ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHẠM THỊ MAI DUYÊN
CÔNG CỤ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội – 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHẠM THỊ MAI DUYÊN
CÔNG CỤ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số : 60 38 50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tuyến
Hà Nội – 2012
MỤC LỤC
Trang | ||
LỜI CAM ĐOAN | ||
MỤC LỤC | ||
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT | ||
DANH MỤC CÁC BẢNG | ||
LỜI MỞ ĐẦU | 1 | |
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ | 4 | |
1.1 | NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ | 4 |
1.1.1. | Khái niệm về chính sách tiền tệ | 4 |
1.1.2 | Phân loại chính sách tiền tệ | 7 |
1.1.3. | Các công cụ cơ bản để điều hành chính sách tiền tệ | 8 |
1.2. | VIỆC ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ | 12 |
1.2.1. | Những yêu cầu chung của việc điều chỉnh pháp luật đối với các công cụ thực thi chính sách tiền tệ quốc gia | 12 |
1.2.2. | Các hình thức pháp lý cơ bản để thực hiện các công cụ của chính sách tiền tệ | 13 |
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM | 19 | |
2.1. | THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CÔNG CỤ TÁI CẤP VỐN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG | 19 |
2.1.1. | Các quy định hiện hành về công cụ tái cấp vốn | 19 |
2.1.2. | Thực tiễn áp dụng pháp luật về công cụ tái cấp vốn | 25 |
2.2. | THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CỤ LÃI SUẤT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG | 28 |
Có thể bạn quan tâm!
- Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo pháp luật Việt Nam - 2
- Việc Điều Chính Pháp Luật Đối Với Các Công Cụ Của Chính Sách Tiền Tệ
- Thực Trạng Pháp Luật Điều Chỉnh Công Cụ Tái Cấp Vốn Và Thực Tiễn Áp Dụng
Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.
Các quy định hiện hành về công cụ lãi suất | 28 | |
2.2.2.. | Thực tiễn áp dụng pháp luật về công cụ lãi suất | 29 |
2.3. | THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CỤ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG | 35 |
2.3.1. | Các quy định hiện hành về công cụ tỷ giá | 35 |
2.3.2. | Thực tiễn áp dụng pháp luật về công cụ tỷ giá hối đoái | 36 |
2.4. | THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CỤ DỰ TRỮ BẮT BUỘC VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG | 43 |
2.4.1. | Các quy định hiện hành về công cụ dự trữ bắt buộc | 43 |
2.4.2. | Thực tiễn áp dụng pháp luật về công cụ dự trữ bắt buộc | 45 |
2.5. | THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CỤ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG | 53 |
2.5.1. | Các quy định hiện hành về công cụ nghiệp vụ thị trường mở | 53 |
2.5.2. | Thực tiễn áp dụng pháp luật về công cụ nghiệp vụ thị trường mở | 54 |
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ TRONG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM | 61 | |
3.1. | NHÓM GIẢI PHÁP VỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ | 61 |
3.1.1. | Hoàn thiện các quy định theo hướng thực hiện cơ chế điều chỉnh lãi suất linh hoạt | 61 |
3.1.2. | Hoàn thiện các quy định theo hướng điều hành hiệu quả công cụ tái cấp vốn | 63 |
3.1.3. | Thay đổi quan niệm và thói quen sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc | 65 |
3.1.4. | Hoàn thiện các quy định theo hướng điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt | 66 |
3.1.5. | Hoàn thiện các quy định theo hướng tăng cường sử dụng nghiệp vụ thị trường mở | 69 |
3.2. | NHÓM GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC THỰC THI CÁC CÔNG | 71 |
CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ | ||
3.2.1. | Nâng cao năng lực thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương | 71 |
3.2.2. | Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các chủ thể quản lý ngành có liên quan trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia | 75 |
KẾT LUẬN | 77 | |
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO | 78 |
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
: Ngân hàng Trung ương | |
NHNN | : Ngân hàng Nhà nước |
NHTM | : Ngân hàng Thương mại |
DTBB | : Dự trữ bắt buộc |
NVTTM | : Nghiệp vụ thị trường mở |
CSTT | : Chính sách tiền tệ |
CSTK | : Chính sách tài khóa |
CPI | : Chỉ số giá tiêu dùng |
TCTD | : Tổ chức tín dụng |
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
: Những dấu mốc thay đổi lãi suất cơ bản từ tháng 4/2009 đến nay | 30 | |
Bảng 2.2 | : Những dấu mốc thay đổi lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu năm 2011 và năm 2012 | 32 |
Bảng 2.3 | : Những thay đổi trong cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam | 37 |
Bảng 2.4 | : Những dấu mốc thay đổi lãi suất DTBB từ tháng 9/2008 đến nay | 47 |
Bảng 2.5 | : Tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ năm 2008-2011 | 49 |
Bảng 2.6 | : Doanh số giao dịch NVTTM các năm 2008-2011 | 55 |
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc chọn đề tài
Tiền tệ ra đời do yêu cầu khách quan của sản xuất và trao đổi hàng hóa, xã hội càng phát triển thì vai trò của tiền tệ càng quan trọng. Vì vậy, việc tạo ra và sử dụng tiền tệ như thế nào là vấn đề quan tâm của mọi nền kinh tế. Ở tầm vĩ mô, Chính phủ luôn xem chính sách tiền tệ một trong những chính sách kinh tế hàng đầu để ổn định và phát triển nền kinh tế.
Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia là một nhiệm vụ quan trọng mà hầu hết các quốc gia đều trao cho ngân hàng trung ương. Để đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ thì việc sử dụng các công cụ của nó có vai trò cơ bản quyết định. Việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Do vậy, pháp luật phải quy định hết sức chặt chẽ về cơ chế hoạt động của ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia nhằm tránh các ảnh hưởng bất lợi của chính sách tiền tệ đối với tiến trình phát triển của nền kinh tế xã hội. Với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam thì việc lựa chọn các công cụ chính sách tiền tệ và sử dụng các công cụ đó như thế nào là vấn đề thường xuyên phải quan tâm. Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và quốc tế như hiện nay thì việc nghiên cứu các công cụ của chính sách tiền tệ là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tôi đã chọn đề tài: “Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Về công cụ thực hiện chính sách tiền tệ, hiện nay đã có nhiều tác giả nghiên cứu, thể hiện trong một số công trình sau:
- Hoàn thiện cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế, Luận án Tiến sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Kim Thanh (2008).
- Hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá nhằm nâng cao hiệu quả chính sách tiền tệ ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế của tác giả Lê Thị Tuấn Nghĩa (2004).