Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Thúc Đẩy Quá Trình Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá Nông Nghiệp, Nông Thôn Tỉnh Phú Thọ


- Phát triển nông nghiệp, nông thôn trước hết phải ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn lực con người, ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học, công nghệ; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng gắn với thị trường để sản xuất hàng hoá quy mô lớn với chất lượng và hiệu quả cao; bảo vệ môi trường, phòng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.

- Dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân; phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ sản xuất hàng hoá, các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn.

- Kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế và xã hội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nhằm giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của người dân nông thôn, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa.

- Kết hợp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn với xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân. Đầu tư phát triển kinh tế xã hội, ổn định dân cư các vùng xung yếu, vùng biên giới, cửa khẩu, hải đảo phù hợp với chiến lược quốc phòng và an ninh quốc gia.[9]

- Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế


cho phát triển lực lượng sản trong nông nghiệp, nông thôn; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân

- Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hoá nông nghiệp là then chốt.

- Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.[12]

Thứ hai, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Phú Thọ cần phát huy cao nhất lợi thế so sánh của địa phương và phù hợp các nguyên tắc thị trường

Trên cơ sở quan điểm của Đảng và Nhà nước về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đồng thời xuất phát từ những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, quá trình đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Phú Thọ trong giai đoạn tới cần tập trung vào các khía cạnh sau:

- Phát huy lợi thế, hình thành các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Mở


rộng, hình thành vùng nông nghiệp chuyên canh sản xuất hàng hoá phục vụ nhu cầu trong tỉnh và vùng lân cận. Duy trì tốc độ phát triển kinh tế với nhịp độ cao, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế gắn với phân công lao động nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn phải đảm bảo phát triển toàn diện và tăng trưởng bền vững, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của dân cư, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Khuyến khích phát triển tất cả các thành phần kinh tế để tạo sức mạnh tổng hợp. Đa dạng hoá loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh ở nông thôn phát triển môi trường vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh với nhau. Chú trọng đến việc mở rộng phạm vi áp dụng các mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh đa lĩnh vực trên cơ sở quan hệ liên kết phù hợp các nguyên tắc kinh tế thị trường.

- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Gắn kết giữa cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn với công nghiệp hoá, đô thị hoá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn phải phù hợp với xu hướng và tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hóa.

- Thay đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng chuyên môn hoá, chuyển dần lao động nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, ngành nghề thủ công nghiệp và dịch vụ. Đẩy nhanh phát triển thị trường lao động thích ứng với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Phát triển nông nghiệp, nông thôn cả về quy mô và phương thức sản xuất kinh doanh; xác lập mối liên kết lâu dài giữa sản xuất và thị trường. Nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nội địa và xuất khẩu.

3.1.2. Những mục tiêu cơ bản

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4/2006) đã đề ra chủ


trương: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Phát triển toàn diện nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, đưa nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất; nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng địa phương xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; hình thành các khu dân cư đô thị hoá với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ. Tạo điều kiện để lao động nông thôn có việc làm trong và ngoài khu vực nông thôn, kể cả ở nước ngoài”.

* Quán triệt chủ trương của Đảng, thời gian tới tỉnh Phú Thọ cần xác định phương hướng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là:

- Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá bền vững, hiệu quả, đảm bảo an toàn lương thực, chú trọng đầu tư, phát triển các chương trình trọng điểm, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

- Nâng cao trình độ kỹ thuật và chất lượng sản xuất nông nghiệp và phát triển ngành nghề nông thôn; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và xây dựng các điểm thị trấn, thị tứ nâng cao chất lượng cuộc sống ở nông thôn.

- Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tập trung sản xuất hàng hoá, ưu tiên cho sản xuất hàng hoá xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm mũi nhọn (chè, nguyên liệu giấy, cây ăn quả, cây lấy gỗ, sản phẩm chăn nuôi...), để tạo khâu đột phá phát triển


nhanh kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong quá trình hội nhập.

- Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hướng đa canh, thâm canh, sản xuất hàng hoá có giá trị thu nhập cao trên một đơn vị diện tích và an toàn môi trường sinh thái. Tập trung đầu tư để tăng nhanh sản lượng lương thực ở vùng sản xuất trọng điểm.

- Hình thành cơ chế kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Phát triển ngành nghề ở nông thôn tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

- Có chính sách đồng bộ trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo đà cho nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển như kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại làm động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển với tốc độ nhanh.

* Để góp phần thực hiện mục tiêu: “Xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, hiệu quả bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại” [9]. Và hoàn thành nhiệm vụ đưa Phú Thọ cơ bản ra khỏi tỉnh nghèo vào năm 2010. Trong thời gian tới, Phú Thọ cần thực hiện tốt các mục tiêu cơ bản sau:

- Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh sản phẩm hàng hoá nông nghiệp trong điều kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và hội nhập kinh tế quốc tế.


- Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phát triển ngành nghề nông thôn, hình thành cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

- Ưu tiên ứng dụng công nghệ cao (nhất là công nghệ sinh học) vào sản xuất. Phát triển mạnh mẽ công nghiệp, ngành nghề thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn (nhất là công nghiệp chế biến) để vừa tạo ra giá trị gia tăng cao cho nông nghiệp, vừa tạo việc làm và thu nhập cho người dân nông thôn.

- Tăng đầu tư, hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu cho sản xuất và đời sống của các địa phương trong tỉnh.

* Một số chỉ tiêu chủ yếu

+ Trong chiến lược phát triển kinh tế, Phú Thọ phấn đấu tạo sự chuyển biến mạnh trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, đến năm 2010 cơ cấu kinh tế của tỉnh: công nghiệp - xây dựng 45 - 46%, dịch vụ 36 - 37% và nông nghiệp là 17 - 18%; đến năm 2020, dự tính công nghiệp 50 - 51%; dịch vụ 39 - 40%, nông nghiệp là 10 - 11%. Từng bước nâng dần tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp của tỉnh lên hơn 81% vào năm 2010 và trên 90% vào năm 2020. Tỷ trọng kinh tế nông lâm thuỷ sản trong GDP toàn tỉnh đạt 18 - 19% năm 2010 và 10 - 12% vào năm 2020 trong tổng GDP của tỉnh.

+ Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp: tỷ trọng chăn nuôi 38 - 40% (năm 2010) và đạt trên 50% năm 2020. Ngành trồng trọt 59 - 60% năm

2010 và khoảng 45 - 46% năm 2020, dịch vụ khoảng 3,4% năm 2010 và trên 3,5% năm 2020. Trong ngành trồng trọt: giảm cơ cấu cây lương thực, tăng cơ cấu cây trồng hàng hoá.

+ Cơ cấu lao động: nông, lâm nghiệp 61 - 62%; công nghiệp - xây dựng


23 - 24%; dịch vụ 15 - 16%. Chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp. Đến năm 2010 tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp đạt khoảng 60,6%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt khoảng 39,4%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt khoảng từ 38 - 40% và tương ứng năm 2020 là: 40,8%; 59,2%; 50 - 60%.

Bảng 3. 1: Lao động tỉnh Phú Thọ đến năm 2010 – 2020


Stt

Chỉ tiêu

Đơn vị

2005

2010

2020


Tổng số lao động có khả năng lao động cần bố

trí việc làm

1.000 người

718,0

757,0

810,0

I

Số lao động bố trí vào các ngành trong tỉnh

1.000

người

670,0

718,0

797,0

1

Nông, lâm, thuỷ sản

1.000 người

469,0

435,0

325,0


Tỷ trọng

%

70,0

60,6

40,8

2

Công nghiệp – xây dựng

1.000 người

110,0

167,0

289,0


Tỷ trọng

%

16,5

23,2

36,2

3

Dịch vụ

1.000 người

91,0

116,0

183,0


Tỷ trọng

%

13,5

16,2

23,0

II

Xuất khẩu lao động

%

3,0

3,0

3,0

III

Số lao động chưa bố trí được việc làm

1.000

người

45,0

36,0

10,0

IV

Tỷ lệ qua đào tạo nghề nghiệp

%

29,0

38 – 40

50 – 60

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Phú Thọ - 12

Nguồn 8: Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2010 – 2020.

+ Phấn đấu sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 320 - 330kg/người/năm. Sản lượng lương thực cây có hạt toàn tỉnh vào năm 2010 đạt 45 - 46 vạn tấn, trong đó sản lượng lúa đạt 371 - 372 ngàn tấn, sản lượng ngô đạt 85 - 87 ngàn tấn, năm 2020 đạt khoảng 47 - 48 vạn tấn; bảo đảm an toàn lương thực trên địa bàn tỉnh, nhất là ở các địa phương vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

+ Hình thành những đô thị nhỏ, cụm dân cư, cụm làng nghề theo hướng đô thị hoá nông thôn. Thực hiện tốt chương trình giảm nghèo, cải thiện đời sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%.


+ Phát triển kinh tế nhiều thành phần với các loại hình tổ chức kinh doanh đa dạng, thích ứng với từng ngành nghề, từng vùng nông thôn trong tỉnh. Phát triển kinh tế trang trại, doanh nghiệp nông thôn và ngày càng trở thành loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh chiếm ưu thế ở nông thôn.‌

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong quá trình phát triển

Trong những năm qua công tác quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế tỉnh Phú Thọ đã có nhiều cố gắng, song nhìn chung chất lượng còn thấp, nhiều mặt còn hạn chế. Việc triển khai thực hiện các chính sách còn nhiều vướng mắc, chưa thực sự nhất quán trong cách hiểu, các làm giữa các cấp, các ngành; việc phối hợp thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án về phát triển kinh tế, về thu hút vốn đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển chưa tốt. Công tác quy hoạch chưa đánh giá đầy đủ lợi thế so sánh, các phương án phát triển đưa ra còn cứng nhắc, thiếu tính năng động, sáng tạo và tính đột phá trong phát triển. Các giải pháp thực hiện quy hoạch còn chung chung, thiếu sự vận dụng cụ thể cơ chế, chính sách của nhà nước. Một số chương trình, dự án chưa thống nhất giữa mục tiêu với giải pháp thực hiện, nhất là các giải pháp về huy động nguồn lực. Năng lực điều hành, khả năng tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành còn hạn chế. Tình trạng quan liêu, trì trệ, thiếu năng động, thiếu kiểm tra giám sát và buông lỏng kỷ luật ở một số cán bộ công chức, cơ quan quản lý nhà nước chưa được khắc phục và xử lý kịp thời. Để tiếp tục chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh phù hợp với sự phát triển của cả nước và của vùng, đáp ứng tầm nhìn chiến lược phát triển đến năm 2020, trong những năm tới Phú Thọ cần:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/09/2023