+ Công văn trao đổi : Trình bày mục đích, lý do trao đổi (trình bày thực trạng hoặc thuận lợi, khó khăn trong thực hiện công việc để làm cơ sở trao đổi).
+ Công văn trả lời: Trình bày mục đích, lý do trả lời (nhắc lại sự việc hoặc văn bản đã nhận được và những căn cứ, cơ sở trả lời).
+ Công văn đôn đốc, nhắc nhở: Trình bày mục đích, lý do đôn đốc, nhắc nhở (nêu tóm tắt nhiệm vụ đã giao hoặc chỉ đạo cấp dưới; những ưu điểm và khuyết điểm trong việc thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt nhấn mạnh những khuyết điểm cần khắc phục).
+ Công văn mời họp, mời dự hội nghị: Trình bày mục đích, lý do tổ chức hội nghị, lý do mời.
b) Phần nội dung chính: Phần nội dung chính của công văn là phần quan trọng nhất để thể hiện mục đích ban hành văn bản. Tuỳ theo mục đích ban hành mà nội dung công văn có sự khác nhau về nội dung, ngôn ngữ diễn đạt.
Khi soạn thảo phần này cần căn cứ vào mục đích, tính chất của từng loại công văn; căn cứ vào đối tượng nhận văn bản và những yêu cầu, mức độ cụ thể để trình bày.
+ Nếu là công văn trao đổi, đề nghị thì nội dung phải hợp lý, xác đáng, có tính khả thi. Lời lẽ thể hiện phải khiêm tốn và cầu thị, không được mang tính áp đặt, lập luận phải chặt chẽ, logic. Cụ thể, nội dung công văn cần làm rõ được vấn đề trao đổi, đề nghị, thành phần, đối tượng liên quan (cơ quan, tổ chức, cá nhân), thời gian, địa điểm, biện pháp tổ chức thực hiện và những lưu ý (nếu có) về vấn đề đó.
+ Công văn trả lời thì nội dung phải rõ ràng, mạch lạc, sử dụng các luận cứ để nội dung trả lời có sức thuyết phục; trường hợp từ chối phải lịch sự, nhã nhặn. Trường hợp chưa đủ thông tin chính xác để trả lời, cần giải thích rõ lý do và hẹn thời gian trả lời.
+ Công văn đôn đốc, nhắc nhở phải nêu rõ các nhiệm vụ giao cho cấp dưới, các biện pháp thực hiện, thời gian thực hiện và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức.
+ Công văn mời họp phải nêu được tóm tắt nội dung chính (nếu cần); thành phần tham dự; thời gian, địa điểm, yêu cầu, đề nghị về tài liệu, phương tiện, kinh phí… (nếu có).
+ Công văn hướng dẫn thì nội dung phải cụ thể, dễ hiểu và mạch lạc để đối tượng dễ thực hiện.
Khi trình bày nội dung công văn, nếu nội dung có nhiều ý thì phân thành các tiểu mục để trình bày. Những nội dung đơn giản thì mỗi ý trình bày bằng một đoạn văn.
c) Phần kết thúc: Cần trình bày ngắn gọn để xác định trách nhiệm thực hiện hoặc yêu cầu, đề nghị chế độ thông tin báo cáo, yêu cầu quán triệt và thực hiện, đề nghị giúp đỡ hay lời cảm ơn xã giao.
4.3. Mẫu công văn
Mẫu chung công văn thực hiện theo mẫu tại phụ lục I, Nghị định số: 30/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư, thể thức văn bản hành chính.
5. Soạn thảo tờ trình
5.1. Phương pháp soạn thảo
5.1.1. Thể thức: Tờ trình phải trình bày theo theo mẫu tại phụ lục I, Nghị định số: 30/NĐ-CP ngày 05/3/2020.
5.1.2. Bố cục nội dung
Nội dung tờ trình gồm ba phần, được viết theo dạng văn xuôi hành chính nghị luận.
a) Phần mở đầu: Trình bày mục đích, lý do đưa ra vấn đề trình duyệt (Trong đó cần trình bày ngắn gọn thực trạng, nhận định tình hình làm cơ sở cho việc đề xuất nhằm giúp người duyệt thấy được tính cấp thiết của vấn đề trình duyệt).
b) Phần nội dung chính:
- Trình bày nội dung vấn đề trình (Trình bày về vấn đề gì, cơ sở pháp lý để thực hiện, vấn đề đó liên quan đến cơ quan, tổ chức nào, do ai thực hiện, thực hiện ở đâu, thực hiện khi nào, tổ chức thực hiện như thế nào). Đối với những nội dung đơn giản có thể trình bày trực tiếp trong tờ trình, đối với những nội dung phức tạp chỉ cần trình bày một cách tóm tắt nội dung chính còn những nội dung cụ thể và chi tiết có thể được trình bày tại các văn bản kèm theo (Đề án, kế hoạch, sơ đồ, biểu mẫu, dự toán …).
- Phân tích ý nghĩa, lợi ích, hiệu quả của vấn đề trình duyệt.
- Có thể dự kiến những khó khăn, những phản ứng có thể phát sinh từ việc thực hiện đề xuất và dự kiến biện pháp khắc phục, tiến độ thực hiện.
c) Phần kết thúc:
- Bày tỏ mong muốn tờ trình được phê duyệt.
- Có thể đề nghị sự hồi đáp, cho ý kiến chỉ đạo, lời cảm ơn xã giao.
5.2. Mẫu tờ trình
Mẫu tờ trình thực hiện theo mẫu 1.4 của Thông tư số 01/2011/TT-BNV.
6. Soạn thảo báo cáo
6.1. Các loại báo cáo
- Báo cáo là một hình thức văn bản dùng để phản ánh, tường trình với cấp trên hay tập thể về kết quả công tác của cơ quan, tổ chức trong một thời gian xác định và về các vấn đề, sự việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức.
- Báo cáo được chia thành nhiều loại: báo cáo tổng kết, báo cáo sơ kết, báo cáo chuyên đề, báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất…
- Báo cáo tổng kết: Phản ánh tổng hợp tình hình, kết quả hoạt động sau khi kết thúc toàn bộ công việc đã đề ra theo kế hoạch, từ đó đánh giá toàn bộ kết quả đạt được nhằm rút kinh nghiệm cho các công việc sau này và làm cơ sở để kịp thời ban hành quyết định quản lý.
- Báo cáo sơ kết: Phản ánh tình hình, kết quả một giai đoạn, một phần công việc đã đề ra theo kế hoạch, từ đó đánh giá kết quả đạt được nhằm rút kinh nghiệm và làm cơ sở để kịp thời ban hành quyết định quản lý, hướng tới hoàn thành toàn bộ công việc.
- Báo cáo chuyên đề: Phản ánh tập trung về một hoặc nhóm vấn đề, sự việc, nhiệm vụ công tác để cơ quan cấp trên hay tập thể nắm bắt thông tin được nhanh chóng, chuyên sâu về vấn đề, sự việc, nhiệm vụ công tác đó.
- Báo cáo định kỳ: Phản ánh tình hình, kết quả hoạt động về các nhiệm vụ công tác theo từng mốc thời gian quy định (báo cáo tháng, quý, 6 tháng đầu năm, báo cáo năm…).
- Báo cáo đột xuất: Báo cáo phản ánh về tình hình các vấn đề, sự việc xảy ra đột xuất, bất thường và đề nghị hỗ trợ, cho ý kiến chỉ đạo giải quyết.
6.2. Phương pháp soạn thảo
6.2.1. Về thể thức
Báo cáo phải trình bày theo quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
6.2.2. Về bố cục nội dung
Tuỳ theo mục đích, tính chất và nội dung báo cáo để lựa chọn kết cấu bố cục nội dung báo cáo phù hợp:
6.2.2.1. Đối với các loại báo cáo sơ kết, báo cáo định kỳ trong thời gian ngắn tháng, qu ) thì nội dung thường bố cục gồm các phần chủ yếu sau:
a) Phần nội dung kết quả thực hiện các nhiệm vụ, công tác, các lĩnh vực hoạt động:
- Trình bày những kết quả, những nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động, những mặt hoạt động đã hoặc đang thực hiện; đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong quá trình thực hiện. Mỗi nội dung phản ánh được chia thành từng mục, khoản, điểm.
- Khi viết về mỗi nội dung cần có sự tổng hợp, phân tích, so sánh với chỉ tiêu kế hoạch được giao, so sánh với cùng kỳ thời gian trước để đánh giá tiến độ và kết quả thực hiện.
- Khi đưa ra các số liệu phải có sự tổng hợp, xử lý chính xác.
b) Phần phương hướng, nhiệm vụ: Cần trình bày những nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu cần tiếp tục thực hiện trong thời gian tới để tiếp tục phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế nhằm hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Trong đó có thể nêu ra các phương hướng, nhiệm vụ chung và phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể.
6.2.2.2. Đối với các báo cáo tổng kết:
a) Phần đặc điểm tình hình: Trình bày khái quát những nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ đang thực hiện (hoặc đánh giá khái quát những đặc điểm chung, đặc điểm riêng về các vấn đề, sự việc phản ánh); Trình bày những thuận lợi và khó khăn cơ bản đối với việc thực hiện nhiệm vụ.
b) Phần nội dung kết quả thực hiện các nhiệm vụ, công tác, các lĩnh vực hoạt động:
Trình bày nội dung kết quả thực hiện các nhiệm vụ công tác, các lĩnh vực hoạt động.
Phương pháp trình bày phần này như phần kết quả thực hiện các nhiệm vụ, công tác, các lĩnh vực hoạt động của báo cáo sơ kết, báo cáo định kỳ nêu trên nhưng các thông tin phải mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ vấn đề, sự việc. Đồng thời trình bày đánh giá chung về ưu - nhược điểm trong thực hiện các nhiệm vụ, từ đó chỉ ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.
c) Phần phương hướng nhiệm vụ: Dựa trên những chỉ tiêu, kế hoạch được giao và những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời dựa trên những kết quả thực hiện và những đánh giá chung trình bày ở phần trước để đưa ra các phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.
Phần này cần đưa ra các phương hướng, nhiệm vụ chung và phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể theo từng mặt hoạt động, nhiệm vụ công tác. Ngoài ra phải đưa ra các biện pháp thực hiện.
d) Phần kết luận: Đánh giá khái quát nội dung báo cáo; đề xuất kiến nghị với cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền; có thể đưa ra những nhận định về triển vọng tình hình thực hiện các nhiệm vụ trong thời gian tới.
6.3. Mẫu báo cáo
Mẫu báo cáo thực hiện theo mẫu 1.4 của Thông tư số 01/2011/TT-BNV.
Mẫu số 1. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã (quy định trực tiếp)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc | |
Số:.../20…(2).../NQ-HĐND | ...(3)..., ngày ... tháng ... năm 20...(2)… |
Có thể bạn quan tâm!
- Công tác văn thư, lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp xã Nghề Văn thư hành chính - Trình độ Trung cấp - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 1
- Công tác văn thư, lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp xã Nghề Văn thư hành chính - Trình độ Trung cấp - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 2
- Quy Trình Soạn Thảo Và Ban Hành Văn Bản Hành Chính
- Công tác văn thư, lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp xã Nghề Văn thư hành chính - Trình độ Trung cấp - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 5
- Về Năng Lực Tự Chủ Và Năng Lực Chịu Trách Nhiệm
- Đăng K Văn Bản Đi Bằng Cơ Sở Dữ Liệu Quản L Văn Bản Đi Trên Máy Vi Tính:
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
NGHỊ QUYẾT
……………………(4)………………..
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ ……………..(1) KHÓA....KỲ HỌP THỨ....
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày ... tháng ... năm…..; Căn cứ …………………..(5).................................................................... ;
Xét Tờ trình ………………; Báo cáo thẩm tra của....; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
………..(6)……….
…………………………………
Điều 1. ...........................................................................................................
...................................................................................................................................
Điều. ...............................................................................................................
...................................................................................................................................
…….(6)…….
Điều. ................................................................................................................
....................................................................................................................................
Điều. ................................................................................................................
................................................................................................................................ ./.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân ...(1)...Khóa...Kỳ họp thứ...thông qua ngày ... tháng ... năm ...và có hiệu lực từ ngày.
CHỦ TỊCH (7) (Chữ ký, dấu) Nguyễn Văn A |
Ghi chú:
(1) Tên xã, phường, thị trấn ban hành nghị quyết.
(2) Năm ban hành.
(3) Tên xã, phường, thị trấn, nơi Hội đồng nhân dân ban hành nghị quyết đóng trụ sở.
(4) Tên nghị quyết.
(5) Điều, khoản, điểm giao Hội đồng nhân dân cấp xã quy định chi tiết.
(6) Nội dung của nghị quyết; tùy từng trường hợp, có thể kết cấu thành phần, chương, mục, tiểu mục.
(7) Trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Chủ tịch, bên dưới ghi Phó Chủ tịch.
(8) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo và số lượng bản lưu.
(9) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành.
Mẫu số 2. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã (ban hành Quy định/Quy chế...)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc | |
Số:.../20…(2)../NQ-HĐND | ... 3)..., ngày ... tháng ... năm 20... 2)… |
NGHỊ QUYẾT
Ban hành ……………(4)……………….
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ ....(1) KHÓA....KỲ HỌP THỨ....
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày ... tháng ... năm ....;
Căn
cứ ……………………………………..(5).....................................................;
Xét Tờ trình ………………………………………………………….; Báo cáo thẩm tra của……..; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này …………………. (6)..........
...................................................................................................................................
Điều 2. ............................................................................................................
...................................................................................................................................
Điều. ...............................................................................................................
...................................................................................................................................
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân ...(1)...Khóa...Kỳ họp thứ... thông qua ngày ... tháng ... năm... và có hiệu lực từ ngày.../.
CHỦ TỊCH (7) (Chữ ký, dấu) Nguyễn Văn A |
Ghi chú:
(1) Tên xã, phường, thị trấn ban hành nghị quyết.
(2) Năm ban hành.
(3) Tên xã, phường, thị trấn.
(4) Tên nghị quyết.
(5) Điều, khoản, điểm giao Hội đồng nhân dân cấp xã quy định chi tiết.
(6) Tên Quy định/Quy chế...
(7) Trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Chủ tịch, bên dưới ghi Phó Chủ tịch.
(8) Chữ viết tắt đơn vị chủ trì soạn thảo và số lượng bản lưu.
(9) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng phát hành.