Tăng Trưởng Xuất Khẩu Các Sản Phẩm Công Nghệ Thông Tin


Bảng 3.10: Tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm công nghệ thông tin

từ năm 2008-2013


Đơn vị: Triệu USD.


Sản phẩm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Điện tử, máy tính và linh kiện

2,638

2,763

3,590

4,670

7,838

10,601

Điện thoại các loại, linh kiện

-

-

-

6,886

12,717

21,244

Tổng kim ngạch XK cả nước

62,685

57,096

72,237

96,906

114,529

132,135

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam - Hà Thị Hương Lan - 15

Nguồn: [83]


Giai đoạn 2007 - 2013, các dự án đầu tư vào lĩnh vực điện tử có sản xuất linh kiện. Hàm lượng giá trị lao động của người Việt Nam trong các sản phẩm điện tử bình quân chiếm 5% - 10% giá trị sản phẩm. Đến nay, Việt Nam không có cơ sở sản xuất công nghiệp nào tham gia vào việc sản xuất vật liệu điện tử, chỉ có ở dạng nghiên cứu cơ bản hoặc sản xuất theo mô hình phòng thí nghiệm. Từ (Biểu đồ 3.11) cho thấy, cơ cấu đầu tư trong ngành điện tử - tin học hiện nay tập trung chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất hàng điện tử gia dụng với 66%; sản xuất linh phụ kiện chỉ chiếm 22% và điện tử chuyên dụng 12%. Cơ cấu sản xuất như vậy đã phần nào phản ánh trình độ công nghệ còn lạc hậu và hạn chế của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam.

Biểu đồ 3.11: Cơ cấu đầu tư trong ngành điện tử



Điện tử chuyên

dụng 12%


SX linh phụ kiện

22%


Nguồn: [89]

Đơn vị tính: %

Điện tử gia dụng

66 Việt Nam hiện đang từng bước xác lập tên tuổi của mình trên trường 1

66%


Việt Nam hiện đang từng bước xác lập tên tuổi của mình trên trường quốc tế để thu hút đầu tư công nghệ cao trong sản xuất công nghiệp điện tử. Điều này sẽ làm cho Việt Nam trở thành điểm mới để xây dựng nhà máy và mở rộng sản xuất. Theo Hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, đầu tư vào công nghiệp điện tử Việt Nam chủ yếu đến từ Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan. Các doanh nghiệp FDI thường chọn các KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hạ tầng, giao thông thuận tiện chủ yếu ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận để xây dựng các cơ sở sản xuất. Với lợi thế về địa lý, nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có ngành điện tử phát triển với tốc độ nhanh và năng động nhất; cùng với lợi thế nguồn nhân lực dồi dào, chi phí lao động thấp, nguồn tài nguyên trí tuệ phong phú, Việt Nam sẽ có cơ hội thuận lợi và thế mạnh thu hút vốn đầu tư, nhận chuyển giao công nghệ, học tập kinh nghiệm sản xuất và quản lý của các nước để phát triển ngành công nghiệp điện tử.

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRONG MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

3.3.1. Những thành tựu

Ngành CNHT Việt Nam đang từng bước phát triển, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển, luồng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng lên, cải cách doanh nghiệp nhà nước đang được tiến hành nhanh chóng... Tuy thành tựu đạt được chưa nhiều, song cũng là cơ sở và tạo tiền đề động lực để ngành CNHT phát triển bền vững và lâu dài. Hiện nay, Việt Nam có trên 60.000 doanh nghiệp với các quy mô khác nhau đang phát triển và hình thành các cơ sở sản xuất nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện, vật tư hỗ trợ... phục vụ nhu cầu lắp ráp các mặt hàng công nghiệp trong nước và xuất khẩu. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn là các cơ sở sản xuất phục vụ cho nhu cầu lắp ráp các sản phẩm tiêu thụ nội địa. Với những ưu đãi thu hút vốn FDI, nhiều doanh nghiệp FDI đã trực tiếp đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất hỗ trợ tại Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam cũng có sự đổi mới mạnh mẽ về công nghệ, trang thiết bị, đầu tư dây truyền máy móc gia công tiên tiến và hiện đại. Trình độ của đội ngũ nhân lực, cả kỹ sư và công nhân


được nâng cao. Chi phí, hiệu quả sản xuất, sự chính xác của thời gian giao hàng được chú trọng. Một số DNNN có quy mô lớn đã bắt đầu bỏ hình thức sản xuất tích hợp theo chiều dọc trước đây và chuyển sang hình thức đầu tư chiều sâu, chuyên môn hóa sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Lĩnh vực sản xuất linh kiện kim loại đã đáp ứng được 85 - 90% nhu cầu sản xuất xe máy; 40 - 60% cho sản xuất các loại máy nông nghiệp, máy động lực và 40% cho máy xây dựng. Lĩnh vực sản xuất linh kiện điện - điện tử đã đáp ứng cho lĩnh vực điện tử gia dụng 30 - 35% nhu cầu, 40% cho sản xuất xe máy. Đưa tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm một số ngành công nghiệp khá cao (ngành xe máy 70 - 90%, trang thiết bị điện 80 - 90%...). Các linh kiện điện tử đã xuất khẩu tới hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2013 là 21,8%/năm; riêng năm 2013, giá trị xuất khẩu đạt 11 tỷ USD.

CNHT ngành dệt may Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, phần nào đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của ngành công nghiệp hạ nguồn, đặc biệt là đối với những sản phẩm chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu. Các loại sợi sản xuất trong nước đáp ứng khá tốt nhu cầu của doanh nghiệp; như: Sợi bông và bông pha, khoảng 70% số doanh nghiệp dệt sử dụng trên 75% số lượng sợi sản xuất trong nước; Sợi PE, khoảng 50% số doanh nghiệp dệt sử dụng trên 75% số lượng sợi sản xuất trong nước để sản xuất... Năm 2013, ngành dệt may Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu trên 17,9 tỷ USD.

Những thành công điển hình nhờ đầu tư phát triển CNHT, phải kể đến ngành đóng tàu Việt Nam. Qua chủ trương hỗ trợ phát triển ngành cơ khí, các dự án CNHT, ngành đóng tàu Việt Nam (Vinashin) đã có những bước phát triển đáng kể. Bên cạnh đó, Vinashin đã tiến hành xây dựng hai nhà máy cán thép, trong đó Nhà máy cán thép Cái Lân có công suất 500.000 tấn/năm, đạt tiêu chuẩn quốc tế để cung ứng cho công nghiệp đóng tàu. Nhà máy cán thép hình, thép mỏng tại Nam Định để chủ động nguồn thép và phôi thép... Các sản phẩm CNHT khác như sản xuất chế tạo phụ kiện điện, dây cáp điện, tời, thiết bị thủy lực, nắp hầm hàng cũng được đầu tư... Công nghiệp Việt Nam đã phát triển và có những đóng góp to


lớn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội và tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Có thể khẳng định, thời gian vừa qua sự tăng lên về số lượng của các dự án FDI là nhờ môi trường đầu tư liên tục được cải thiện, đặc biệt là chúng ta đã nhận thức rõ tầm quan trọng của CNHT và đã quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển của ngành công nghiệp mới này. Vì thế, CNHT bước đầu đã có sự phát triển đáng khích lệ, góp phần tích cực đảm bảo tính bền vững, ổn định và hiệu quả lâu dài trong phát triển ngành công nghiệp nói riêng, nền kinh tế Việt Nam nói chung.

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Những hạn chế

Bên cạnh những thành công, quá trình phát triển CNHT ngành công nghiệp xe máy, dệt may, điện tử ở Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế:

Về quy mô doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp CNHT ở Việt Nam còn ít, trình độ chỉ ở mức trung bình, thậm chí còn thấp và lạc hậu so với khu vực và nhiều quốc gia trên thế giới. Sự tăng trưởng nguồn vốn đầu tư cho các doanh nghiệp CNHT ngành xe máy, dệt may, điện - điện tử còn thấp, chưa tương xứng với giá trị sản xuất hàng năm. Giai đoạn 2006 - 2013, tăng trưởng vốn đầu tư cho doanh nghiệp CNHT ngành xe máy là 9,6%. Giá trị tài sản cố định của ngành dệt chiếm từ 7% - 9%, ngành may chiếm từ 4% - 5 % tổng số vốn của ngành công nghiệp chế biến; trong khi tổng doanh thu hai ngành này chiếm từ 8% - 10% tổng doanh thu ngành công nghiệp chế biến...

Hiện tại, các doanh nghiệp CNHT Việt Nam chủ yếu là DNNVV, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán; khả năng cạnh tranh kém do năng lực công nghệ hạn chế, hoạt động chủ yếu dưới dạng gia công, mới sản xuất được các sản phẩm đơn giản, nhỏ lẻ như các linh kiện chi tiết giản đơn, giá trị gia tăng thấp. Quy mô và mức độ bền vững của các liên kết thị trường giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước còn yếu.

Trình độ công nghệ và tỷ lệ nội địa hóa. Tuy một số doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư mua máy móc, dây chuyền thiết bị, công nghệ tiên tiến của nước


ngoài, nhưng việc làm chủ các phần vận hành, bảo dưỡng trang thiết bị còn hạn chế. Việc liên kết và tận dụng năng lực công nghệ của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp CNHT Việt Nam với các doanh nghiệp FDI còn rất yếu, dẫn đến việc nắm bắt và hấp thụ công nghệ của Việt Nam thấp. Hiện nay, ngành CNHT xe máy Việt Nam, mới sản xuất các linh kiện với kỹ thuật công nghệ đơn giản, chưa có doanh nghiệp nào sản xuất các bộ phận chính đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao như động cơ, hộp số... Ngành CNHT dệt may, số lượng máy móc, thiết bị còn khiêm tốn so với quốc gia sản xuất sản phẩm dệt may trong khu vực. Trình độ công nghệ của từng lĩnh vực trong dệt may không đồng đều. Nhiều doanh nghiệp đã mua thiết bị và công nghệ hiện đại, chuẩn bị cho việc sản xuất các mặt hàng cao cấp, song người vận hành các thiết bị lại có trình độ chuyên môn chưa tương xứng. Tỷ lệ nội địa hóa còn thấp, trên 80% vải, da, vải giả da và các phụ liệu như chỉ khâu, nút áo, khoá kim loại, vật liệu dựng, lót... phải nhập khẩu. Ngành CNHT điện tử, nội lực còn thấp, khoảng cách về tiêu chuẩn chất lượng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài còn quá lớn. Cơ cấu sản phẩm mất cân đối, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh thấp, nguyên vật liệu phụ thuộc phần lớn vào nhà cung cấp nước ngoài. Tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm trong ngành thấp, chủ yếu là bao bì, linh kiện nhựa.

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp hỗ trợcủa Việt Nam thấp. Năng lực kỹ thuật công nghệ, năng lực tổ chức quản lý sản xuất của các doanh nghiệp CNHT còn thấp; việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý hiện đại mang tính hình thức. Doanh nghiệp khó kiểm soát chất lượng, tỷ lệ sản phẩm hỏng trong sản xuất cao, dẫn đến giá thành sản phẩm chưa thực sự hấp dẫn được các nhà lắp ráp. Mặt khác, do phải nhập khẩu chi tiết, linh kiện, nguyên liệu chi phí cao đã ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Dịch vụ đi kèm, thương hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán, khả năng tạo ra năng suất và chất lượng các sản phẩm CNHT của các ngành còn hạn chế, làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường. Các doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam, với tiềm lực tài


chính và công nghệ hạn chế, phần lớn gia công, lắp ráp sản phẩm dân dụng (ti vi, đầu karaoke, tủ lạnh...), với hình thức nhập linh kiện và lắp ráp chỉ cung ứng cho thị trường nội địa, vì không cạnh tranh được với các sản phẩm của nhiều hãng nước ngoài về công nghệ và giá cả.

Mức độ đáp ứng yêu cầu của ngành công nghiệp hạ nguồn. Dung lượng thị trường các ngành công nghiệp hạ nguồn hiện nay ở Việt Nam nhỏ, chưa hấp dẫn sản xuất CNHT. CNHT ngành xe máy, dệt may và điện tử công nghệ còn lạc hậu, sản phẩm chưa đạt kỹ thuật cao nên doanh nghiệp khó khăn trong việc cung cấp sản phẩm hỗ trợ có tính tương đồng cho các ngành công nghiệp hạ nguồn trong nước và nước ngoài.

Trình độ nguồn nhân lực. Đội ngũ lao động qua đào tạo hiện nay thấp, thiếu tính thực tiễn,…; như ngành dệt may, tổng số lao động của ngành chiếm 5% tổng số lao động toàn quốc, nhưng chất lượng lao động chưa cao: ngành dệt, lao động qua đào tạo chiếm 35,1%; ngành may, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp hơn, 18,24% tổng số lao động có trình độ cao đẳng, đại học. Bên cạnh đó, khả năng ứng dụng và tính sáng tạo của nguồn nhân lực rất hạn chế. Chất lượng đào tạo chưa hợp lý, dẫn đến đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật và công nhân thiếu sự tích lũy về trình độ công nghệ và tính thực tiễn,…

3.3.2.2. Những nguyên nhân của hạn chế

Những hạn chế trên có nhiều nguyên nhân, nhưng tập trung một số

nguyên nhân chính sau:

Việc hoạch định cơ chế, chính sách ở Việt Nam, mới chỉ thuộc phạm vi của Chính phủ, ít có sự tham gia của các của các nhà tài trợ, các chuyên gia, các nhà khoa học. Quyết định 12/2011/QĐ-TTg và Quyết định 1483/QĐ-TTg, diện sản phẩm lựa chọn còn rộng, chưa phù hợp với mục tiêu phát triển dài hạn, phân tán nguồn lực. Các định chế trung gian để hỗ trợ các doanh nghiệp trong phát triển sản phẩm CNHT còn thiếu, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ tài chính. Các quy định về quản lý hành chính còn rườm rà, đang là một trong những trở ngại


thu hút đầu tư. Một nguyên nhân nữa là độ tin cậy của nhà cung cấp chưa cao, về chất lượng, giá cả, lẫn sự phong phú chủng loại sản phẩm của Việt Nam. Điều này làm các doanh nghiệp khi đầu tư vào ngành CNHT gặp không ít khó khăn vì phải đầu tư luôn một tập hợp các nhà cung cấp cho mình, do đó, họ chọn cách nhập khẩu. Hạ tầng cung ứng cho doanh nghiệp khi tham gia vào CNHT chưa tốt, thiếu thốn và chi phí cao, điều này sẽ làm chi phí sản xuất tăng lên và nhiều doanh nghiệp không dám đầu tư.

Số lượng, thiết bị máy công nghiệp còn hạn chế, công nghệ cũ, lạc hậu; trình độ tự động hóa thấp… nên sản phẩm của các ngành hỗ trợ chất lượng kém, giá thành cao, chủ yếu tiêu thụ trong nội bộ các DNNN, còn các sản phẩm chất lượng cao phần lớn do các công ty nước ngoài đảm nhiệm. Các doanh nghiệp trong nước không đủ niềm tin và ý thức tích lũy kỹ năng, như yêu cầu tính năng, chất lượng, giá thành, thời gian giao hàng, dịch vụ,… Việc thiếu nguồn nhân lực công nghệ cao một phần do xã hội chưa quan tâm đúng mức đối với các ngành CNHT, một phần do chất lượng đào tạo hiện nay còn thấp, sự chậm trễ trong chuyển giao công nghệ và bản thân đội ngũ lao động còn thiếu nhiệt tình, ngại học hỏi, tiếp thu kiến thức mới.

Các kênh thông tin giữa các doanh nghiệp FDI/nhà lắp ráp; các công ty nội địa, các tập đoàn lớn bên ngoài đặc biệt là các tập đoàn của Nhật Bản còn thiếu. Chưa có cơ sở dữ liệu quốc gia về lĩnh vực này. Chính nguyên nhân này khiến các nhà sản xuất gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm đơn vị cung cấp linh kiện, dịch vụ hỗ trợ và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm.

Tính hợp tác - liên kết giữa các doanh nghiệp hỗ trợ với các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp, giữa nhà lắp ráp với các nhà sản xuất hỗ trợ, giữa các nhà sản xuất hỗ trợ với nhau còn yếu. Đặc biệt, là khối doanh nghiệp trong nước và khối doanh nghiệp FDI. Sự kém năng động, nhạy bén của các nhà cung cấp Việt Nam đã cản trở “xây dựng quan hệ” trong kinh doanh. Chưa kể đến, tính cục bộ của doanh nghiệp Việt Nam, muốn làm từ “A” đến “Z”.


Chúng ta chú trọng nhiều đến việc giảm bớt thủ tục để thuận lợi cho nhà đầu tư, mà chưa chú ý đến khâu hậu kiểm xem họ làm gì, làm như thế nào, đúng với cam kết không. Điều này đã dẫn đến có những doanh nghiệp FDI cam kết đầu tư, được cấp hàng trăm héc-ta đất, nhưng trên thực tế lượng vốn chuyển vào đầu tư chẳng được bao nhiêu hoặc có nhà đầu tư nước ngoài đã giả danh vào Việt Nam đầu tư, rồi vay nợ làm ăn thua lỗ, bỏ nhà máy, bỏ dự án về nước...

3.3.3. Những vấn đề đặt ra trong phát triển công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp Việt Nam

3.3.3.1. Về quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ

Như phân tích ở trên, thể chế phát triển CNHT còn nhiều hạn chế, chưa có quan điểm rõ ràng về CNHT để xác định các chủ thể tham gia vào phát triển CNHT; cơ chế vận hành chưa đầy đủ, chủ yếu là mệnh lệnh hành chính từ trên xuống, không bám sát nhu cầu thị trường. Việt Nam đã có các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chính sách phát triển doanh nghiệp, chính sách tăng cường liên kết doanh nghiệp thông qua các khu, cụm công nghiệp, chính sách hỗ trợ tài chính, KH - CN và nguồn nhân lực... nhưng do cách đặt vấn đề từ ban đầu, nên việc xác định các ngành, doanh nghiệp, sản phẩm được ưu đãi đang gặp phải nhiều vấn đề khó giải quyết, khó thực hiện vì quá dàn trải.

Quy hoạch phát triển CNHT đến năm 2010, tầm nhìn năm 2020, cách thức đặt vấn đề phát triển CNHT của Việt Nam hiện nay là trên cơ sở các ngành công nghiệp hạ nguồn. Trong đó, phát triển CNHT được hoạch định: mỗi ngành công nghiệp hạ nguồn (thuộc 5 ngành ưu tiên) có một ngành CNHT tương ứng. Như vậy, bản chất của quy hoạch là tập hợp của 5 quy hoạch ngành, với sự tập trung hơn vào phần chuỗi cung ứng trong mỗi ngành. Do đó, cần xác định rõ, không phải ngành công nghiệp nào cũng có thể phát triển CNHT như phát triển công nghiệp nói chung. Theo kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, các ngành CNHT đều được xác định trên cơ sở các ngành cung ứng. Bản thân CNHT của một ngành công nghiệp, như CNHT ngành điện tử bao gồm rất nhiều sản phẩm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2022