Doanh Thu Của Các Doanh Nghiệp Cn Dệt May Từ 2000 - 2012


khá mạnh, với tốc độ tăng bình quân khoảng 18%/năm. Các nhà đầu tư trong nước chủ yếu tập trung đầu tư vào sản xuất may mặc, lĩnh vực lợi thế cho xuất khẩu và thu hồi vốn nhanh. Các doanh nghiệp nhà nước chú trọng vào xuất khẩu nên chủ yếu tập trung đầu tư tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn cho các doanh nghiệp dệt may, tốc độ đầu tư vào sản xuất sợi và dệt vải thấp. Giá trị tài sản cố định của ngành dệt may chiếm từ 7% - 9%, ngành may chiếm từ 4% - 5 % trong tổng số vốn của ngành công nghiệp chế biến. Tổng doanh thu hai ngành này chiếm từ 8% - 10% tổng doanh thu ngành công nghiệp chế biến (Bảng 3.7).

Bảng 3.7: Doanh thu của các doanh nghiệp CN dệt may từ 2000 - 2012

Đơn vị tính: tỷ đồng



Doanh thu công nghiệp chế biến

Ngành dệt

Ngành may

Doanh thu

Tỷ lệ (%)

dệt/CNCB

Doanh thu

Tỷ lệ (%)

may/CNCB

2006

1008976

57887

5,7

49206

4,9

2007

1245850

64805

5,2

62467

5,0

2008

1620325

74218

4,6

82412

5,1

2009

1960769

90479

4,6

94902

4,8

2010

2563031

112722

4,4

124217

4,8

2011

3220359

150830

4,7

151743

4,7

2012

4063949

192402

4,8

192265

4,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam - Hà Thị Hương Lan - 14

Nguồn: [88]


Số liệu của Hiệp hội Bông sợi Việt Nam năm 2000, sản lượng bông đạt

12.000 tấn, đáp ứng khoảng 20% nhu cầu kéo sợi, phải nhập khẩu 80% bông. Đến năm 2010, sản lượng đạt 3.500 tấn, bằng 30% sản lượng năm 2000 và đáp ứng 1,3% nhu cầu bông cho ngành sợi. Hàng năm, ngành sợi đã phải nhập khẩu 90% bông; gần 100% các loại xơ sợi tổng hợp, hóa chất, thuốc nhuộm, máy móc


thiết bị và phụ tùng, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt khoảng 4% - 8% chủ yếu tập trung ở khâu sản xuất gia công. Tổng lượng bông sản xuất trong nước mùa vụ 2012/2013 đạt khoảng 5.180 tấn, đáp ứng 1% nhu cầu bông cho ngành sợi, phải nhập khẩu tăng lên 14% (405.000 tấn) so với mùa vụ 2011/2012. Xơ các loại cũng nhập khẩu 220.000 tấn, chiếm 54%. Chi phí nhập khẩu nguyên liệu đầu vào chiếm tỷ lệ khoảng 60% tổng giá trị xuất khẩu. Vì chi phí nhập khẩu đầu vào cao nên ngành dệt may khó có điều kiện phát triển (Bảng 3.8).

Bảng 3.8: Tình hình nhập khẩu của ngành dệt may từ năm 2006-2012

Đơn vị tính: triệu USD



Thiết bị phụ tùng

ngành dệt may

Bông

Xơ dệt (sợi

chưa xe)

Sợi dệt

2006

481,8

221,8

213,8

439,0

2007

641,7

268,0

260,5

578,5

2008

847,8

466,5

276,9

606,7

2009

459,8

394,7

314,0

582,0

2010

565,7

674,2

412,2

763,9

2011

675,4

1150,0

549,5

983,6

2012

685,3

1200,0

509,7

898,3

Nguồn: [83], [90]


Tỷ lệ nội địa hóa của ngành dệt may năm 2006: 30,01%; năm 2007: 35,63%; năm 2009: 42,08%; năm 2012: 47% và năm 2013, vượt qua 50%. Hiện tại người Việt Nam đã tín nhiệm dùng hàng Việt Nam và phấn đấu đến năm 2015 phấn đấu đạt trên 50%. Sau hai năm triển khai Quyết định 29/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển cây bông vải Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, ngành bông Việt Nam từng bước được khôi phục. Diện tích trồng bông tăng dần theo vụ: vụ bông năm 2009/2010, diện tích đạt 8.175 ha (bằng 271,68% so với vụ năm 2008/2009), sản


lượng bông xơ đạt 3.903 tấn; vụ bông năm 2010/2011, diện tích đạt 10.470 ha, sản lượng bông xơ 4.695 tấn; vụ bông năm 2011/2012, diện tích đạt 11.260 ha, sản lượng bông xơ 4.864 tấn. Vụ bông năm 2012/2013, diện tích trồng 12.000 ha, đạt

5.180 tấn bông xơ, tăng 10,4% so với mùa vụ trước.

Hiện số lượng máy móc, thiết bị ngành dệt may còn khiêm tốn so với các quốc gia sản xuất sản phẩm dệt may trong khu vực. Trình độ công nghệ của ngành dệt may và sản xuất phụ liệu may mặc thấp hơn so với yêu cầu. Các doanh nghiệp đầu ngành như Công ty Cổ phần Cơ khí may Gia Lâm, Công ty Cổ phần Cơ khí may Nam Định, Công ty Cổ phần Cơ khí Hưng Yên đã sản xuất một số chi tiết phụ tùng thay thế và một số máy móc phục vụ ngành dệt may, nhưng do năng lực, thiết bị hạn chế, nên chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển nhanh của các doanh nghiệp dệt may; hầu hết thiết bị công nghệ phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Thiết bị công nghệ kéo sợi: chủ yếu là trung bình và lạc hậu, 10% thiết bị được đầu tư từ các nước có trình độ tiên tiến (Tây Âu và Nhật Bản) và sử dụng trong vòng 5 năm gần đây; 11% thiết bị đã được sử dụng từ 5 -10 năm được đầu tư từ Tây Âu, Ấn Độ, Nhật Bản; 33% thiết bị được sử dụng từ 10 - 20 năm chất lượng trung bình và tuỳ thuộc vào trình độ quản lý sử dụng của doanh nghiệp.

Thiết bị công nghệ may mặc, trong 5 năm trở lại đây, do mở rộng thị trường Hoa Kỳ, ngành may đã phát triển khá nhanh và đầu tư lượng khá lớn thiết bị máy móc mới. Hiện toàn ngành có 1446 doanh nghiệp may với gần 750.000 máy may các loại và trình độ công nghệ đánh giá chung là khá. Một số công ty đã áp dụng công nghệ tin học vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Thiết bị công nghệ in nhuộm: đối với lĩnh vực này, chất lượng sản phẩm chỉ phụ thuộc vào 50% thiết bị, 50% còn lại chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào công nghệ và bí quyết nghề in nhuộm, gồm: hoá chất, thuốc nhuộm, quy trình công nghệ. Hiện nay, thiết bị tẩy, nhuộm, in hoa và hoàn tất chủ yếu nằm ở các DNNN và hầu như 100% đều phải nhập ngoại.


Thiết bị công nghệ dệt kim: dệt kim là một trong những mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Mỹ, nên có lợi thế về nguồn vốn đầu tư hơn lĩnh vực dệt thoi và kéo sợi. Lĩnh vực dệt kim đã được nâng cấp và đầu tư lớn về thiết bị. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam sang Mỹ cao, góp phần thúc đẩy dệt kim tăng trưởng khá (trung bình 12%/năm). Chính vì thế trình độ công nghệ của ngành dệt kim được đánh giá ở mức trung bình khá.

Trong chuỗi giá trị toàn cầu của hàng dệt may, Việt Nam mới chỉ tham gia vào khâu sản xuất sản phẩm cuối cùng với lượng giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị. Phần lớn các nhà sản xuất sản phẩm dệt may của Việt Nam đang thực hiện các hợp đồng ủy thác xuất khẩu CMT (gia công thuần túy) cho các đại lý mua hàng và cơ sở thu mua. Sản phẩm dệt may của Việt Nam được xuất sang nhiều nước, đưa Việt Nam vào top các nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới, nhưng giá trị thu về còn thấp. Trong tương lai, khi nhu cầu của khách hàng khắt khe, sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cải tiến hơn về chất lượng, thì sản phẩm dệt may Việt Nam sẽ khó khăn trong việc đứng vững trên thị trường.

3.2.3. Công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp điện tử

Năm 1990, Việt Nam mới có vài chục doanh nghiệp điện tử, đến nay đã có gần 500 doanh nghiệp, trong đó khoảng 1/3 là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sử dụng khoảng 250 ngàn lao động, đáp ứng được nhu cầu trong nước với các loại sản phẩm điện tử, điện lạnh, công nghệ thông tin - viễn thông thông dụng với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 20 - 30%/năm. Giai đoạn 2000 - 2010, sản phẩm công nghệ thông tin tăng trưởng mạnh từ 30% - 50%; nhưng giai đoạn 2011

- 2013, sản phẩm công nghệ thông tin tăng trưởng chỉ đạt 20% - 30%. Hiện nay, Việt Nam đang sản xuất các sản phẩm hỗ trợ chủ yếu là mạch in, màn hình, vi mạch bán dẫn, các bộ cảm biến, các linh kiện, phụ tùng cho thiết bị viễn thông, thiết bị truyền dẫn, bán dẫn, quang điện tử, vi điều khiển, các thiết bị SoC (System on - a Chip), IC thông minh dùng cho thẻ, những sản phẩm tín hiệu hỗn hợp, bộ nhớ STRAM... Tổng doanh thu công nghiệp điện tử Việt Nam tăng đều


đặn, năm sau cao hơn năm trước. Từ 9.313 tỷ đồng năm 2000, lên tới 34.782 tỷ đồng năm 2005, 112.649 tỷ đồng năm 2010, 286.269 tỷ đồng năm 2012; 308.311 tỷ đồng năm 2013 (Biểu đồ 3.8). Song cơ cấu sản phẩm trong ngành đang có sự lệch pha, nghiêng về điện tử tiêu dùng trong khi điện tử chuyên dụng lại rất ít, tỷ lệ chênh lệch là 7/3. Vì vậy, nhiều năm qua, ngành công nghiệp điện tử vẫn chưa có bước đột phá để đưa Việt Nam vào bản đồ điện tử thế giới.

Biểu đồ 3.8: Tổng doanh thu công nghiệp điện tử Việt Nam


Đơn vị tính: tỷ đồng


308311

286269

205213

85828

112649

58039 68536

9313

34782

41137

11555

13691

16163

18852

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013


Nguồn: [84]


Theo Tổng cục Thống kê, năm 2000 sản phẩm xuất, nhập khẩu ngành điện tử Việt Nam là 0,79 tỷ USD; năm 2005 là 1,43 tỷ USD; năm 2012 tăng 7,84 tỷ USD; năm 2013 đạt 11 tỷ USD. Tốc độ tăng bình quân/năm, thời kỳ 1998 - 2005 đạt 15,8%; thời kỳ 2006 - 2012 đạt 27,6%; đặc biệt 2011-2012 tăng tới 47,8%. CNHT ngành điện - điện tử là lĩnh vực thu hút được nhiều FDI nhất trong các ngành CNHT tại Việt Nam với 445 dự án FDI, số vốn đăng ký lên tới trên 10 tỷ USD, chủ yếu là các dự án sản xuất linh kiện điện tử (311 dự án với số vốn đầu tư trên 8,2 tỷ USD). Việc trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào đầu năm 2007 đã mở ra cho Việt Nam những cơ hội hết sức thuận lợi để ngành công nghiệp điện tử Việt Nam và các lĩnh vực công nghệ cao tiếp cận các công nghệ tiên tiến của thế giới và khu vực. Chỉ tính riêng


lượng vốn FDI đầu tư vào ngành công nghiệp điện tử Việt Nam từ năm 2007 đến nay đạt khoảng 3 tỷ USD, lớn hơn tổng số vốn FDI vào toàn ngành công nghiệp điện tử trong 13 năm (1993 - 2006). Số lượng doanh nghiệp CNHT trong ngành điện tử cũng không ngừng tăng lên, năm 2006 có 120 doanh nghiệp, năm 2010 là 372 doanh nghiệp. Đến năm 2013, lên tới 630 doanh nghiệp (Bảng 3.9).

Bảng 3.9: Số lượng doanh nghiệp CNHT ngành Điện tử 2006 - 2013

Đơn vị tính: doanh nghiệp



2006

2008

2010

2012

2013

Doanh nghiệp CNHT






Số lượng

2643

4161

4992

<6000

>6000

Tốc độ tăng trưởng (%)


27,9

20

21,0

21,9

CNHT ngành Điện tử






Số lượng

120

219

372

510

630

Tốc độ tăng trưởng (%)


45

32

28,7

25,0

Tỷ lệ DN CNHT/DN

CNHT điện tử (lần)

22

19

17,2

16,4

16,0

Nguồn: [89]


Biểu đồ 3.9: Vốn kinh doanh bình quân của doanh nghiệp

sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính


Đơn vị tính: tỷ đồng


124000

78724

56204

42251

21735

28549

34469

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2013


Nguồn: [83]


Vốn kinh doanh bình quân của các doanh nghiệp sản xuất điện tử, máy tính năm 2005 là 21.735 tỷ đồng, năm 2010 là 78.724 tỷ đồng, năm 2013 là 124.000 tỷ đồng; tổng số lao động ngành này khoảng 240 nghìn người; giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn khoảng 60,5 nghìn tỷ đồng. (Biểu đồ 3.9)

Tính đến năm 2005, tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm trong ngành rất thấp, mới chỉ đạt được khoảng 20%, chủ yếu là bao bì, linh kiện nhựa. Trong khi đó, chất lượng sản phẩm của ngành này còn yếu và không ổn định. Các doanh nghiệp điện tử trong nước vẫn gần như chỉ khai thác sản phẩm cũ, lợi nhuận rất thấp và giá trị gia tăng chỉ ước tăng 5 - 10%/năm. Kết quả khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam năm 2006, các doanh nghiệp FDI có "tên tuổi" đều phải nhập khẩu trên 90% linh kiện của nước ngoài, thậm chí có doanh nghiệp nhập khẩu cả 100% như Công ty Fujitsu Việt Nam. Điều này vừa gây thiệt thòi cho ngành công nghiệp Việt Nam, khiến chúng ta khó thoát khỏi tình trạng gia công, lắp ráp, vừa giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp hàng điện tử trong nước. Hiện nay, linh kiện điện tử và các sản phẩm hỗ trợ của ngành công nghiệp điện tử mới được sản xuất ở Việt Nam, tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm khoảng 20 - 40% (với sản phẩm tivi màu) và được tăng dần lên do có thêm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia. Tỷ lệ nội địa hóa của lắp ráp tivi trung bình khoảng 40%; các sản phẩm thuộc nhóm gia dụng (máy giặt, tủ lạnh, điều hòa) khoảng 35%; nhóm nghe nhìn khoảng 30%.

Theo điều tra của Tổng Công ty Điện tử Tin học Việt Nam (năm 2010), tỷ lệ nội địa hoá của các công ty liên doanh lớn (SONY, Toshiba, JVC, Daewoo) đạt khoảng 30%. Khu tổ hợp Samsung Complex Bắc Ninh của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV) có doanh thu hằng năm vài tỷ USD nhưng tỉ lệ nội địa hóa cao nhất chỉ đạt 30%. Năm 2012, doanh thu của SEV là 10 tỉ USD, nhưng chỉ 5% số này có được từ thị trường nội địa. Công ty Fujitsu một doanh nghiệp FDI lớn có kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng nửa tỷ USD đã phải nhập khẩu 100% linh kiện, phụ tùng, nguyên vật liệu từ nước ngoài.


Sau 5 năm qua kể từ sau khi gia nhập WTO, giá trị xuất khẩu của nhóm các sản phẩm công nghệ thông tin của Việt Nam không ngừng tăng cao. Năm 2010, kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử linh kiện hàng tháng biến động không nhiều. Năm 2012, kim ngạch nhập khẩu vào những tháng cuối năm tăng mạnh, gần gấp đôi những tháng đầu năm (Biểu đồ 3.10).

Biểu đồ 3.10: Kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử

& linh kiện theo tháng, giai đoạn 2010 - 2012


Đơn vị tính: triệu USD

3000


2500


2000


1500


1000


500


0


1204

1211

1196

1392

1219

1142 1070

792

909

918 839

NĂM 2012

1208

898

898

626

776

550

511

468

516

543

990

339

NĂM 2011

845

373

258

359

366

422

391

420

465

524

523 563 NĂM 2010

284

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Nguồn: [90]


Về sản xuất linh kiện điện tử, năm 1993, thành phố Hà Nội đầu tư xây

dựng Nhà máy sản xuất Đèn hình Orion - Hanel, mức vốn đầu tư 178 triệu USD; hiện nay, doanh thu của Nhà máy đạt khoảng 100 triệu USD/năm, với công suất trên 1,6 triệu sản phẩm/năm. Đến năm 2000, tại Đà Nẵng, Công ty Phát triển Công nghệ và Tư vấn đầu tư đã đầu tư dây chuyền sản xuất tụ màng mỏng, với vốn đầu tư trên 01 triệu USD, hàng tháng đưa ra thị trường khoảng 8 triệu sản phẩm. Năm 2011, mặt hàng linh kiện điện tử và điện thoại các loại đã được đẩy mạnh xuất khẩu, đạt tới 6,8 tỷ USD ngay trong năm đầu tiên và chính thức được đưa vào danh mục các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu; nhóm mặt hàng này tiếp tục tăng trưởng mạnh năm 2012 và bứt phá trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất cả nước năm 2013. Bên cạnh đó, nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện vẫn duy trì vị trí thứ 2 chỉ sau dệt may trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu hàng năm (Bảng 3.10).

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 25/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí