Các Yếu Tố Bảo Đảm Quyền Công Dân Trong Hoạt Động Xét Xử Các Vụ Án Hôn Nhân Và Gia Đình



để tránh trường hợp lạm dụng việc thực hiện quyền này gây khó khăn cho Tòa án cũng như đương sự khác, pháp luật quy định việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu của đương sự trong một số trường hợp phải đáp ứng được những điều kiện nhất định như việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm không được vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu; trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm nguyên đơn rút đơn khởi kiện nếu bị đơn đồng ý thì Tòa án mới được chấp nhận.

Bảo đảm quyền thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình của đương sự.

Trong tố tụng dân sự các đương sự có quyền định đoạt theo quy định tại Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự 2004. Để bảo đảm quyền thỏa thuận của đương sự tại Điều 10, Điều 180 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định Tòa án có trách nhiệm hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình để giúp các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình, trừ những vụ pháp luật quy định không được hòa giải hoặc không hòa giải được.

Hòa giải luôn được coi là phương thức giải quyết tranh chấp tốt nhất. Đó là sự thương lượng, thỏa thuận giữa các bên tranh chấp nhằm đưa ra phương án giải quyết mâu thuẫn tốt nhất cho các bên. Vì vậy, việc bảo đảm quyền bảo vệ của các đương sự trong tố tụng dân sự cũng có nghĩa là bảo đảm cho các đương sự được tham gia tham gia hòa giải. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải chủ động việc hòa giải để giúp các đương sự thỏa thuận hướng giải quyết vụ án để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 quy định Tòa án hòa giải tất cả các vụ án dân sự trừ một số trường hợp đặc biệt. Khi hòa giải, các đương sự có quyền có mặt tham gia hòa giải. Trong trường hợp đương sự vắng mặt, Tòa án hoãn việc hòa giải. Bên cạnh đó, khi hòa giải, Tòa án hướng dẫn, giúp đỡ đương sự trong việc nhận thức quyền lợi, nghĩa vụ của họ để thỏa thuận giải quyết vụ án theo đúng pháp luật. Ngoài việc hòa giải dưới sự hướng dẫn của Tòa án, đương sự còn có quyền tự hòa giải trong suốt quá trình tố tụng dân sự.

Trường hợp hòa giải mà các đương sự thỏa thuận được với nhau về giải quyết vụ việc dân sự thì theo Điều 186, Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 Tòa án phải



ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự theo thủ tục do pháp luật quy định, nếu nội dung thỏa thuận đó không trái với pháp luật và đạo đức xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Bảo đảm quyền chấp nhận, bác bỏ yêu cầu của người khác của đương sự.

Đây là một quyền tố tụng dân sự đề cao quyền tự định đoạt của đương sự, có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Để bảo đảm quyền bảo vệ của bị đơn trong tố tụng dân sự, Điều 60 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định bị đơn có thể chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn. Đối với các đương sự khác như nguyên đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan tuy pháp luật không quy định cụ thể những theo tinh thần chung thì họ cũng có quyền chấp nhận yêu cầu hay bác bỏ yêu cầu của đương sự khác.

Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn TAND thành phố Hà Nội - 5

Bảo đảm quyền cung cấp chứng cứ và chứng minh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.

Theo quy định tại Điều 165 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 thì người khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình phải gửi kèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Theo quy định tại các Điều 165, 175, 221, 272 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì các đương sự có thể cung cấp cho Tòa án các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án hôn nhân và gia đình trước hoặc tại phiên tòa, phiên họp sơ thẩm hoặc phúc thẩm.

Ngoài ra, các đương sự được bình đẳng với nhau trong việc cung cấp chứng cứ, tài liệu chứng minh cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Bảo đảm quyền của đương sự yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ và yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ.

Trường hợp các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án hôn nhân và gia đình đang do các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác quản lý, lưu giữ thì đương sự có quyền yêu cầu chủ thể đó cung cấp chứng cứ cho mình theo quy định của pháp luật. Trường hợp chủ thể quản lý, lưu giữ chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc dân sự không chịu cung cấp cho đương sự theo yêu cầu thì có thể yêu cầu Tòa án hỗ trợ. Các đương sự có quyền đề nghị Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan đến án dân sự mà tự mình không thể thực hiện được hoặc đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản.



Ngoài ra, để bảo đảm quyền yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ của đương sự pháp luật tố tụng dân sự còn quy định đương sự có quyền khiếu nại việc xác minh, thu thập chứng cứ của Tòa án.

Bảo đảm quyền được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu nhập.

Việc đương sự thực hiện được quyền này giúp họ hiểu rò hơn vụ án hôn nhân và gia đình, có ý nghĩa làm cho việc tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự được tốt hơn. Ngoài ra, còn làm cho các hoạt động tố tụng dân sự được công khai, minh bạch, bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình của Tòa án được đúng đắn.

Bảo đảm quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời của đương sự.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 đương sự có thể yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời trước hoặc tại phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự. Đồng thời, Điều 121 và Điều 122, trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình đương sự có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng bổ sung, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Đương sự có quyền khiếu nại đối với Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình về việc áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại các Điều 124, 125 Bộ luật tố tụng dân sự 2004.

Bảo đảm quyền yêu cầu thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch

Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch là những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng có vai trò quyết định trong việc giải quyết vụ án dân sự. Chính vì vậy mà việc họ có khách quan trong quá trình tố tụng dân sự hay không sẽ ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự. Những trường hợp có nguy cơ dẫn đến việc không khách quan trong việc giải quyết vụ án, pháp luật quy định họ phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi. Những căn cứ để thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm



nhân dân, Kiểm sát viên, thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch được quy định tại các Điều 46, Điều 47, Điều 48, Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự 2004.

Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch cũng được ghi nhận là quyền của đương sự để bảo đảm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Quyền này được thực hiện trước hoặc trong phiên tòa. Do vậy, Tòa án phải có trách nhiệm thông báo cho đương sự biết những người tiến hành tố tụng giải quyết vụ án trước khi quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Bảo đảm quyền tham gia phiên tòa, phiên họp của đương sự.

Phiên tòa, phiên họp là nơi Tòa án xem xét giải quyết các vấn đề của vụ việc dân sự. Kết thúc phiên tòa, quyền lợi và nghĩa vụ của các đương sự được Tòa quyết định ghi trong bản án và được bảo đảm thi hành. Tại phiên tòa, phiên họp đương sự có quyền trình bày về những vấn đề của vụ việc dân sự, được tham gia tranh luận để làm rò các tình tiết, sự kiện có liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Để bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự, các điều luật này quy định phải bảo đảm sự có mặt của đương sự trong phiên tòa, phiên họp; tại phiên tòa, phiên họp phải bảo đảm quyền trình bày, hỏi và tranh luận của đương sự.

Bảo đảm quyền tranh luận trong tố tụng dân sự

Trong quá trình tố tụng tại tòa án, từ giai đoạn thụ lý vụ án dân sự đến giai đoạn thu thập chứng cứ và xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm. Tòa án phải có trách nhiệm bảo đảm quyền tranh luận không chỉ nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự mà còn nhằm quán triệt đối với các thẩm phán khi tiến hành tố tụng phải tạo điều kiện để đương sự thực hiện quyền tranh luận của đương sự để ra bản án, quyết định đúng pháp luật. Quá trình tranh tụng, Hội đồng xét xử lắng nghe ý kiến tranh luận từ hai phía, bảo đảm cho đương sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan được trình bày quan điểm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bảo đảm quyền bình đẳng giữa những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong việc đưa ra chứng cứ, bày tỏ quan điểm ý kiến, để xác định sự thật khách quan; bảo đảm cao nhất quyền của đương sự được quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng



của đương sự; bảo đảm quyền thỏa thuận với nhau về giải quyết cũng như bảo đảm quyền tham gia phiên tòa, phiên họp của đương sự.

Bảo đảm quyền khiếu nại của đương sự đối với các quyết định, hành vi tố tụng trái pháp luật.

Để bảo đảm việc thực hiện quyền khiếu nại của đương sự đối với các quyết định, hành vi tố tụng trái pháp luật các Điều 391, 395, 396, 392, 402, 403 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 quy định rò những quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự bị khiếu nại, phương thức đương sự thực hiện quyền khiếu nại, thời hạn, thẩm quyền, thủ tục cũng như trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại. Theo các quy định này, đương sự có quyền khiếu nại các quyết định, hành vi tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Bảo đảm quyền tự bảo vệ hoặc nhờ Luật sư hay người khác bảo vệ trong giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình

Theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự thì “Đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hay người khác có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình” [258, Điều 9].

Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản được ghi nhận tại Bộ luật tố tụng dân sự 2004. Theo đó, đương sự có quyền nhờ người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Quy định này bảo đảm cho việc hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận với công lý. Bởi vì, không phải ai khi tham gia tố tụng đều hiểu biết về pháp luật để tự bảo vệ lấy quyền lợi của mình, nhất là trong điều kiện hệ thống pháp luật của chúng ta tương đối phức tạp và thiếu hoàn chỉnh, các văn bản pháp luật với số lượng khổng lồ, quy định chồng chéo. Do đó, nhờ luật sư hay người khác có đủ điều kiện để giúp đỡ họ về mặt pháp lý là điều hết sức cần thiết. Sự ghi nhận quyền nhờ người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự còn có tác dụng làm cho các cán bộ Tòa án thận trọng, khách quan, tôn trọng pháp luật hơn.

Ngoài ra, đối với những đương sự là người nghèo, thuộc đối tượng chính sách thì việc ghi nhận quyền được tư vấn, trợ giúp miễn phí trong việc thực hiện quyền khởi



kiện cũng là một bảo đảm quan trọng để thực hiện quyền này. Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho một số đối tượng không có khả năng tài chính để tiếp cận các dịch vụ pháp lý có thu phí, giúp họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý thường là người nghèo và các đối tượng yếu thế khác. Ở Việt Nam, hệ thống các cơ quan trợ giúp pháp lý được thành lập từ năm 1997 theo Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 06 tháng 9 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ. Luật Trợ giúp pháp lý đã được Quốc Hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006. Theo đó, người được trợ giúp pháp lý, bao gồm người nghèo; người có công với cách mạng; người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa; người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Nội dung của bảo đảm quyền của công dân được người khác bảo vệ trong tố tụng dân sự bao gồm:

- Bảo đảm quyền ủy quyền cho luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác đại diện trong tố tụng dân sự của đương sự

Việc bảo đảm quyền của đương sự được ủy quyền cho người khác đại diện, được đại diện, hỗ trợ pháp lý trong tố tụng dân sự là một nội dung cơ bản của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự bởi không phải đương sự nào cũng hiểu biết pháp lý, có kinh nghiệm tố tụng để dễ dàng thực hiện tốt được quyền tố tụng dân sự của mình. Vì vậy, quyền được ủy quyền ủy quyền hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ là một điều cần thiết.

Quyền ủy quyền cho luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác đại diện trong tố tụng dân sự của đương sự là một bảo đảm cho việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Thông qua hoạt động tố tụng của những người này, đương sự có thể thực hiện tốt nhất các quyền tố tụng dân sự để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

- Bảo đảm quyền của đương sự được đại diện trong tố tụng dân sự

Đương sự là người có năng lực hành vi tố tụng dân sự được tự mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự được lựa chọn luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác đại diện trong tố tụng dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp



pháp của họ. Đương sự là người không có năng lực hành vi dân sự, phải có người đại diện tham gia tố tụng. Thông qua hoạt động tố tụng của người đại diện, những hạn chế của đương sự trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được khắc phục.

- Bảo đảm quyền nhờ người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự

Việc đương sự cần sự hỗ trợ pháp lý của các luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác là một yêu cầu khách quan của hoạt động tố tụng dân sự. Thông qua sự hỗ trợ pháp lý này, đương sự nhận thức đúng được quyền, lợi ích của mình, đề ra yêu cầu đúng, đưa ra lý lẽ thuyết phục để bảo vệ một cách hiệu quả nhất quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Trong tố tụng dân sự, người bảo vệ quyền lợi của đương sự có vị trí pháp lý độc lập với đương sự. Họ là người cố vấn pháp lý cho đương sự tham gia tố tụng và người bảo đảm quyền và lợi ích của đương sự.

1.3.3. Các yếu tố bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình

Một là yếu tố pháp luật

Quyền công dân và pháp luật là hai yếu tố không thể tách rời mà có tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng. Quyền công dân chỉ tồn tại khi nó được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Pháp luật ghi nhận các quyền công dân được xã hội thừa nhận. Thông qua pháp luật, quyền công dân được lên tiếng bảo vệ. Để bảo đảm quyền công dân, pháp luật đưa ra những điều cấm và những hành vi bắt buộc phải làm nhằm ngăn ngừa và chống lại các hành vi vi phạm quyền công dân. Quyền công dân được pháp luật xác lập là thiêng liêng, không thể xâm hại một cách tuỳ tiện và được bảo vệ bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế của xã hội, Nhà nước.

Pháp luật được coi là một điều kiện thiết yếu để bảo đảm quyền của công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình và có vai trò là phương tiện pháp lý để công dân được bảo đảm các quyền của mình khi tham gia hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình với tư cách là đương sự.Vậy nên pháp luật về tố tụng dân sự, pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện để thực sự trở thành một hành lang pháp lý thông suốt, minh bạch, thuận lợi



để bảo đảm quyền công dân trong các vụ án dân sự nói chung và vụ án hôn nhân và gia đình nói riêng.

Với các quy định của pháp luật còn tạo ra nhiều thiết chế giám sát, đối trọng như gia tăng vai trò của luật sư, tăng cường vai trò kiểm sát tư pháp của Viện kiểm sát và vai trò giám sát xã hội của các cơ quan, cá nhân, tổ chức khác đối với vấn đề bảo đảm quyền con người trong xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình.

Hai là hoạt động của cơ quan tư pháp

Trong hoạt động đảm bảo quyền con người của công dân nói chung và đảm bảo quyền con người trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình nói riêng, nếu như cơ quan lập pháp có chức năng xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật ghi nhận các quyền cơ bản của công dân, quy định các biện pháp cũng như trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền công dân; cơ quan hành pháp lại có chức năng triển khai các hoạt động đảm bảo quyền công dân thì cơ quan tư pháp lại là cơ quan bảo vệ pháp luật, bảo vệ các quy định của pháp luật về đảm bảo quyền công dân. Tuy là cơ quan bảo vệ những ngay trong hoạt động xét xử của mình các cơ quan tư pháp gồm Tòa án, Viện Kiểm sát cũng phải có trách nhiệm đảm bảo quyền công dân theo đúng quy định của pháp luật.

Muốn đảm bảo quyền của công dân trong hoạt động xét xử của Tòa án nói riêng cũng như hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình, Tòa án phải trở thành một trong những cách thức tốt nhất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Cách thức tốt nhất đó đòi hỏi không chỉ vì phán quyết của Tòa là chuẩn mực của sự công bằng mà cũng đòi hỏi thủ tục trong hoạt động xét xử phải thuận tiện, dễ dàng và chi phí thấp để bất kỳ công dân nào cũng có thể tiếp cận được với Tòa án. Cơ chế khiếu nại ra Tòa án phải trở thành nếp suy nghĩ bình thường của mỗi công dân, và cả khi công dân đưa đại diện cơ quan nhà nước ra trước Tòa án khi xét thấy quyền và lợi ích của mình bị cán bộ, công chức nhà nước xâm hại cũng phải trở thành nếp sinh hoạt bình thường trong thể chế Nhà nước và lúc đó Tòa án chỉ có thể độc lập và tuân theo pháp luật mà phán quyết.

Trong điều kiện nước ta hiện nay, bên cạnh việc tăng cường vai trò của các Tòa án nói chung và trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình thì chú

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 02/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí