Lao Động Làm Nghề Và Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh


và giải quyết việc làm cho trên 5.200 lao động.

Nhìn chung, các doanh nghiệp trên đều có quy mô nhỏ, sản xuất manh mún, thủ công là chủ yếu; giá trị sản xuất, vốn đầu tư của các doanh nghiệp tham gia sản xuất nông lâm nghiệp còn thấp; số lao động thu hút không nhiều, lao động chủ yếu theo thời vụ là chính, lao động trình độ tay nghề thấp. Điều đó cho thấy các thành phần kinh tế trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp còn thiếu đầu tư về trang thiết bị, phương tiện và cơ sở vật chất, trình độ cơ giới hoá thấp và sản xuất kinh doanh chưa gắn với thị trường.

* Với thế mạnh của tỉnh là các làng nghề truyền thống, nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thực hiện phân công lại lao động, tạo thêm việc làm và thu nhập. Năm 1997, ngay sau khi tái lập tỉnh, Phú Thọ đã quan tâm khôi phục và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống ở nông thôn. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 20 làng nghề được tỉnh công nhận, phân bố trên địa bàn của 10 trên tổng số 13 huyện, thị, thành phố. Các làng nghề của Phú Thọ có thể được chia thành 5 nhóm chính: nhóm làng nghề mộc, nhóm làng nghề đan lát mây tre, nhóm làng nghề chế biến chè, nhóm làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, nhóm làng nghề làm nón.


Bảng 2. 6: Lao động làm nghề và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh


Nhóm làng nghề

Lao động (người)

Doanh thu (triệu đồng)

2004

2005

2006

2004

2005

2006

1. Nghề mộc







Dư Ba


834

1.000


7.500

11.000

Phú Hà

447

509

547

10.616

11.890

13.376

Minh Đức

325

325

344

7.135

7.835

8.690

2. Nghề mây tre đan







Ngô xá

2.308

2.308

2.308

17.993

22.333

22.333

Tùng Khê

825

850

865

4.815

4.978

5.005

Đỗ Xuyên

3.000

3.100

3.300

12.900

13.000

13.800

Minh Hoà

130

136

145

864

993,6

1.142,6

Ba Đông

700

900

1.200

7.574,8

12.089,5

15.438

3. Ngành chế biến chè







Chè Dốc Đen


287

290


3.667

3.667

Chè Khuôn

177

201

216

3.831

4.089

4.498

Chè Phú Thịnh

525

534

542

9.896

22.549

23.720

Chè Chu Hưng

105

117

125

10.840

13.152

13.414

Chè Phú ích

125

143

183

2.038

2.355

6.060

Chè Vân Hùng

523

546

568

7.948

8.902

9.971

4. Chế biến nông sản







Việt Tiến

129

129

129

2.656

3.991

4.080

Đoàn Kết

124

192

205

8.774

8.863

11.183

An Thọ

158

165

170

4.300

4.949

5.100

Dục Mỹ

232

279

305

5.776

8.032

9.398

5. Nghề làm nón







Sai Nga

1.100

1.338

1.338

2.600

3.100

4.800

Làng Dền

145

160

160

790

869

895

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Phú Thọ - 10

Nguồn 6: Quy hoạch ngành nghề nông thôn Phú Thọ 2006 – 2010 và định hướng 2020

Một số sản phẩm ngành nghề có tốc độ tăng trưởng khá cao như xay xát lương thực thực phẩm tăng 7,9%, chế biến gỗ nguyên liệu các loại tăng 34,4%, sản xuất hàng mộc gia dụng và mỹ nghệ tăng 26,2%...Mỗi năm trung bình tạo thêm 2.985 việc làm mới. Thu nhập của lao động ngành nghề đạt

450.000 – 1.500.000đồng/tháng, cao gấp 1,2 – 3,0 lần so với thu nhập của lao động thuần nông. Đặc biệt, năm ngành hàng trọng điểm trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp đều đạt mức tăng trưởng cao như: ngành chế biến nông sản thực phẩm tăng 2,1 lần so với năm 2001 (năm 2007 đạt 370 tỷ đồng); sản xuất vật liệu xây dựng đạt 370 tỷ đồng tăng 2,74 lần; khai thác chế biến khoáng sản đạt trên 100 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đạt giá trị xuất khẩu trên 35 triệu đôla…Trình độ sản xuất có tiến bộ rõ rệt theo hướng cơ giới hóa, hiện đại hoá. Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng


cao, một số sản phẩm có thị phần và tính cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Bảng 2. 7: Các sản phẩm ngành nghề chủ yếu năm 2006


Sản phẩm chính

Đơn vị

Số lượng

Chế biến chè

Tấn

25.747,8

Bánh bún các loại

Tấn

807,7

Mì, miến

Tấn

828,3

Bột sắn, bột đao

Tấn

32.643,0

Mành trúc, mành cọ

M2

50.925,0

Hàng gỗ trạm, khảm và đồ gia dụng

Cái

41.918,0

Hàng đan lát

1000 cái

3.207,5

Nguồn 7: Quy hoạch ngành nghề nông thôn Phú Thọ 2006 -2010 và phương hướng đến 2020

Đã có 1.841 khu của 100% số xã, thị trấn có các loại ngành nghề nông thôn ở các quy mô khác nhau, xoá dần tình trạng thuần nông. Trong số đó, nghề sản xuất vật liệu xây dựng có 195 làng (chiếm tỷ trọng lớn nhất); nghề chế biến nông lâm thuỷ sản có 152 làng; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ có 28 làng; xử lý chế biến nguyên vật liệu có 13 làng; đào tạo tư vấn nghề có 35 cơ sở. Ngành nghề nông thôn đã thực sự tạo cơ hội để khai thác tốt hơn tài nguyên sẵn có, nâng cao giá trị các sản phẩm nông lâm thuỷ sản thông qua chế biến.

2.3.5. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

Những năm qua sự nghiệp giáo dục Phú Thọ được quan tâm ở tất cả các cấp học, ngành học. Mạng lưới giáo dục ngày càng phát triển đa dạng, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành mạng lưới trường đào tạo với 28 trường và trung tâm gồm: 1 trường đại học, 05 trường cao đẳng, 11 trường trung học chuyên nghiệp, trung cấp, trường dạy nghề; 10 trung tâm dạy nghề. Cơ sở vật chất trang thiết bị trường học được tăng cường, phòng học được kiên cố hoá, công tác xã hội hoá giáo dục có nhiều tiến bộ.


Các hoạt động đào tạo nghề được tiến hành tương đối đa dạng, tuy nhiên, đa số các lao động ở nông thôn khó tiếp cận với các trường đào tạo nghề này. Nhiều địa phương đã quan tâm, khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức đoàn thể tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn, truyền nghề cho lao động nông thôn và du nhập nghề mới, nhằm phát triển ngành nghề phi nông nghiệp và dịch vụ. Đến nay toàn tỉnh đã triển khai trên 60 dự án với các nội dung nhân cấy, phát triển nghề và xây dựng làng nghề; đã có hơn 5000 lao động được truyền nghề…

Các mô hình tư vấn sản xuất kinh doanh ngành nghề nông thôn bước đầu được thiết lập dưới hình thức các tổ nhóm hoặc hợp tác xã. Duy trì hoạt động 162 câu lạc bộ khuyến nông cơ sở và tổ chức 328 lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho cán bộ khuyến nông cơ sở. Hiện nay gần 100% cán bộ khuyến nông cấp tỉnh, huyện đạt trình độ đại học trở lên; ở cấp xã, phường, thị trấn có tổ khuyến nông từ 1 đến 3 khuyến nông viên…Công tác thông tin tuyên truyền được tăng cường và thường xuyên cải tiến, đã biên soạn và phát hành 56 số tạp chí nông nghiệp- nông thôn với số lượng gần 88.000 cuốn cùng nhiều tờ gấp, các tài liệu chuyên ngành. Từ năm 2005 đến nay, tỉnh đã tổ chức được hơn 10 lớp tập huấn khởi sự doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp, bồi dưỡng kỹ năng kiến thức xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh cho hơn 400 cán bộ. Nhờ đó, đã hình thành được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ làm cơ sở để tiếp thu, chuyển giao hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã được nâng lên, bộ máy quản lý ngày càng gọn nhẹ. Tỉnh đẫ cho phép mở 8 lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho trên 600 các bộ chủ chốt các phòng ban nghiệp vụ cấp huyện. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền về luật Hợp tác xã và các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế tập thể, qua đó góp phần đổi mới nhận thức trong đội


ngũ cán bộ và nhân dân về kinh tế tập thể, về hợp tác xã và tổ hợp tác trong thời kỳ đổi mới.‌

2.4. Đánh giá chung về quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Phú Thọ những năm qua

2.4.1. Một số thành tựu và nguyên nhân

* Thành tựu

Cùng với thành tựu hơn 20 năm đổi mới của đất nước, tỉnh Phú Thọ bước vào chặng đường đầu thực hiện đường lối đổi mới và đã đạt được những thành tựu quan trọng, tạo tiền đề để chuẩn bị cho giai đoạn sau phát triển tích cực hơn.

Trước hết, tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh trong suốt 10 năm qua luôn vượt xa tốc độ tăng trưởng trong những năm trước đó, giai đoạn 2001 - 2005 đạt bình quân 9,73%. Tốc độ tăng trưởng này đánh dấu nỗ lực to lớn của tỉnh, có ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc trên con đường đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Hai là, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã có bước chuyển biến mới theo hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hoá có nhu cầu và có giá trị kinh tế cao. Mặc dù diện tích lúa giảm để chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản và các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn, nhưng năng suất và sản lượng lương thực vẫn tăng. Sự tiến bộ trong sản xuất lúa do tăng sản xuất lúa có chất lượng cao và áp dụng kỹ thuật thâm canh cao là hướng đi đúng. Sản xuất và tỷ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả tăng lên phát triển mạnh theo nhu cầu thị trường, hình thành bước đầu một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt đã giảm được diện tích trồng lúa năng suất thấp sang sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị sản phẩm hàng hoá cao. Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tăng trưởng liên tục và đạt mức cao, giai đoạn 2001 - 2005 đạt 8,1%. Cơ cấu kinh tế nông thôn


chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, ngành nghề dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.

Ba là, hơn 10 năm qua, do huy động nhiều nguồn lực, tỉnh đã đẩy mạnh quá trình ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong nhiều lĩnh vực trong đó có nông nghiệp, nông thôn. Số lượng máy móc nông nghiệp được trang bị ngày càng tăng, nhất là các khâu thuỷ lợi, làm đất, tuốt lúa, xay xát, vận tải nhiều công việc trong sản xuất được cơ giới hoá, giảm nhẹ cường độ và thời gian lao động cho nông dân. Do đó, người dân có điều kiện để mở rộng ngành nghề, phát triển các hoạt động kinh doanh khác ngoài nông nghiệp. Trình độ trang bị kỹ thuật cho lao động trong các ngành kinh tế ở nông thôn được nâng cao, việc ứng dụng công nghệ sinh học, hoá học ngày càng rộng rãi. Nhiều loại giống mới có năng suất, chất lượng được triển khai trên diện rộng, đồng thời tạo điều kiện luân canh, xen canh, tăng vụ và do đó đạt mức tăng trưởng nhanh về năng suất, sản lượng về giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Việc ứng dụng công nghệ trong các đơn vị sản xuất kinh doanh trong khu vực nông thôn, trong các làng nghề cũng được người dân tiếp thu, thực hiện triển khai và tạo ra được sự đột phá về năng suất lao động.

Bốn là, quan hệ sản xuất trong nông thôn Phú Thọ được củng cố, có sự chuyển biến theo hướng xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá với nhiều thành phần kinh tế tham gia, trong đó kinh tế hộ, kinh tế trang trại cùng với kinh tế hợp tác xã dần từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả.

Năm là, nông thôn có bước phát triển khá nhanh, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và dịch vụ nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được chú trọng đầu tư từ nhiều nguồn lực khác nhau và bước đầu phát huy tác dụng trong việc khai thác lợi thế của các vùng nông thôn, phát triển sản xuất hàng hoá.

* Nguyên nhân

- Có nhận thức đúng đắn, vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối công


nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của các cấp, các ngành mà trước hết là Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh; đồng thời đề cao công tác tuyên truyền vận động nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ.

- Tỉnh đã xây dựng được quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu, giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, của từng vùng, có chiến lược lâu dài, đồng thời tổ chức chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy hoạch, bám sát mục tiêu đề ra.

- Có sự quan tâm, ủng hộ, sự chỉ đạo giúp đỡ của các bộ ngành Trung ương; sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào địa bàn trong suốt quá trình xây dựng và phát triển những năm qua.

- Đã phát huy được lợi thế, tiềm năng của tỉnh, nội lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội cho đầu tư phát triển, hướng tới mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững.

2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân

* Tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, song trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thì nông nghiệp, nông thôn Phú Thọ còn một số những hạn chế khó khăn cơ bản sau:

- Tiềm năng kinh tế nông nghiệp của tỉnh chưa được khai thác đầy đủ và hiệu quả, tính bền vững còn thấp. Nông nghiệp vẫn chưa thoát khỏi tình trạng phân tán, manh mún, lạc hậu, không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh. Sản xuất hàng hoá còn đơn lẻ, vùng sản xuất hàng hoá tập trung có chất lượng và phục vụ cho chế biến và xuất khẩu còn ít. Cơ cấu lao động nông nghiệp và nhất là kinh tế nông thôn ở nhiều nơi chuyển dịch chậm, chưa rõ nét, thiếu bền vững, sản xuất chưa gắn với công nghiệp chế biến và thị trường. Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong tổng sản phẩm ở một số địa phương


còn thấp, không đều. Vì vậy, mục tiêu giảm lao động nông nghiệp còn khoảng 60% vào năm 2010 vẫn là một thách thức lớn đối với tỉnh.

- Sản xuất nông nghiệp tuy phát triển tương đối toàn diện, song tốc độ chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp diễn ra còn chậm. Giá trị ngành trồng trọt trong tổng giá trị nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao, lúa vẫn đóng vai trò chủ yếu trong cơ cấu cây trồng hiện nay, cây công nghiệp, cây ăn quả và cây thực phẩm chưa đạt sự phát triển xứng tầm với vị trí của nó. Tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Trình độ khoa học công nghệ trong nhiều lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản còn thấp, nên năng suất, chất lượng nhiều loại nông sản hàng hoá còn hạn chế. Việc ứng dụng công nghệ cao để xây dựng nền nông nghiệp sạch, chưa ứng dụng được ở diện rộng do quá trình triển khai còn lúng túng.

- Trong 10 năm, công nghiệp nông thôn Phú Thọ phát triển với tốc độ khá cao. Quy mô của các đơn vị sản xuất hầu hết là nhỏ và vừa, sản phẩm hàng hoá nhất là hàng tiêu dùng và xuất khẩu đơn điệu, ít sản phẩm hàng hoá chất lượng cao, thị trường hạn hẹp, khả năng cạnh tranh thấp. Nhiều cơ sở công nghiệp chế biến lạc hậu, chủ yếu là sơ chế, giá trị gia tăng thấp, chưa gắn kết được với vùng nguyên liệu.

- Chuyển dịch cơ cấu phải gắn với tập trung hóa sản xuất, nhưng hiện nay trong sản xuất nông nghiệp và nông thôn Phú Thọ lại phân tán và manh mún. Đây là khó khăn đối với nông dân khi tiến hành cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, sản xuất tập trung quy mô lớn.

Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, nhiều mặt còn yếu kém. Nhiều công trình đầu tư không đồng bộ, hệ thống thuỷ lợi phần lớn là cũ, công tác quản lý yếu kém nên xuống cấp. Hệ thống giao thông trong tỉnh chủ yếu là cũ, nhiều tuyến đường xấu chưa đáp ứng yêu cầu của đời sống và sản xuất hiện tại. Vấn đề nước sạch mới chỉ tập trung ở các đô thị, còn vùng nông thôn rộng lớn chậm

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 30/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí