Vai trò | ĐTB | ĐLC | p | Thứ bậc | |
1 | Rất quan trọng | 0,41 | 0,06 | <0,0001 | 1 |
2 | Quan trọng | 0,41 | 0,06 | <0,0001 | 1 |
3 | Bình thường | 0,16 | 0,04 | <0,0001 | 2 |
4 | Không quan trọng | 0,00 | 0,00 | <0,0001 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Lý Luận Về Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bạo Lực Gia Đình
- Thực Trạng Bạo Lực Gia Đình Ở Thị Xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương
- Đối Tượng Can Thiệp Khi Có Hiện Tượng Xảy Ra Bạo Lực Gia Đình Ở Thị Xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương
- Kết Quả Ban Đầu Của Biện Pháp Từ Góc Độ Công Tác Xã Hội
- Đối Với Cơ Sở Đào Tạo Chuyên Ngành Công Tác Xã Hội
- Công tác xã hội với nạn nhân bạo lực gia đình trên địa bàn Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương - 12
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Ghi chú:ĐTB= điểm trung bình; ĐLC= độ lệch chuẩn
Kết quả khảo sát ở bảng 2.8 cho thấy, khi khảo sát về vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc tuyên truyền, hỗ trợ các nạn nhân bị bạo lực gia đình, nhìn chung tất cả mọi người đều đánh giá cao vai trò của nhân viên công tác xã hội, không có trường hợp nào đánh giá là “không quan trọng”.
Ở 2 vai trò được người dân đánh giá cao nhất đó là “Rất quan trọng” với ĐTB= 0,41 điểm và “Quan trọng” có ĐTB= 0,41 điểm đều xếp thứ bậc 1.
Tuy nhiên, vẫn còn một số người dân chưa nhận được sự hỗ trợ kịp thời của nhân viên công tác xã hội trong vấn đề bạo lực gia đình do vậy, họ nhận thức và đánh giá về vai trò của nhân viên công tác xã hội là “Bình thường” với ĐTB= 0,16 điểm và xếp thứ bậc 2.
Như vậy, nhìn chung công tác xã hội với nạn nhân bị bạo lực gia đình là rất quan trọng, có ý về mặt xã hội và nhân văn, nếu phát huy tốt vai trò của công tác xã hội trong đời sống xã hội của người dân thì sẽ trợ giúp kịp thời với những người yếu thế (nạn nhân bị bạo lực gia đình).
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2, tác giả đã khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu từ đó, tiến hành khảo sát, phân tích kết quả về thực trạng bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, người dân ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương có xảy ra bạo lực gia đình tuy nhiên chỉ ở mức độ vừa thỉnh thoảng. Khi khảo sát hầu hết người dân đã phân biệt và đánh giá được những hành vi bạo lực gia đình; đồng thời đánh giá được mức độ bạo lực gia đình ở địa phương, cũng như đánh giá được nguyên nhân và các hình thức dẫn đến bạo lực gia đình. Đặc biệt, khi xảy ra bạo lực gia đình cần tìm đến những hình thức can thiệp, trợ giúp khi mình là nạn nhân của bạo lực gia đình. Mặt khác, qua khảo sát, phân tích người nghiên cứu đã thu nhận được hiệu quả của các hình thức tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình tại địa phương. Đồng thời, trong nghiên cứu cũng giúp người dân nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến tất cả các mặt của đời sống xã hội, gia đình, sự phát triển của con cái...
Qua nghiên cứu cho thấy, người dân rất cần được hỗ trợ, can thiệp về bạo lực gia đình của chính quyền địa phương, của nhân viên công tác xã hội, đây cũng là thông tin bổ ích để các cấp ban ngành, các cơ sở đào tạo công tác xã hội thấy được ý nghĩa và vai trò của nhân viên công tác xã hội với các vấn đề của xã hội nói chung và hỗ trợ cho nạn nhân bị bạo hành gia đình nói riêng.
Kết quả nghiên cứu thực trạng ở chương 2 còn là cơ sở để đi sâu phân tích các cơ sở đề xuất biện pháp, can thiệp nhóm đối với công tác xã hội để giúp đỡ các nạn nhân, những người yếu thế.
Chương 3
CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG
3.1. Cơ sở lý luận đề xuất biện pháp can thiệp bạo lực gia đình
3.1.1. Cơ sở pháp lý
- Luật Bình đẳng giới năm 2006.
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 2 năm 2009 của Chính phủ “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình” .
- Quyết định số 629/QĐ –TTg ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
- Thông tư số 23/2011/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch “Quy định thu thập, xử lý thông tin về gia đình phòng, chống bạo lực gia đình” .
- Quyết định số 789/QĐ – UBND ngày 02 tháng 4 năm 2013 của UBND tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
- Quyết định số 2882/QĐ –UBND ngày 06 tháng 11 năm 2015 của UBND tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 – 2020.
- Công văn số 28/SVHTTDL – XDNSVHGĐ ngày 12 tháng 01 năm 2016 của Sở văn hóa thể thao và du lịch – phòng xây dựng nếp sống văn hóa gia đình về việc hướng dẫn triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình năm 2016.
- Công văn số 773/SVHTTDL – XDNSVHGĐ ngày 06 tháng 09 năm 2014 của Sở văn hóa thể thao và du lịch – phòng xây dựng nếp sống văn hóa gia đình về việc hướng dẫn định mức chi cho các hoạt động thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình theo thông tư liên tịch số 143/2011/BTC-BVHTTDL của ban tổ chức Bộ văn hóa thể thao và du lịch.
3.1.2. Cơ sở thực tiễn
Xuất phát từ thực trạng bạo lực gia đình ở địa phương và vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ người bị bạo lực gia đình. Xây dựng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình trên toàn quốc nhằm góp phần thực hiện luật Phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng và tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại các địa phương.
3.2. Một số biện pháp can thiệp bạo lực gia đình của công tác xã hội tại thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
3.2.1. Các hoạt động trợ giúp
- Khảo sát về thực trạng bình đẳng giới và bạo lực gia đình trong toàn thị xã, đồng thời sẽ đánh giá về sự quan tâm của các đối tác chính quyền địa phương đến các vấn đề này.
- Nâng cao năng lực cho cán bộ chủ chốt của các đối tác và các cơ quan chính quyền địa phương về pháp luật và chính sách của nhà nước liên quan đến bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình.
- Thành lập các câu lạc bộ riêng dành cho nam giới và phụ nữ sẽ được thành lập như là nơi gặp mặt để chia sẻ và học hỏi các vấn đề về giới,
các hình thức bạo lực. Tối thiểu 50% số thành viên là nạn nhân hoặc người gây ra bạo lực gia đình. Mục tiêu chính của các câu lạc bộ này là nhằm thay đổi hành vi của người gây ra bạo lực nhờ việc nâng cao nhận thức và áp lực nhóm, đồng thời tăng cường lòng tự trọng và quyết tâm của nạn nhân.
- Nâng cao nhận thức về pháp luật và các chính sách của nhà nước dành cho nam giới, phụ nữ và học sinh liên quan đến bình đẳng giới và bạo lực gia đình. Các hoạt động nâng cao nhận thức sẽ được điều chỉnh để phù hợp với các nhóm mục tiêu về nội dung, ngôn ngữ và phương pháp luận. Có thể đưa vào các bài giảng, hội thảo và thảo luận với người dân địa phương hoặc phát các tờ rơi và các chiến dịch truyền thông với sự tham gia của các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình và đài truyền thanh thị xã. Tổ chức nhiều hoạt động nâng cao nhận thức khác nhau theo cách có thể tối đa hóa việc huy động cộng đồng địa phương tham gia chống bạo lực gia đình, và do đó tác động đến việc thay đổi thái độ và hành vi của họ.
- Thiết lập các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bao gồm các câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, các nhóm phòng, chống bạo lực gia đình, các địa chỉ tin cậy.
- Tăng cường dịch vụ tư vấn, các thành viên của nhóm phòng, chống bạo lực gia đình, tổ hòa giải sẽ được tập huấn về kỹ năng tư vấn. Họ sẽ là những người đầu tiên hỗ trợ tâm lý, giải quyết các xung đột nghiêm trọng và bạo lực giữa các cặp vợ chồng và trợ giúp cho nạn nhân.
- Hỗ trợ các hoạt động tạo thu nhập: NAV và các đối tác sẽ hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình bằng cách đào tạo nghề và cho vay quy mô nhỏ đối với các hoạt động thu nhập.
3.2.2. Mô hình truyền thông
Truyền thông nâng cao nhận thức về phòng chống bạo lực gia đình, tổ chức các chiến dịch, sự kiện truyền thông, vận động về phòng chống bạo lực gia đình; xây dựng các trang thông tin điện tử về phòng chống bạo lực gia đình; tờ tin về phòng chống bạo lực gia đình. Lồng ghép nội dung tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình với Luật bình đẳng giới. Chú trọng nội dung giáo dục, vận động đạo đức, lối sống văn hóa trong gia đình, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình trong việc xây dựng gia đình nói không với bạo lực gia đình.
Trong những năm gần đây, công tác tuyên truyền vận động đã được sử dụng khá rộng rãi trong việc nâng cao nhận thức về phòng chống bạo lực gia đình tại các địa phương. Hệ thống thông tin đại chúng đã nêu lên những vụ việc bạo lực gia đình mang tính chất nguy hiểm nhằm lên án mạnh mẽ hiện tượng bạo lực trong những gia đình hiện nay. Đồng thời đưa ra và phê phán trước dư luận xã hội hành vi bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em, người già. Bên cạnh đó, công tác truyền thông, tuyên truyền vận động còn thể hiện việc xây dựng những gia đình văn hóa với những chuẩn mực, đạo đức được quy định. Các hình thức truyền thông ngày càng đa dạng và phong phú hơn, giúp cho từng người dân hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ hạnh phúc gia đình và ngăn ngừa hiện tượng bạo lực gia đình. Các hình thức truyền thông từ cấp trung ương thông qua báo chí, báo mạng, truyền hình, qua các văn bản được quy định xuống các tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã, phường, thị trấn thông qua hoạt động của các cấp chính quyền, đoàn thể như Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh Niên cộng sản Hồ Chí Minh. Chính những điều đó đã tác động đến ý thức của từng người dân trong việc giữ gìn hạnh phúc gia đình của chính mình, đồng thời
giúp mỗi chúng ta kiểm soát hành vi và ngăn ngừa những nguy cơ, những mầm mống về bạo lực gia đình có thể xuất hiện.
Phối hợp với Trung tâm y tế, đài truyền thanh tuyên truyền trên hệ thống loa đài của thị xã được 24 lượt với thời lượng 1.200 phút.
Tuyên truyền trên hệ thống loa đài của xã, phường được 1.558 phút.
Lắp đặt mới 02 pano Phòng, chống BLGĐ tại 02 phường An Thạnh và Vĩnh Phú. [24]
Tổ chức cấp phát 2.000 tờ rơi tuyên truyền về Phụ nữ Bình Dương thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa; cấp phát 2.000 tờ rơi có nội dung tuyên truyền về Phòng chống bạo lực gia đình và tuyên truyền về việc xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc cho 10 phường xã (do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương cung cấp).
Thực hiện tuyên truyền lồng ghép với các cuộc họp hàng quý, đến
72.028 hộ dân trong 56 khu phố thuộc 10 phường-xã trên địa bàn thị xã. [24]
Phối hợp các ban, ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền các nội dung liên quan đến giáo dục gia đình, phòng chống bạo lực gia đình được 18 cuộc, với gần 406 lượt người dự.
Ban hành kế hoạch số 11/KH-BCĐ ngày 10/3/2017 của Ban chỉ đạo công tác gia đình thị xã Thuận An về triển khai thực hiện mô hình Phòng, chống bạo lực gia đình thị xã Thuận An năm 2017; ban hành kế hoạch số 21/KH-PVHTT ngày 02/6/2017 của Phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Thuận An về tổ chức các hoạt động tuyên truyền Tháng hành động quốc gia về Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2017. Kết quả thực hiện được 200 banner dọc, 40 Băngrol tại các khu dân cư, các tuyến đường trung tâm
trên toàn thị xã; tuyên truyền được 02 tin ngắn, 01 bài viết đăng trên Trang thông tin điện tử thị xã.[24]
3.2.3. Can thiệp với nhóm nạn nhân bạo lực gia đình
* Thành lập nhóm
Nhóm được tiến hành thành lập tại xã An Sơn, phường Hưng Định và phường Bình Nhâm bởi lý do vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình đang được chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể quan tâm. Tại đây đã có sẵn câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình, mỗi câu lạc bộ có trên 20 người, bao gồm đại diện chính quyền địa phương, người dân, nạn nhân của bạo lực gia đình và những thanh niên chưa lập gia đình. Câu lạc bộ hoạt động thường xuyên và được chính quyền địa phương, đặc biệt là những người phụ nữ ghi nhận ý nghĩa của nó. Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp phụ nữ ở đây có năng lực, trình độ, kinh nghiệm và cam kết cao đối với vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình. Ngoài ra, 03 địa bàn này đa số là người dân địa phương, từ đó các thông điệp truyền thông có thể tác động tới các địa bàn khác trong toàn thị xã. Đó cũng chính là lý do mà tác giả chọn 03 địa bàn trên để thực hiện quá trình nghiên cứu của mình.
* Mục tiêu nhóm
Nâng cao năng lực cho những người phụ nữ bị bạo hành có thể giải quyết được vấn đề tránh được các hành vi bạo lực và nâng cao hiểu biết của phụ nữ về vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình.
* Kế hoạch thực hiện
Tổ chức các hoạt động của Câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình thông qua các buổi họp, sinh hoạt của câu lạc bộ. Nội dung bao gồm các kiến thức về bạo lực gia đình, chia nhóm thảo luận những vấn đề liên quan, các nhóm thuyết trình sau đó rút ra kết luận. Kế hoạch thực hiện các hoạt