu lạc bộ. Họ là những người được tham gia các lớp tập huấn, buổi sinh hoạt nhóm nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng về giải quyết các vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình. Chính quyền, các ban ngành địa phương là những người thấy rõ được lợi ích của việc tham gia, sinh hoạt tại Câu lạc bộ, bởi nó đã tác động đến ý thức và hành động

của người dân, làm giảm đi hiện tượng bạo lực gia đình, góp phần ổn định cuộc sống. Điều đó, cũng giúp cho chính quyền, các ban ngành đoàn thể không phải vất vả giải quyết các vụ việc bạo lực gia đình như trước nữa. Nói như vậy không có nghĩa là nhờ sự tham gia sinh hoạt vào câu lạc bộ mà hiện tượng bạo lực trong gia đình đã chấm dứt hẳn mà nó đang có xu hướng giảm dần. Anh T.T.P, chủ tịch Ủy ban nhân dân xã An Sơn cho biết: “Qua những lần được tham dự các buổi sinh hoạt nhóm, chúng tôi đã biết cách giải quyết các vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình theo đúng tuần tự, hợp tình hợp lý, tránh được nhiều tổn thất về mặt tinh thần, thể xác cho đối tượng bị bạo lực. Đồng thời cũng kịp thời ngăn chặn các hành vi có nguy cơ gây ra bạo lực gia đình của người chồng. Được tham gia sinh hoạt với Câu lạc bộ Phòng chống bạo lực gia đình giúp chúng tôi hiểu được việc ngăn ngừa hiện tượng bạo lực trong gia đình là rất cần thiết”. Thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng khi gia đình không còn là nơi mà con người ta cảm thấy an toàn nữa thì cộng đồng chính là môi trường giúp cho những nạn nhân bị bạo lực gia đình có thể nương tựa vào. Việc thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng đầu tiên phải kể đến là chính nạn nhân của bạo lực gia đình, họ là những người được giác ngộ, hiểu chính xác hơn về bạo lực gia đình. Bởi vì, trước đây họ chỉ nghĩ rằng việc bị chồng đánh mới là bạo lực gia đình. Nhưng khi được tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thì họ biết bạo lực gia đình có nhiều hình thức khác nhau. Không chỉ nạn nhân của bạo lực gia đình mới nhận thức được điều đó mà người dân tại xã An Sơn, phường Hưng Định và Phường Bình Nhâm nói riêng và người dân tại thị xã Thuận An nói chung cũng đã nhận thức được đầy đủ các khía cạnh, mức độ, hành vi của các dạng bạo lực gia đình dựa trên yếu tố pháp luật và giá trị đạo đức. “Tôi ít khi tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ của ấp – khu phố, của xã – phường vì không có thời gian, hàng ngày tôi làm việc, cơm nước, giặt quần áo cho gia đình. Từ trước đến nay tôi chỉ cho rằng chồng

đánh đập vợ bị thương mới được gọi là bạo lực gia đình. Nhưng bây giờ tôi đã biết bạo lực gia đình có nhiều loại, không chỉ việc đánh đập vợ con nữa mà còn cả việc đe dọa tinh thần, tình dục đều là bạo lực gia đình”. (Phỏng vấn sâu, T.T.D, An Sơn). Đánh giá về sự thay đổi sau khi thực hiện Câu lạc bộ thông qua phỏng vấn sâu, một cô cho biết: “Tôi không tham gia sinh hoạt câu lạc bộ phòng chống bạo lực của xã, mà chỉ nghe qua loa truyền thanh của xã và nói chuyện với các chị em gần nhà. Trước đây, các dự án khác về đều cho chúng tôi tiền hoặc những vật dụng khác, nhưng lần này lại giúp cho chị em phụ nữ chúng tôi hiểu được việc bạo lực gia đình là không thể chấp nhận được, chúng ta cần thay đổi. Tôi cảm thấy mọi người đã khác đi, những chị em tham gia câu lạc bộ về nói chuyện với chúng tôi đều rất tự tin, vui vẻ và nắm được nhiều thông tin về bạo lực gia đình. Trên xã cũng đã quan tâm về việc này, đã chỉ đạo xuống các ấp để ý đến những gia đình thường có bạo lực gia đình, nếu có phải can thiệp xử lý. Tôi cảm nhận các gia đình cũng đã giảm đi hiện tượng bạo lực gia đình, những người chồng cũng không dám to tiếng như trước nữa”. (Phỏng vấn sâu, V.T.M, Hưng Định). Đối với những thanh niên nam nữ chưa lập gia đình, họ cũng cho biết hành vi bạo lực gia đình là đáng lên án và cần chấm dứt để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Những nữ thanh niên chưa lập gia đình thì câu lạc bộ đã giúp họ có kiến thức về bạo lực gia đình, có thể giúp họ tránh được việc bị bạo lực khi lập gia đình. Nam thanh niên chưa lập gia đình cũng vậy, họ đã cho rằng việc đánh vợ là không nên, nếu vợ có sai thì nên trao đổi nhẹ nhàng. Cả nam thanh niên và nữ thanh niên ít nhất đều đã chứng kiến cảnh bạo lực trong gia đình mình, đó là việc bố đánh mẹ, hoặc ít nhất là nhìn thấy hàng xóm đánh nhau. Họ cho rằng bây giờ xã hội đã khác xưa rất nhiều và cần phải phòng chống bạo lực gia đình. “Bạo lưc gia đình” có rất nhiều hậu quả để lại cho gia đình, vợ chồng li hôn, mẹ tôi không chịu nổi cảnh suốt ngày bị ông đánh đập, nhà tôi nghèo, bố đánh mẹ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023