Một Số Nhân Tố Mới Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ Của Việt Nam


nay là Việt Nam cần phải đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao, có khả năng quản lý, khả năng ứng dụng và có tính sáng tạo để sản xuất ra được những sản phẩm có sức cạnh tranh cao.

Nhìn chung, CNHT nước ta đã phục vụ tích cực cho sản xuất sản phẩm tiêu dùng nội địa; chất lượng linh phụ kiện chế tạo được nâng cao dần theo hướng chuyên môn hoá, một số doanh nghiệp đã có định hướng tham gia vào dây chuyền sản xuất mang tính toàn cầu. Gần đây, xu thế chuyển dịch sản xuất hướng vào xuất khẩu đã kích thích CNHT mở ra khả năng xuất khẩu sản phẩm thông qua sản phẩm lắp ráp sau cùng. Mặc dù có nhiều triển vọng, song do phát triển trên nền sản xuất khép kín, tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước cao, công nghệ lạc hậu, đội ngũ doanh nhân chưa năng động; với dung lượng thị trường nhỏ, chưa đủ quy mô sản xuất kinh tế, giá thành sản xuất cao, sức cạnh tranh thấp nên thương hiệu và thị phần của CNHT Việt Nam còn nhiều giới hạn.

3.1.2. Một số nhân tố mới ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam

3.1.2.1. Việc thực hiện cam kết Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

Hiện nay, sức ép hội nhập ngày càng gia tăng, Việt Nam sẽ thực hiện toàn diện cam kết Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 2018. Gia nhập AFTA, hàng hoá của Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi, có điều kiện thuận lợi hơn để thâm nhập thị trường của tất cả các nước thành viên ASEAN. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng được lợi trong thu hút vốn đầu tư, tiếp thu công nghệ, tận dụng nhân công, sử dụng vốn và kỹ thuật cao trong khu vực.

Tuy nhiên, việc xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi quan thuế đã xoá bỏ sự bảo hộ của Chính phủ đối với các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải tham gia thực sự vào cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường khu vực. Ngành công nghiệp sản xuất của Việt Nam sẽ bị đe dọa, cơ hội cho ngành CNHT càng bị thu hẹp hơn và Việt Nam có nguy cơ trở thành nơi tiêu thụ hàng hóa công nghiệp, khó khăn đạt được mục tiêu công nghiệp hóa đã đặt ra. Chiến lược phát


triển ngành CNHT càng trở nên cấp bách khi Việt Nam đang mất dần lợi thế nhân công giá rẻ trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động so với một số nước châu Á khác, đặc biệt Myanmar một quốc gia đang thực hiện những cải cách kinh tế chính trị mạnh mẽ. Đối phó với mối đe dọa này, Việt Nam cần có chiến lược dài hạn xây dựng và phát triển ngành CNHT để giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài và mang lại giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế.

3.1.2.2. Việc ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương

Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), bên cạnh kỳ vọng về các lợi ích hấp dẫn do Hiệp định mang lại là những lo ngại không kém của các bên khi tham gia “sân chơi” thương mại này. Cơ hội hay thách thức đều nằm ở kết quả các cam kết sẽ đàm phán trong Hiệp định và khả năng tác động vào nội dung đàm phán của cộng đồng doanh nghiệp. Với mục tiêu xóa bỏ phần lớn thuế quan cho hàng hóa giữa các nước, TPP sẽ là con đường tốt nhất cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tăng sức cạnh tranh về giá khi tiếp cận thị trường các nước đối tác TPP, doanh nghiệp Việt Nam thuận lợi trong tiếp cận những mô hình, phương thức quản lý hiện đại và hiệu quả. Công nghệ, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu sẽ phong phú, giá thấp hơn sản xuất trong nước. Hàng hóa và dịch vụ giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi chúng ta phải đối mặt với không ít thách thức, Việt Nam vốn “nhỏ bé” và ít kinh nghiệm với những “người khổng lồ” đến từ các nước TPP ngay ở thị trường trong nước.

Thuế quan chỉ là một phần của câu chuyện xuất khẩu, nhưng các quy định kỹ thuật (còn gọi là các biện pháp “TBT”) khắt khe về bao gói, nhãn mác, về mức độ/dư lượng hóa chất tối đa trong sản phẩm, về tính hợp pháp của nguyên liệu sử dụng và quy tắc xuất xứ quy định về nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm… có thể là những rào cản khiến hàng hóa Việt Nam, thậm chí là không có đường vào thị trường các nước TPP. Do vậy, nếu Việt Nam không xây dựng được ngành CNHT trong nước vững mạnh, Việt Nam sẽ mất cơ hội tham gia vào


bức tranh công nghiệp hóa trong khu vực, có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro như sự rút lui của FDI, nhập siêu và phụ thuộc nước ngoài. Vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế, tái cơ cấu công nghiệp… sẽ phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh của Việt Nam để có thể phát triển ổn định, bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực.

3.1.2.3. Hợp tác công - tư

PPP là hợp tác công - tư mà theo đó nhà nước cho phép tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dịch vụ hoặc công trình công cộng của nhà nước. Hình thức hợp tác công - tư (PPP) là một lĩnh vực mới. Trong bối cảnh, ngân sách của Chính phủ và các nhà tài trợ có giới hạn, hợp tác PPP có khả năng như một đòn bẩy đối với các nguồn lực tài chính và chuyên môn từ khu vực tư nhân nhằm cải thiện chất lượng, mở rộng độ bao phủ của đầu tư, thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào CNHT. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để chuẩn bị các dự án PPP trình Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh mục và dự kiến ngân sách đối ứng cho các dự án PPP năm 2014, 2015 và giai đoạn 2016 - 2020. Trong Dự thảo của Nghị định về PPP, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ có 09 lĩnh vực đầu tư theo hình thức PPP được ưu tiên. Ngoài các lĩnh vực liên quan đến hạ tầng cơ sở (đường xá, cầu cống, bến cảng, giao thông đường bộ, đường thủy, hàng hải và hàng không), thì lĩnh vực đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông, viễn thông, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, …trung tâm thương mại, kho tàng và phương tiện bảo quản hàng hóa cũng thuộc lĩnh vực ưu tiên đầu tư.

Khi các dự án thuộc lĩnh vực này được triển khai, thì CNHT nói riêng và các ngành kinh tế khác nói chung ở nước ta sẽ có nhiều triển vọng để phát triển. Các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng (cả nhập và xuất) do giao thông thuận tiện, các cảng được bố trí hợp lý; tiết kiệm được chi phí sản xuất do được hưởng lợi từ thành quả của các công trình xử lý nước thải, cơ sở hạ tầng thương mại được triển khai… Hoạt động sản xuất - kinh doanh trong điều kiện hội nhập toàn cầu cạnh tranh khốc liệt, thì việc giảm chi phí sản


xuất, tăng chi phí cơ hội, tăng uy tín thương hiệu là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp thắng thế trên thương trường. Đây cũng chính là sự kỳ vọng để các ngành CNHT Việt Nam phát triển trong tương lai gần.

3.1.2.4. Hoạt động chuyển giá

Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư. Tuy nhiên, khu vực kinh tế này bộc lộ nhiều hạn chế như tình trạng chuyển giá gây thất thu ngân sách, tác động không tốt đến môi trường đầu tư. Lỗ hổng để doanh nghiệp lợi dụng là do CNHT của Việt Nam chậm phát triển, hầu hết các nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của các doanh nghiệp FDI đều phải nhập khẩu từ công ty mẹ hoặc đối tác do công ty mẹ chỉ định, với giá cao hơn giá thực tế. Quá trình đầu tư vào Việt Nam để tiến hành sản xuất kinh doanh, bên nước ngoài thường góp vốn bằng máy móc, công nghệ hiện đại. Do trong nước chưa có đủ năng lực và trình độ thẩm định nên nhiều dự án bị đối tác nước ngoài định giá thiết bị, công nghệ cao hơn thực tế. Việc này giúp cho bên nước ngoài được hưởng một khoản chênh lệch lớn về giá máy móc, thiết bị. Hoặc doanh nghiệp hạ giá bán sản phẩm đầu ra cho một công ty liên kết trong nội bộ của tập đoàn; trường hợp này thường xảy ra khi công ty mẹ hoặc công ty liên kết bao tiêu sản phẩm.

Đối phó với tình trạng chuyển giá, Việt Nam cần đầu tư mạnh hơn vào sản xuất thay thế nhập khẩu, đặc biệt là phát triển ngành CNHT vừa giảm nhập khẩu đầu vào cho sản xuất, vừa chủ động kiểm soát được thị trường giá cả các yếu tố đầu vào, thông qua đó kiểm soát thị trường giá cả sản phẩm đầu ra, chủ động khả năng nâng cao cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Phát triển CNHT, rất cần thiết có sự liên kết, phối hợp giữa các doanh nghiệp trong nước, học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ đơn hàng, chia sẻ phần vốn đầu tư. Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật đủ năng lực, trình độ thẩm định các dự án liên doanh, liên kết và định giá thiết bị, công nghệ cao mà đối tác nước ngoài góp vốn bằng máy móc, công nghệ.


Để làm rõ những vấn đề trên, tác giả phân tích thực trạng CNHT trong ngành công nghiệp dệt may, điện tử trong “Danh mục các sản phẩm CNHT được ưu tiên phát triển” và thực trạng CNHT trong ngành công nghiệp xe máy không trong “Danh mục các sản phẩm CNHT được ưu tiên phát triển” (được ban hành kèm theo Quyết định 1483/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).

3.2. THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP XE MÁY, DỆT MAY VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

Báo cáo Năng lực cạnh tranh công nghiệp Việt Nam năm 2012 do Bộ Công Thương phối hợp với UNIDO, từ năm 1995 đến nay, Việt Nam đã xây dựng khoảng 80 chiến lược phát triển, quy hoạch tổng thể và kế hoạch cho các ngành công nghiệp, trong đó có nội dung về phát triển CNHT. Từ năm 2005 đến năm 2009, Việt Nam tăng 15 bậc trong Bảng xếp hạng hiệu suất công nghiệp của UNIDO (từ hạng 73 lên thứ hạng 58) [151]. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), chỉ số cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam năm 2012/2013 xếp vị trí thứ 75/144 quốc gia; 2013/2014 xếp vị trí thứ 70 trên 148 quốc gia.

Theo Tổng cục Thống kê, tỷ trọng giá trị gia tăng/giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp (VA/GO) năm 2000 là 38,45% đến năm 2010 còn 21%. Tốc độ giá trị gia tăng của ngành công nghiệp cũng giảm từ 16,0% giai đoạn 2001 - 2005 xuống 14,2% giai đoạn 2006 - 2011. Năm 2012 - 2013, giá trị gia tăng công nghiệp bình quân 2 năm đạt 6,0%. Phân tích trong chuỗi giá trị của ngành công nghiệp với các giai đoạn: thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn, thì giai đoạn thượng nguồn và trung nguồn là khu vực tạo ra giá trị gia tăng cao hơn so với khu vực hạ nguồn và chiếm tỷ lệ lớn trong toàn bộ chuỗi giá trị của sản phẩm công nghiệp, còn khu vực hạ nguồn với các hoạt động gia công, lắp ráp là khu vực tạo ra giá trị gia tăng ít nhất. Thực tế, thời gian qua, ngành công nghiệp Việt Nam vẫn phát triển theo bề rộng, theo hướng gia công, lắp ráp là chủ yếu chưa “chạm tới” hoặc chưa hề chiếm lĩnh khu vực có giá trị gia tăng cao, đặc biệt là khu vực thượng nguồn - chính là sản phẩm của CNHT. Do đó, khả năng cạnh


tranh của Việt Nam so với ASEAN vẫn tụt hậu; số lượng sản phẩm tăng hàng năm, nhưng giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm thấp, trong bảng xếp hạng về hiệu suất công nghiệp, Việt Nam đứng sau Indonesia 15 bậc, Philippines 25 bậc.

Năm 2000, số lượng doanh nghiệp ngành công nghiệp là 10.938 doanh nghiệp, đến năm 2011 tăng lên 54.341 doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp sản xuất các loại kinh kiện, phụ tùng là 1.123 doanh nghiệp và năm 2013 tăng lên 1.383 doanh nghiệp; tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2013 là 12,42%. Trong số doanh nghiệp sản xuất các loại kinh kiện, phụ tùng; sản xuất linh kiện phụ tùng kim loại phát triển nhất với 656 doanh nghiệp, tăng 352 doanh nghiệp so với năm 2005; sản xuất linh kiện điện - điện tử 416 doanh nghiệp, tăng 291 doanh nghiệp so với năm 2005; sản xuất linh kiện nhựa - cao su 311 doanh nghiệp, tăng 198 doanh nghiệp so với năm 2005 (Biểu đồ 3.1).

Biểu đồ 3.1: Số lượng doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng



656

500

552

416

304

275

322

311

218

249

125

113

2005 2010 2011 2013

DNSX PHỤ TÙNG KIM LO ẠI DNSX ĐIỆN - ĐIỆN TỬ DNSX NHỰA-C AO SU

Nguồn: [83]

Các ngành công nghiệp như: cơ khí chế tạo, dệt may, điện tử… GTSX công nghiệp tăng trưởng khá cao. GTSX ngành cơ khí chế tạo năm 2005 từ 48.599,9 tỷ đồng đến năm 2012 tăng đến 128.068,4 tỷ đồng. GTSX ngành dệt may, năm 2005 là 34.432,7 tỷ đồng, năm 2013 đạt 76.996,7 tỷ đồng. GTSX ngành da giày tăng trưởng thấp, giai đoạn 2005 - 2012 tăng 23.313,6 tỷ đồng; cũng giai đoạn này, ngành cơ khí chế tạo tăng 79.468,5 tỷ đồng, ngành dệt may tăng 42.564 tỷ đồng (Biểu đồ 3.2).


Biểu đồ 3.2: Giá trị sản xuất công nghiệp một số ngành công nghiệp


Đơn vị: tỷ đồng


112821,8

CƠ KHÍ CHẾ TẠO:

128068,4

DỆT MAY: 76996,7

66793,2

48599,9

DA GIÀY:42233,1

35660,8

34432,7

18919,5

12103,9

CN ĐIỆN TỬ: 36132,7

6117,6

140000


120000


100000


80000


60000


40000


20000


0

2005 2010 2012

Nguồn: [83]

Công nghệ sản xuất sản phẩm CNHT được một số doanh nghiệp chủ động

đầu tư, trình độ cộng nghệ được cải thiện đáng kể; một số sản phẩm CNHT có khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu. Theo Tổng cục Thống kê, trong lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng giai đoạn 2005 - 2011, GTSX công nghiệp tăng 11,18%. Sản xuất linh kiện điện tử tuy mới phát triển trong 6 năm trở lại đây nhưng tăng trưởng khá nhanh, GTSX công nghiệp đạt 30,9 nghìn tỷ năm 2012 (giá so sánh năm 1994). Linh kiện nhựa - cao su đạt giá trị thấp, nhưng tốc độ tăng cường cao, đạt 12,87% giai đoạn 2006 - 2011 (Bảng 3.1).

Bảng 3.1: GTSX công nghiệp lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng


Đơn vị: nghìn tỷ đồng



2005

2011

2012

Linh kiện phụ tùng kim loại

10,7

18,2

73,3

Linh kiện điện - điện tử

3,2

7,8

30,9

Linh kiện nhựa - cao su

2,3

4,8

17,6

Tổng

16,3

30,8

121,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam - Hà Thị Hương Lan - 12

Nguồn: [83]


Lao động lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng tăng trưởng nhanh trong 2006

- 2013, tốc độ bình quân 16,1%/năm, đạt trên 197.361 lao động năm 2013; trong đó, lao động sản xuất linh kiện kim loại và điện - điện tử chiếm đa số; năm 2013, lao động sản xuất linh kiện điện - điện tử là 100.640 người (Bảng 3.2).

Bảng 3.2: Lao động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng

Đơn vị: người



2005

2011

2012

2013

TTBQ (%/năm

2006 - 2013)

Linh kiện PT kim loại

43.546

79.820

80.280

80.638

8,0%

Linh kiện điện - điện tử

15.288

80.724

90.182

100.640

26,6%

Linh kiện nhựa - cao su

971

12.455

13.769

16.083

15,8%

Tổng

59.805

172.999

184.231

197.361

16,1%

Nguồn: [83]

Toàn ngành chế tạo chế biến, tổng số lao động năm 2005 là 5.031,2 nghìn lao động, năm 2012 là 7.460,7 nghìn lao động, đến năm 2013 là 7.654,6 nghìn lao động (Biểu đồ 3.3).

Biểu đồ 3.3: Lao động trong công nghiệp chế biến, chế tạo

Đơn vị tính: nghìn người



2012: 7460,7


2011: 6972,6

2013; 7654,6 2005: 5031,2


2006: 5350,1


2007: 5665


2008: 5998,8


2010: 6645,8 2009: 6449


Nguồn: [83]

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2022