đây là một công cụ quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát và huy động vốn.
Dự trữ bắt buộc
DTBB là số tiền mà các TCTD buộc phải gửi tại NHTƯ theo luật định để bảo đảm an toàn trong kinh doanh ngân hàng. Số tiền này có thể được gửi toàn bộ vào tài khoản tiền gửi của TCTD tại NHTƯ hoặc được để một phần tại quỹ tiền mặt của TCTD tùy theo quy định của NHTƯ từng nước. NHTM buộc phải duy trì trên một tài khoản tiền gửi không hưởng lãi tại NHTƯ. Nó được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng số dư tiền gửi tại một khoảng thời gian nào đó. Mức dự trữ bắt buộc được quy định khác nhau căn cứ vào thời hạn tiền gửi, vào quy mô và tính chất hoạt động của NHTM. Hiện nay DTBB được quản lý theo nguyên tắc bình quân. Có nghĩa là mức dự trữ yêu cầu cho một thời kỳ nào đó (thời kỳ duy trì) được xác định căn cứ vào tỷ lệ phần trăm quy định trên số dư tiền gửi bình quân ngày trong thời kỳ trước (gọi là thời kỳ xác định). Thời kỳ xác định và thời kỳ duy trì có thể nối tiếp nhau, Việt Nam áp dụng cách quản lý này với độ dài thời gian là một tháng, có thể trùng nhau một giai đoạn nào đó hoặc có thể gần như trùng khớp nhau. Cách quản lý khác nhau có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của công cụ DTBB trong một chừng mực nào đó [28].
Về cơ chế điều hành: Trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát, NHTƯ nâng tỷ lệ DTBB, qua đó làm lãi suất các khoản vay của NHTM tăng lên, các doanh nghiệp bị hạn chế về khả năng tiếp cận vốn, khả năng mở rộng sản xuất giảm đi. Từ đó dẫn đến sản lượng hàng hóa cung ứng sụt giảm và làm giảm áp lực cầu tiền. Trong trường hợp cần nới lỏng tiền tệ, NHTƯ quyết định giảm tỷ lệ DTBB nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tăng thêm lượng tiền cung ứng vào lưu thông để điều tiết sức mua của đồng tiền trong nước.
Công cụ tái cấp vốn
Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của NHTƯ nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng. Bản chất của nghiệp vụ này là Ngân hàng trung ương cho các Ngân hàng thương mại vay tiền theo phương thức nhận chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác của Ngân hàng thương mại. Khi cấp một khoản tín dụng cho Ngân hàng
thương mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ. Qua nghiệp vụ hoạt động tái cấp vốn, Ngân hàng Trung ương có thể chủ động đưa tiền vào lưu thông hoặc rút bớt tiền khỏi lưu thông bằng cách tăng hoặc giảm lãi suất tái cấp vốn, qua đó điều khiển khối lượng tiền trong thị trường tiền tệ. Khi muốn tăng lượng tiền trong lưu thông, Ngân hàng Trung ương giảm lãi suất tái cấp vốn và ngược lại khi muốn giảm lượng tiền trong lưu thông Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất tái cấp vốn. Việc thay đổi cung tiền tệ sẽ làm thay đổi tỷ lệ lạm phát. Công cụ tái cấp vốn là công cụ của NHTƯ trong việc thực thi CSTT, bằng hình thức cấp tín dụng cho các ngân hàng kinh doanh. Khi NHTƯ cho các ngân hàng vay để kinh doanh làm tăng thêm tiền dự trữ cho hệ thống ngân hàng, từ đó làm tăng thêm lượng tiền cung ứng. NHTƯ kiểm soát công cụ này chủ yếu bằng cách tác động đến giá cả khoản vay (lãi suất cho vay tái chiết khấu).
Về cơ chế điều hành: Trong nền kinh tế có lạm phát, NHTƯ nâng lãi suất tái chiết khấu khiến khả năng cho vay của các NHTM bị hạn chế, dẫn tới các doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận các khoản vay để duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả là lượng hàng hóa cung ứng giảm đi làm giảm áp lực cầu tiền giúp giảm áp lực của lạm phát.
Nghiệp vụ thị trường mở
Đây là một nghiệp vụ đặc biệt, theo đó Ngân hàng Trung ương ký hợp đồng mua/bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ với Ngân hàng thương mại, thông qua đó nhằm điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá và tác động đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ.
Có thể bạn quan tâm!
- Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo pháp luật Việt Nam - 1
- Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo pháp luật Việt Nam - 2
- Thực Trạng Pháp Luật Điều Chỉnh Công Cụ Tái Cấp Vốn Và Thực Tiễn Áp Dụng
- Thực Trạng Pháp Luật Về Công Cụ Lãi Suất Và Thực Tiễn Áp Dụng
- Thực Trạng Pháp Luật Về Công Cụ Tỷ Giá Hối Đoái Và Thực Tiễn Áp Dụng
Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.
Nếu như công cụ lãi suất tái chiết khấu là công cụ thụ động của Ngân hàng Trung ương, tức là Ngân hàng Trung ương phải chờ Ngân hàng thương mại đang cần vốn đưa giấy tờ có giá đến để xin “tái cấp vốn” thì nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chủ động của Ngân hàng Trung ương để điều tiết khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông, qua đó kiểm soát được lạm phát. Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng Trung ương chủ động phát hành tiền vào lưu thông
hoặc rút bớt tiền khỏi lưu thông bằng cách mua bán các loại trái phiếu của Ngân hàng Nhà nước nhằm tác động trước hết đến khối lượng tiền dự trữ trong quỹ dự trữ của các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính, hạn chế tiềm năng tín dụng và thanh toán của các ngân hàng này, qua đó điều khiển khối lượng tiền trong thị trường tiền tệ. Khi nghiên cứu phần trước đã biết rằng khối lượng tiền tệ ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ lạm phát, việc thay đổi cung tiền tệ sẽ làm thay đổi tỷ lệ lạm phát.
Trong nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng Trung ương điều tiết khối lượng tiền tệ và lãi suất tín dụng thông qua “giá cả” mua và bán trái phiếu. Tất cả những can thiệp vào khối lượng tiền bằng công cụ thị trường mở đều được tiến hành thông qua cơ chế hợp đồng giữa NHTƯ với NHTM. Đây là công cụ cực kỳ quan trọng và rất linh hoạt nhằm giúp NHTƯ đạt được mục tiêu của chính sách tiền tệ.
Nghiệp vụ thị trường mở là một trong những cửa ngõ quan trọng để NHTƯ phát hành tiền vào lưu thông hoặc rút bớt tiền trong lưu thông về thông qua giao dịch mua hay bán các loại giấy tờ có giá. Qua nghiệp vụ mua bán này, NHTƯ làm tăng hay giảm dự trữ của các NHTM, làm lãi suất liên ngân hàng giảm xuống hay tăng lên tương ứng, từ đó tác động đến khả năng tín dụng của các ngân hàng này và làm tăng hay giảm lượng tiền cung ứng để đáp ứng mục tiêu CSTT đã đề ra.
Về cơ chế điều hành: Khi nền kinh tế có lạm phát, NHTƯ bán các giấy tờ có giá trên thị trường mở, qua đó làm cho lượng tiền cung ứng cho vay của các NHTM giảm, các doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay dẫn tới sự khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh khi chi phí đầu vào sản xuất tăng lên. Lượng hàng hóa cung ứng giảm khiến cho áp lực về cầu tiền đối với các hoạt động thanh toán giảm và kết quả cuối cùng là giảm áp lực về lạm phát.
1.2. VIỆC ĐIỀU CHÍNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1.2.1. Những yêu cầu chung của việc điều chỉnh pháp luật đối với các công cụ thực thi chính sách tiền tệ quốc gia
Điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội nói chung và điều chỉnh
pháp luật đối với hoạt động thực thi chính sách tiền tệ của NHTƯ nói riêng luôn đòi hỏi Nhà nước phải tuân thủ những yêu cầu chung mang tính chất nguyên lý nhằm đảm bảo tính hiệu quả của pháp luật.
Ở mức độ khái quát, việc điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động thực thi chính sách tiền tệ của NHTƯ cần đáp ứng những yêu cầu chung sau đây:
Thứ nhất, việc điều chỉnh pháp luật đối với chính sách tiền tệ của NHTƯ phải xuất phát từ mục tiêu giúp NHTƯ thực hiện tốt nhất, hiệu quả nhất vai trò là cơ quan hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Mục tiêu này đòi hỏi pháp luật điều chỉnh các công cụ của chính sách tiền tệ phải được thiết kế và vận hành theo hướng tăng cường tính độc lập cho NHTƯ và tạo cơ hội cho cơ quan này được tự do hành động trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ điều tiết chính sách tiền tệ.
Thứ hai, việc điều chỉnh pháp luật đối với chính sách tiền tệ của NHTƯ phải xuất phát từ bản chất và tính đặc thù của các công cụ điều hành chính sách tiền tệ. Nói cách khác, pháp luật chỉ là “cái vỏ” hay hình thức bên ngoài của các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ này. Vì thế, hình thức đó phải phù hợp với nội dung bên trong là cơ chế sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ và pháp luật không thể được quy định theo hướng “bóp méo” vai trò, tác dụng và cơ chế sử dụng các công cụ này.
Thứ ba, việc điều chỉnh pháp luật đối với chính sách tiền tệ của NHTƯ phải hướng tới mục tiêu thỏa mãn tối đa nhu cầu và lợi ích của các bên liên quan đến chính sách tiền tệ, bao gồm lợi ích của Nhà nước và nền kinh tế, lợi ích của các ngân hàng thương mại, lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp và dân cư cũng như lợi ích của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Việc thỏa mãn một cách tối đa và hài hòa các nhóm lợi ích này trong bối cảnh hiện nay giúp cho pháp luật về ngân hàng trung ương trở nên hiệu quả hơn và dễ được chấp nhận hơn.
1.2.2. Các hình thức pháp lý cơ bản để thực hiện các công cụ của chính sách tiền tệ
Trên nguyên tắc, việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia như thế nào sẽ thuộc thẩm quyền của NHTƯ nhưng việc thiết kế cơ chế pháp lí như thế nào để NHTƯ vận hành chính sách tiền tệ quốc gia một cách hiệu quả
lại là vấn đề thuộc thẩm quyền của nhà lập pháp. Các công cụ được hầu hết NHTƯ sử dụng để thực hiện CSTT quốc gia bao gồm công cụ tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc... Về phương diện lý luận, các công cụ trên được NHTƯ sử dụng bằng hình thức pháp lý như thế nào? Theo quan điểm của chúng tôi có thể chia ra hai nhóm hình thức pháp lý cơ bản như sau:
Một là, đối với công cụ tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở hay sự can thiệp bằng ngoại hối thì cơ chế pháp lí để thực hiện các công cụ này là cơ chế hợp đồng. Nói khác đi, hợp đồng chính là phương tiện pháp lí để Ngân hàng trung ương thực hiện việc đưa thêm tiền vào lưu thông hoặc rút bớt tiền khỏi lưu thông với mục tiêu điều hoà lưu thông tiền tệ. Chẳng hạn, khi cần thiết phải đưa thêm tiền vào lưu thông với mục đích làm tăng khối cung tiền tệ nhằm khắc phục hậu quả của tình trạng giảm phát thì Ngân hàng trung ương sẽ thực hiện việc cho vay ngắn hạn đối với các tổ chức tín dụng theo chế độ tái cấp vốn hoặc mua vào các giấy tờ có giá và ngoại hối bằng tiền dự trữ phát hành. [41]
Ngược lại, trong trường hợp cần phải rút bớt tiền khỏi lưu thông với mục tiêu đẩy lùi tình trạng lạm phát thì Ngân hàng trung ương sẽ chủ động phát hành tín phiếu ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng hoặc bán ra các loại giấy tờ có giá ngắn hạn mình đang sở hữu trên thị trường tiền tệ. Ngoài ra, trong trường hợp này, Ngân hàng Trung ương còn có thể sử dụng cơ chế hợp đồng để bán ra các loại ngoại hối (bao gồm chủ yếu là vàng và ngoại tệ) trên thị trường ngoại hối nhằm can thiệp kịp thời đối với sức mua của đồng nội tệ. Tất cả những hành vi nói trên của Ngân hàng Trung ương đều được thực hiện thông qua các hợp đồng giữa Ngân hàng trung ương với các TCTD (ví dụ, hợp đồng tái cấp vốn; hợp đồng mua bán ngoại hối và các giấy tờ có giá…). Cơ chế này cho phép Ngân hàng Trung ương có khả năng điều hoà khối cung tiền tệ một cách khách quan, thực tế và linh hoạt, bởi lẽ, việc đưa thêm hoặc rút bớt tiền khỏi lưu thông của Ngân hàng trung ương thông qua những hợp đồng như vậy hoàn toàn xuất phát từ những đòi hỏi khách quan của thị trường. [41]
Khác với các công cụ dự trữ bắt buộc, lãi suất, tỷ giá hối đoái, công cụ nghiệp vụ thị trường mở được NHNN thực hiện thông qua cơ chế hợp đồng. Nghĩa là thông qua việc xác lập và thực hiện hợp đồng mua bán giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ, NHNN can thiệp vào khối cung tiền tệ trong lưu thông.
Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát, NHNN sẽ chủ động mua giấy tờ có giá bằng nguồn vốn dự trữ phát hành nhằm tăng lượng tiền trong lưu thông. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát, NHNN sẽ chủ động bán GTCG nhằm thu bớt tiền trong lưu thông với mục đích ổn định tiền tệ.
Thực tiễn hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã chứng minh rằng cơ chế hợp đồng hầu như không được sử dụng để điều hoà lưu thông tiền tệ. Trong thời kì này, việc điều hòa khối cung tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam chủ yếu dựa vào phương châm sử dụng cơ chế hành chính mệnh lệnh, thông qua hình thức pháp lí là các quyết định hành chính được ban bố bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thay vì dự đoán những yêu cầu, đòi hỏi khách quan của thị trường để áp dụng chính những hình thức pháp lí vốn có của thị trường nhằm điều hoà khối cung tiền tệ.
Hai là, với công cụ lãi suất, tỉ giá hối đoái hay dự trữ bắt buộc thì hình thức pháp lí để thực hiện những công cụ này là các quyết định hành chính. Nói khác đi, Nhà nước sử dụng các quyết định hành chính để gián tiếp tác động đến việc hình thành và thay đổi khối cung tiền tệ trong lưu thông sao cho phù hợp với nhu cầu về tiền tệ của xã hội trong từng giai đoạn nhất định.
Chẳng hạn, khi nhu cầu xã hội đòi hỏi cần phải tăng khối cung tiền tệ trong lưu thông, nghĩa là phải đưa thêm tiền vào lưu thông thì Ngân hàng trung ương sẽ quyết định giảm lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn để trên cơ sở đó hình thành hệ thống lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng trên thị trường. Quyết định này không chỉ có tác dụng làm “đóng băng” nhu cầu gửi tiền của khách hàng ở các tổ chức tín dụng mà còn có tác dụng kích thích nhu cầu vay vốn của khách hàng tại các tổ chức tín dụng. Nhờ thế mà Ngân hàng trung ương có thể cung ứng thêm tiền vào lưu thông một cách dễ dàng hơn thông qua việc cho vay tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng.[41]
Ngoài ra, Ngân hàng trung ương còn có thể gián tiếp làm tăng khối cung tiền tệ trong lưu thông bằng cách quyết định giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng (số tiền mà tổ chức tín dụng bị bắt buộc phải gửi tại Ngân hàng nhà nước). Quyết định này có tác dụng mở rộng khả năng về vốn để tổ chức tín dụng tăng cường năng lực cấp tín dụng cho khách hàng đồng thời cũng
góp phần khắc phục tình trạng giảm sút nguồn vốn huy động do quyết định giảm lãi suất (trong đó bao gồm cả lãi suất tiền gửi) của ngân hàng nhà nước gây ra.
Sở dĩ nói rằng quyết định giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng trung ương đối với các tổ chức tín dụng sẽ gián tiếp góp phần làm tăng khối cung tiền tệ là bởi vì, khi Ngân hàng trung ương quyết định giảm mức dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng gửi tại ngân hàng nhà nước xuống một mức độ nhất định thì điều đó có nghĩa rằng phần vốn thực tế mà tổ chức tín dụng được phép đưa vào kinh doanh sẽ tăng lên. Hành động này đồng nghĩa với việc khuyếch trương tín dụng và bành trướng khối cung tiền tệ trong lưu thông.
Ngược lại, trong trường hợp cần đẩy lùi lạm phát, nghĩa là phải giảm khối cung tiền tệ trong lưu thông thì Ngân hàng trung ương sẽ quyết định tăng lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng. Quyết định này không những có tác dụng làm “đóng băng” nhu cầu vay vốn của khách hàng ở các tổ chức tín dụng cũng như nhu cầu vay vốn của các tổ chức tín dụng ở Ngân hàng trung ương mà còn có tác dụng kích thích nhu cầu gửi tiền của khách hàng tại các tổ chức tín dụng để hưởng lãi. Giải pháp này sẽ góp phần làm giảm đáng kể khối cung tiền tệ trong lưu thông nhờ sự kết hợp với việc bán ra các giấy tờ có giá hay ngoại hối của Ngân hàng trung ương trên thị trường tiền tệ hay thị trường ngoại hối. [41]
Ngoài ra, để góp phần làm giảm khối cung tiền tệ trong lưu thông, Ngân hàng trung ương còn có thể quyết định tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng nhằm thu hẹp khả năng cấp tín dụng của những doanh nghiệp này đối với khách hàng đồng thời có tác dụng phòng ngừa những hậu quả bất lợi sau này có thể xảy ra đối với các tổ chức tín dụng khi khách hàng gửi tiền đồng loạt rút tiền gửi trong cùng thời điểm. Bằng quyết định tăng mức dự trữ bắt buộc như trên đây, Ngân hàng trung ương đã báo hiệu rằng sẽ thực thi chính sách tiền tệ “thắt chặt” đối với nền kinh tế và xã hội, nhằm mục tiêu đẩy lùi tình trạng lạm phát đang cản trở tiến trình phát triển kinh tế đất nước. [41]
Cùng với các hoạt động khác như hoạt động quy định lãi suất, hoạt động quy định tỷ giá hối đoái... công cụ dự trữ bắt buộc được NHNN sử dụng thông qua cơ chế pháp lý là các quyết định hành chính. Nói cách khác, NHNN đã sử dụng biện pháp hành chính (thể hiện ở quyết định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với
mỗi TCTD) để gián tiếp tác động đến việc hình thành và thay đổi khối cung tiền tệ trong lưu thông, sao cho phù hợp với nhu cầu về tiền tệ của xã hội trong từng giai đoạn nhất định, nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. [41]
Ngoài những giải pháp trên đây nhằm đẩy lùi lạm phát thì việc Nhà nước mở cửa biên giới, nới lỏng thuế quan và tăng cường nhập khẩu các hàng hoá thiết yếu cho xã hội (trong khi năng lực sản xuất hàng hoá trong nước còn yếu kém) cũng được coi là giải pháp khá hữu hiệu có tác dụng “kích cầu” về tiền tệ của xã hội, nhờ đó mà giảm thiểu sự mất cân đối giữa khối cung và khối cầu tiền tệ trong lưu thông.
Chúng tôi cho rằng, ngay cả khi thực hiện giải pháp này, Nhà nước cũng đã sử dụng đồng thời cả cơ chế hành chính (ví dụ, quyết định mở cửa biên giới và nới lỏng hàng rào thuế quan) lẫn cơ chế hợp đồng (ví dụ, xác lập và thực hiện các hợp đồng nhập khẩu hàng hoá thiết yếu cho xã hội).
Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng việc sử dụng độc lập mỗi công cụ kể trên để điều hành chính sách tiền tệ quốc gia đều có thể gây ra những hậu quả bất lợi cho nền kinh tế. Chẳng hạn như việc Ngân hàng trung ương tăng hay giảm lãi suất hoặc tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng một cách bất ngờ, không có sự nghiên cứu và cân nhắc, tính toán thận trọng về khả năng chịu đựng của các tổ chức tín dụng thì rất có thể sẽ đưa các doanh nghiệp này lâm vào tình trạng rối ren hoặc bị khó khăn về tài chính, thậm chí phá sản. Vì vậy, vấn đề khó khăn nhất đối với Chính phủ và Ngân hàng trung ương trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia chính là khả năng sử dụng một cách sáng tạo, linh hoạt, uyển chuyển các công cụ kể trên như thế nào cho phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế-xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. [41]
Tóm lại, xu thế chung của các quốc gia trên thế giới hiện nay là hạn chế việc sử dụng các công cụ mang tính chất mệnh lệnh hành chính và tăng cường sử dụng các công cụ mang tính chất kinh tế trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ điều tiết bằng lãi suất cơ bản trong hoàn cảnh nước ta hiện nay vẫn có ý nghĩa to lớn. Tùy theo từng giai đoạn, khi cần thắt chặt tiền tệ thì một trong những việc NHNN sẽ làm là tăng lãi suất cơ bản. Khi đó, hệ quả xảy ra là người có tiền nhàn rỗi sẽ đua nhau gửi tiền vào ngân hàng, còn các nhà đầu tư thì sẽ thu hẹp đầu tư vì chi phí sẽ tăng lên cao