Tiến Trình Công Tác Xã Hội Nhóm Với Học Sinh Sống Xa Cha Mẹ Tại Trường Thcs Bình Tấn, Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp

đề tài. Bên cạnh đó, các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em sống xa cha mẹ cũng sẽ được tác giả nhận diện và mô tả một cách chi tiết.

Chương 2: Kết quả nghiên cứu

Trong chương này, tác giả sẽ trình bày các kết quả của quá trình nghiên cứu, từ đặc điểm địa bàn nghiên cứu và đời sống hộ gia đình di cư lao động có con đang học tại trường THCS Bình Tấn cho đến đặc điểm của các em HS trong các gia đình này và HS bỏ học cũng được phân tích để làm cơ sở đánh giá khó khăn, nhu cầu và những hoạt động mang tính CTXH đối với các em này.

Chương 3: Tiến trình Công tác xã hội nhóm với học sinh sống xa cha mẹ tại trường THCS Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp

Tiến trình can thiệp CTXH nhóm với thân chủ và các kết quả đạt được sẽ được tác giả mô tả chi tiết ở chương này cùng với việc đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CTXH nhóm với HS sống xa cha mẹ tại trường THCS Bình Tấn.

CHƯƠNG 1:


TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI HỌC SINH SỐNG XA CHA MẸ

Ngay khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã xác định các khái niệm và các vấn đề có liên quan cần phải được nắm rõ để thống nhất quan điểm nghiên cứu thông qua việc thao tác hóa các khái niệm chính yếu. Trước hết, xin được trình bày về tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài, tiếp theo là các lý thuyết chính được áp dụng trong can thiệp. Kế đến là các khái niệm chính liên quan đến công tác xã hội nhóm và học sinh sống xa cha mẹ, sau cùng là đặc điểm tâm sinh lý của trẻ sống xa cha mẹ.

1.1 . Tổng quan tình hình nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.


Ngay từ những ngày đầu xây dựng đất nước, Đảng và Bác Hồ đã xác định giáo dục con người là nhiệm vụ trọng tâm trong việc đào tạo và phát triển nhân lực, phục vụ cho mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước. Trong thư gửi học sinh năm 1945, Bác viết “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” [28]. Đặc biệt, từ khi Việt Nam kí kết Công ước quốc tế về quyền trẻ em, vấn đề chăm sóc, giáo dục đối với trẻ ngày càng được quan tâm mạnh mẽ, thu hút sự vào cuộc của nhiều lĩnh vực khoa học. Để có cái nhìn tổng quan về các quan điểm nghiên cứu liên quan đến đề tài này, tôi xin điểm lược lại các nghiên cứu về di cư, học sinh bỏ học, trẻ em sống xa cha mẹ, và CTXH nhóm như là những vấn đề then chốt làm nền tảng lí luận cho đề tài này.

Công tác xã hội nhóm với học sinh sống xa cha mẹ tại trường Trung học cơ sở Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp - 3

Vấn đề di cư trong mối tương quan với học sinh sống xa cha mẹ

Theo Tổng cục thống kê (2016) nhận định: di cư nội địa có vai trò quan trọng tới biến động dân số và có quan hệ chặt chẽ với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội - môi trường nhưng các thông tin chuyên sâu về vấn đề này đang còn

tương đối hạn chế (ít). Ngoài cuộc Điều tra di cư Việt Nam năm 2004, đến nay chưa có cuộc điều tra nào mang tính đại diện quốc gia để đo các dạng di chuyển của dân số và gắn vấn đề di cư với các điều kiện KT-XH ở nơi đi và nơi đến [36]. Do vậy, trong phần này, tôi xin trình bày một số nghiên cứu sau:

Nghiên cứu về “vấn đề lao động và việc làm vào cuối năm 2017” của Tổng cục thống kê vào cuối năm 2017 cho biết: cả nước có gần 800.4 nghìn lao động thiếu việc làm và 1,1 triệu lao động thất nghiệp. Tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn là 2,03%, cao hơn gần 3 lần so với thành thị (0,67%), ĐBSCL có tỷ lệ thiếu việc làm cao nhất (3,60%), bằng 2,3 lần so với tỷ lệ cả nước. Để ứng phó với vấn đề trên, nhiều người đã chọn di cư đến các thành phố lớn, nơi có nhiều khu công nghiệp để tìm việc [35]. Có thể thấy, các số liệu trên phần nào phản ánh mối liên hệ giữa vấn đề việc làm và di cư lao động ở khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng, đồng thời qua đó cũng góp phần giải thích cho tình trạng ngày càng có nhiều học sinh sống xa cha mẹ ở các gia đình nông thôn của nước ta hiện nay.

Kết quả cuộc điều tra Di cư nội địa năm 2015 đã chỉ ra nhiều phát hiện quan trọng như: Đông Nam Bộ có tỷ lệ người nhập cư cao nhất (29,3%), trong đó 33,9% đến từ ĐBSCL, hơn 50% người di cư phải ở nhà thuê mượn và tỷ lệ nữ di cư là 52,4%. Đáng nói hơn, có đến 17,5% có con ở tuổi đến trường đã cùng di cư, 13,4% con của họ bỏ học với các lý do như nhà nghèo, không thích học, phải đi làm phụ giúp gia đình, chi phí đi học tốn kém và thi trượt/học kém [36]. Kết quả trên đã phản ánh tình trạng di cư lao động ở khu vực ĐBSCL (có tỉnh Đồng Tháp) và những vấn đề học tập của con cái họ, trong đó đề cập đến các nguyên nhân bỏ học, chủ yếu là về kinh tế, học yếu và chán học.

Nghiên cứu về “Tiếp cận An sinh xã hội của người lao động nhập cư” do tổ chức ActionAid thực hiện năm 2014 đã cho thấy những khó khăn trong tiếp cận ASXH của người lao động nhập cư và con cái của họ. Theo đó, các quyền cơ bản về chăm sóc y tế, đào tạo nghề, giáo dục dành cho người lao động nhập cư và con cái của họ vẫn chưa được chú ý đúng mức. Hầu như họ không thể tiếp cận

các chính sách ASXH về giáo dục tại nơi nhập cư vì thường không có hộ khẩu thường trú [1]. Có thể nói, những rào cản trên đã góp phần hạn chế việc học tập của các em HS có cha mẹ di cư, điều này đồng nghĩa với việc các em phải chịu sống xa cha mẹ (ở lại quê nhà) nếu muốn tiếp tục việc học. Vấn đề này đã gợi mở cho chính quyền các cấp và nhà quản lý giáo dục cũng như CTXH cần quan tâm đến những khó khăn của họ từ đó thiết kế những mô hình can thiệp phù hợp, vận động chính sách để hỗ trợ cho nhóm trẻ trong các gia đình di cư lao động này.

Các nghiên cứu về trẻ em bỏ học


Luận án tiến sĩ “Các yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học của trẻ em vùng Tây Bắc hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương (2012) đã chỉ ra sự liên quan giữa cuộc sống gia đình và di cư của cha mẹ với vấn đề bỏ học của con cái như: (1) tỷ lệ HS bỏ học ở các gia đình nghèo đói cao hơn các gia đình có mức sống khá giả; (2) quá trình di cư liên tục dẫn đến mất ổn định về chỗ ở và khiến cho các em không có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ giáo dục; (3) cha mẹ có trình độ học vấn cao có xu hứng quan tâm nhiều hơn đến việc học của con cái, đặc biệt người mẹ có học vấn càng cao thì tỷ lệ con bỏ học càng thấp [14]. Như vậy có thể thấy, tác giả đã chỉ ra tình trạng kinh tế của hộ gia đình, sự ổn định việc làm và trình độ học vấn, quan tâm của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của các em. Nếu gặp những khó khăn, thiếu hụt trong các vấn đề trên thì trẻ dễ chán học, bỏ học. Tuy nhiên, vấn đề di cư ở luận án trên chủ yếu đề cập nhóm trẻ di cư cùng cha mẹ, chưa nói đến các trẻ em bị bỏ lại.

Đề tài “nghiên cứu về nguyên nhân bỏ học của Trẻ em Việt Nam” của Đặng Thị Hải Thơ (2010) đã chỉ ra bốn nhóm nguyên nhân bỏ học của trẻ gồm: từ gia đình (kinh tế khó khăn, gia đình không hạnh phúc..); từ phía nhà trường (chương trình giáo dục không thiết thực, thiếu hấp dẫn…); từ phía xã hội (di cư ồ ạt, vai trò của các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội trong vấn đề giáo dục…); từ bản thân của học sinh (học yếu, không có thời gian học, sức khỏe kém…) [30]. Như vậy, tác giả đã chỉ ra vấn đề bỏ học có liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó

có gia đình không hạnh phúc, di cư, và học yếu, chán học. Do vậy, chúng tôi xác định đây sẽ là một trong những điểm chính để theo dõi và thiết kế, thực hiện các hoạt động can thiệp đối với HS sống xa cha mẹ tại địa bàn nghiên cứu.

Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em tại huyện Hòa Vang- Thành Phố Đà Nẵng” của tác giả Trịnh Thị Tố Trinh (2016) đã nêu ra bốn nhân tố tác động đến tình trạng trẻ em bỏ học gồm: nhân tố gia đình; từ bản thân của trẻ; từ phía nhà trường và nhân tố tự nhiên, xã hội [33]. Trong đó tác giả nhấn mạnh gia đình không hạnh phúc (bạo hành, li hôn, li thân…) thì trẻ thường ít có cơ hội học tập hơn những em khác. Đồng thời, sự ít quan tâm của giáo viên chủ nhiệm và chương trình giáo dục ít phù hợp với tâm sinh lý của trẻ, đơn điệu, nghèo nàn ít hoạt động ngoại khóa, cũng được tác giả xem như là một trong những nhân tố làm cho trẻ muốn bỏ học. Những phân tích trên của tác giả đã hàm ý muốn hạn chế tình trạng học sinh bỏ học thì cần phải phát huy được vai trò, chức năng vốn có của gia đình cũng như sự quan tâm của giáo viên đối với các em và đồng thời cần tăng cường các hoạt động ngoại khóa để giảm bớt sự nhàm chán trong học tập.

Các nghiên cứu mang tính công tác xã hội


Luận văn “Công tác xã hội nhóm trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn của học sinh Trung học cơ sở- nghiên cứu thực hiện tại trường THCS Trung Chính - Lương Tài - Bắc Ninh” của tác giả Phạm Thị Thanh Thúy (2014) đã chỉ ra sự hạn chế về số lượng các nghiên cứu, ứng dụng CTXH vào môi trường học đường để giúp học sinh giảm thiểu hành vi tiêu cực. Các biện pháp can thiệp chủ yếu dừng lại ở góc độ pháp luật, tâm lý, giáo dục… mà chưa đưa ra biện pháp can thiệp mang tính CTXH [31]. Nói cách khác, tác giả đã nói lên sự thiếu hụt về các nghiên cứu, ứng dụng phương pháp CTXH để giải quyết vấn đề gây hấn cũng như những vấn đề thường xảy ra ở lứa tuổi học sinh, đồng thời cũng gián tiếp chỉ ra sự cần thiết nghiên cứu, phát triển CTXH học đường để giúp đỡ các em.

Luận văn “Công tác xã hội nhóm đối với học sinh nam nghiện game online tại trường Trung học cở Gia Hòa, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình” của tác giả Hoàng Thị Loan (2017) đã góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động CTXH nhóm với các em học sinh THCS trong việc giải quyết vấn đề của các em đang gặp phải (nghiện game online) [19]. Bằng những kết quả can thiệp cụ thể, luận văn đã góp phần bổ sung lý luận CTXH nhóm và khẳng định ý nghĩa thực tiễn của ngành CTXH trong việc giải quyết vấn đề của học sinh và xa hơn là góp phần thúc đẩy phát triển CTXH học đường trong bối cảnh hiện nay.

Bài viết “Ứng dụng phương pháp công tác xã hội nhóm trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em mồ côi tại làng trẻ SOS Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Liên (2018) đã góp phần bổ sung về mặt lý luận CTXH nhóm đối với trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn [18]. Mặc dù có sự khác biệt đôi chút về hoàn cảnh của các em học sinh trong bài viết này so với các em HS sống xa cha mẹ mà luận văn đang nghiên cứu, tuy nhiên các quy trình can thiệp, giải quyết vấn đề của trẻ thông qua hoạt động CTXH nhóm được nêu trong bài viết này rất hữu ích để chúng tôi tham khảo, thiết kế và triển khai các hoạt động tại địa bàn nghiên cứu.

Luận văn “Công tác xã hội với tình trang bỏ học của học sinh dân tộc thiểu số - nghiên cứu trường hợp tại xã Đăk Jơ Ta, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai” của tác giả Tạ Thị Điệp (2014) đã cho biết “thực trạng bỏ học của học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng thực chất đã diễn ra trong một thời gian khá dài nhưng hầu như chưa được quan tâm đúng mức… có thể thấy những nghiên cứu liên quan đến vấn đề này vẫn chưa nhiều và chưa thật sự phản ánh một cách chân thật nhất, khái quát nhất” [11]. Như vậy, tác giả đã cho thấy sự cần thiết về các nghiên cứu mang tính chiều sâu và thực tế hơn về vấn đề HS bỏ học để đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần hạn chế HS bỏ học.

Bài viết “Vấn đề trẻ em bỏ học sớm và sự cần thiết của công tác xã hội trong hoạt động ngăn ngừa trẻ bỏ học ở nông thôn” của tác giả Tôn Nữ Ái Phương (2011) đã cho rằng các hoạt động của nhà trường như lập: quỹ học bổng

từ lương giáo viên để hỗ trợ học sinh; vận động các nguồn đóng góp của PHHS và các quỹ khuyến học của các cơ quan đoàn thể; tranh thủ sự hỗ trợ của quần chúng; tổ chức thăm viếng gia đình; miễn giảm học phí cho học sinh nghèo; phụ đạo dạy kèm… những hoạt động này đều thể hiện tính chất CTXH và góp phần tích cực trong việc ngăn dòng bỏ học và vận động học sinh bỏ học trở lại trường, tuy nhiên hiệu quả không cao và không triệt để [23]. Thêm vào đó, tác giả cũng nhấn mạnh cần có sự tham gia của những người được đào tạo chuyên ngành về CTXH mới có thể giúp nhà trường và các thầy cô thực hiện hoạt động ngăn ngừa bỏ học hiệu quả. Nói cách khác, bằng việc nghiên cứu hiệu quả của các hoạt động mang tính CTXH để ngăn ngừa học sinh bỏ học của nhà trường và thầy cô giáo, tác giả đã chỉ ra những hạn chế trong cách làm hiện tại và cho thấy sự cần thiết của nhân viên CTXH chuyên nghiệp tại trường học.

Nhìn chung, ở các luận án, luận văn trình vừa bày, các tác giả đã nêu ra những nguyên nhân dẫn bỏ học và đối tượng được nhắm đến là các em đã bỏ học hoặc có nguy cơ bỏ học. Những điều này đã góp phần bổ sung về mặt lý luận cho những nghiên cứu liên quan đến vấn đề bỏ học đồng thời cũng chỉ ra sự cần thiết của các hoạt động CTXH trong việc hỗ trợ, ngăn ngừa học sinh bỏ học. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, những luận văn trên vẫn còn một số điểm chung là đối tượng và phạm vi khảo sát ở mức vừa phải vì thế hiệu quả và những tác động còn ở mức vi mô. Đặc biệt, các nghiên cứu về “HS sống xa cha mẹ” vẫn còn rất hạn chế (ít). Do vậy, để có cái nhìn bao quát hơn, chúng tôi nhận thấy cần phải tìm hiểu thêm những nghiên cứu có tính quy mô hơn về phạm vi và số lượng, có thể kể đến một số nghiên cứu như sau:

Nghiên cứu về “Trẻ em ngoài nhà trường” tại 8 tỉnh (có tỉnh Đồng Tháp) của UNICEF đã chỉ ra một số bất bình đẳng trong giáo dục ở Việt Nam và đưa ra khái niệm trẻ em ngoài nhà trường (TENNT) mang tính đầy đủ hơn về trẻ em bỏ học, bao gồm trẻ đã đi học nhưng bỏ học, chưa từng đi học nhưng trong tương lai sẽ đi học hoặc sẽ không bao giờ đi học. Kết quả cho biết: TENNT ở độ tuổi THCS có đến 85% đã thôi học và 15% chưa từng đi học, nhiều nhất là từ

11-14 tuổi (11,17%); trẻ em di cư thường có kết quả kém hơn so với nhóm không di cư, tỷ lệ TENNT ở các gia đình di cư cao hơn các gia đình không di cư 2,4 lần ở độ tuổi THCS; trẻ em gái thường thiệt thòi hơn về cơ hội học tập so với trẻ trai [4]. Có thể thấy, vấn đề di cư có liên quan mạnh mẽ đến việc bỏ học của học sinh, nhất là cấp THCS và đồng thời có liên quan đến yếu tố giới. Do vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi cũng sẽ quan tâm nhiều hơn đến hai yếu tố trên, nhất là các em học sinh nữ.

Cuộc “Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2014” (MICS) do Tổng cục Thống kê phối hợp với UNICEF thực hiện tại khu vực nông thôn và thành thị của 6 vùng kinh tế (trong đó có ĐBSCL) trên 10.200 hộ. Kết quả đã cho thấy, có 6,3% phụ nữ sinh con ở tuổi 15-19 tuổi và 6% trẻ em dưới 5 tuổi bị để cho trẻ khác dưới 10 tuổi trông nom, tỷ lệ lao động trẻ em từ 5- 17 tuổi là 16,4% trong đó 7,8% các em đã làm việc trong các điều kiện nguy hiểm [5]. Có thể thấy, các vấn đề: trẻ em gái sinh con sớm, lao động trẻ em, nhất là trong điều kiện nguy hiểm đã ảnh hưởng đến việc học tập và sự phát triển lành mạnh của các em, vì thế rất cần những giải pháp đồng bộ, kịp thời từ nhiều phía để giải quyết và trong đó không thể thiếu sự tham gia của ngành CTXH bởi đây là các đối tượng yếu thế cần được quan tâm và giúp đỡ và hoàn toàn phù hợp với chức năng của ngành CTXH.

Đánh giá khảo sát thanh niên Việt Nam (SAVY) được thực hiện vào năm 2003 của Bộ Y tế và Tổng cục Thống kê thực hiện với 7.584 thanh niên từ 14 -25 tuổi trên 42 tỉnh (có tỉnh Đồng Tháp) đã cho kết quả: tỷ lệ hoàn thành THCS ở khu vực thành thị là 30,7% cao gần 1,5 lần so với nông thôn, tỷ lệ bỏ học cao trong độ tuổi từ 12-16, thường là ở cuối cấp. Lý do chính vẫn là “không có đủ tiền học phí hoặc chi phí đi học”, “phải làm việc cho gia đình” và “không có khả năng học tiếp” [10]. Có thể thấy, vấn đề bỏ học ở trẻ có sự khác biệt về khu vực, độ tuổi và lý do chính vẫn là về kinh tế và khả năng học tập của các em. Kết quả này cũng ngụ ý các nghiên cứu về HS bỏ học cần quan tâm đến vùng nông thôn, nơi điều kiện kinh tế khó khăn và trong độ tuổi từ 12 đến 16 tuổi.

Xem tất cả 189 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí