mà còn có cả nam giới bị bạo hành gia đình như cấm đoán, kiểm soát của người phụ nữ, trong đó đặc biệt là kiểm soát về kinh tế.
Hình thức bạo lực gia đình xếp thứ bậc 2, có ĐTB= 1,90 điểm đó là hình thức bạo lực “tinh thần” biểu hiện như chửi bới, dọa nạt. Trong thực tế nghiên cứu hình thức này khá phổ biến làm cho cuộc sống gia đình bất hòa, buồn chán, mệt mỏi. Nó không giống như hình thức bạo lực thể xác, do vậy mà người thân, hàng xóm rất khó phát hiện và can thiệp kịp thời. Xếp thứ 3 là hình thức bạo lực thể xác với ĐTB= 1,87 điểm. Kết quả này cho thấy ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương vẫn còn tình trạng diễn ra bạo lực gia đình, tuy nhiên cũng ở mức “thỉnh thoảng”.
Điểm đặc biệt chú ý ở đây là, ngoài các hình thức bạo lực về tinh thần, thể xác, kinh tế, tình dục, thì người dân vẫn còn đang chịu đựng các hình thức bao lực khác với ĐTB= 1,80 điểm. Để làm rõ hơn vấn đề này và hổ trợ cho phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi tiến hành điều tra phỏng vấn để thu thập thêm thông tin. Trong trao đổi, phỏng vấn có người còn cho rằng mình bị tất cả các hình thức bạo lực trên, ngoài ra còn bị ngăn cấm, cách ly không cho tiếp xúc với người khác. Bên cạnh các hình thức bạo lực nêu trên thì vẫn còn có nhiều người bị bạo lực tình dục như không muốn nhưng phải quan hệ với ĐTB= 1,74 điểm.
Như vậy, bạo lực gia đình không chỉ diễn ra ở việc đánh đập về thể xác mà còn có rất nhiều hình thức khác như phân tích ở trên. Tuy bị hình thức này hay hình thức khác thì những người bị bạo lực gia đình họ là người yếu thế cần phải được che chở, bảo vệ. Bản thân nạn nhân bị bạo lực gia đình cũng cần mạnh dạng tố giác, và cần sự trợ giúp kịp thời của người thân trong gia đình, hàng xóm, chính quyền địa phương hay nhân viên công tác xã hội, để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
2.2.5. Đối tượng can thiệp khi có hiện tượng xảy ra bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
Bảng 2.4. Đối tượng can thiệp khi có hiện tượng xảy ra bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
Đối tượng can thiệp | ĐTB | ĐLC | p | Thứ bậc | |
1 | Các tổ chức đoàn thể của thôn, xóm | 0,87 | 0,02 | <0,0001 | 1 |
2 | Chính quyền địa phương | 0,83 | 0,02 | <0,0001 | 2 |
3 | Người thân gia đình | 0,77 | 0,02 | <0,0001 | 3 |
4 | Hàng xóm | 0,16 | 0,02 | <0,0001 | 4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Công tác xã hội với nạn nhân bạo lực gia đình trên địa bàn Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương - 5
- Một Số Lý Luận Về Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bạo Lực Gia Đình
- Thực Trạng Bạo Lực Gia Đình Ở Thị Xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương
- Cơ Sở Lý Luận Đề Xuất Biện Pháp Can Thiệp Bạo Lực Gia Đình
- Kết Quả Ban Đầu Của Biện Pháp Từ Góc Độ Công Tác Xã Hội
- Đối Với Cơ Sở Đào Tạo Chuyên Ngành Công Tác Xã Hội
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Ghi chú: ĐTB= điểm trung bình; ĐLC= độ lệch chuẩn
Kết quả ở bảng 2.4 cho thấy, khi xảy ra bạo lực gia đình đối tượng can thiệp, trợ giúp họ trong đó được người dân đánh giá như sau:
“Các tổ chức đoàn thể của thôn, xóm” với ĐTB= 0,87 xếp thứ bậc 1. Tiếp theo “chính quyền địa phương” với ĐTB= 0,83 điểm. Xếp thứ bậc 3 là “người thân gia đình” và thứ bậc 4 là “hàng xóm”. Lần lượt có ĐTB= 0,77 điểm và 0,16 điểm.
Như vậy, nhận thức về vấn đề này của người dân xuất phát từ thực tiễn cuộc sống. Thông thường thì người thân và hàng xóm là những người can thiệp trực tiếp “bán chị em xa mua láng giềng gần”, “tắt lửa tối đèn có nhau” tuy nhiên hai đối tượng này thì được đánh giá thấp hơn vì do khi xảy ra bạo lực gia đình, vợ chồng bất hòa thì người thân muốn để họ tự giải quyết chuyện riêng của họ. Ngay cả những người hàng xóm cũng không muốn can ngăn vì sợ phiền lụy đến mình. Từ phân tích trên dẫn đến khi có bạo lực gia đình thì họ trông chờ vào “Các tổ chức đoàn thể của thôn, xóm”
và “Chính quyền địa phương” để ngăn chặn và hỗ trợ họ khi bị bạo lực gia đình (nạn nhân trong bạo lực gia đình).
Điều này cho thấy, trách nhiệm và nhiệm vụ của chính quyền địa phương, các đoàn thể thôn, xóm có vai trò rất quan trọng trong công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, các quyền của con người đặc biệt là luật hôn nhân gia đình.
2.2.6. Các hình thức ngăn chặn bạo lực gia đình của chính quyền địa phương ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
Bảng 2.5. Các hình thức ngăn chặn bạo lực gia đình của chính quyền địa phương ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
Các hình thức | ĐTB | ĐLC | p | Thứ bậc | |
1 | Hòa giải tại gia đình | 0,77 | 0,02 | <0,0001 | 1 |
2 | Tuyên truyền về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình | 0,74 | 0,02 | <0,0001 | 2 |
3 | Tư vấn tâm lý cho cả nạn nhân và người gây ra bạo lực với nạn nhân | 0,67 | 0,03 | <0,0001 | 3 |
4 | Cách ly nạn nhân | 0,58 | 0,03 | <0,0001 | 4 |
5 | Chưa có | 0,06 | 0,01 | <0,0001 | 5 |
Ghi chú: ĐTB= điểm trung bình; ĐLC= độ lệch chuẩn
Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy, các hình thức ngăn chặn khi xảy ra bạo lực gia đình. Trong đó, “Hòa giải tại gia đình” có ĐTB= 0,77 điểm xếp thứ bậc 1 cao nhất trong các hình thức ngăn chặn. Vì khi xảy ra bạo lực gia đình, những người yếu thế không thể gọi sự trợ giúp từ các tổ chức xã hội,
hay chính quyền địa phương một mặt họ đang là nạn nhân nên không có cơ hội để liên hệ xin trợ giúp. Cách tốt nhất, hòa giải tại gia đình vì mỗi người trong gia đình phải có trách nhiệm xây dựng gia đình duy trì và phát triển kinh tế, nuôi dạy con cái, do đó, hòa giải trong gia đình sẽ là hình thức phổ biến nhất.
Cần “Tuyên truyền về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình” được người dân đánh giá ở thứ bậc 2 với ĐTB= 0,74 điểm. Tiếp đến là “Tư vấn tâm lý cho cả nạn nhân và người gây ra bạo lực với nạn nhân” xếp thứ bậc 3 với ĐTB= 0,67 điểm.
Điểm đáng chú ý ở đây là, có những người dân vẫn chưa tiếp cận được các hình thức ngăn chặn bạo lực gia đình với ĐTB= 0,06 điểm. Như vậy, vai trò của chính quyền địa phương, thôn, xóm nhân viên công tác xã hội cần có mạng lưới hỗ trợ kịp thời và rộng khắp trên địa bàn để hỗ trợ những nạn nhân của bạo lực gia đình kịp thời.
2.2.7. Các hình thức tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
Biểu đồ 2.2. Các hình thức tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình ở Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
0.9
0.8
0.7
0.6
0.5
0.4
0.3
0.2
0.1
0
0,83
0,64
0,61
0,29
a
b
c
d
Ghi chú:a-Sinh hoạt câu lạc bộ; b-Pano, áp phích, khẩu hiệu; c- Tuyên tuyền tại nhà; d- khác
Biểu đồ 2.2 cho thấy, các hình thức tuyên truyền của chính quyền địa phương cũng khá phong phú dưới nhiều hình thức khác nhau.
Trong đó, tuyên truyền bằng các “Pano, áp phích, khẩu hiệu” là hình thức phổ biến nhất và cũng tác động sâu rộng nhất đến nhận thức của người dân (ĐTB= 0,83 điểm).
Hình thức tuyên truyền được đánh giá cao tiếp theo đó là “Sinh hoạt câu lạc bộ” với ĐTB= 0,64 điểm. Tuy nhiên, ngoài các hình thức tuyên truyền trên thì còn được chính quyền địa phương kết hợp với các hình thức khác như: khuyên giải trực tiếp, thông qua hội phụ nữ đặc biệt là công tác xã hội với người dân nhờ vậy mà công tác tư vấn, tuyên truyền đạt hiểu quả cao hơn.
2.2.8. Những ảnh hưởng của bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
Bảng 2.6. Những ảnh hưởng của bạo lực gia đình ở Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
Ảnh hưởng | ĐTB | ĐLC | p | Thứ bậc | |
1 | Căng thẳng, trầm cảm, mất đoàn kết gia đình | 0,87 | 0,04 | <0,0001 | 1 |
2 | Con cái nghỉ học, bỏ nhà đi lang thang | 0,77 | 0,05 | <0,0001 | 2 |
3 | Gia đình ly thân, ly hôn | 0,74 | 0,05 | <0,0001 | 3 |
4 | Kinh tế gia đình giảm sút | 0,58 | 0,06 | <0,0001 | 4 |
Các ảnh hưởng khác (nếu có): | 0,51 | 0,06 | <0,0001 | 5 | |
6 | Các thành viên sa vào tệ nạn xã hội | 0,19 | 0,05 | <0,0001 | 6 |
Ghi chú:ĐTB= điểm trung bình; ĐCL= độ lệch chuẩn
Kết quả ở bảng 2.6 cho thấy, khi có bạo lực gia đình sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, đưa gia đình đứng trước bờ vực thẳm, làm bất an xã hội. Kết quả khảo sát cho thấy: Khi có bạo lực gia đình “Căng thẳng, trầm cảm, mất đoàn kết gia đình” có ĐTB= 0,87 điểm xếp thứ bậc 1, gia đình là nơi để mong chờ đoàn tụ sau những ngày làm việc vất vả, được gặp gỡ người thân, chia sẻ niềm vui, nổi buồn, nhưng nếu gia đình có bạo lực xảy ra thì sẻ phá vỡ những điều tốt đẹp làm cho cuộc sống của gia đình căng thẳng, trầm cảm, mất đoàn kết gia đình dẫn đến không tích cực tham gia sản suất, con cái thiếu người quan tâm, chăm sóc và cũng kéo theo các hệ lụy khác của gia đình.
Ảnh hưởng của bạo lực gia đình “Con cái nghỉ học, bỏ nhà đi lang thang” có ĐTB= 0,77 điểm, xếp thứ bậc 2, theo thống kê hiện nay hơn 90% trẻ em vi phạm pháp luật, bạo lực học đường đều xuất phát từ việc thiếu sự chăm sóc, giáo dục của gia đình đúng nghĩa cho sự phát triển nhân cách của các em; khi bố mẹ có bất hòa con em họ sẻ buồn bã, xấu hổ, chán nản không muốn đến trường, thậm chí các em còn bỏ nhà đi lang thang dẫn đến rất nhiều hậu quả đáng tiếc. Ảnh hưởng của bạo lực gia đình có thể làm cho mối quan hệ gia đình tồi tệ hơn dẫn đến “Gia đình ly thân, ly hôn” với ĐTB= 0,74 điểm, xếp thứ bậc 3. Tiếp theo, các ảnh hưởng khác như: kinh tế gia đình bị phân tán, giảm sút; các thành viên trong gia đình chán nản, buồn bã đi vào con đường tiêu cực, sa đọa vào các vấn đề tệ nạn xã hội.
Như vậy, mâu thuẫn gia đình, các nạn nhân bị bạo lực bị ảnh hưởng nhiều vấn đề của cuộc sống, từ ảnh hưởng đến thể xác và tinh thần, làm
cho nạn nhân khủng hoảng tâm lý và có nhiều hướng giải quyết tiêu cực, điều quan trọng có thể làm tan nát gia đình, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của con cái sau này. Các thành viên trong gia đình bị xáo trộn, xét về mặt xã hội gây ra những bất ổn về tình hình trật tự trị an, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của những người xung quanh, hàng xóm, láng giềng. Chính vì vậy, mọi người phải nhận thức đúng đắn những hậu quả của bạo lực gia đình, chính quyền địa phương phải quan tâm hơn đến công tác văn hóa, xã hội nhất là mảng công tác xã hội và công tác tiếp dân, gần dân, tạo niềm tin cho dân.
2.2.9. Lực lượng hỗ trợ can thiệp chống bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
Bảng 2.7. Lực lượng hỗ trợ can thiệp chống bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
Các lực lượng hỗ trợ can thiệp | ĐTB | ĐLC | p | Thứ bậc | |
1 | Chính quyền địa phương | 1,00 | 0,00 | <0,0001 | 1 |
2 | Nhân viên công tác xã hội | 0,67 | 0,05 | <0,0001 | 2 |
3 | Những người xung quanh gần nhà | 0,16 | 0,04 | <0,0001 | 3 |
4 | Những người thân khác trong gia đình | 0,09 | 0,03 | <0,0001 | 4 |
5 | Không biết nhờ ai hỗ trợ | 0,00 | 0,00 | <0,0001 | 5 |
Các hỗ trợ khác (nếu có): | 0,00 | 0,00 | <0,0001 | 5 |
Ghi chú:ĐTB= điểm trung bình; ĐCL= độ lệch chuẩn
Kết quả ở bảng 2.7 cho thấy, các lực lượng hỗ trợ can thiệp chống bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương như: “Chính quyền địa phương” đây được xem là chỗ dựa vững chắc của nạn nhân khi bị ngược đãi, bạo hành với ĐTB= 1,00 điểm, xếp thứ bậc 1. Tiếp theo, đó là “Nhân viên công tác xã hội” với ĐTB= 0,67 điểm, xếp thứ bậc 2. Đây là hai lực lượng chính thống, tinh nhuệ trong giải quyết các vấn đề xã hội và được người dân tin tưởng để đón nhận sự trợ giúp, can thiệp.
Tiếp theo, xếp thứ bậc 3 và 4 có điểm trung bình lần lượt là ĐTB= 0,16 điểm và ĐTB= 0,09 điểm. Theo ý kiến đánh giá của người dân khi được hỏi về bạo lực gia đình, lực lượng hỗ trợ ngoài chính quyền địa phương và nhân viên công tác xã hội thì còn có những người xung quanh gần nhà và những người thân khác trong gia đình.
Như vậy, lực lượng hỗ trợ can thiệp khi có bạo lực gia đình đã được người dân nhận thức đúng về vai trò của từng lực lượng, qua đó cho thấy, điều mà người dân đánh giá cao nhất vẫn là chính quyền địa phương và nhân viên công tác xã hội. Điều này, càng khẳng định thêm một lần nữa về vị trí vai trò của công tác gần dân, hiểu dân, nhất là công tác xã hội trong dân cần phát huy tính hiệu quả hơn nữa để trợ giúp và can thiệp kịp thời cho những nạn nhân, người yếu thế trong xã hội.
2.2.10. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong tuyên truyền, hỗ trợ các nạn nhân bị bạo lực gia đình
Bảng 2.8. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong tuyên truyền, hỗ trợ các nạn nhân bị bạo lực gia đình