Đối Với Cơ Sở Đào Tạo Chuyên Ngành Công Tác Xã Hội

nên cũng chẳng làm ăn được gì, mẹ tôi đau yếu suốt. Nhà nghèo lại nghèo hơn. Sau rất nhiều lần mẹ tôi đã bỏ về quê sống với ngoại. Bố tôi có xuống đón nhưng bà không về và bà đã gửi đơn li dị. Bố tôi suốt ngày uống rượu, rồi lại đánh đập anh chúng tôi. Tôi phải nghỉ học từ lúc học lớp 7 rồi đi làm, đứa em gái tôi do không có mẹ ở nhà nên đã ăn chơi đua đòi, bỏ nhà đi bụi. Nếu sau này có lấy vợ tôi sẽ không đánh vợ tôi để con cái không bơ vơ như anh em tôi trước đây”. (Phỏng vấn sâu, N.T.H, Bình Nhâm). Những ý kiến của người dân đã cho thấy thực chất vấn đề bạo lực gia đình luôn được họ quan tâm, câu lạc bộ được thực hiện chỉ là bước đệm để họ thoát khỏi nó, ngăn chặn và đẩy lùi nó. Họ đã góp phần công sức của mình vào sự thành công của dự án. Chính những điều này đã giúp cho cộng đồng là ngôi nhà an toàn nhất mà những nạn nhân bạo lực gia đình dựa vào. Thay đổi nhận thức của nạn nhân bạo lực gia đình như đã trình bày ở trên, những người phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình đã thay đổi được nhận thức và hành vi để bảo vệ chính mình. Là đối tượng mà Câu lạc bộ hướng tới và có lẽ là người được hưởng lợi nhiều nhất. Những nạn nhân bị bạo lực gia đình có thể là những người vợ, người mẹ, người chị, là trẻ em, người già, người tàn tật và cả người chồng nữa. Nhưng ở khía cạnh này dự án hướng tới nhiều nhất vẫn là những người vợ, người mẹ, những người đã hi sinh cả cuộc đời mình cho chồng cho con để giữ gìn hạnh phúc của mình. Trước đây, mỗi khi bị bạo hành, bị người chồng của mình đánh đập họ đã phải cam chịu, phải giữ kín vì muốn bảo vệ danh dự cho nhà chồng, vì “xấu chàng hổ ai”, vì thiếu thông tin thiếu các kỹ năng xã hội. Những tưởng sự cam chịu ấy giúp họ có thể tránh khỏi những trận đòn roi, hành hạ của người chồng. Nhưng điều đó đã phản tác dụng, vì càng nhẫn nhịn, chịu đựng thì người chồng càng cho rằng mình có quyền hành hạ vợ. “Từ lúc cưới cho đến giờ anh ta đã đánh tôi 5 lần, lần nào đánh tôi anh ta cũng khóa trái cửa lại, bắt tôi phải ở trong nhà. Lần này tôi đã mở cửa chạy ra khỏi

nhà và la hét lên, hàng xóm thấy vậy sang can ngăn. Nguôi cơn giận tôi về nhà hai vợ chồng nói chuyện, tôi bảo bây giờ nếu anh còn đánh vợ thì tôi sẽ báo với chính quyền. Tôi đã cảm thấy rất tự tin vì đã vượt qua được chính bản thân mình. Chuyện bạo lực tôi không giấu kín nữa, mà để cho mọi người biết thì chồng tôi sẽ không dám đánh tôi nữa”. (Phỏng vấn sâu, C.N.L, An Sơn). Thông qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm khi sinh hoạt tại câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình, cán bộ chính quyền và các ban ngành đoàn thể của địa phương và cả chính nạn nhân đã đều thừa nhận rằng nạn nhân không còn cam chịu như trước nữa. Khi sinh hoạt câu lạc bộ các cô các chị đã đứng lên chia sẻ câu chuyện của mình, một mặt để giải tỏa những bức xúc trong lòng, mặt khác để chia sẻ kinh nghiệm cho các chị em khác trong câu lạc bộ, tránh được những hậu quả nghiêm trọng mà bạo lực gia đình gây ra. Họ đã tích lũy thêm kinh nghiệm và hiểu biết hơn về cuộc sống và xã hội, có trách nhiệm hơn đối với bản thân và cộng đồng mà họ sinh sống để đối phó với những tình huống bạo lực gia đình. Họ đã cảm thấy tự tin hơn, bản lĩnh hơn rất nhiều. Từ chỗ không còn cam chịu đã có những người phụ nữ bị bạo hành đã phản kháng lại người chồng của mình bằng việc đánh lại người chồng của mình. Có lẽ đây là một sự thay đổi cực kì lớn, nó như một giọt nước làm tràn ly, khi mà con người ta không thể chịu đựng thêm được nữa thì sự phản kháng luôn ở sẵn trong họ đã nổi dậy. Những người chồng sẽ cảm thấy ngạc nhiên, bất ngờ, có người còn cảm thấy sợ hãi nữa. Việc đánh lại chồng mình không phải là một điều tốt, nhưng đối với những nạn nhân của bạo lực gia đình thì đây là một hành động được cho là tự vệ chính đáng, có thể hiểu và thông cảm được. Chắc chắn một điều rằng dự án đã có tác động rất lớn đến suy nghĩ của những người phụ nữ ấy, để biến thành hành động giúp họ thay đổi cuộc sống gia đình của chính mình. “Lần đó tôi đã đứng dậy và cầm cái chổi đánh vào người anh ta liên tiếp, sức của tôi yếu nên đánh liên tiếp như vậy chắc anh

ta cũng đau. Khi tôi cầm chổi đánh lại anh ta thì anh ta ngạc nhiên và đứng yên nhìn tôi không nói gì nữa. Lúc đó tôi đã cảm thấy rằng thì ra bấy lâu nay tôi cứ để anh ta đánh tôi thì anh ta lại càng đánh hăng hơn, giờ tôi đánh lại thì anh ta đã dừng lại. Các cụ nói đúng lắm “tức nước thì vỡ bờ” mà. Sau đó tôi đã cảm thấy mình thật mạnh mẽ, tôi không còn sợ nữa”. (Phỏng vấn sâu, N.T.M, Hưng Định). Kết quả cho thấy rất rõ ràng, những nạn nhân đã có sự thay đổi tích cực về mặt nhận thức dẫn đến thay đổi hành động. Họ đã chủ động trong cuộc sống và đương đầu với những thách thức, những khó khăn của cuộc sống. Thay đổi nhận thức và hành vi của người gây ra bạo lực. Là một thị xã công nghiệp – dịch vụ, chính vì vậy cuộc sống nơi đây gắn liền với nền công nghiệp phát triển, đa số là dân nhập cư đến sinh sống và làm việc. Đa số các vụ bạo lực gia đình xuất phát từ các khu nhà trọ. Sự thay đổi từ người gây ra bạo lực chưa được nhiều như những nạn nhân của bạo lực gia đình. Những người gây ra bạo lực đã cho vợ của mình được có thời gian tham gia câu lạc bộ, tham gia các sinh hoạt cộng đồng. Nghĩa là cho người vợ của mình quyền được tự do giao tiếp xã hội. Đó cũng là tiền đề để mô hình câu lạc bộ phát huy tác dụng. Những người vợ đi sinh hoạt câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình được phát tài liệu mang về nhà, các cô, các chị cho biết có những người chồng đã mở tài liệu đó ra đọc. Khi đọc xong có người chồng không nói gì mà lên giường nằm ngủ, có người thì đi ra ngoài đường, có người thì mỉm cười… Đó là những thông tin mà các cô các chị đã phản ánh lại lúc đi tham gia câu lạc bộ. Cùng với việc truyền thông qua loa truyền thanh hàng ngày thì những người chồng ngày càng được ngấm dần tư tưởng, từ đó nếp nghĩ cũng dần thay đổi đi. Nhiều người chồng được tham dự Hội nghị tọa đàm “Bữa cơm gia đình ấm áp, yêu thương” do thị xã tổ chức khi trở về đã cảm thấy mình có lỗi rất nhiều với người vợ của mình. Họ tự nhận thấy xấu hổ, bởi tại hội nghị ấy đã có những chị phụ nữ đứng lên chia sẻ câu chuyện của

mình trong nước mắt, ai cũng thông cảm cho những người phụ nữ bị bạo lực. Còn những người gây ra bạo lực ngồi chứng kiến nỗi đau đã gây ra cho người vợ của mình. Sau hội nghị những người chồng đã từng đánh vợ có những thay đổi đáng kể. Họ biết giúp vợ việc nhà, ít to tiếng, hiểu và thông cảm cho vợ hơn. Nhưng cũng còn một số người thì về lại sống khép mình, cô lập. Đó là những người nông dân gây ra bạo lực, còn những người gây ra bạo lực là cán bộ, đảng viên cũng có sự thay đổi ít nhiều. Trước hết họ đã nhận ra rằng việc dùng bạo lực đối với người vợ, người mẹ của các con mình là hành động sai lầm. Nhận ra sai lầm đã giúp họ dần dần điều chỉnh hành vi của bản thân. Áp lực từ phía cộng đồng, từ cơ quan tổ chức đã giúp họ giảm đi tính gia trưởng cục bộ. Hướng tới xây dựng cuộc sống hạnh phúc, gia đình bình đẳng. Có những người về hưu thì tham gia vào các tổ hòa giải của địa phương để tuyên truyền, vận động, hòa giải cho rất nhiều cặp vợ chồng gặp phải vấn đề về bạo lực gia đình. Bởi lẽ, họ là những người đã từng là người gây ra bạo lực, đứng ở các khía cạnh thì họ hiểu được những việc làm trái với giá trị đạo đức ấy không thể giúp gia đình hạnh phúc, vợ chồng yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Họ thay đổi được bản thân mình và còn làm gương để đi tư vấn cho những người chồng khác. Chia sẻ về công việc hòa giải của mình chú N.V.H, bí thư chi bộ ấp Phú Hưng xã An Sơn cho biết: “Khi chứng kiến cảnh gia đình người khác có bạo lực, chồng đánh vợ, mỗi lần như vậy tôi đều cảm thấy có hình ảnh của mình ở đó khi li hôn rồi giờ nghĩ lại tôi cảm thấy rất ăn năn, hối hận. Cho nên, tôi đã tự nhủ và quyết tâm với chính mình rằng phải giúp đỡ những gia đình ấy, đặc biệt là giúp những người chồng thay đổi nhận thức, chấm dứt việc đánh vợ, đánh con. Khi đến hòa giải có những người chồng thì tiếp chuyện với chúng tôi, đó là những người có thể tuyên truyền được. Còn những người thấy chúng tôi đến thì chửi bới và không tiếp chuyện là cũng có, và việc hòa giải đối với những người ấy thì cũng khó khăn, phải mất

nhiều thời gian tiếp xúc”. Kết quả đó cho thấy sự lạc quan trong việc giảm dần tình trạng bạo lực gia đình tại địa phương. Mặc dù những người gây ra bạo lực chưa chấm dứt hẳn bạo lực và để làm được điều đó cần rất nhiều thời gian, nhiều nguồn lực. Nhưng ở quá trình triển khai thực hiện mô hình câu lạc bộ này đã giúp cho những người gây ra bạo lực thấy được đó chính là sai lầm và việc đánh vợ không giúp cho cuộc sống của họ thoải mái, dễ chịu hơn.

Tiểu kết chương 3


Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, chương 3 tác giả đi đến những cơ sở nghiên cứu mô hình và phương pháp phỏng vấn sâu nhằm khai thác các khía cạnh tâm lý bên trong của nạn nhân mà phương pháp điều tra không khai thác hết được.

Tiến hành phỏng vấn sâu với những câu hỏi đã được người nghiên cứu chuẩn bị từ trước. Kết quả cho thấy rất rõ ràng, những nạn nhân đã có sự thay đổi tích cực về mặt nhận thức dẫn đến thay đổi hành động. Họ đã chủ động trong cuộc sống và đương đầu với những thách thức, những khó khăn của cuộc sống.

Qua kết quả phỏng vấn sâu và can thiệp với phương pháp làm việc nhóm tác giả cho rằng để giảm thiểu các vấn đề của xã hội và hỗ trợ cho nạn nhân bị bạo lực gia đình thì cần thiết xây dựng mô hình câu lạc bộ để các thành viên nâng cao nhận thức, hỗ trợ nhau trong các vấn đề của cuộc sống xã hội và các nan đề của thân chủ đang đối diện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Công tác xã hội với nạn nhân bạo lực gia đình trên địa bàn Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương - 11

Đề tài đã hệ thống và xác định các lý thuyết và khái niệm công cụ nhằm thao tác chúng trong quá trình thực hiện đề tài, từ cách tiếp cận lý luận chúng tôi hệ thống các lý thuyết trong công tác xã hội, các hình thức bạo lực, nguyên nhân và hậu quả của bạo lực gia đình.

Từ các tiếp cận phân tích tổng quan của vấn đề nghiên cứu ở trên thế giới và ở trong nước, chúng tôi nhận thấy rằng công tác xã hội với nạn nhân bị bạo lực gia đình vẫn chưa được khai thác một cách triệt để, đặc biệt là ở các địa phương, phường, xã thì lại càng chưa có nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề này.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, người dân ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương có xảy ra bạo lực gia đình tuy nhiên chỉ ở mức độ vừa thỉnh thoảng. Khi khảo sát hầu hết người dân đã phân biệt và đánh giá được những hành vi bạo lực gia đình; đồng thời đánh giá được mức độ bạo lực gia đình ở địa phương, cũng như đánh giá được nguyên nhân và các hình thức dẫn đến bạo lực gia đình. Đặc biệt, khi xảy ra bạo lực gia đình cần tìm đến những hình thức can thiệp, trợ giúp khi mình là nạn nhân của bạo lực gia đình. Mặt khác, qua khảo sát, phân tích người nghiên cứu đã thu nhận được hiệu quả của các hình thức tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình tại địa phương. Đồng thời, trong nghiên cứu cũng giúp người dân nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến tất cả các mặt của đời sống xã hội, gia đình, sự phát triển của con cái...

Qua nghiên cứu cho thấy, người dân rất cần được hỗ trợ, can thiệp về bạo lực gia đình của chính quyền địa phương, của nhân viên công tác xã hội, đây cũng là thông tin bổ ích để các cấp ban ngành, các cơ sở đào tạo công tác xã hội thấy được ý nghĩa và vai trò của nhân viên công tác xã hội với các vấn đề của xã hội nói chung và hỗ trợ cho nạn nhân bị bạo hành gia

đình nói riêng. Chương 3 tác giả đi đến những cơ sở nghiên cứu mô hình và phương pháp phỏng vấn sâu nhằm khai thác các khía cạnh tâm lý bên trong của nạn nhân mà phương pháp điều tra không khai thác hết được.

Tiến hành phỏng vấn sâu với những câu hỏi đã được người nghiên cứu chuẩn bị từ trước. Kết quả cho thấy rất rõ ràng, những nạn nhân đã có sự thay đổi tích cực về mặt nhận thức dẫn đến thay đổi hành động. Họ đã chủ động trong cuộc sống và đương đầu với những thách thức, những khó khăn của cuộc sống.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tác giả đã giải quyết được giả thiết của đề tài đặt ra và đạt được mục đích nghiên cứu. Kết quả cho thấy có ý nghĩa thống kê về mặt khoa học.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với chính quyền địa phương

Đối với chính quyền địa phương cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, xây dựng kế hoạch hàng quý, hàng năm làm công tác tiếp dân, phải gần dân, hiểu dân và vì dân để tạo cho họ tâm lý yên tâm, tin tưởng vào chính quyền.

Thành lập và xây dựng đội phản ứng nhanh để ứng phó với các tình huống xảy ra ở địa phương, đặc biệt là trợ giúp cho nạn nhân bị bạo lực gia đình.

Quan tâm đến chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là quan tâm đến bộ phận văn hóa xã, nhất là chế độ chính sách cho người làm công tác xã hội.

Áp dụng luật hôn nhân gia đình và có chế tài răn đe đối với những đối tượng gây rối xã hội nhất là bạo hành những người thân trong gia đình.

2.2. Đối với cơ sở đào tạo chuyên ngành công tác xã hội

Nghiên cứu các văn bản pháp quy, xây dựng chương trình đào tạo ngành công tác xã hội gắn liền với nhu cầu của xã hội.

Xây dựng các mô hình thực hành, thực tập ngay trong nhà trường để giúp cho người học hình thành kỹ năng xã hội, kỹ năng công tác xã hội.

Xác định chuẩn đầu ra gắn với nhu cầu thực tiễn xã hội cam kết về chất lượng đào tạo và việc làm sau khi ra trường của người học.

2.3. Đối với nhân viên công tác xã hội

Nhân viên công tác xã hội cần tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị. Hoạt động nghề nghiệp công tác xã hội trong phạm vi nhiệm vụ được giao và không được từ chối yêu cầu cung cấp dịch vụ công tác xã hội phù hợp của đối tượng; Bảo mật thông tin liên quan đến đối tượng.

Có kỹ năng tham vấn tâm lý, biết tôn trọng sự khác biệt và nhận diện được các nan đề của thân chủ.

Nhân viên công tác xã hội phải không ngừng rèn luyện để phát triển các phẩm chất nghề nghiệp như: Cần, kiệm, liêm, chính, không được lạm dụng các mối quan hệ với đối tượng để vụ lợi cá nhân; xác định rõ ranh giới giữa cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp; Tâm huyết, trách nhiệm, chủ động và sáng tạo trong việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp cho đối tượng; Kiên nhẫn, thấu hiểu, chia sẻ và quan tâm đối với đối tượng; Đặt lợi ích của đối tượng là quan trọng nhất trong quá trình hoạt động nghề nghiệp công tác xã hội; Chịu trách nhiệm về các hoạt động nghề nghiệp của mình theo quy định của pháp luật; Giữ gìn sự đoàn kết với các đồng nghiệp; không lợi dụng, chia rẽ mối quan hệ giữa các đồng nghiệp; Chăm sóc bản thân và xây dựng hình ảnh phù hợp để đảm bảo hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp, hiệu quả.

2.4. Đối với người dân

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, có ý thức trong việc xây dựng văn hóa gia đình và văn hóa phường, xã.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023