Công tác văn thư, lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp xã Nghề Văn thư hành chính - Trình độ Trung cấp - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 2

Giấy chứng nhận là hình thức văn bản cấp cho cá nhân, cơ quan đơn vị hoặc một tập thể xác nhận một vấn đề, một sự việc nào đó là có thực.

24) Giấy uỷ quyền

Giấy uỷ quyền là hình thức văn bản dùng để ghi nhận sự thỏa thỏa thuận giữa người có quyền (hoặc người đại diện theo pháp luật) và người được ủy quyền. Theo đó người được ủy quyền thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ thay cho người có quyền (hoặc người đại diện thep pháp luật).

25) Giấy mời

Giấy mời là loại văn bản dùng để mời đại diện cơ quan khác hoặc cá nhân tham dự một công việc nào đó hoặc tới cơ quan để giải quyết một vấn đề có liên quan.

26) Giấy giới thiệu

Giấy giới thiệu là hình thức văn bản cấp cho cán bộ, công chức, viên chức cơ quan khi đi liên hệ, giao dịch với cơ quan khác để thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết công việc riêng.

27) Giấy nghỉ phép

Giấy nghỉ phép là văn bản dùng để cấp cho cá nhân trong cơ quan, tổ chức được nghỉ phép theo quy định của pháp luật hoặc theo quy định của các cơ quan, tổ chức.

28) Giấy đi đường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Giấy đi đường là loại văn bản dùng để cấp cho cán bộ viên chức được cử đi công tác, dùng làm căn cứ để thành toán tiền tàu xe và các khoản chi phí khác trong thời gian đi công tác. Bởi vậy khi đến cơ quan nào thì người được cấp giấy phải xin chữ kí và đóng dấu xác nhận của cơ quan đó về ngày, giờ đến và ngày giờ đi. Loại văn bản này không thể dùng để liên hệ công tác thay cho giấy giới thiệu.

29) Giấy biên nhận hồ sơ

Công tác văn thư, lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp xã Nghề Văn thư hành chính - Trình độ Trung cấp - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 2

Giấy biên nhận hồ sơ là loại văn bản dùng để xác nhận số lượng và loại hồ sơ, giấy tờ do cơ quan hoặc cá nhân khác gửi đến.

30) Phiếu gửi

Phiếu gửi là hình thức văn bản kèm theo văn bản đi (công văn đi). Người nhận văn bản có nhiệm vụ kí xác nhận vào phiếu gửi và gửi trả lại cho cơ quan gửi. Đây là bằng chứng cho việc gửi văn bản đi.

31) Phiếu chuyển

Phiếu chuyển là loại văn bản dùng để chuyển hồ sơ, tài liệu của cơ quan, tổ chức đơn vị, cá nhân đến bộ phận khác để tiếp tục giải quyết.

32) Thư công

Thư công là loại văn bản mà các cơ quan, tổ chức dùng để thực hiện các giao tiếp xã hội như: thư chúc mừng, thư chia buồn, thư cảm ơn.

Trong các loại văn bản trên, Ủy ban nhân dân cấp xã thường ban hành quyết định, công văn, thông báo, báo cáo, tờ trình.

3. Văn bản chuyên ngành

3.1. Đặc điểm

Văn bản chuyên ngành là văn bản mang tính đặc thù về chuyên môn, nghiệp vụ được hình thành trong một số lĩnh vực cụ thể của quản lý nhà nước như: tài chính, ngân hàng, giáo dục, ngoại giao… hoặc các văn bản được hình thành trong các cơ quan tư pháp.

Văn bản chuyên ngành có các đặc điểm:

+ Thẩm quyền ban hành thuộc các cơ quan chuyên môn nghiệp vụ được nhà nước trao quyền ban hành;

+ Những cơ quan, tổ chức khác khi có nhu cầu sử dụng các loại hình văn bản này phải theo mẫu quy định không được tùy tiện thay đổi nội dung và hình thức của những văn bản đã được mẫu hóa giúp cho việc quản lý chuyên môn được thống nhất.

3.2. Một số loại hình văn bản chuyên ngành

Các văn bản về đối ngoại: hiệp định, hiệp ước, công hàm ngoại giao… Các văn bản về tài chính: hóa đơn, chứng từ…

Các văn bản về lĩnh vực tư pháp: bản án sơ thẩm, phúc thẩm….

Các hình thức văn bản chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau khi thỏa thuận thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Ủy ban nhân dân cấp xã có thể sử dụng một số mẫu văn bản chuyên ngành như: các hóa đơn, chứng từ…

4. Các yêu cầu về soạn thảo văn bản

4.1. Yêu cầu về thẩm quyền

Trong nhà nước pháp quyền, các cơ quan nhà nước chỉ được làm những việc pháp luật cho phép theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền. Theo đó, văn bản ban hành của các cơ quan nhà nước, bao gồm cả văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính đều phải đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, đúng thẩm quyền.

Thẩm quyền ban hành văn bản quản lý nhà nước được xem xét trên cả hai phương diện: thẩm quyền về ban hành hình thức văn bản và thẩm quyền về ban hành nội dung văn bản.

Thẩm quyền về ban hành hình thức văn bản có nghĩa là cơ quan, tổ chức chỉ được ban hành những hình thức - thể loại văn bản được luật pháp quy định. Ví dụ, Ủy ban nhân dân cấp xã được ban hành quyết định quy phạm pháp luật.

Thẩm quyền về nội dung có nghĩa là chủ thể quản lý chỉ được phép ban hành văn bản để giải quyết những vấn đề, sự việc mà theo pháp luật chủ thể đó có thẩm quyền giải quyết. Ví dụ: UBND cấp cấp xã ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật giao (Điều 30 Luật Ban hành văn bản quy phạm phạm pháp luật năm 2015).

Nội dung văn bản ban hành không được trái với Hiến pháp, pháp luật hiện hành và các quy định của cấp trên. Mục đích chính là để đảm bảo kỷ cương phép nước; làm cho mọi chủ trương chính sách, luật pháp của nhà nước được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức và kỷ luật của cơ quan ban hành văn bản, ngăn ngừa tình trạng mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi cơ quan tùy tiện đặt ra những quy định, chế độ riêng của mình mà không dựa trên cơ sở pháp luật của nhà nước.

4.2. Yêu cầu về nội dung

Trong quá trình soạn thảo, nội dung của văn bản cần đảm bảo các yêu cầu

sau:


4.2.1. Tính mục đích

Văn bản quản lý nhà nước được ban hành phải hướng tới mục đích

nhất định. Mục đích cao nhất khi ban hành văn bản quản lý nhà nước là nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, quan hệ nội bộ tổ chức hoặc giải quyết công vụ trong phạm vi quản lý của cơ quan ban hành, đồng thời văn bản phải thể hiện rõ mục đích chính trị trong nội dung tức là hướng tới việc thực hiện phương châm, đường lối, chính sách của Đảng cầm quyền đã đề ra.

Để đảm bảo yêu cầu này, trước khi soạn thảo văn bản cần xác định rõ: văn bản này có thực sự cần thiết phải ban hành hay không? Văn bản ban hành để làm gì? Nhằm giải quyết vấn đề gì? Giới hạn vấn đề đến đâu? Lời giải của các câu hỏi trên sẽ là định hướng cơ bản cho người thảo, người tham gia góp ý kiến và người duyệt, kí văn bản trong quá trình soạn thảo.

4.2.2. Tính khoa học

Một văn bản có tính khoa học phải đảm bảo có đủ lượng thông tin pháp lý và thông tin thực tế cần thiết. Các thông tin này phải được xử lý và đảm bảo chính xác, đầy đủ sự kiện và số liệu. Phải có sự nhất quán, logic về chủ đề, không có sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các ý; Kết cấu hợp lý, chặt chẽ; Ngoài ra, người soạn thảo phải khách quan, không được lồng quan điểm, tư tưởng của cá nhân hoặc động cơ vụ lợi vào văn bản.

4.2.3. Tính hợp pháp

Tính hợp pháp được hiểu là văn bản được ban hành phải đúng thẩm quyền; được ban hành trên cơ sở các căn cứ xác thực. Nội dung văn bản ban hành không được mâu thuẫn, trái với quy định của Hiến pháp, pháp luật hiện hành và phù hợp với nội dung văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên. Đặc biệt đối với văn bản quy phạm pháp luật, nội dung của văn bản quy phạm pháp

luật phải được trình bày dưới dạng các quy phạm pháp luật. Nội dung của quy phạm pháp luật phải chặt chẽ, rõ ràng, chính xác và luôn được hiểu thống nhất. Diễn đạt quy phạm pháp luật là một bộ phận quan trọng của khoa học pháp lý, đòi hỏi người soạn thảo văn bản phải có một trình độ pháp lý nhất định, kiến thức tổng hợp nhiều mặt và kĩ thuật sử dụng ngôn ngữ hành chính - công vụ tương ứng.

4.2.4. Tính khả thi

Tính khả thi là một yêu cầu quan trọng đối với văn bản, đảm bảo tính hiệu quả cho văn bản.

Văn bản ban hành phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế, với quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng có liên quan, phải giải quyết hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích của nhân dân. Ngược lại, nếu văn bản ban hành mang tính chủ quan, duy ý chí hay vì lợi ích một phía thì tính khả thi và hiệu quả mang lại của văn bản đó sẽ bị hạn chế, thậm chí có thể làm tổn thất đến lợi ích của Nhà nước hoặc gây khó khăn và thiệt hại cho quần chúng nhân dân. Thực tế hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước trong những năm qua đã chứng minh rằng, do nhiều văn bản quan trọng được ban hành phản ánh đầy đủ và đúng đắn thực tế khách quan nên đã đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả to lớn về chính trị, kinh tế, xã hội... Bên cạnh đó, có những văn bản ban hành còn mang tính chủ quan, duy ý chí hoặc còn có những lổ hổng, kẽ hở, gây khó khăn cho việc thực thi, thậm chí có văn bản vừa mới ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ để thay thế bằng một văn bản khác. Chính vì vậy, trong việc soạn thảo và ban hành các quyết định quản lý quan trọng như các quyết định về chủ trương, đường lối, chính sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước, cần coi trọng công tác điều tra, nghiên cứu, tổng kết thực tế về những vấn đề có liên quan đến nội dung văn bản dự định ban hành.

Trong văn bản quản lý nhà nước, đặc biệt là văn bản quy phạm pháp luật, nội dung văn bản phải đưa ra những yêu cầu về trách nhiệm thi hành hợp lý, phù hợp với trình độ, năng lực, khả năng vật chất của chủ thể thi hành. Nếu pháp luật vượt quá trình độ, năng lực, khả năng vật chất của chủ thể thi hành thì việc thực hiện văn bản không hiệu quả, tức là văn bản “không có tính khả thi”, làm tổn hại tới uy tín của Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho việc “lách luật”, vi phạm pháp luật. Ngược lại, nếu văn bản chứa đựng các quy phạm hay mệnh lệnh quá lạc hậu sẽ không kích thích sự năng động, sáng tạo của các chủ thể và làm lãng phí thời gian và tài sản của Nhà nước.

Như vậy, nội dung của văn bản phải phản ánh được các quy luật kinh tế nhằm đưa ra các quy định, mệnh lệnh, hướng nền kinh tế, xã hội vận động theo đúng các quy luật khách quan.

Từ yêu cầu trên ta thấy, khi quy định các quyền cho chủ thể phải kèm theo các điều kiện bảo đảm thực hiện các quyền đó và phải nắm vững điều kiện, khả năng mọi mặt của đối tượng thực hiện văn bản nhằm xác lập trách nhiệm của họ trong các văn bản cụ thể.

Bên cạnh đó, tính khả thi của văn bản đòi hỏi phải có sự kết hợp đúng đắn và hợp lý các yêu cầu nêu trên: không đảm bảo được tính mục đích, tính hợp pháp, tính khoa học thì văn bản khó có khả năng thực thi.

4.3. Yêu cầu về hình thức, thể thức

Hình thức văn bản ở đây được hiểu là thể loại văn bản, mang tính hoàn chỉnh và thống nhất giữa mặt biểu hiện bên ngoài với nội dung hàm chứa của mỗi văn bản.

Văn bản ban hành phải đúng hình thức, nghĩa là phải căn cứ vào nội dung mà chọn hình thức cho phù hợp để đạt được mục đích ban hành văn bản. Bên cạnh đó, cơ quan, tổ chức chỉ được ban hành những hình thức văn bản phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền.

Nói đến hình thức văn bản, không thể không nói đến thể thức văn bản bởi đây chính là phần biểu hiện bên ngoài của văn bản. Cùng với nội dung hàm chứa chúng sẽ tạo nên hình thức - thể loại văn bản hoàn chỉnh. Thể thức văn bản là các thành phần cần phải có và cách thức trình bày các thành phần đó do các cơ quan có thẩm quyền quy định. Văn bản phải được trình bày đúng thể thức theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là một yêu cầu mang tính bắt buộc đối với văn bản quản lý nhà nước.

4.4. Yêu cầu về bố cục

Văn bản thường gồm nhiều câu, nhiều đoạn văn mà nội dung đều hướng vào một chủ đề nhất định. Vì vậy, khi soạn thảo cần chú ý bố cục văn bản cho hợp lý với nội dung.

Bố cục văn bản là sự phân nhóm các ý và sắp xếp chúng trong văn bản theo một trật tự logic nào đó, nhằm nêu bật được mục đích cần thể hiện trong văn bản. Việc phân nhóm, sắp xếp các ý và các nhóm trong văn bản phải dựa trên những cơ sở hợp lý, không thể sắp xếp một cách tùy tiện. Việc ngắt đoạn và thể hiện rõ ràng từng vấn đề trong văn bản cũng tạo nên một thể thống nhất về nội dung, đảm bảo yêu cầu về hình thức văn bản.

Trong một văn bản cần triển khai những sự việc có quan hệ mật thiết với nhau. Như vậy, vừa tránh được tình trạng trùng lặp, chồng chéo trong các quy định, sự tản mạn, vụn vặt của pháp luật và các mệnh lệnh, vừa cho cơ quan ban hành không phải ban hành nhiều văn bản để giải quyết một công việc nhất định. Nội dung các mệnh lệnh và các ý tưởng phải rõ ràng, không làm cho người đọc hiểu theo nhiều cách khác nhau.

Tùy theo từng loại văn bản mà người soạn thảo trình bày bố cục văn bản cho phù hợp. Thông thường, các văn bản được bố cục thành 3 phần: mở đầu, nội dung và kết thúc. Tuy nhiên, có một số văn bản được soạn thảo không có phần mở đầu và phần kết thúc nhưng vẫn đảm bảo mục đích của văn bản.

a) Phần mở đầu

Phần mở đầu của văn bản thường nêu mục đích, lý do ban hành. Trong

đó nêu những cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn của việc ban hành văn bản đó.

b) Phần nội dung

Đây là phần quan trọng của văn bản và được trình bày tùy theo kết cấu nội dung của từng loại văn bản khác nhau. Tùy theo thể loại và nội dung mà văn bản có thể có các phần căn cứ pháp lý để ban hành. Văn bản có thể được bố cục thành chương, mục, điều, khoản, điểm hoặc được chia thành các phần, mục từ lớn đến nhỏ theo một trình tự nhất định:

- Nghị quyết (cá biệt): Điều, khoản, điểm hoặc khoản, điểm;

- Quyết định (cá biệt): Điều, khoản, điểm;

- Quy chế kèm theo Quyết định có bố cục: chương, mục, điều, khoản, điểm;

- Chỉ thị (cá biệt): khoản, điểm;

- Các văn bản hành chính khác: phần, mục, khoản, điểm hoặc theo khoản, điểm.

Đối với các văn bản có bố cục theo phần, chương, mục, điều thì các phần, chương, mục điều phải có tiêu đề.

c) Phần kết luận

Trong văn bản dưới dạng điều khoản phần kết luận thường nêu điều khoản thi hành và hiệu lực của văn bản. Các văn bản hành chính khác phần kết luận thường trình bày mong muốn hoặc yêu cầu thực hiện.

4.5. Yêu cầu về ngôn ngữ

Ngôn ngữ trong văn bản quản lý nhà nước là ngôn ngữ viết nên hiệu quả truyền đạt thông tin chủ yếu phụ thuộc vào việc lựa chọn các từ ngữ, thuật ngữ và cách hành văn của người soạn thảo. Thực tế cho thấy, nếu lựa chọn từ ngữ và văn phong không thích hợp cho từng loại văn bản sẽ làm hạn chế việc truyền đạt và tiếp nhận thông tin qua văn bản, dẫn đến không đạt được mục đích của việc ban hành văn bản. Tuỳ theo thể loại, phạm vi và đối tượng tác động của văn bản mà người soạn thảo sử dụng ngôn ngữ và cách hành văn sao cho phù hợp để đạt được mục đích của chủ thể ban hành. Ngôn ngữ sử dụng phải chính xác, phổ thông, diễn đạt phải đơn giản, dễ hiểu.

Nội dung văn bản phải được diễn đạt một cách rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với trình độ dân trí, sao cho mọi đối tượng có liên quan đến việc chấp hành và thi hành văn bản đều có thể hiểu nội dung văn bản đúng đắn và thống nhất. Yêu cầu này đặt ra là do văn bản quản lý nhà nước, nhất là các văn bản ban hành về chủ trương, chính sách, luật pháp có đối tượng thi hành rộng với trình độ nhận thức không đồng đều. Một văn bản ban hành có rõ ràng và dễ hiểu hay không thường tùy thuộc vào phương pháp diễn đạt và từ ngữ mà người soạn thảo sử dụng.

Ngắn gọn là một yêu cầu được đặt ra đối với việc soạn thảo văn bản quản lý nhà nước nói chung. Văn bản viết ngắn gọn sẽ giúp cho người giải quyết rút

ngắn được thời gian đọc, tạo thuận lợi cho việc nắm hiểu nội dung văn bản và giải quyết văn bản đó. Ngoài ra, còn góp phần tiết kiệm văn phòng phẩm và công sức của cán bộ làm công tác in ấn. Điều này sẽ thực sự có ý nghĩa đối với những cơ quan lớn mà mỗi văn bản ban hành phải sao in thành nhiều bản để gửi cho các cơ quan, đơn vị hữu quan.

Viết ngắn gọn là phong cách mang tính đặc thù của văn bản hành chính công vụ. Tuy nhiên, yêu cầu này chỉ mang tính tương đối và phải thực hiện trên cơ sở nội dung văn bản được trình bày một cách đầy đủ, chính xác, rõ ràng và dễ hiểu. Cần tránh khuynh hướng vì nhằm đảm bảo cho văn bản được ngắn gọn mà lược bỏ bớt những ý tưởng và thông tin cần thiết, khiến cho nội dung văn bản thiếu hoàn chỉnh, bị méo mó, khó hiểu và không đạt được mục đích đề ra cho việc ban hành văn bản đó.

Về cơ bản, việc sử dụng ngôn ngữ và kết cấu các loại văn bản nên tuân theo những yêu cầu sau đây:

- Yêu cầu về viết câu:

Câu văn viết dài hay ngắn phụ thuộc vào cách hành văn của người soạn thảo (đôi khi phụ thuộc vào người duyệt văn bản) và loại văn bản. Dù câu văn dài hay ngắn đều phải có đủ thành phần cơ bản của câu (chủ ngữ, vị ngữ và các thành phần khác), không được có từ thừa. Đối với các loại văn bản quản lý nhà nước nên sử dụng câu tường thuật đơn để diễn đạt. Trong trường hợp cần thiết phải sử dụng câu tường thuật phức (nhiều mệnh đề, nhiều bộ phận) cần chú ý tách câu một cách hợp lý. Trong văn bản quản lý nhà nước, không sử dụng câu nghi vấn và câu biểu cảm. Tuy nhiên, trong một số loại giấy tờ người ta có thể sử dụng loại câu này để biểu lộ tình cảm như đơn, thư, điếu văn…

- Yêu cầu về nghĩa của câu:

Trong văn bản, câu văn viết phải có nghĩa. Nghĩa của câu phải phù hợp với tư duy của người Việt Nam. Để khắc phục hiện tượng các câu sai về ngữ nghĩa, khi đặt câu cần chú ý cho câu đạt được những yêu cầu sau đây:

+ Câu phải phản ánh đúng quan hệ trong thế giới khách quan;

+ Quan hệ giữa các thành phần trong câu, các vế câu phải hợp logic;

+ Quan hệ giữa các thành phần đẳng lập phải là quan hệ đồng loại cùng phạm trù ngữ nghĩa.

Nghĩa của câu phải phù hợp với chủ đề chung và chủ đề bộ phận của văn bản. Đó là cơ sở để tạo tính trọn vẹn về nội dung.

Để hoàn thiện về mặt hình thức của văn bản, đòi hỏi người soạn thảo phải biết sử dụng các từ để liên kết các câu, các đoạn văn với nhau trong một văn bản để tạo thành một thể thống nhất về hình thức.

Dấu câu là một bộ phận của câu. Trong tiếng Việt có nhiều loại dấu câu như: dấu chấm (.), dấu phẩy (,), dấu chấm phẩy (;), dấu hỏi chấm (?), dấu chấm cảm (!), dấu hai chấm (:), dấu ngoặc đơn (( )), dấu ngoặc kép (“”), dấu ba chấm

(…)…Mỗi loại dấu câu có chức năng riêng. Trong văn bản cần sử dụng dấu câu một cách chính xác và hợp lý.

Bên cạnh việc sử dụng dấu câu để ngắt các thành phần trong một câu, còn cần sử dụng dấu câu để ngắt đoạn. Việc sử dụng dấu ngắt đoạn đúng không những giúp cho văn bản hoàn thiện về mặt hình thức mà còn tăng hiệu quả về nội dung, ngược lại sẽ làm giảm hiệu quả truyền đạt thông tin của văn bản.

II. QUY TRÌNH SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUẢN CỦA UBND CẤP XÃ

1. Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản là trình tự các công việc cần tiến hành trong quá trình soạn thảo một văn bản để ban hành.

Quy trình xây dựng VBQPPL được quy định chi tiết trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đều phải trải qua 06 bước cơ bản, bao gồm:


bản;

1) Lập đề nghị xây dựng văn bản;

2) Soạn thảo văn bản;

3) Lấy ý kiến dự án, dự thảo văn bản;

4) Thẩm định, thẩm tra dự án, dự thảo văn bản;

5) Thảo luận, xem xét thông qua hoặc ký ban hành dự án, dự thảo văn


6) Công khai văn bản.

Tùy thuộc vào loại VBQPPL mà quy trình này có những bước khác nhau.

Quy trình soạn thảo, ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã:

Bước 1. Soạn thảo dự thảo quyết định (Khoản 1, Điều 144, Luật năm

2015)

Dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân

dân cấp xã tổ chức, chỉ đạo việc soạn thảo.

Bước 2. Lấy ý kiến vào dự thảo quyết định (Khoản 2, Điều 144, Luật VBQPPL năm 2015)

Căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan, của Nhân dân tại các thôn, ấp, tổ dân phố và chỉnh lý dự thảo quyết định.

Bước 3. Xem xét, thông qua dự thảo quyết định (Khoản 1, Khoản 2, khoản 3 khoản 4 Điều 145, Luật VBQPPL năm 2015)

- Tổ chức, cá nhân được phân công soạn thảo gửi tờ trình, dự thảo quyết định, bản tổng hợp ý kiến và các tài liệu có liên quan đến các thành viên Ủy ban

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/10/2023