Ý Nghĩa, Vai Trò Bảo Đảm Quyền Công Dân Trong Hoạt Động Xét Xử Các Vụ Án Hôn Nhân Và Gia Đình



trọng nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình của Tòa án là rất quan trọng. Vì hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình có có tính chất khác biệt so với xét xử các vụ án hình sự, hành và kinh tế. Bởi gia đình là tế bào của xã hội, mọi xung đột trong gia đình được giải quyết cũng như quyền lợi của các thành viên trong gia đình được Tòa án đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật thì xã hội mới được ổn định. Và bản thân phán quyết của Tòa án khi phân xử các mâu thuận của gia đình là dựa trên các quy định của pháp luật và trên cơ sở đảm bảo cao nhất quyền của công dân theo quy định đã khẳng định được vị trí, vai trò cũng như nghĩa vụ của Nhà nước với công dân của mình.

Ba là yếu tố ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý

Để bảo đảm quyền của công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình, ngoài các quy định của pháp luật, mỗi quốc gia còn cần xây dựng một hệ thống các cơ quan Nhà nước và đội ngũ công chức Nhà nước tại cơ quan tư pháp có ý thức trách nhiệm với công dân, có lương tâm và đạo đức nghề nghiệp. Ý thức trách nhiệm với công dân, lương tâm và đạo đức nghề nghiệp của các cơ quan Nhà nước và đội ngũ công chức Nhà nước chỉ có được nếu Nhà nước và xã hội tạo lập cho họ ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý.

Văn hóa pháp lý bao gồm ý thức pháp luật, hệ thống pháp luật, việc thực hiện pháp luật và những con người áp dụng pháp luật. Văn hóa là cái tự thân trong mỗi cá nhân con người cũng như đặc điểm, cách ứng xử chung, mang tính phổ biến, mang tính tích cực và tiến bộ của cả cộng đồng người. Ý thức pháp luật là một thành tố quan trọng của văn hóa pháp lý. Ý thức pháp luật nếu phân chia theo cấu trúc, trước hết bao gồm ý thức pháp luật nhóm và ý thức pháp luật cá nhân. Theo lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, ý thức pháp luật nhóm phản ánh quan điểm, tư tưởng, tình cảm của một nhóm xã hội nhất định về pháp luật, ý thức pháp luật cá nhân phản ánh quan điểm, tư tưởng, tình cảm của một cá nhân cụ thể về pháp luật. Về lý thuyết, trong lĩnh vực tố tụng dân sự, nhóm xã hội này là các chủ thể sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật, có hiểu biết sâu sắc về pháp luật và có địa vị trong xã hội, chính vì vậy, nếu có hành vi trái pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp, hoạt động tố tụng, thì những hành vi trái pháp luật chủ yếu xuất phát từ sự cẩu thả, tắc trách, thiếu trách nhiệm, hoặc cố ý thực hiện



hành vi trái pháp luật vì động cơ cá nhân, vì tham nhũng hoặc vì các quan hệ chính trị, xã hội mang tính tiêu cực khác. Do vậy vấn đề bảo đảm các quyền công dân khi thực hiện xét xử các vụ án dân sự nói chung và vụ án hôn nhân và gia đình nói riêng sẽ không được bảo đảm.

Mặt khác, sẽ không thể bảo đảm được quyền của công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình nếu chính bản thân công dân không ý thức được về quyền của mình, không đóng vai trò chủ động trong quá trình thực hiện pháp luật. Sự tự ý thức của công dân giúp cho công dân hiểu rò về giới hạn quyền của bản thân và những nghĩa vụ mà họ cũng phải thực hiện trong quá trình giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

1.3.4. Ý nghĩa, vai trò bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình

Đảm bảo quyền công dân trong hoạt động xét xử nói chung và hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình nói riêng mang ý nghĩa, vai trò to lớn cụ thể như sau:

Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn TAND thành phố Hà Nội - 6

Một là bảo đảm ổn định và phát triển đời sống kinh tế - xã hội

Bảo đảm quyền của công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình sẽ góp phần đem lại sự ổn định xã hội, đặc biệt ở góc độ tâm lý, giải quyết triệt để các mâu thuẫn trong vấn đề hôn nhân và gia đình gián tiếp bảo đảm được trách nhiệm của của các cơ quan Nhà nước nói riêng và thể chế, bộ máy Nhà nước nói chung.

Việc bảo đảm quyền của công dân góp phần bảo đảm về chính trị nhất là trong bối cảnh các vấn đề về nhân quyền trong nội bộ một quốc gia luôn được sử dụng như một con bài chính trị để tăng cường hoặc hạn chế các lợi ích mà các quốc gia đó được hưởng từ việc tham gia vào đời sống hợp tác quốc tế và tiến trình toàn cầu hóa.

Hai là thúc đẩy quá trình dân chủ hóa và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân

Trong mối quan hệ biện chứng giữa Nhà nước và công dân, việc bảo đảm quyền của công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình đóng vai trò nhất định trong việc thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa đời sống xã hội.



TAND ở vị thế quyền lực nhà phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật để bảo đảm quyền công dân khi giải quyết các vụ án dân sự nói chung và vụ án hôn nhân và gia đình nói riêng. Nói cách khác, Tòa án sẽ không được sử dụng các thẩm quyền tố tụng để ép buộc, để áp đặt ý chí của mình đối với công dân. Điều này cũng góp phần buộc các cơ quan Nhà nước phải sử dụng pháp luật để bảo đảm quyền công dân giải quyết triệt để các tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình tránh khiếu kiện nhiều góp phần tạo dựng thói quen hành xử theo pháp luật. Do vậy, có thể nói, bảo đảm quyền công dân trong xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình cũng chính là một cơ sở cho tiến trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân.

Ba là nâng cao chất lượng hoạt động xét xử vụ án hôn nhân và gia đình và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tư pháp.

Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động giải quyết các vụ án dân sự nói chung và vụ án hôn nhân và gia đình nói riêng là thước đo về mức độ hoàn thiện pháp luật, chất lượng giải quyết các vụ án và trình độ của cán bộ, công chức ngành Tư pháp. Một khi tất cả quyền của công dân được bảo đảm trong hoạt động giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình thì hiệu quả hoạt động giải quyết vụ án được nâng cao, các mâu thuẫn phát sinh liên quan đến hôn nhân và gia đình được giải quyết triệt để tránh khiếu kiện kéo dài, vượt cấp. Đồng thời thể hiện được trình độ về nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chứng ngành Tư pháp cũng như là đạo đức công vụ của họ.



KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Việc bảo đảm quyền công dân trong hoạt động giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình góp phần tạo ra một bộ mặt dân chủ và nhân văn hơn cho nền tố tụng dân sự, và đối với xã hội, còn đóng vai trò nhất định trong quá trình xây dựng một Nhà nước pháp quyền do nhân dân, của nhân dân và vì nhân dân. Do đó, tại nội dụng của chương 1 luận văn đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình. Trong đó đã tập trung phân tính và làm sang tỏ các thuật ngữ như “quyền công dân”, “hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình”, “bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình”. Đồng thời phân tích những nội dung cơ bản, nêu ra những yếu tố bảo đảm và vai trò của bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình.

Từ những phân tích rò ràng và cụ thể về mặt lý luận của chương 1 luận văn sẽ làm cơ sở để tác giả thực hiện phân tích thực trạng bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình qua thực tiễn TAND thành phố Hà Nội. Đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình.



Chương 2

THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CÔNG DÂN TRONG

HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI


2.1 . Khái quát chung về đặc điểm chính trị, kinh tế - xã hội và TAND thành phố Hà Nội

2.1.1. Đặc điểm chính trị, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội

Đặc điểm về chính trị:

Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; là nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và là nơi diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng nhất của đất nước. Hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội gồm:

- Thành ủy thành phố Hà Nội: Gồm các cơ quan như Văn phòng; Ban tổ chức; Ủy ban kiểm tra; Ban Dân vận; Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ; Ban Tuyên giáo. Thành ủy cơ quan lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết Ðại hội đại biểu thành phố, nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố; quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố; báo cáo công việc đã làm trước hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố hoặc theo yêu cầu của Ban Chấp hành. Trong lĩnh vực nhân sự, Thảnh ủy có quyền quyết định hay giới thiệu nhân sự cho các chức vụ quan trọng trong bộ máy thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố và các đoàn thể.

- HĐND và UBND thành phố Hà Nội.

HĐND Thành phố Hà Nội do người dân thành phố trực tiếp bầu lên, là cơ quan quyền lực nhà nước ở thành phố. HĐND quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa



phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước; HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, TAND, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương; HĐND thành phố Hà Nội hiện nay, nhiệm kỳ 2011–2016, gồm 95 đại biểu, chủ tịch là bà Ngô Thị Doãn Thanh [52].

UBND thành phố là cơ quan chấp hành của HĐND và là cơ quan hành chính nhà nước ở thành phố, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của Chính phủ và các nghị quyết của HĐND thành phố.Về đơn vị hành chính sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Thành phố Hà Nội gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành. Ngày 27/12/2013, Chính phủ ban hành nghị quyết 132/NQ-CP điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận và 23 phường [52]. Sự mở rộng phạm vi lãnh thổ đã tạo cho Thành phố Hà Nội nhiều cơ hội phát triển cả về kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng và cảnh quan đô thị.

UBND thành phố Hà Nội có các sở như Sở Công thương, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Lao động – Thương binh và xã hội, Sở Ngoại vụ, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Thông tin và truyền thông, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch, Sở Xây dựng, Sở Y tế, Ban quản lý khu công nghiệp – chế xuất, Ban chỉnh trang đô thị, Ban Dân tộc, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng nhà nước, Cục Thuế Hà Nội, Cục Hải quan thành phố, Công an Thành phố và các đơn vị trực thuộc khác.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị của thành phố: Gồm Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội và các đoàn thể chính trị của thành phố là Liên đoàn lao động Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị của Thành phố và các đoàn thể khác. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội cùng các đoàn thể chính trị là



cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân trên địa bàn thành phố; thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Thành ủy, UBND thành phố, hoạt động đối ngoại của thành phố.

Với hệ thống chính trị ổn định và vững mạnh là cơ sở để thành phố Hà Nội nói chung và TAND thành phố Hà Nội nói riêng đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cũng như đảm bảo quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình.

Về kinh tế - xã hội:

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố Hà Nội luôn nằm trong “Top” đầu cả nước. Kinh tế Thành phố Hà Nội trong hai thập niên qua luôn đạt mức tăng trưởng khá cao so với cả nước, trong đó bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt: 11,24%; 2006-2009: 10,22% (cả nước tương ứng là 7,51% và 7,08%). Năm 2009, do tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu nên tốc độ tăng trưởng kinh tế Thành phố Hà Nội bị chững lại, song vẫn đạt mức cao hơn 23% so với cả nước, chỉ thấp hơn Tp. Hồ Chí Minh (6,7% so với 5,32% và 8%). Sang năm 2010, tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 10,1% so với cùng kỳ năm trước (cả nước: 6,16%), dự báo cả năm ước đạt khoảng 8%-8,5%, đưa tốc độ tăng trưởng GDP trung bình thời kỳ 2006-2010 đạt khoảng 9,85% (cả nước 6,96%) [53].

Sau 10 năm (2000 - 2009), mức thu nhập bình quân đầu người tại Thành phố Hà Nội đã tăng lên 332%, bình quân mỗi năm tăng 33,2% (tương ứng, cả nước tăng 290% và 29%). Theo dự báo của Thành phố, năm 2010 thu nhập bình quân có thể lên đến 35 - 36 triệu đồng, tăng 10% - 13% so với năm 2009. Hiện tại, thu nhập bình quân của Thành phố Hà Nội đã cao gấp 64,8% so với mức trung bình cả nước [53].

Tại Đề án “Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, các cơ quan lập chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô dự kiến nhu cầu đầu tư toàn xã hội của Thành phố Hà Nội là 60 tỷ USD vào thời kỳ 2011 - 2015 và khoảng 97 - 98 tỷ USD vào thời kỳ 2016 - 2020. Các cơ quan này cũng tính toán đến



năm 2020 quy mô dân số của Thành phố Hà Nội đạt 8 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 54%, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước hàng năm đạt 9 - 10% vào thời kỳ 2011 - 2020, GDP đầu người đạt 5.100 - 5.300USD/năm. Cơ cấu lao động năm 2020 của Thủ đô sẽ là: Dịch vụ 55-56%; công nghiệp-xây dựng 29-30%; nông nghiệp 14-16%; năm 2030 tương ứng là: 59-60%; 34-35% và

5- 6%, tỷ lệ dân số đô thị khoảng 54-55%; năm 2030 khoảng 9,5 triệu người, tỷ lệ dân số đô thị khoảng 67-70%. Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt khoảng 0,86-0,90. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực đô thị năm 2020 dưới 5%. Hệ thống giáo dục và đào tạo của Thành phố Hà Nội cũng sẽ được chuẩn hóa, tiên tiến và hiện đại. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 dự kiến đạt 70-75% và năm 2030 là khoảng 85-90% [458, tr.3,4].

Mật độ dân số trung bình của Thành phố Hà Nội là 1.979 người/km². Mật độ dân số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km², trong khi đó, ở những huyện ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ dưới 1.000 người/km²[52].

Về cơ cấu dân số, theo số liệu 1 tháng 4 năm 1999, cư dân Thành phố Hà Nội và Hà Tây chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác như Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%. Năm 2009, người Kinh chiếm 98,73% dân số, người Mường 0,76% và người Tày chiếm 0,23 %, dân số thành thị là 2.632.087 chiếm 41,1%, và 3.816.750 cư dân nông thôn chiếm 58,1% [52].

Bên cạnh sự phát triển kinh tế - xã hội, Thành phố Hà Nội là một địa bàn rộng diễn ra các hoạt động kinh tế - xã hội đa dạng, sôi động nên những tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình ngày càng phát triển. Tỷ lệ các vụ án về hôn nhân và gia đình được giải quyết tại TAND ngày càng tăng về số lượng cũng như độ phức tạp đòi hỏi toàn ngành Tòa án phải chú trọng giải quyết triệt để những tranh chấp phát sinh trong quan hệ hôn nhân và gia đình đồng thời bảo đảm quyền công dân trong quá trình giải quyết.

2.1.2. Vị trí, vai trò của TAND thành phố Hà Nội

Vị trí của TAND thành phố Hà Nội trong hệ thống Tòa án

Hiến pháp Việt Nam được sửa đổi năm 2013 quy định “Tòa án là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp" [25, Điều 102],

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 02/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí