Về Vốn, Công Nghệ Trong Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ


từ nhiều ngành khác, những ngành cung ứng này có thể đáp ứng cho nhiều ngành hạ nguồn khác, không phải chỉ riêng ngành điện tử. CNHT chỉ có thể phát triển được, khi các ngành cung ứng có thể đáp ứng cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Nhật Bản đã giới hạn các ngành CNHT bao gồm: công nghiệp sản xuất các linh kiện kim loại, công nghiệp sản xuất các linh kiện nhựa và cao su, công nghiệp sản xuất các linh kiện điện và điện tử [142]. Nếu Việt Nam xác định như vậy, 03 ngành hỗ trợ này có thể cung ứng cho các ngành: công nghiệp xe máy, ô tô, điện tử, máy nông nghiệp, máy công nghiệp, đóng tàu...

3.3.3.2. Về vốn, công nghệ trong phát triển công nghiệp hỗ trợ

Vốn và công nghệ là hai yếu tố rất cần thiết cho quá trình phát triển CNHT, là nâng cao chất lượng sản phẩm ngành CNHT và tính cạnh tranh cho các sản phẩm công nghiệp chính. Trình độ KH - CN, khả năng tiếp cận, đổi mới công nghệ và chi phí cho nghiên cứu, phát triển là những yếu tố quyết định hàng đầu về chất lượng, tính năng của sản phẩm CNHT. Việt Nam, với điều kiện vị trí địa lý thuận lợi, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư lớn, các công ty xuyên quốc gia, giúp Việt Nam gia tăng quá trình tích luỹ vốn, tiếp thu công nghệ nhanh chóng, thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước liên kết với các công ty nước ngoài cùng phát triển ngành CNHT. Tuy nhiên, các DNNVV Việt Nam chưa đáp ứng được các nhu cầu về vốn và công nghệ cho sản xuất CNHT. Phần lớn các công nghệ đang được sử dụng trong ngành sản xuất CNHT đều lạc hậu. Đầu tư vào các ngành CNHT bất lợi hơn so với đầu tư vào khu vực hạ nguồn: đầu tư lớn, công nghệ phức tạp, thời hạn đầu tư và hoàn vốn đầu tư dài, độ rủi ro trong đầu tư cao. Hạn chế dòng vốn và công nghệ đầu tư cho phát triển CNHT. Cần khắc phục những yếu tố cản trở quá trình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước: thiếu hiểu biết thị trường do công tác nghiên cứu nhu cầu và tiếp thị đều yếu; thiếu hiểu biết về công nghệ thích hợp do không tiến hành các nghiên cứu hệ thống về công nghệ; chưa có thị trường vốn trung hạn và dài hạn nên doanh nghiệp ít có khả năng lựa chọn nguồn vốn, phụ thuộc gần như


hoàn toàn vào vốn Ngân hàng; thủ tục đầu tư phức tạp, mất thời gian vì nhiều cấp xét duyệt gây lãng phí công sức tiền bạc, đôi khi mất thời cơ kinh doanh; lãnh đạo doanh nghiệp thiếu quyết tâm do không phải chịu sức ép cạnh tranh…

3.3.3.3. Về nhân lực trong phát triển công nghiệp hỗ trợ

Nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề quan trọng được đặt lên hàng đầu. Chưa có chiến lược chung phát triển chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp công nghiệp, trong khi vấn đề này đang phân hoá khá sâu sắc. Dẫn đến, việc thiếu nghiêm trọng lực lượng lao động được đào tạo cơ bản, có tay nghề "cứng" để đáp ứng cho sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại. Một phần của thực trạng này chính là do chi phí cho đào tạo nhân công của Việt Nam thấp so với một số nước trong khu vực. Việc đào tạo, thực hành khoa học kỹ thuật ở các trường đại học, cơ sở đào tạo còn hạn chế; cộng với sự thiếu thực tiễn trong quá trình đào tạo sinh viên cũng là một trở ngại lớn.

Từ thực trạng này, đặt ra vấn đề cần thay đổi triệt để công tác đào tạo theo hai hướng, đó là phần cứng (bằng trang thiết bị) và phần mềm (chương trình đào tạo và phương thức giảng dạy), tạo đội ngũ kỹ sư có thể làm việc tốt trong hệ thống sản xuất linh kiện. Hiện nay, chủ yếu lực lượng lao động cung cấp cho các doanh nghiệp vẫn dựa trên hai kênh chính: hệ thống giáo dục phổ thông và đào tạo tại chỗ. Thời gian tới, Việt Nam cần tận dụng lợi thế, với sự giúp đỡ của nước ngoài xây dựng một chiến lược đào tạo nghề cơ bản cho công nhân. Đặc biệt là công nhân có trình độ kỹ thuật cao phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung và ngành công nghiệp, CNHT nói riêng.

3.3.3.4. Về phát triển công nghiệp hỗ trợ khi tái cấu trúc một số ngành công nghiệp ở Việt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu

Việc tái cấu trúc một số ngành công nghiệp ở Việt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu là chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Quá trình tái cấu trúc một số ngành công nghiệp Việt Nam phải diễn ra trên cơ sở nhận thức mới và nội dung toàn diện. Cần có sự tham gia rộng rãi, tự


nguyện của các doanh nghiệp và đối tác liên quan theo nguyên tắc thị trường. Đề cao “bàn tay nhạc trưởng” thống nhất của Nhà nước thông qua các công cụ luật pháp và ngân sách Nhà nước định vị lại đúng đắn hơn vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước trong quá trình tái cấu trúc kinh tế. Để tái cấu trúc nền kinh tế, phát triển nền công nghiệp hiện đại, yếu tố quan trọng chính là các ngành CNHT.

Việc phát triển CNHT hướng tới một nền công nghiệp bền vững với các tiêu chí cơ bản như: tỷ trọng giá trị gia tăng sản xuất công nghiệp cao, tiêu hao ít tài nguyên, chuyển giao công nghệ nhanh và hiệu quả, thu hút và đào tạo lao động, ít gây ô nhiễm môi trường. Tại các Tập đoàn lớn, các Tổng công ty thì việc kiện toàn các định chế là vấn đề thường xuyên và liên tục. Việc tái cấu trúc các định chế trong doanh nghiệp công nghiệp phải được thực hiện khoa học, đúng luật. Chỉ rõ lĩnh vực kinh doanh chủ đạo, thậm chí chỉ rõ sản phẩm chính, bộ phận chính mà doanh nghiệp sẽ chế tạo. Xác định hệ thống các doanh nghiệp CNHT phù hợp. Đây là việc làm hết sức quan trọng vì nếu xác định đúng sẽ đảm bảo các doanh nghiệp CNHT có một định chế gọn nhẹ, dễ liên kết và hiệu quả. Chính hệ thống CNHT sẽ là cơ sở để tái cấu trúc lại nền công nghiệp với ý nghĩa là tái cơ cấu các ngành, cơ cấu quy mô, tái cơ cấu bản thân doanh nghiệp, đặc biệt là một quan hệ kinh doanh mới theo “nguyên tắc hợp đồng” sẽ dần hoàn thiện.

Tóm lại, qua phân tích thực trạng CNHT trong ngành xe máy, dệt may và điện tử ở Việt Nam, tác giả sử dụng Mô hình SWOT (Bảng 3.11) để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của CNHT Việt Nam trong những năm qua, đặt trong bối cảnh có xét tới các triển vọng bao gồm cơ hội và thách thức mà CNHT Việt Nam sẽ phải đương đầu trong thời gian tới để làm rõ 4 chiến lược cơ bản: (1) SO (Strengths - Opportunities): dựa trên ưu thế để tận dụng các cơ hội. (2) WO (Weaks - Opportunities): dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm. (3) ST (Strengths - Threats): dựa trên ưu thế để tránh các nguy cơ. (4) WT (Weaks - Threats): dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm tránh các nguy cơ.


Bảng 3.11: Đánh giá SWOT về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam



Cơ hội (O)

1.Làn sóng đầu tư ra nước ngoài mạnh mẽ của DN nước ngoài, nhất là các DN Nhật Bản và Hàn Quốc.

2.Bất ổn ở Thái Lan tạo ra sự chuyển dịch sang nước thứ ba. 3.Các FTA giữa Việt Nam, ASEAN và các nước đối tác

mở ra cơ hội rộng lớn.

Nguy cơ (T)

1.Thị trường cạnh tranh gay gắt sản xuất CNHT các nước trong khu vực.

2.Thách thức từ các cam kết hội nhập trong lĩnh vực CN trong khuôn khổ các FTA (AFTA, TPP, ASEAN+6).

3.Xu thế hình thành các

cụm liên kết ngành.

Điếm mạnh (S)

Định hướng S - O

Định hướng S - T

1.Chính phủ có các chính sách,

1.Tiếp tục đẩy mạnh thu hút

1.Tăng cường xúc tiến đầu

biện pháp ưu đãi các ngành

đầu tư FDI, tập trung ưu tiên

tư CN; tập trung vào các

CNHT ngày càng cụ thể.

DN các lớp cung ứng.

ngành kỹ thuật, tránh cạnh

2.Thị trường nội địa lớn hấp

2.Tận dụng lợi thế do các

tranh trực tiếp với các

dẫn các ngành công nghiệp hạ

FTA mang lại để tham gia

nước mới nổi trong các

nguồn; kim ngạch xuất khẩu

sâu vào chuỗi giá trị khu vực

ngành sử dụng nhiều lao

lĩnh vực điện tử; dệt may tăng

và toàn cầu.

động chi phí thấp.

trưởng liên tục.

3.Xây dựng lộ trình triển khai

2.Đẩy mạnh các chương

3.Đầu tư FDI cho CNHT

chính sác ưu đãi của Chính phủ.

trình xúc tiến tìm kiếm các

ngành xe máy, điện tử, dệt

4.Phát triển giáo dục, đổi

thị trường xuất khẩu cho

may từng bước phát triển.

mới, cải cách đào tạo nghề

CNHT.

Điểm yếu (W)

Định hướng W - O

Định hướng W - T

1.Chính sách ưu đãi phát triển

1.Chính phủ có chính sách

1.Các chính sách ưu đãi

CNHT chưa ưu tiên cụ thể.

khuyến khích tạo thị trường

phát triển CNHT hướng

2.Dung lượng thị trường các

cho các ngành CN ô tô, máy

vào đối tượng DNNVV và

ngành công nghiệp hạ nguồn

CN, máy NN, CN môi trường.

trong thu hút FDI quy mô

nhỏ (CN chế tạo ôtô, máy CN)

2.Xây dựng quy hoạch CNHT

nhỏ và vừa.

hạn chế sản xuất CNHT.

chương trình hành động hiệu

2.Phát triển các khu vực

3.DN sản xuất CN ít và yếu,

quả tạo các liên kết sản xuất

tập trung CNHT, CLKN

vật liệu chủ yếu nhập khẩu;

mạnh tại các vùng CN mạnh.

công nghiệp nhằm phát

thiếu nguồn lao động CN

3.Khuyến khích phát triển hệ

huy lợi thế từ các vùng

chuyên nghiệp, chất lượng cao.

thống DN sản xuất CN quy

công nghiệp phát triển.

4.Quản lý NN còn hạn chế,

mô nhỏ và vừa; áp dụng quy

3.Liên kết mạnh mẽ với

chưa có CSDL, tiêu chuẩn, tiêu

trình sản xuất phù hợp với tiêu

các đối tác đầu tư lớn từ

chí đánh giá CNHT.

chuẩn quốc tế.

Nhật Bản, Hàn Quốc và

5.Thiếu sự liên kết giữa vùng,

4. Xây dựng nguồn nhân lực

Đông Nam Á.

phát triển CN, giữa địa phương

CN, nâng cao chất lượng,


trong vùng phát triển CNHT.

năng suất lao động.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam - Hà Thị Hương Lan - 16


Chương 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRONG MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

4.1. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRONG MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Nền kinh tế thế giới sau đợt suy giảm năm 2009, kéo theo sự phá sản của các tập đoàn sản xuất sản phẩm CNHT nổi tiếng thế giới. Nhiều quốc gia trong khu vực đang trong tình trạng tạm dừng đầu tư và tỏ ra thận trọng. Ngành CNHT bị tác động của khủng khoảng kép Nhật Bản và bất ổn chính trị tại một số quốc gia và khu vực. Khủng khoảng nợ công khu vực EU, khiến nhiều nhà đầu tư rút dần vốn từ các nước EU, Mỹ và chuyển sang các nước Đông Á, Đông Nam Á. Mối quan tâm hàng đầu hiện nay là đẩy mạnh công nghệ cao có tính đổi mới và độc lập trong các SMEs. Các nước trên thế giới và khu vực đều có xu hướng mở rộng thị trường, phát triển CNHT đạt ở mức độ cao về chuyên môn hóa và tham gia vào MLSX trong khu vực và trên thế giới. Một làn sóng mới về đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp chế tạo Nhật Bản, Hàn Quốc gia tăng. Trong tương lai, ngành CNHT trở thành trung tâm của nền công nghiệp, sự phụ thuộc vào nhau giữa các nền kinh tế thông qua sự phát triển của CNHT ngày càng chặt chẽ. Các dịch vụ sản xuất, linh kiện, phụ tùng, xây dựng và vận hành các dây chuyền lắp ráp, phân phối sản phẩm như một chuỗi khép kín, mang tính toàn cầu. Các chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu sẽ hình thành và phát triển.

4.1.1. Xu hướng phát triển các ngành công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn năm 2030

Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; tại Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định “Phát triển công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại hóa, tiếp tục tạo nền tảng cho một nước công nghiệp và nâng cao khả năng độc lập, tự chủ của nên kinh tế. Cơ cấu lại, xây dựng nền công


nghiệp theo hướng phát triển mạnh những ngành có tính nền tảng, có lợi thế so sánh và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, từng bước có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng sản xuất và phân phối toàn cầu. Ưu tiên phát triển và hoàn thành những công trình then chốt về cơ khí chế tạo, sản xuất máy móc, thiết bị thay thế nhập khẩu cho công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng; công nghiệp công nghệ cao sản xuất linh kiện điện tử, máy tính… công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp quốc phòng, an ninh với trình độ công nghệ ngày càng cao, sạch, tiêu tốn ít nguyên liệu, năng lượng, tăng sức cạnh tranh và giá trị gia tăng”.[31:193]

Theo bản Quy hoạch tổng thể phát triển CNHT đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 (do Bộ Công Thương xây dựng đã trình Thủ tướng Chính phủ): Đến năm 2020, công nghiệp Việt Nam phát triển với cơ cấu hợp lý theo ngành và lãnh thổ, có khả năng cạnh tranh để phát triển trong hội nhập, có trình độ công nghệ tiên tiến ở một số chuyên ngành, lĩnh vực và có khả năng đáp ứng về cơ bản các yêu cầu của nền kinh tế về tiêu dùng và xuất khẩu. Đến năm 2030, công nghiệp Việt Nam vươn lên tốp đầu trong khu vực với đa số các chuyên ngành có trình độ công nghệ hiện đại, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn tiên tiến, sử dụng năng lượng hiệu quả, có khả năng cạnh tranh bình đẳng trong hội nhập quốc tế, có đội ngũ lao động chuyên nghiệp trình độ cao, tự nghiên cứu, thiết kế, chế tạo một số sản phẩm công nghệ cao với chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 (Bảng 4.1) Theo đó, CNHT Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất trong ba lĩnh vực quan trọng là:

(i) Lĩnh vực linh phụ kiện, phụ tùng phục vụ các ngành công nghiệp chế tạo, gồm: linh kiện, phụ tùng kim loại, nhựa - cao su, điện - điện tử; đặc biệt là cung cấp linh vụ kiện phục vụ các ngành công nghiệp chế tạo quan trọng, có nhu cầu CNHT cao như công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô, công nghiệp cơ khí chế tạo, điện tử, công nghệ cao.

(ii) Lĩnh vực CNHT cho công nghiệp dệt may và da giày: cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp dệt may và công nghiệp da giày.


(iii) Lĩnh vực CNHT cho công nghiệp công nghệ cao: gồm lĩnh vực vật liệu, lĩnh vực thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, phần mềm và dịch vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao.

Bảng 4.1: Nhóm chỉ tiêu phấn đấu của ngành công nghiệp



TT


Các chỉ tiêu

Các chỉ tiêu đến năm

2010

2010

2030


1

Tốc độ tăng giá trị gia tăng CN so với tốc độ tăng trưởng nền kinh tế trong kỳ (lần)


1,24


1,2-1,3


1,1-1,2


2


Tỷ trọng CN + XD trong GDP cuối kỳ (%)


41,6


45-48


42-44


3

Tỷ trọng hàng CN XK/tổng kim ngạch XK

cuối kỳ (%)


77,2


80-85


88-92


4

Tỷ lệ đầu tư xã hội cho nghiên cứu và triển khai ứng dụng KHCN cuối kỳ (%/GDP)


0,5


2


3-4


5

Giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao

và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao (%)



45


>60

Nguồn: [87], [117], [79]


Khuyến khích tạo điều kiện để các doanh nghiệp CNHT nội địa từng bước đáp ứng yêu cầu của các công ty lắp ráp, nhất là các tập đoàn đa quốc gia. Tạo môi trường chuyển giao công nghệ thông qua hợp tác sản xuất giữa các công ty FDI với các doanh nghiệp nội địa để Việt Nam có thể nhanh chóng tham gia và làm chủ công nghệ. Có chính sách ưu tiên, ưu đãi, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào CNHT từ các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn đa quốc gia và hệ thống DNNVV. Nâng cao mối liên kết, hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp lắp ráp và doanh nghiệp cung ứng, giữa các doanh nghiệp CNHT với nhau.


- Ngành xe máy: đến năm 2020, ngành xe máy Việt Nam vẫn đóng vai trò quan trọng khi Việt Nam chưa có phương tiện giao thông công cộng tiến bộ để thay thế như tàu điện ngầm, tàu điện trên không... CNHT xe máy Việt Nam, dự báo đầy triển vọng, nhiều nhà sản xuất trong lĩnh vực CNHT xe máy của Việt Nam đã có những bước điều chỉnh trong chiến lược sản xuất để nắm bắt cơ hội tốt này… Việc đầu tư lớn và mở rộng sản xuất từ doanh nghiệp xe máy trong nước đã chứng tỏ thị trường xe máy ở Việt Nam vẫn tiềm năng trong chiến lược của những nhà đầu tư ngoại quốc.

- Ngành dệt may: phát triển theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Đến năm 2020, quy mô xuất khẩu ngành dệt may có thể đạt 50 tỷ USD; đáp ứng được 80% nhu cầu nội địa và tiến tới xuất khẩu sau năm 2020. Đến năm 2030, ngành dệt may sẽ tập trung khâu thiết kế mẫu mã đáp ứng nhu cầu sản phẩm cao cấp phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu. CNHT ngành dệt may, tăng cường thu hút đầu tư, sản xuất xơ, sợi, vải và các nguyên phụ liệu ngành dệt may, hướng tới nội địa hóa các lĩnh vực CNHT để thay thế hàng nhập khẩu, nâng cao tính chủ động trong sản xuất và khả năng cạnh tranh của sản phẩm cuối cùng. Giai đoạn từ nay đến 2020, diện tích trồng bông là 76.000 ha, sản lượng 15.000 tấn, đến năm 2030 là 30.000 tấn; năm 2020 đầu tư xây dựng thêm 02 nhà máy sản xuất xơ sợi, công suất 150.000 tấn/năm, vốn đầu tư khoảng 5.500 tỷ đồng/nhà máy. Giai đoạn 2021 - 2030, xây dựng thêm 05 nhà máy sản xuất xơ sợi.

- Ngành điện tử: mục tiêu phát triển sản xuất linh kiện lắp ráp đồng bộ, linh kiện dạng nguyên vật liệu và các loại linh, phụ kiện khác (đĩa CD, CD-Rom, DVD...). Giai đoạn từ nay đến 2020, sản xuất linh kiện điện tử cao cấp, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu toàn cầu. Tập trung thu hút một số dự án sản xuất linh kiện điện tử nhằm cung cấp cho các ngành công nghiệp chế tạo trong nước: điện tử - quang điện tử cơ bản; linh kiện điện tử, vi mạch điện tử cho các thiết bị điện tử gia dụng, điện thoại di động, thiết bị viễn thông và các sản phẩm điện tử khác. Giai đoạn 2020 - 2030: mở rộng, nâng cao sản lượng, chất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2022