Công Nghiệp Hỗ Trợ Trong Ngành Công Nghiệp Xe Máy


Tỷ lệ lao động tốt nghiệp trung học là 69%; tỷ lệ lao động trình độ cao đẳng, đại học tương đương nhau khoảng 15 - 16%; có trình độ sau đại học khoảng 1,28%. Doanh nghiệp FDI tuy có quy mô lớn nhưng tỷ lệ vốn/lao động và lao động đã qua đào tạo sơ cấp trở lên của doanh nghiệp FDI không cao hơn doanh nghiệp tư nhân trong nước cùng ngành nghề. Bình quân vốn/lao động của doanh nghiệp CNHT sản xuất linh kiện, phụ tùng, nguyên vật liệu khu vực FDI là 732 triệu đồng so với 971 triệu đồng của khu vực tư nhân. Sự phát triển CNHT đã có bước chuyển biến đáng khích lệ, các hoạt động sản xuất chế tạo giá trị gia tăng đáng kể. Tại thời điểm ngày 01 tháng 9 năm 2013, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tới 4,7% so với cùng thời điểm năm 2012; đây là tín hiệu tích cực, góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động, bảo đảm an sinh xã hội.

3.2.1. Công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp xe máy

Ngành xe máy Việt Nam, xuất hiện từ những năm 1990, khởi đầu là sự xuất hiện của các nhà lắp ráp nước ngoài. Năm 1993, Công ty Sanyang Motor (SYM) thuộc Tập đoàn Chinfon Đài Loan vào Việt Nam xây dựng nhà máy lắp ráp xe máy đầu tiên, đã thu hút gần 20 nhà đầu tư Đài Loan đến Việt Nam đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất linh phụ kiện, phụ tùng. Năm 2003, số doanh nghiệp tham gia sản xuất lĩnh vực này tăng 60 doanh nghiệp, có 08 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (01 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, 07 doanh nghiệp liên doanh). Ngoài ra, có khoảng gần 500 cơ sở sản xuất phụ tùng khác.

Theo Hiệp hội Ô tô, Xe máy và Xe đạp Việt Nam, sản lượng xe máy của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy tại Việt Nam là 3 triệu xe/năm. Năng lực sản xuất, lắp ráp của các doanh nghiệp FDI đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển của ngành công nghiệp xe máy. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy Việt Nam cũng gặp trở ngại trước sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt với các loại xe máy nhập khẩu từ nước ngoài. Năm 2010, số lượng xe máy các loại nhập khẩu là 72.164 chiếc, giá trị nhập khẩu của linh kiện xe máy là


766,8 triệu USD, tăng 37% so với năm 2009. Năm 2013, nhập khẩu 458 triệu USD, giảm 22% so với năm 2012. Thực trạng ngành xe máy Việt Nam và số liệu xe máy nhập khẩu, đã gây hiệu ứng tăng cao về nhập siêu, hạn chế sản lượng của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy trong nước. Nhưng nhu cầu đối với xe máy của thị trường nội địa vẫn rất lớn và đòi hỏi các doanh nghiệp CNHT xe máy Việt Nam không ngừng nỗ lực vươn lên, xây dựng cho mình một chiến lược sản xuất, kinh doanh đúng, đáp ứng tốt được quá trình cạnh tranh gay gắt.

Theo Bộ Công thương, năm 2013 khoảng 5 triệu xe được lắp ráp trong nước; dự kiến năm 2015, lượng xe máy lưu hành trong nước đạt khoảng 31 triệu xe, đến năm 2020 khoảng 33,5 triệu xe, đưa tỷ lệ sử dụng xe máy ở Việt Nam lên 2,97 người/xe. Năm 2000, số lượng doanh nghiệp CNHT xe máy khoảng 58 doanh nghiệp, với tổng nguồn vốn là 5.644 tỷ đồng, đến năm 2011 số doanh nghiệp là 173 doanh nghiệp, tổng nguồn vốn tăng lên 31.512 tỷ đồng (Bảng 3.3).

Bảng 3.3: Quy mô của doanh nghiệp CNHT xe máy


Năm

2000

2005

2011

Tăng trưởng

2001-2005

2006-2011

Số lượng doanh

nghiệp

58

143

173

19.78%

3.00%

Giá trị sản xuất CN (Đơn vị: tỷ đồng)

10.106

26.491

63.767

21.26%

15.80%

Tổng số lao động (Đơn vị: người)

8.890

28.567

41.392

26.30%

7.70%

Tổng nguồn vốn (Đơn vị: tỷ đồng)

5.644

18.214

31.512

26.40%

9.60%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam - Hà Thị Hương Lan - 13

Nguồn: [87]

Năm 2012 và 2013, số lượng doanh nghiệp sản xuất xe máy gần như không tăng, nhưng các doanh nghiệp đã tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Điển hình như Liên doanh Honda, tháng 12/2011 khởi công xây dựng nhà máy thứ 03 tại KCN Đồng Văn 2 (Hà Nam), với vốn đầu tư hơn 120 triệu USD,


đưa tổng công suất cả 03 nhà máy lên 2,5 triệu chiếc/năm và tăng thêm khoảng 1.800 lao động. Nhà sản xuất xe máy Yamaha - Nhật Bản, đầu tư thêm 30 triệu USD tăng năng lực sản xuất lên 1,5 triệu chiếc/năm. Công ty Cơ khí Mạnh Quang sản xuất phụ tùng xe máy của Việt Nam, đầu tư mở rộng thêm 02 nhà máy cùng hàng loạt máy móc chuyên dụng hiện đại của nước ngoài, đưa doanh thu từ nguồn bán phụ tùng xe máy lên khoảng 250 tỷ đồng/năm.

Các doanh nghiệp FDI phần lớn là DNNVV, di chuyển theo các hãng lắp ráp của Nhật Bản, Đài Loan sang Việt Nam có quy mô vốn hạn chế. Vì vậy, sản phẩm của các doanh nghiệp này sản xuất ra chỉ để đáp ứng nhu cầu nội bộ của các công ty mẹ. Năm 2012, Bộ Công thương đề nghị Chính phủ duyệt 06 dự án sản xuất phụ tùng xe máy được vay vốn đầu tư ưu đãi từ quỹ đầu tư phát triển; với tổng số vốn dự án đầu tư thiết bị công nghệ của các dự án này khoảng 13,5 triệu USD. Các chủ đầu tư dự án gồm: Công ty Cơ khí Thăng Long (sản xuất cụm khung, trục lái, ống xả, vành xe máy), Công ty Cơ khí Giải Phóng (sản xuất giảm xóc xe máy), Công ty Cơ khí Đồng Tháp (sản xuất may ơ xe máy), Công ty Cơ khí Mai Động (sản xuất bộ nhôm xe máy), Công ty Thiết bị Long Biên (sản xuất cần số, cần khởi động,)… Số doanh nghiệp nội địa tham gia hệ thống CNHT tăng về số lượng và nâng cao dần chất lượng các linh kiện cung ứng, xuất khẩu ra thị trường thế giới. Ngoài ra, xuất khẩu linh kiện còn được thực hiện gián tiếp qua việc xuất khẩu các sản phẩm xe máy lắp ráp hoàn chỉnh của các doanh nghiệp. Cả doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI đều đã có những lô hàng xuất khẩu xe máy nguyên chiếc sang các thị trường như Châu Phi, châu Mỹ La Tinh.

Năm 2000, lao động trong ngành CNHT xe máy khoảng 8.890 lao động, đến năm 2011 đã tăng lên 44.579 lao động (Biểu đồ 3.4). Ngành công nghiệp xe máy đã liên tục đưa vào Việt Nam các công nghệ lắp ráp và chế tạo mới nhất trong toàn bộ chuỗi cung ứng, đồng thời tập huấn và nâng cao kỹ năng và bồi dưỡng kiến thức mới cho lực lượng lao động thông qua việc gửi nhiều chuyên gia quốc tế vào Việt Nam cũng như cử cán bộ Việt Nam đi đào tạo ở nước ngoài.


Biểu đồ 3.4: Doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng xe máy



63767

31512

44579

26491

28567

18214

10106

5644

8890

2000 2005 2011

GTSX CÔNG NGHIỆP (tỷ đồng) NGUỒN VỐN (tỷ đồng) LAO ĐỘNG (Người)


Nguồn: [85]

Năm 2003, tỷ lệ nội địa hóa ngành xe máy đạt từ 60 - 75%; năm 2012, tăng lên 80 - 90%; đến năm 2013, một số dòng xe của Honda như Future, SH tỷ lệ nội địa hóa vượt mức trên 90% (Bảng 3.4).

Bảng 3.4: Tỷ lệ nội địa hóa của một số hãng xe máy

Đơn vị tính:%



Tên hãng


Loại xe

Tỷ lệ nội địa hóa

Năm 2003

Năm 2013


HONĐA

SH 125i


93,00

Wave

64,48

> 80,0

Future

76,76

92,50

Super Dream

74,86

> 80,0

VMEP

Magic S

51,20

95,00

Angle Hi

77,07

95,00

Nguồn: [90]

Tỷ lệ nội địa hoá càng cao, hệ thống CNHT trong nước càng phát triển. Nếu nhìn từ góc độ tổng sản lượng của toàn ngành thì CNHT cho ngành xe máy hiện đang trong giai đoạn III (Xuất hiện các nhà cung ứng các sản phẩm hỗ trợ


chủ chốt, phát triển mạnh việc gia công tại nước sở tại các chi tiết phụ tùng có độ phức tạp cao và khối lượng hàng hoá nhập khẩu để lắp ráp bắt đầu giảm dần) của quá trình phát triển. Nhưng trên thực tế chỉ ở giai đoạn II (nội địa hoá thông qua sản xuất tại chỗ). Thành công lớn nhất đối với ngành CNHT sản xuất và lắp ráp xe máy của Việt Nam từ nhập khẩu 100% linh phụ kiện của nước ngoài, nay tự sản xuất được khoảng 70% các loại linh kiện, phụ tùng, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm xe máy sản xuất tại Việt Nam. Tuy nhiên, giá thành các linh kiện, phụ kiện sản xuất trong nước vẫn còn cao, chất lượng chưa ổn định.

Nhìn chung, các công ty lắp ráp đã xây dựng được mối liên kết khá chặt chẽ với hệ thống các nhà cung cấp nội địa Việt Nam và nước ngoài, để trở thành trung tâm phát triển của hệ thống cao hơn của các ngành CNHT tại Việt Nam. Vai trò của khu vực FDI đối với sự phát triển của ngành công nghiệp xe máy Việt Nam là không thể phủ nhận, ngoài việc bổ sung nguồn vốn đang khan hiếm, các doanh nghiệp FDI còn tích cực chuyển giao công nghệ sản xuất và các kinh nghiệm quản lý cho các doanh nghiệp nội địa.

3.2.2. Công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp dệt may

Giai đoạn từ 2002 - 2007, ngành dệt may Việt Nam có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 20% năm. Đặc biệt năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 7,73 tỷ USD, đưa Việt Nam lọt vào top 10 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới. Năm 2012, với 15,09 tỷ USD, Việt Nam vươn lên đứng thứ 5 trong số các nước xuất khẩu lớn trên thế giới. Năm 2013, ngành dệt may xuất khẩu đạt khoảng 17,9 tỷ USD, đạt tỷ trọng 14% so với kim ngạch xuất khẩu cả nước (Biểu đồ 3.5).

Theo Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam chiếm tỷ trọng khoảng 1,6% so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may thế giới. Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ: năm 2010 chiếm 5,85%; năm 2011 chiếm 6,8%; năm 2012 chiếm 7,29% giá trị nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ; vào thị trường Nhật Bản: năm 2010 chiếm 4,55%; năm 2011 chiếm 5,43%; năm 2012 chiếm 5,92% giá trị nhập khẩu hàng


dệt may của Nhật Bản. Năm 2013, ngành dệt may Việt Nam tiếp tục tăng trưởng

thuận lợi, xuất khẩu vào Mỹ tăng 14,2%; Nhật Bản tăng 20,5%.

Biểu đồ 3.5: Trị giá hàng dệt may xuất khẩu từ 2000-2013


20000

18000


16%

18%


17%


16%


16%


16%

17900

20%

18%

16000

14000

15%

15%

15%

14000

14%

15090

16%

14%

12000

10000

8000

6000

4000

2000

0


3609

2732


4429 4772


5854


7732


9120 9065

11210

14%

14%

12%

10%

8%

6%

4%

2%

0%

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Hàng Dt may (triu USD) Ttrng kim ngch XK(%)

Nguồn: [84]

Tính đến đầu năm 2012, số lượng doanh nghiệp CNHT ngành dệt may khoảng 1.280 doanh nghiệp, chiếm 31,26% tổng số doanh nghiệp toàn ngành; trong đó: doanh nghiệp vải chiếm tỷ trọng cao nhất 52%; doanh nghiệp sợi, chỉ may chiếm 22%; doanh nghiệp hoàn tất chiếm 14% (Biểu đồ 3.6).

Biểu đồ 3.6: Số lượng các doanh nghiệp CNHT ngành dệt may năm 2012


661

286

177

7

12

96

39

SỢ I T.HỢ P BÔ NG TƠ TẰM SỢ I, C HỈ

MAY


Nguồn: [88]

VẢI NHUỘ M PHỤ LIỆU


Giai đoạn 2005 - 2010, các doanh nghiệp sản xuất sợi và dệt vải có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao từ 10.503.859 tỷ đồng năm 2005 lên 29.578.495 tỷ đồng năm 2010; doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng từ 2.660.600 tỷ đồng năm 2005 lên 9.015.732 tỷ đồng năm 2010. Nhìn chung, vốn đầu tư của DNNN gần như không thay đổi, do nhiều doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa nên đã chuyển thành doanh nghiệp ngoài nhà nước (Biểu đồ 3.7).

Biểu đồ 3.7: Vốn đầu tư của doanh nghiệp sản xuất sợi và dệt vải


Đơn vị tính: triệu đồng



29116476

DN FDI 29578495



18564563

21665069

20165570


10503859


DNNN 8464955


8253277


7853262


7050371


9149919

5846531


8418899


8325880


DN NNN

2660600 3362179

5682550

9015732

2005 2006 2007 2008 2009 2010


Nguồn: [86]


Bảng 3.5: GTSX công nghiệp CNHT ngành dệt may

Đơn vị: tỷ đồng



2005

2011

2012

2013

GTSXCN CNHT

ngành dệt may

8.934,2

24.405,7

85.924,0

99.671,9

GTSXCN toàn ngành dệt may

34.432,7

76.996,7

286.512,6

306.104,4

Tổng

25,95%

31,7%

32%

32,5%

Nguồn: [83]


Giá trị sản xuất công nghiệp CNHT ngành dệt may năm 2005 đạt 8.934,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25,95% ngành dệt may; năm 2011, đạt 24.405,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31,7% toàn ngành dệt may; đến năm 2013, đạt 99.671,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32,5% toàn ngành dệt may. Trong giai đoạn 2005 - 2011, tốc độ tăng trưởng CNHT ngành dệt may là 18,23% (Bảng 3.5).

Lao động trong lĩnh vực CNHT ngành dệt may đạt mức tăng trưởng 3,2%/năm giai đoạn 2006 - 2013; mức tăng trưởng này thấp hơn lĩnh vực may mặc - lĩnh vực thu hút số lượng lao động rất lớn. Với trên 209 nghìn lao động năm 2013 lĩnh vực CNHT ngành dệt may, chiếm 16,9% trong tổng số lao động toàn ngành (Bảng 3.6). Năm 2013, tỷ lệ lao động ngành dệt tăng 8,1%, ngành may trang phục tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2012. Tuy tổng số lao động của ngành dệt may chiếm gần 5% trong tổng số lao động toàn quốc, nhưng chất lượng lao động chưa cao: ngành dệt, lao động qua đào tạo chiếm 35,1%, trình độ cao đẳng trở lên là 7%; ngành may, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp hơn, 18,24% tổng số lao động có trình độ cao đẳng, đại học; 4,16% trên đại học.

Bảng 3.6: Lao động lĩnh vực CNHT ngành dệt may

Đơn vị: người




2005


2011


2012


2013

TTBQ

(%/năm

2006 -2013)

CNHT ngành dệt may

162,934

188.914

193.637

209.128

3,2%

Toàn ngành dệt may

676.362

1.050.011

1.138.842

1.235.188

7,8%

Tổng

23,29%

18,0%

17,0%

16,9%


Nguồn: [83]


Năm 2013, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hơn 350 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đầu tư vào ngành dệt may và sợi. Hiện nay, với chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài nên các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tăng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2022