51
Bảng 1.1: Tình hình ngành công nghiệp điện tử và CNHT trong ngành ở các quốc gia ASEAN
Bắtđầu | Sản phẩm chính | Quy mô ngành | Thị trường xuất khẩu chính | Yếu tố cản trở | Yếu tố thành công | |
Thailand | những năm 60 | Máy tính và linh kiện Sản phẩm nghe nhìn Điện lạnh Thiết bị văn phòng | 620 DN với 521 FDIs 300.000 lao động | - Doanh thu 2001: 23 tỷ USD - ASEAN: 22%, Mỹ: 20%, EU 17%, Nhật 16% | Thiếu nguồn nhân lực cấp thiết Tính bền vững chính sách | Các DN hoạt động độc lập CNPT phát triển |
Malaysia | giữa những năm 60 | Điện tử gia dụng Linh kiện cao cấp Linh kiện nghe nhìn | 900 DN, 2/3 là FDIs, nhất là Nhật bản | Khan hiếm lao động làm cho chi phí cao Phụ thuộc vào linh kiện NK | Quyhoạch phát triển đúng đắn Trợ giúp của Chính phủ Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm thành công | |
Singapore | những năm 60 | Điện tử chuyên dùng Viễn thông Máy tính Linh kiện công nghệ cao | 250 DN 150.000 lao động | - Doanh thu 2001: 70 tỷ USD - 60% dành cho xuất khẩu: - Nhật 36%, Mỹ 34%, ASEAN và châu Á: 31% | Cơ sở hạ tầng Môi trường đầu tư tốt, chính sách hỗ trợ nhất quán và hiệu quả cao của Chính phủ Nhân lực chất lượng cao | |
Philipines | đầu những năm 70 | Điện tử chuyên dùng Điện tử gia dụng Linh kiện máy tính Thiết bị đầu cuối Dụng cụ bán dẫn | 590 DN, 72% là FDIs- 30% Nhật 350.000 lao động | Doanh thu 2003: 10 tỷ USD 95% cho thị trường xuất khẩu | Thủ tục hành chính Cung cấp năng lượng không ổn định Giao thông đường bộ kém | Nguồn nhân lực dồi dào, tiếng Anh tốt Vị trí địa lý thuận tiện (giữa ASEAN và Nhật Bản) Chi phí lao động và SX rẻ |
Indonesia | đầu những năm 70 | 100 DN, 2/3 là FDIs DN Nhật giữ vai trò chủ chốt | Doanh thu 2003: 9 tỷ USD 95% cho thị trường xuất khẩu | Không có quy hoạch phát triển Nạn buôn lậu | Chuyển hướng chính sách vào xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài |
Có thể bạn quan tâm!
- Năng Lực Mỗi Quốc Gia Trong Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ
- Khái Niệm Công Nghiệp Hỗ Trợ Ngành Điện Tử Gia Dụng
- Đặc Điểm Của Các Tập Đoàn Đa Quốc Gia Ngành Điện Tử Gia Dụng
- Công Nghiệp Hỗ Trợ Ngành Công Nghiệp Điện Tử Ở Việt Nam
- Công Nghiệp Hỗ Trợ Ngành Điện Tử Gia Dụng Ở Việt Nam
- Triển Vọng Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ Ngành Điện Tử Gia Dụng Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Bộ Công Thương, Hiệp hội doanh nghiệp điện tử, Tổng Công ty điện tử tin học Việt Nam
1.3.2.3 Chính sách và việc thực thi chính sách
Ở Thái Lan, phát triển CNHT là nhân tố chính trong việc thúc đẩy tính cạnh tranh và hạn chế các doanh nghiệp điện tử nước ngoài chuyển nhà máy sang nước khác. Tuy nhiên, mức độ tham gia của cơ quan Chính phủ vào việc thực thi những luật này vẫn có những sai khác đáng kể. Khi Chính phủ thay đổi mức thuế nhập khẩu, các công ty bị yêu cầu phải trả khoản chênh lệch giữa mức thuế cũ và mới và điều này xảy ra rất thường xuyên. Nếu các công ty nước ngoài được Ủy ban đầu tư Thái Lan thừa nhận thì trên lí thuyết được phép nhập khẩu vật liệu mà không phải nộp thuế. Tuy nhiên, trên thực tế chính sách này chỉ hoàn lại thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp tại thời điểm họ đưa ra chứng cứ có hàng xuất khẩu. Thủ tục này gây ra phiền hà và nhiều công ty đã chỉ ra rằng việc hoàn lại thuế nhập như vậy đôi khi bị trì hoãn một cách tuỳ tiện. Phần lớn các doanh nghiệp FDI hoạt động ở Thái Lan đang phải đối mặt với những phiền toái này [81].
Ở In-đô-nê-xi-a, sự lạc hậu trong việc quản lý hệ thống thuế đã gây tác động rất tiêu cực lên sản xuất của các công ty nước ngoài. Các vấn đề nghiêm trọng nảy sinh trong quá trình thực thi chính sách thuế chứ không phải ở bản thân hệ thống thuế [17]. Nạn buôn lậu cũng là một vấn đề tồn tại rất lớn mà chính phủ không giải quyết được triệt để.
Gần đây, các công ty Nhật Bản đã bắt đầu coi Phi-lip-pin như là trung tâm sản xuất các phụ tùng lắp ráp máy ảnh, màn hình tinh thể lỏng và bộ khuếch đại điện áp trong các máy kỹ thuật số, đặc biệt cho xuất khẩu. Phi-lip-pin có lợi thế về khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của nhân công, nguồn nhân lực cho các vị trí quản lý trung gian, lợi thế vị trí do nằm giữa Nhật Bản và các nước ASEAN. Các chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài của Phi-lip-pin có thể đánh giá là thuận lợi nhất trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm làm các nhà đầu tư lo
ngại: thủ tục hành chính quá phiền hà và mất nhiều chi phí, có nhiều vấn đề liên quan đến tham nhũng, quản lý lao động, ổn định xã hội, hạ tầng [17]. Việc cung cấp năng lượng điện không ổn định khiến các doanh nghiệp gia tăng chi phí vì phải đầu tư nhà máy điện. Mạng lưới đường sá và đường cao tốc nối với các khu công nghiệp không được xây dựng một cách hợp lý. Giao thông đường bộ kém làm tăng thêm nạn tắc nghẽn đường giao thông và các hoạt động tội phạm khác. Tệ nạn buôn lậu đôi lúc đã vượt quá khả năng kiểm soát của Chính phủ.
1.3.2.4 Xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia
Các quốc gia trong khu vực đã phát huy rất tốt lợi thế của mình: Xin-ga-po với trình độ công nghệ; In-đô-nê-xi-a thu hút ban đầu bởi dung lượng thị trường; Phi-lip-pin và Ma-lay-xi-a với trình độ tiếng Anh của nguồn lao động và sau đó là các chính sách của chính phủ. Rõ ràng, đối với ngành CNĐT, những lợi thế vốn có hiện tại vẫn là nhân tố động lực để phát triển. Chi phí tiền lương công nhân thấp là một nhân tố quan trọng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó có ngành CNĐT, đặc biệt là những ngành sản xuất thiết bị điện tử gia dụng và các linh kiện cồng kềnh. Thể chế chính trị hay vị trí địa lý là một lợi thế so sánh quan trọng. Cũng giống như Phi-lip-pin, vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam ở Đông Á - giữa ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản, Hàn Quốc - cũng cần phải được khai thác triệt để trong phát triển công nghiệp điện tử.
1.3.3 Kết luận tham khảo cho Việt Nam
Từ những kinh nghiệm tổng kết kể trên, có thể rút ra cho Việt Nam một số bài học về phát triển CNHT ngành điện tử gia dụng:
1.3.3.1 Từ phía chính phủ
Trong phát triển CNHT nói chung và CNHT ngành điện tử gia dụng nói riêng, Chính phủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Các chương trình hành động về CNHT. Rút kinh nghiệm của Thái Lan và Ma-lay-xi-a, Việt Nam cần có một chương trình toàn diện, bình đẳng, cụ thể tới tận các doanh nghiệp và thực hiện quyết liệt như Đài Loan, Hàn Quốc thì mới thật sự đạt hiệu quả. Tất cả các quốc gia kể trên, ngay trong giai đoạn đầu tiên phát triển CNHT đã hình thành nhanh chóng cơ quan đầu mối, để hoạch định, thực hiện và quản lý phát triển CNHT. Việt Nam hiện đang thiếu một tổ chức đầu mối về quản lý nhà nước liên quan đến CNHT. Do đó các thông tin về năng lực các ngành CNHT không được cập nhật, các hoạt động hỗ trợ phát triển CNHT không tập trung và thống nhất, chưa huy động được sức mạnh tổng thể của đất nước cho lĩnh vực này.
Xác định rõ các ưu tiên về ngành CNHT, sản phẩm CNHT. Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc đã rất thành công khi tập trung ưu tiên phát triển một số ngành CNHT. Việt Nam cũng cần có các ưu tiên rõ rệt để có thể tập trung nguồn lực cũng như định hướng để hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư. Các biện pháp khuyến khích mua linh kiện tại nội địa là hết sức hữu hiệu. Theo kinh nghiệm của Đài Loan và Hàn Quốc, trong bối cảnh hiện nay có thể khuyến khích như: giảm thuế cho các doanh nghiệp lắp ráp có tỉ lệ mua hàng trong nước cao, hỗ trợ ưu đãi các doanh nghiệp FDI sản xuất những phần linh kiện mà Việt Nam chưa tự thực hiện được, ưu đãi các TĐĐQG về đất đai, hạ tầng, thuế trong việc kêu gọi các doanh nghiệp vệ tinh của họ vào sản xuất tại Việt Nam...
Theo kinh nghiệm của Nhật Bản, Việt Nam nên sớm thể chế hoá các quy
định liên quan đến liên kết giữa các doanh nghiệp cung ứng với các nhà thầu chính,
liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm linh kiện, tạo điều kiện tiền đề để hệ thống doanh nghiệp dễ dàng hợp tác liên kết sản xuất.
Xoá bỏ khoảng cách giữa chính sách và thực thi chính sách. Từ bài học của các quốc gia như In-đô-nê-xi-a hay Thái Lan, cần có các hành động và các chế tài nghiêm khắc về việc thực thi sai chính sách. Cũng cần có các khoá đào tạo nhận thức cho cán bộ công chức về sứ mệnh của hệ thống doanh nghiệp đối với kinh tế xã hội quốc gia và vai trò trách nhiệm của Chính phủ, cụ thể là cán bộ công chức trong việc hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp phát triển.
1.3.3.2 Từ phía doanh nghiệp
Như tất cả các quốc gia khác trong khu vực, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyên sản xuất linh kiện sẽ là lực lượng sản xuất CNHT chính trong thời gian trước mắt ở Việt Nam. Trong khoảng 10 năm tới, bên cạnh mục tiêu cung ứng cho các tập đoàn lớn, doanh nghiệp nội địa Việt Nam nên xác định tập trung cung ứng cho hệ thống doanh nghiệp sản xuất linh kiện FDI này, để bắt đầu tham gia vào việc lắp ráp các cụm linh kiện chi tiết có giá trị và dần dần học hỏi để chuyển giao công nghệ kỹ thuật.
Kết luận chương 1
● Khái niệm CNHT của Việt Nam quá rộng so với thông lệ quốc tế và được định nghĩa chưa thật cụ thể. Về phạm vi, thuật ngữ CNHT thường dành để chỉ một số ngành chuyên cung ứng các nhóm linh kiện cho các ngành công nghiệp chế tạo tương đối tương đồng nhau, trong khi CNHT ở Việt Nam được xác định chỉ trong nội vi ngành công nghiệp hạ nguồn.
● Xác định các nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển CNHT quốc gia: (1) Chính phủ với quan điểm phát triển CNHT và các chính sách đi kèm; (2) Sự phát triển của các TĐĐQG, cả lắp ráp lẫn cung ứng; (3) Năng lực của quốc gia để
có thể phát triển CNHT, bao gồm năng lực nội địa hoá, khả năng tích tụ công nghiệp và hoạt động của các cụm liên kết ngành (industrial cluster).
● Theo tác giả, trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, quan điểm phát triển CNHT hợp lý nhất cho Việt Nam là dựa trên mạng lưới của “lý thuyết trò chơi”, với vai trò tích cực của các TĐĐQG và các nhà cung ứng quốc tế.
● Dựa trên quy trình sản xuất các sản phẩm ĐTGD, luận án đã xác định phạm vi của CNHT ngành ĐTGD, bao gồm quá trình sản xuất 3 nhóm sản phẩm chính: linh kiện điện và điện tử, linh kiện kim loại, linh kiện nhựa và cao su.
● Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, vai trò của Chính phủ vô cùng quan trọng trong phát triển CNHT, thể hiện ở các điểm chính: (i) cần xác định rõ các ưu tiên về ngành CNHT, sản phẩm CNHT, từ đó có các chính sách phù hợp, như chính sách thuế, quy định tỉ lệ nội hoá, thể chế hoá các quy định liên quan đến CNHT như quy chế hợp đồng, tiêu chuẩn chất lượng linh phụ kiện... (ii) xây dựng các chương trình hành động hiệu quả về CNHT; (iii) xoá bỏ khoảng cách giữa chính sách và thực thi chính sách; (iv) xác định rõ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là lực lượng sản xuất CNHT quan trọng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH ĐIỆN TỬ GIA DỤNG Ở VIỆT NAM
2.1 Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam
2.1.1 Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam
2.1.1.1 Công nghiệp hỗ trợ một số ngành công nghiệp ở Việt Nam
Hai mươi năm đổi mới, công nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt được tốc độ nhanh. Tuy nhiên, công nghiệp vẫn phát triển theo bề rộng, với gia công, lắp ráp là chủ yếu. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp luôn cao hơn tốc độ tăng giá trị tăng thêm. Hàng hoá công nghiệp Việt Nam có khả năng cạnh tranh kém so với các nước trong khu vực. Một số nhóm hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh như may mặc, giầy dép, thủ công mỹ nghệ, chế biến nông, lâm, thuỷ sản chủ yếu vẫn nhờ chi phí lao động thấp hoặc do có lợi thế về địa kinh tế như các loại vật liệu xây dựng, các loại kết cấu thép siêu trường siêu trọng. Lợi thế cạnh tranh hàng công nghiệp Việt Nam đang chủ yếu dựa trên nguồn lao động rẻ và tài nguyên thiên nhiên sẵn có, đây là những lợi thế cạnh tranh tĩnh. Dưới đây là bức tranh về một số ngành CNHT ở Việt Nam [7], [8], [9]:
(i) Ngành cơ khí chế tạo. Hiện cả nước có gần 3100 doanh nghiệp cơ khí, với tổng vốn đầu tư của khu vực quốc doanh vào khoảng 360-380 triệu USD. Tổng vốn FDI vào ngành cơ khí đã đăng ký khoảng 2,1 tỷ USD, trong đó hơn 50% tập trung vào lĩnh vực lắp ráp ôtô, xe máy và hàng tiêu dùng. Cơ khí Việt Nam chưa có kinh nghiệm đúc chính xác cao, chưa có các mác thấp có chất lượng và độ bền tốt. Công nghệ tạo phôi bằng biến dạng dẻo kim loại ở trạng thái nóng (cán, rèn, dập) cũng
còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường. Phần lớn các nhà máy cơ khí sản xuất theo kiểu khép kín với công nghệ lạc hậu từ 2-3 thế hệ. Thiếu những nhà máy có trình độ công nghệ hiện đại, chủ lực để làm trung tâm cho việc chuyên môn hóa, hợp tác hóa, một yêu cầu quan trọng của sản xuất cơ khí và công nghiệp hỗ trợ.
(ii) Ngành sản xuất và lắp ráp ô tô. Từ sau những năm 90 đến nay, bắt đầu hình thành một số các cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô ở Việt Nam với các linh kiện nhập ngoại. Hiện khả năng chế tạo các linh kiện và phụ tùng ô tô ngay trong nội địa còn rất hạn chế, đa phần là các bộ phận có giá trị thấp. Một số phụ tùng, linh kiện ô tô cũng đã được nghiên cứu chế tạo nhằm gia tăng tỷ lệ nội địa hoá trong lắp ráp ô tô, như lốp xe có khả năng chịu tải, các loại nhíp lá, các sản phẩm nhựa có độ chính xác không cao, ghế đệm, công nghệ sơn mạ tĩnh điện các cụm chi tiết vừa và nhỏ, bộ dây điện truyền dẫn… Tỷ lệ nội địa hoá trong sản xuất hiện chỉ vào khoảng 7-10% và khó có khả năng tăng cao do dung lượng thị trường nội địa còn nhỏ.
(iii) Ngành xe máy. Do đặc thù phát triển với quy định nội địa hoá của Chính phủ và dung lượng thị trường hạ nguồn rất lớn, CNHT cho ngành xe máy đã phát triển mạnh nhất ở Việt Nam. Các sản phẩm của Honda, Yamaha, VMEP... hầu như tất cả các chi tiết linh kiện được sản xuất ngay tại nội địa. Do dung lượng thị trường, doanh nghiệp lắp ráp khi đầu tư vào Việt Nam đã kêu gọi được nhiều các nhà cung ứng đầu tư theo. Theo đánh giá chung của Bộ Công Thương, tỷ lệ nội địa hoá hiện nay đạt đến 95%. Trong quá trình hợp tác, đã có sự chuyển giao công nghệ từ các công ty nước ngoài kể trên đến các doanh nghiệp Việt Nam cung ứng linh kiện. Ngành cơ khí và nhựa cung cấp cho xe máy, vì vậy, đã có những bước phát triển mạnh về trình độ kỹ thuật, quản lý và tay nghề lao động. Ví dụ về các doanh nghiệp cung ứng thành công: Cơ khí Tân Hoà, Cơ khí Đông Anh, Cơ khí Hà Nội, Dụng cụ kim khí xuất khẩu, Nhựa Hà Nội... Mặc dù vậy, nhiều linh kiện chi tiết quan trọng với giá trị cao vẫn do các nhà cung ứng FDI thực hiện.