Phải Coi Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ Là Khâu Đột Phá, Tạo Tiền Đề Phát Triển Các Ngành Công Nghiệp


lượng của các dự án đã thu hút đầu tư. Đẩy mạnh chuyển giao sản xuất linh kiện điện tử từ doanh nghiệp FDI sang các doanh nghiệp nội địa; thu hút các dự án sản xuất linh kiện điện tử chuyên dụng, các dự án sản xuất sản phẩm điện tử công nghiệp; đặc biệt là các sản phẩm công nghệ cao như: thiết bị y tế, các thiết bị đo lường và điều khiển.

4.1.2. Một số quan điểm cơ bản

4.1.2.1. Phải coi phát triển công nghiệp hỗ trợ là khâu đột phá, tạo tiền đề phát triển các ngành công nghiệp

CNHT là nhân tố trực tiếp tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm. Việc phát triển CNHT có vai trò quan trọng đối với phát triển ngành công nghiệp nói riêng và phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung. Vì vậy, Việt Nam cần xác định đúng vai trò của CNHT trong chiến lược phát triển công nghiệp quốc gia, coi đây là khâu đột phá để phát triển nhanh và bền vững, thực hiện CNH, HĐH đất nước. Ngoài việc tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH theo chiều rộng và chiều sâu, CNHT góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài và tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động và là “bệ đỡ” cho sự phát triển sản xuất công nghiệp, là nền tảng, cơ sở để sản xuất công nghiệp phát triển mạnh hơn. Chất lượng sản phẩm đầu ra cuối cùng của các sản phẩm công nghiệp phụ thuộc vào chất lượng của các sản phẩm chi tiết, linh kiện được sản xuất từ ngành CNHT.

Sự phát triển CNHT đem lại cho các doanh nghiệp trong một số ngành công nghiệp hoạt động hiệu quả, chủ động trong sản xuất, tích cực tham gia phân công lao động quốc tế và khu vực, tập trung sản xuất những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của từng thị trường khu vực. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng nêu rõ CNHT được xác định là khâu đột phá để phát triển các ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Sự phát triển của CNHT sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế trong nước, góp phần rút ngắn thời gian và nhanh chóng đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển.


4.1.2.2. Phát triển công nghiệp hỗ trợ phải khai thác lợi thế quốc gia, hướng vào xuất khẩu, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, với sự tham gia của các thành phần kinh tế

Trong bối cảnh nền kinh tế quốc gia, khu vực và thế giới ngày càng có quan hệ mật thiết, tạo thành hệ thống mạng lưới hợp tác phân công lao động quốc tế, Việt Nam cần chủ động, tích cực tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, coi phát triển CNHT là nhiệm vụ chiến lược lâu dài và là yêu cầu ngày càng cấp bách để nâng cao sức cạnh tranh cho nền công nghiệp quốc gia. Hướng về xuất khẩu là con đường nhanh nhất để Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Bằng việc tận dụng lợi thế cạnh tranh về nguồn tài nguyên và nhân lực khéo léo, thông minh chủ động tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, Việt Nam cần tìm cho mình một "chỗ đứng", chen chân vào dòng chảy toàn cầu hóa của nhân loại thông qua mối liên kết với các tập đoàn đa quốc gia để thu hút các nguồn ngoại lực đặc biệt là nguồn vốn, công nghệ và trình độ quản lý... thúc đẩy CNHT phát triển, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước tạo đà tăng trưởng, phát triển kinh tế.

Phát triển CNHT là một lĩnh vực rất khó khăn, nó không chỉ đòi hỏi công nghệ cao, lao động chất lượng tốt mà còn có rủi ro cao bởi nó không trực diện với người tiêu dùng cuối cùng. Việc dành nguồn lực tài chính là yêu cầu rất quan trọng và cần thiết cho phát triển CNHT. Nguồn vốn hình thành từ ngân sách Nhà nước chưa đủ, cần bổ sung thêm nguồn từ các thành phần kinh tế và cá nhân trong xã hội, nghĩa là phải đổi mới chính sách tài chính theo hướng đa dạng hóa các nguồn đầu tư. Quá trình phát triển CNHT vừa đòi hỏi đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, vừa đòi hỏi đáp ứng các nguồn lực, nên cần huy động sức mạnh và khai thác mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế để phát triển CNHT. Chúng ta phải phát huy tối đa năng lực đầu tư của các thành phần kinh tế, đặc biệt các đối tác chiến lược - các công ty, tập đoàn đa quốc gia trong liên kết sản xuất - kinh doanh giữa công nghiệp thượng nguồn và công nghiệp hạ nguồn và mối liên kết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.


giữa công ty mẹ với các lớp công ty con vệ tinh. Tiến đến tập trung thu hút các nhà đầu tư FDI nhằm đa dạng hóa các lĩnh vực công nghệ cao, thúc đẩy sự phát triển nhanh, đúng hướng của ngành CNHT.

Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam - Hà Thị Hương Lan - 17

4.1.2.3. Phát triển công nghiệp hỗ trợ phải tuân theo các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, xây dựng nền kinh tế xanh và bền vững

Toàn cầu hóa với sự hoạt động và gia tăng thường xuyên, mạnh mẽ của các chế định quốc tế lớn, với hàng loạt các điều luật, nguyên tắc, quy định, hiệp ước mang tính quốc tế nghiêm ngặt. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng, tự do hóa thương mại đã buộc các nước khi tham gia hội nhập kinh tế, đều phải thực hiện các cam kết, thông lệ quốc tế chung những "quy tắc" và những "luật chơi" của các tổ chức quốc tế và khu vực.

Đối với Việt Nam, sau khi tham gia WTO, phải tuân thủ nguyên tắc và quy định của tổ chức này cũng như các thể chế quốc tế khác. Trong quá trình xây dựng chính sách phát triển CNHT thúc đẩy nền công nghiệp quốc gia phát triển phải xây dựng trên cơ sở nghiên cứu và tuân thủ những quy luật khách quan của kinh tế thị trường (như quy luật cung cầu, cạnh tranh, chính sách thuế, tỷ giá ngoại tệ,...), có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước và những thông lệ, quy định của quốc tế. Những hỗ trợ của Nhà nước chỉ là điều kiện cần, hỗ trợ ban đầu, còn chủ yếu là sự nỗ lực, quyết tâm chuyển đổi, hội nhập từ phía các doanh nghiệp. Do đó, nguyên tắc quan trọng để chính sách phát triển CNHT có tính khả thi là những chính sách hỗ trợ đó không bóp méo tín hiệu của thị trường, không trái với các quy định quốc tế và những cam kết của Chính phủ Việt Nam. Đồng thời, trong quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển CNHT, Việt Nam cần hướng tới xây dựng “Nền Kinh tế Xanh” hướng đến sản phẩm có chất lượng cao, được cấp nhãn sinh thái (Eco-label) và có sức cạnh tranh trên thế giới nhằm phục hồi các nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo, giảm thiểu những rủi ro môi trường và tái thiết sự thịnh vượng cho tương lai.



hỗ trợ

4.1.2.4. Phải tăng cường vai trò của Nhà nước trong phát triển công nghiệp


Để khuyến khích, tạo điều kiện cho CNHT phát triển, thì vai trò chỉ đạo,

sự quan tâm thiết thực và cụ thể của Nhà nước vô cùng quan trọng. Nhà nước cần xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật phù hợp, đồng bộ, thông suốt thúc đẩy CNHT phát triển. Sự phát triển CNHT cần có sự kết hợp nhịp nhàng, hài hòa giữa Nhà nước và doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hiện nay, để phát triển CNHT đi đúng hướng và hiệu quả, vai trò của Nhà nước là xác định lộ trình rõ ràng, đồng bộ bốn yếu tố quan trọng: nguồn nhân lực, công nghệ, tài chính và hệ thống phân phối. Đối sách giải quyết những vấn đề này là nhanh chóng chỉ ra các ngành cần phát triển và đưa ra các biện pháp để thúc đẩy phát triển. Cụ thể, đối với vấn đề vốn, Nhà nước cần sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi xây dựng một quỹ tài chính đảm bảo cho việc phát triển CNHT của những ngành đã được chỉ định. Việc chỉ định các ngành cần phát triển, là việc chỉ rõ các phạm vi ưu tiên để có nguồn ngân sách cụ thể, minh bạch. Đối với hệ thống phân phối, Nhà nước cần có giải pháp quan tâm, tăng nhu cầu nội địa, cung cấp đầy đủ, dễ dàng những nhu cầu về linh kiện cho những doanh nghiệp có nhu cầu. Nhân lực là một vấn đề sống còn cho phát triển bất cứ một ngành nào, vì vậy Nhà nước phải áp dụng những biện pháp khuyến khích đào tạo và học tập ngành CNHT, như đưa ra những chính sách khen thưởng, nâng lương, nâng cao vị trí cho các kỹ sư, công nhân, cá nhân có quá trình học tập tốt, có kỹ năng, tay nghề cao. Đối với KH - CN, Nhà nước cần đẩy mạnh thị trường KH - CN phát triển, tăng đầu tư hỗ trợ, có cơ chế xét duyệt thông thoáng và minh bạch.

Nhà nước phải đặt ra mục tiêu, biện pháp, quy trình cụ thể, cũng như ngân sách để phát triển CNHT cho từng ngành. Để thực hiện được điều này, về phía cơ quan quản lý Nhà nước cần phải nâng cao năng lực tổ chức thực hiện, tháo gỡ kịp thời những khó khăn tồn tại và xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ sát thực sẽ là “đòn bẩy” giúp ngành CNHT phát triển hiệu quả.


4.1.2.5. Phát triển công nghiệp hỗ trợ phải đảm bảo tái cấu trúc ngành công nghiệp cũng như tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam hiệu quả

Trong quá trình hội nhập, nền kinh tế Việt Nam chịu tác động bên ngoài rất lớn, buộc chúng ta phải “tái cấu trúc” bên trong. Do đó “tái cấu trúc” cơ cấu kinh tế, “tái cấu trúc” ngành công nghiệp là giải pháp cấp thiết nhất hiện nay và phát triển CNHT là “chìa khóa” quyết định thành công quá trình “tái cấu trúc”. Ngành công nghiệp là ngành “xương sống” của nền kinh tế, CNHT cấu thành nền tảng của cấu trúc công nghiệp hiện đại. Phát triển CNHT là đã chuyển từ gia công sang sản xuất, hoàn thiện sản phẩm, gia tăng giá trị sản phẩm, đặc biệt là sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phát triển CNHT là động lực phát triển ngành công nghiệp chính, cũng như sự phát triển của nền kinh tế hiện nay. Phát triển mạnh mẽ CNHT sẽ giúp Việt Nam phát triển thị trường và cấu trúc lại thị trường, tức là thay đổi mối quan hệ giữa thị trường nội địa và thị trường quốc tế, đây là con đường ngắn nhất giúp doanh nghiệp trong nước có thể cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp nội địa, mở rộng thị trường xuất khẩu trực tiếp đến doanh nghiệp các nước. Như vậy, CNHT đã thúc đẩy quá trình tái cấu trúc hệ thống các doanh nghiệp, khuyến khích việc sáp nhập để phát triển các tập đoàn kinh tế lớn, đa sở hữu, kinh doanh đa ngành, hoạt động xuyên quốc gia... Với cách nhìn từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu như trên, thì việc phát triển CNHT không chỉ có thách thức mà đang là thời cơ để tái cấu trúc ngành công nghiệp, cũng như nền kinh tế theo hướng cạnh tranh, phát triển bền vững.

Phát triển CNHT ở Việt Nam, cần có sự chọn lọc theo những tiêu chí nhất định trong từng giai đoạn. Việc lựa chọn sản phẩm và mô hình phát triển cần dựa trên tính phân kỳ trong quá trình phát triển và lợi thế so sánh dài hạn. Việc lựa chọn các sản phẩm công nghiệp phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm trong từng thời kỳ, ứng với nó là mỗi giai đoạn phát triển của nền công nghiệp trong nước. CNHT phát triển thành ngành hoạt động dựa trên công nghệ và lao động kỹ năng cao, thúc đẩy phát triển những ngành công nghiệp Việt Nam, đổi mới tổ


chức sản xuất, đổi mới công nghệ, chuyên sâu, ổn định vững chắc. Phát triển CNHT phục vụ công tác điều phối liên kết vùng, phân bổ nguồn lực... thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế đất nước gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng.

4.2. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRONG MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

4.2.1. Nhóm các giải pháp chung phát triển công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam

4.2.1.1. Xây đựng Quy hoạch phát triển cho ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngày 09/6/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 879/QĐ- TTg phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; Quyết định 880/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, Chính phủ đã xác định: phát triển CNHT tập trung vào 03 ngành cơ khí

- luyện kim; điện tử - tin học, dệt may - da giày; và xây dựng các khu, cụm

CNHT tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Với vai trò quan trọng của CNHT đối với ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung; việc xây dựng quy hoạch cho ngành CNHT là cần thiết và cấp bách, đảm bảo sự phát triển CNHT đúng định hướng, phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước. Tác giả đề xuất: Trên cơ sở Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam đã được ban hành, Chính phủ cần xây dựng Quy hoạch phát triển các ngành CNHT. Quy hoạch này, phải được xây dựng dựa trên tiềm năng và lợi thế so sánh; có lộ trình, phương án quy hoạch dài hạn trong cả nước; cụ thể theo từng yêu cầu trong từng giai đoạn, cũng như ở mỗi địa phương, mỗi ngành. Việc xây dựng Quy hoạch phát triển các ngành CNHT phải có sự phối hợp liên ngành chặt chẽ; sự đồng thuận giữa các bên liên quan. Trước mắt, tập trung vào một số giải pháp sau:


Thứ nhất, tiếp tục nâng cao nhận thức về CNHT; xác định rõ phạm vi CNHT; đề ra mục tiêu sát thực đối với phát triển các sản phẩm; khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh của mỗi ngành, vùng, miền, địa phương. Phân tích toàn diện phân công lao khu vực và toàn cầu, đánh giá đầy đủ năng lực của mỗi ngành CNHT và xác định lĩnh vực mà các doanh nghiệp cần phải tập trung.

Thứ hai, các Bộ, ngành liên quan cần tích cực quan tâm, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích đầu tư phát triển CNHT; hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động, nghiên cứu đổi mới, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, vùng nguyên liệu cho CNHT. Có cơ chế hợp tác, phối hợp giữa các địa phương xây dựng vùng, khu vực trọng điểm làm định hướng phát triển và liên kết CNHT trên toàn quốc. Bộ Tài chính xây dựng, trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ tín dụng có tính đặc thù đối với các DNNVV, doanh nghiệp CNHT, đáp ứng nhu cầu vay vốn đầu tư, phát triển sản xuất.... Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Công Thương kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp.

Thứ ba, các địa phương, rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển CNHT địa phương mình theo định hướng phát triển ngành CNHT, ngành công nghiệp cả nước; nghiên cứu đưa các nội dung triển khai quy hoạch CNHT vào kế hoạch hàng năm, kế hoạch 5 năm về phát triển CNHT và công nghiệp trên địa bàn.

Thứ tư, các doanh nghiệp căn cứ Quy hoạch phát triển CNHT điều chỉnh Chiến lược và Kế hoạch đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực mà doanh nghiệp có lợi thế, tái cơ cấu doanh nghiệp, tranh thủ cơ hội phát triển, hoàn thành định hướng, nội dung… Quy hoạch.

Thứ năm, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán… quy hoạch phát triển của địa phương, của ngành, kịp thời có giải pháp hiệu quả, khả thi. Định kỳ tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm.


Điều cần quan tâm nữa là xoá bỏ khoảng cách giữa việc xây dựng chính sách và thực thi chính sách. Rút kinh nghiệm từ bài học của Thái Lan, Việt Nam cũng cần có các hành động quyết liệt và các chế tài nghiêm khắc về việc thực thi sai chính sách thì mới mang lại hiệu quả như mong muốn.

4.2.1.2. Hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách phát triển công nghiệp

hỗ trợ

Thực tế ngành CNHT Việt Nam hiện nay, chưa tạo được bước đột phá cần

thiết, do hệ thống luật pháp và chính sách phát triển CNHT chưa đầy đủ và đồng bộ. Trong quy hoạch phát triển CNHT (được phê duyệt năm 2007), chưa xác định bộ, ngành phụ trách CNHT trong cơ quan hành chính của Chính phủ. Cục Phát triển DNNVV (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) có quản lý một phần; tuy nhiên nhiệm vụ chủ yếu của Cục là phụ trách DNNVV nói chung, gồm cả lĩnh vực nông lâm thủy sản. Vụ Công nghiệp nặng và Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách công nghiệp (Bộ Công thương) phụ trách phát triển CNHT, tuy có quan tâm đến nhóm ngành công nghiệp cụ thể, nhưng chưa có cơ chế tổng hợp phát triển công nghệ sản xuất, liên kết các ngành công nghiệp. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước... cũng tham gia một phần vào vấn đề phát triển CNHT, song cho đến nay vẫn chưa nhận thấy sự phối hợp đầy đủ giữa các bộ, ngành. Từ tình hình trên, tác giả đề xuất:

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế về CNHT: Khung pháp lý điều tiết hoạt động của các chủ thể tham gia CNHT; thành lập cơ quan đầu mối thống nhất quản lý ở cấp vĩ mô và hiệp hội doanh nghiệp CNHT để phối hợp, liên kết hoạt động ở cấp vi mô; cơ chế liên kết giữa các doanh nghiệp CNHT trong và ngoài nước, giữa các doanh nghiệp CNHT với doanh nghiệp công nghiệp.

Thứ hai, Nhà nước tạo thuận lợi về quỹ đất cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hỗ trợ, được thuê lâu dài và ổn định theo luật định. Đầu tư hình thành các doanh nghiệp chủ chốt ở một số lĩnh vực cơ khí chế tạo, sản xuất linh kiện... theo hình thức thành lập mới, sau khi đi vào hoạt động có hiệu quả thì sẽ triển khai cổ phần hóa.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2022